Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Phải Làm Gì / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Mẹ Cần Phải Làm Gì Nếu Đau Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu?

Với những thay đổi khi mang bầu, việc đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu khá phổ biến đối với các mẹ. Tuy nhiên, phải theo dõi sát sao nhé.

Mẹ cần phải làm gì nếu đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu?

Bụng luôn là vị trí nhạy cảm của con người. Nam hay nữ cũng vậy, đau bụng là dấu hiệu của cơ thể. Đặc biệt, đối với mẹ bầu, đau bụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ còn phổ biến hơn.

Tuy nhiên, nếu như không bị đau quằn quại, đừng quá lo lắng. Bởi khi thay đổi nội tiết và cơ thể, việc đau bụng khá là bình thường.

Những trường hợp đau bụng thường thấy

TheAsianParent gợi ý một số trường hợp đau bụng phổ biến. Mẹ bầu khi có các dấu hiệu này cần theo dõi. Nhưng, đừng quá lo lắng nhé.

Trứng làm tổ

Hiện tượng đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu là điều hết sức bình thường, nhất là trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong quá trình làm tổ, phôi nang dính vào niêm mạc tử cung cũng như các chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc. Hiện tượng này gọi là bám rễ. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng. Khi đã ổn định sau vài ngày, các cơn đau bụng giảm dần hoặc hết hẳn.

Do căng cơ và dây chằng

Thai nhi càng lớn, tử cung của mẹ cũng phải lớn theo. Điều này làm mẹ đau, căng tức phần bụng. Thông thường mẹ bầu hay bị đau bụng khi ho, những lúc ngồi xổm hay khi đứng dậy.

Những cơn ốm nghén

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi khác nhau. Một trong số đó là sự thay đổi trong hệ tiêu hóa. Thời kỳ đầu của thai kỳ, mức độ progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản. Đây là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén. Những bà bầu bị ốm nghén, nôn ói nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bị co thắt vùng bụng gây nên những cơn đau bụng khó chịu.

Chứng táo bón, khó tiêu

Khi mang thai, tử cung sẽ cản trở hoạt động dạ dày. Kết hợp với sự thay đổi hormone làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, mẹ bị táo bón, khó tiêu và đầy hơi.

Trường hợp đau bụng đặc biệt lưu ý

Nếu những dấu hiệu trên cho thấy tình trạng mẹ vẫn ổn, thì dưới đây là những biểu hiện nguy hiểm.

Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen như bã cà phê

Có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa. Cơ thể choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.

Đau bụng từng cơn

Cảm giác đau quặn không có chiều hướng giảm nhưng lại tăng lên đáng kể

Khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất.

Ra máu tươi và máu đông ở dạng cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Khi đó, mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

Viêm ruột thừa, đau dạ dày hay những triệu chứng khác.

Làm sao để đỡ đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu?

Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều rau, trái cây có thể làm giảm các cơn đau.

Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng.

Vận động thường xuyên. Tập các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu để ngăn ngừa các cơn đau trở nên trầm trọng.

Tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát.

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày.

Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.

Đặc biệt, mẹ bầu nên tránh ăn những loại hoa quả có tính hàn, mang lại nguy hiểm cho con. Trong 3 tháng đầu, mẹ nên cẩn thận. Nhiều mẹ bầu có cơ địa kém phải cực kỳ cẩn thận, đặc biệt đối với những mẹ có tiền sử sảy thai. “Treo chân” là cụm từ hay dùng để diễn tả tình trạng này.

Theo MarryBaby

Xem thêm:

Đau bụng dưới khi mang thai – Nguyên nhân và cách xử tríDấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai 38 tuần báo hiệu thai nhi bị nguy hiểmĐau lưng khi mang thai tháng đầu – Những điều mẹ bầu cần biết

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Táo Bón – Cần Làm Gì?

26.505 người đã xem

Táo bón thường gặp vào 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối khi mang thai. Đây là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất, nhưng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là có thể giúp giải quyết táo bón một cách hiệu quả.

Tại sao mang thai 3 tháng đầu dễ bị táo bón?

Hormon thai kì

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón là hormon progesterone, nó được tạo ra với lượng lớn từ nhau thai vào gần cuối thai kì thứ nhất. Một trong những tác dụng chính của progesterone là giãn các cơ trơn, đảm bảo cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, progesterone làm giảm tần số và cường độ của các cơn co thắt ruột, khiến vận chuyển trong ruột chậm hơn, giúp tăng cơ hội hấp thu các chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thực phẩm.

Kết quả là, khối chất thải trở nên khô cứng, kết hợp với việc di chuyển khó khăn, khiến thai phụ không thể đi vệ sinh thường xuyên.

Chính vì vậy mà mang thai 3 tháng đầu rất dễ bị táo bón. Một số mẹ bầu đã có trải nghiệm không đi vệ sinh sau 5 ngày hoặc nhiều hơn.

Bổ sung sắt

Việc bổ sung một số chế phẩm chứa sắt có thể làm cho mẹ bầu gặp tình trạng táo bón hoặc làm táo bón trở nên nặng hơn.

Ít vận động

Thời gian đầu mang thai, các mẹ thường khá cẩn thận trong việc đi lại. Nhiều mẹ thậm chí rất ít vận động, dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi trên giường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón khi mới mang thai.

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ

Trong thời gian này, hầu hết các mẹ đều bị ốm nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, các chất dinh dưỡng cũng vì thế mà được hấp thụ ít hơn, đặc biệt là chất xơ. Từ đó dẫn tới táo bón.

Tâm lý khi mới mang thai

Tâm lý lo lắng về các vấn đề khi mang thai như sẩy thai, hay việc sẽ trở thành một bà mẹ, hoặc bất cứ điều gì khác cũng có thể gây ra táo bón.

Nếu bạn dễ bị táo bón trước khi mang thai, rất có thể nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thai kì, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai.

Làm thế nào để ngăn ngừa mang thai 3 tháng đầu bị táo bón?

Uống nhiều nước

Ít nhất là 6 – 8 ly mỗi ngày. Khi bạn uống đủ nước, nó giúp phân trở nên mềm và di chuyển dễ dàng hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống lạnh mạnh

Uống một cốc nước chanh ấm khi thức dậy vào buổi sáng trước khi ăn.

Bắt đầu mỗi bữa ăn với rau hoặc trái cây:

Trái cây tươi, chẳng hạn như cam, bưởi, quýt và nho.

Mận khô

Rau xanh: cần, cải xoong, cải bắp

Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên cám

Các loại đậu (Psyllium trong hạt từ đậu, có thể có hiệu quả đối với táo bón, đặc biệt nếu bạn có hội chứng ruột kích thích (IBS). Psyllium chứa chất nhầy, giúp tăng lượng phân).

Đồng thời, mẹ bầu cần tránh uống trà, cà phê và nước ngọt có ga. Vì chúng có chứa caffeine có thể làm mất nước và làm tình trạng táo bón tồi tệ hơn.

Chia nhỏ các bữa ăn

Các bữa ăn chính có thể làm quá mức đường tiêu hoá của bạn, dẫn đến ùn tắc vận động của ruột, khiến táo bón dễ xảy ra. Hãy thử ăn sáu bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa chính. Điều này không chỉ giúp hạn chế tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón mà còn giúp mẹ bầu giảm đầy hơi nữa.

Tăng cường chất xơ

Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ đậu, cám, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi và rau xanh. Chất xơ vừa hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất vừa giúp giảm táo bón (không chỉ táo bón trong 3 tháng đầu mang thai mà còn táo bón trong suốt cả thời gian thai kì).

Thực phẩm có nhiều chất xơ – đặc biệt là trái cây, rau, đậu, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm táo bón hiệu quả. Hãy thử những trái cây tươi như mận, táo, cam và lê.

Các loại rau giàu chất xơ có thể được tiêu thụ dưới dạng súp, salad… Bạn có thể lựa chọn cà rốt, các loại hạt, các loại đậu, rau xanh… kết hợp với trứng –  dạng protein dễ tiêu hóa.

Đồng thời, mẹ bầu nên kết hợp giữa chế độ ăn giàu cám với uống nhiều chất lỏng. Vì cám sẽ làm tăng số lượng phân, nếu kết hợp với tình trạng thiếu nước, sẽ khiến việc di chuyển của phân trở nên khó khăn hơn.

Tăng cường tập thể dục

Đi bộ, bơi lỗi, đạp xe hay các lớp thể dục dành cho bà bầu đều rất có ích trong việc ngăn ngừa và hạn chế việc bị táo bón khi mang thai. Các mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi khi hoạt động thể chất, tuy nhiên đi bộ 5-10 phút sau bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa mang thai 3 tháng đầu bị táo bón và các bệnh về thai nghén khác.

Thiết lập thói quen đi vệ sinh

Chú ý thời gian và cách bạn đi vệ sinh, chẳng hạn:

Cố gắng đi nhà vệ sinh vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh.

Không nhịn đi vệ sinh, hãy đi tiêu ngay khi cảm thấy có cảm giác

Tư thế ngồi xổm tốt hơn cho việc đi tiêu, tuy nhiên nếu ngồi bệ bệt các mẹ có thể kê một chiếc ghế dưới chân. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ghế kê chân để đi toilet nhằm tạo tư thế ngồi xổm.

Khi đi vệ sinh, hãy hít sâu, sau đó thở ra để cơ sàn chậu được thư giãn. Đồng thời các mẹ giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong trường hợp chưa thể đi tiêu ngay.

Sắt dạng lỏng

Viên sắt có thể giúp điều trị tình trạng thiếu máu, nhưng có thể khiến bà bầu bị táo bón. Có thể thay thế dạng sắt khác nếu dạng sắt đang dùng làm tình trạng táo bón của bạn nặng thêm.

Sắt dưới dạng lỏng có thể ít gây táo bón hơn. Việc đổi thuốc nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Chất xơ bổ sung

Hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn. Đảm bảo theo bổ sung từ từ, từng ít một, để cơ thể quen với việc này.

Các chế phẩm probiotics

Men vi sinh có thể giúp làm giảm hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón, nhưng vẫn cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. Sữa chua là một nguồn bổ sung probiotics tốt.

Sử dụng thuốc nhuận tràng

Nếu táo bón nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn, phụ thuộc vào thuốc

Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi việc thay đổi chế độ ăn cũng như thói quen không có hiệu quả

Khi uống thuốc, cần uống thật nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.

Sử dụng thuốc nhuận tràng ở phụ nữ có thai

Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.

Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân

Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.

Cảnh báo

Bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc không kê đơn) mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Isilax Mamma – Thảo dược châu Âu giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón

Táo bón là hiện tượng mà 40% mẹ bầu gặp phải, nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, mẹ bầu không thể tùy tiện sử dụng thuốc bởi thuốc có thể thấm qua nhau thai gây ảnh hưởng tới thai nhi, tùy từng loại thuốc mà mức độ ảnh hưởng này ít hay nhiều.

Vậy có cách nào để ngăn ngừa mang thai 3 tháng đầu bị táo bón cho mẹ bầu vừa an toàn mà lại hiệu quả không? Câu trả lời là Có, và đó chính là Isilax Mamma.

Isilax Mamma là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú.

Không chỉ ngăn ngừa táo bón, Isilax Mamma còn hỗ trợ điều trị táo bón ở bà bầu một cách hiệu quả. Bởi, thành phần của Isilax gồm:

Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.

Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.

Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.

Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

Chính vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.

https://hettaobonkeodai.com

Mang Thai 3 Tháng Đầu: Điều Nên Làm Và Cần Tránh Phải ‘Thuộc Lòng’

Mang thai 3 tháng đầu là mốc quan trọng của thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý một số điều nên và không nên làm dưới để cho thai nhi khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nhất là mang thai lần đầu tiên thường thiếu kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ thai nhi. Vì vậy, giúp bổ sung kiến thức mang thai cho bà bầu trẻ, các bác sỹ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thiên Hòa đã chỉ ra những điều nên làm và cần tránh trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai.

1. Những điều cần làm

– Bổ sung axit folic: Đây là việc làm cực kỳ quan trọng khi mang thai 3 tháng đầu. Vì nhu cầu về axit folic của bà bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày. Vì vậy hãy đảm bảo mình đáp ứng đủ axit folic cho nhu cầu của cơ thể và sự phát triển của thai nhi.

2. Những mốc quan trọng cần siêu âm

– 6 tuần: Hoạt động tim thai thấy được qua siêu âm ở tuần thứ 6 thai kỳ. Hãy đến gặp bác sĩ và siêu âm để xác nhận thai kì của bạn đang phát triển hoàn toàn bình thường.

3. Những hoạt động nên làm để mẹ và thai nhi cùng khỏe

– Đi bộ: Đi bộ nhẹn nhàng, thong thả giúp máu lưu thông tốt hơn, mang lại sự thoải mái cho bạn.

– Tập yoga: Tập yoga sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp tăng cường oxy cho bào thai.

Mang thai 3 tháng đầu: Điều nên làm và cần tránh phải ‘thuộc lòng’

– Ăn trứng và rau xanh: Trứng và rau cải bó xôi là 2 thực phẩm được khuyên nên ăn nhiều trong 3 tháng đầu mang thai vì nó có chứa nhiều choline – chất quan trọng hình thành các dây thần kinh ghi nhớ và học tập ở bào thai. Ngoài ra nó còn có olate, vitamin A và C, cũng như canxi, sắt, magiê, kali và vitamin B6.

– Nghỉ ngơi: Khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi vì phải “vận hành” hết công suốt để hỗ trợ cho thai nhi. Vì vậy những giấc ngủ ngắn và tranh thủ thời gian nghỉ ngơi là điều bạn nên làm trong thời gian này. Nó giúp bạn tăng cường năng lượng để cho bé có một khởi đầu tốt đẹp.

4. Để có giấc ngủ ngon

Lúc này tử cung vẫn còn nhỏ, chưa bị đẩy lên khỏi khung xương chậu nên nó gây sức ép tới bàng quang khiến bạn thường xuyên mót tiểu. Cùng với sự thay đổi của hoomon progesterone khiến bạn cực kỳ mệt mỏi. Một khi quá mệt mỏi, bạn sẽ trằn trọc và gây mất ngủ. Để tránh mất ngủ, bạn nên duy trì một số thói quen tốt như: không dùng đồ uống có caffein, tránh uống rượu và hút thuốc lá, nên đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày và tập thể dục nhẹ nhàng.

5. Đối phó với những cơn nghén

Những cơn nghén khiến bạn khó có thể ăn chọn vẹn một bữa ăn như bình thường vì vậy bạn hãy chia nhỏ các bữa ăn, ăn ít một sẽ khiến bạn dễ ăn hơn, đồng thời đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho thai nhi.

– Tránh những đồ ăn quá béo vì chất béo làm cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa, thức ăn ở lâu trong dạ dày và làm gia tăng cơn buồn nôn.

An Nguyên

Mẹ Bầu Cần Làm Gì Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Tiên

Mang thai là một nghĩa vụ vô cùng thiêng liêng và là niềm hạnh phúc to lớn đối với mỗi bà mẹ. Chăm sóc như thế nào để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện nhất là mối quan tâm của hầu hết các bà mẹ, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu tiên. Vậy khi mẹ bầu cần phải làm những gì khi mang thai 3 tháng đầutiên?

Khám thai để kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi

Khi mới mang thai 3 tháng đầu, bạn không cần đi khám thai quá nhiều lần nhưng nhớ đừng cách quá lâu mới đi khám lại. Bạn cần phải luôn theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của thai nhi để có những bước chăm sóc phù hợp.

Đảm bảo an toàn trong 3 tháng đầu

Đây là giai đoạn có nguy cơ sảy thai cao nhất, do đó bạn cần hết sức thận trọng, kể cả trong những sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo sức khỏe tuyệt đối cho cả mẹ và con.

Bắt đầu chế độ ăn uống khoa học và đẩy đủ

Nếu bạn đang trong tình trạng ốm nghén, hãy cố gắng đảm bảo việc ăn uống của mình được đầy đủ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu cảm thấy quá khó chịu, hãy hỏi người thân hoặc lên mạng tìm một số cách trị bệnh ốm nghén khi mang thai để cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian này.

Hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho thai nhi. Mua các loại thức ăn tốt cho sức khỏe để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.

Uống nước và các loại vitamin bổ sung

Trong suốt quá trình mang thai, bạn thường xuyên phải cung cấp thêm từ 1.4 – 1.9 lít nước mỗi ngày và uống thêm khi vận động nhẹ. Hãy tập cho mình thói quen này ngay từ khi mang thai 3 tháng đầu tiên, cùng với việc bổ sung các loại vitamin như axit folic, có tác dụng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết dành cho bà bầu.

Đi ngủ sớm

Thời gian mang thai chính là thời gian bạn phải để cho cơ thể của mình nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy bắt đầu từ 3 tháng thai kỳ đầu tiên, tập đi ngủ sớm mỗi ngày để cơ thể luôn được tái tạo lại năng lượng cần thiết.

Đảm bảo các loại thuốc đang sử dụng là an toàn

Nhớ hỏi bác sĩ về các loại thuốc được kê toa về công dụng cụ thể của mỗi loại. Không tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, cần cân nhắc lựa chọn các bài kiểm tra xét nghiệm của mình chứ không nên lạm dụng việc xét nghiệm thường xuyên vì điều này trong khi mang thai 3 tháng đầu đôi khi là không cần thiết. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu một việc gì liên quan đến việc mang thai của mình.

Ngừng uống rượu bia và các loại caffeine

Một ly nhỏ rượu bia mỗi ngày cũng có thể gây hại cho em bé ở trong bụng. Do đó, cần hạn chế tối đa hoặc tuyệt đối tránh luôn những loại đồ uống gây hại này và bổ sung bằng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt tránh xa khói thuốc lá – kẻ thù nguy hiểm đối với mẹ và bé.

Chú ý các dấu hiệu nguy hiểm

Việc mang thai lần đầu đôi khi có thể khiến cho bạn bỡ ngỡ. Do vậy, cần luôn cảnh giác đối với các dấu hiệu như đau bụng, máu ra thất thường hay tình trạng mệt mỏi quá độ. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu không ổn, lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Chuẩn bị tâm lý thật ổn định và theo dõi sự phát triển hàng ngày của bé

Mang thai là một điều tuyệt vời – và bạn đã bắt đầu có thể tận hưởng niềm hạnh phúc này ngay từ bây giờ. Hãy lưu lại tất cả những gì về sinh linh bé nhỏ đang nằm trong bụng mình để bắt đầu viết nên một cuộc đời mới. Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần giữ được tâm trạng ổn định, vui vẻ, đầy sức sống để giúp cho trải nghiệm mang bầu càng trở nên tuyệt vời và đáng nhớ hơn.>>> Xem thêm: Bỏ túi chế độ dinh dưỡng hoàn hảo khi mang thai 3 tháng đầu

Mang Thai 3 Tháng Đầu Và Những Xét Nghiệm Cần Thiết Mẹ Phải Làm

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn thai kỳ khó khăn nhất với mẹ bầu và thai nhi, khi mà cơ thể người mẹ vẫn chưa quen với sự có mặt của bé con bên trong cơ thể, cũng là giai đoạn mà bé con đang còn quá non nớt. Bởi vậy, các mẹ bầu cần ghi nhớ những lịch khám thai quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé ngay từ đầu thai kỳ.

Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu Xét nghiệm Rubella

Ngay trong Tam cá nguyệt thứ nhất, nếu mẹ bầu có virus Rubella sẽ đứng trước nguy cơ sảy thai cao, con sinh ra có khả năng mắc mù, điếc, chậm phát triển về trí tuệ. Để phát hiện sự có mặt của Rubella, các mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay để làm xét nghiệm. Xét nghiệm được thực hiện ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Khi có ý định có thai, phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm Rubella ít nhất 3 tháng trước khi có thai để phát hiện các nguy cơ mắc bệnh và tiêm phòng Rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ kiểm tra có hay không tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén cao.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Xét nghiệm sinh hóa Double test

Xét nghiệm Double test thường được thực hiện trong khoảng tuần thai thứ 11 – 13 của thai kỳ, bằng việc dựa vào các định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, kết hợp với các chỉ số khác như siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi mẹ mang thai, tuần tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như Down, Edward hoặc Patau,… Nếu kết quả Double test nguy cơ cao, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thực hiện các phương pháp sàng lọc khác ở những tuần thai sau để khẳng định lại kết quả của Double test.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina

Sàng lọc trước sinh NIPT – illumina có thể được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ, không phân biệt tuổi mẹ, tuổi thai, trường hợp mang thai hộ hay mang thai từ IVF,… Là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải. Với độ chính xác lên tới 99,9% phát hiện thai nhi có hay không mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp ( Down, Edwards, Patau), các hội chứng do bất thường nhiễm sắc thể giới tính ( Jacobs, Turner, 3X, Klinefelter), các hội chứng do đột biến vi mất đoạn và bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể, NIPT – illumina đã nhanh chóng trở thành phương pháp sàng lọc được nhiều mẹ bầu tại các nước tiên tiến sử dụng nhất.

Những xét nghiệm được khuyên thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người mẹ là có thực hiện xét nghiệm hay không. Có nhiều mẹ bầu cho rằng khi mang bầu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh sẽ công cần thực hiện xét nghiệm khi mang thai. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi không thể kiểm soát được, bên cạnh đó là sự tác động về môi trường sống, sinh hoạt thậm chí là những đột biến xảy ra trong quá trình phân chia tế bào trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của thai nhi.

Có cần thu nhiều máu để xét nghiệm?

Tùy thuộc vào mỗi loại xét nghiệm mà mẹ bầu cần lấy lượng máu xét nghiệm khác nhau, một vài xét nghiệm có thể lấy máu chích đầu ngón tay nhưng một vài xét nghiệm sàng lọc cần lấy từ 7 – 10 ml máu người mẹ mang thai để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được thông báo sau khoảng 2 – 3 ngày kể từ khi thu mẫu.

Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu là những xét nghiệm quan trọng giúp mẹ bầu có thể bảo vệ bé con ngay từ những ngày đầu thai kỳ, giúp cho cả bé và mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, giảm tỷ lệ mắc phải những rủi ro không đáng có trong thai kỳ. 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn khó khăn đối với cả mẹ và bé, chính vì vậy mẹ bầu cần ghi nhớ các lịch khám thai định kỳ, lưu ý các xét nghiệm cần thiết để giúp bé phát triển toàn diện nhất, sẵn sàng sức khỏe cho những giai đoạn thai kỳ tiếp theo và cho đến khi vượt cạn.