Mang Thai 3 Thang Dau Webtretho Tang 46 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Đau Bụng Khi Mang Thai, Dau Bung Khi Moi Mang Thai

Thời gian: 8h30 – 12h và 13h – 17h30 thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 từ 8h30 – 12h, ngoài giờ hành chính bạn có thể email tới support@thongtingia.com

Chúng tôi không bán hàng trực tiếp. Để liên hệ mua hàng, vui lòng xem thông tin người bán tại trang chi tiết sản phẩm. Xin cảm ơn!

thongtinmevabe

Theo: Mevabe

Đau bụng vì sảy thai

Dau bung khi mang thai

Đau bụng vì có dấu hiệu sinh non

– Tăng tiết dịch vùng kín hoặc thay đổi dịch tiết (có lẫn máu hoặc trở nên dày, nhầy với nhiều mủ).

– Ra máu âm đạo xối xả hoặc lốm đốm.

– Đau bụng, cơn đau như đau kinh nguyệt hoặc có hơn 4 co thắt mỗi tiếng (dù không đau).

– Tăng áp lực lên xương chậu.

– Đau lưng dưới, đặc biệt khi bạn chưa từng bị đau lưng.

Đau bụng tiền sản giật

Tiền sản giật có nguyên nhân là thay đổi ở mạch máu, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan gồm thận, gan, não, nhau thai. Thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20.

Triệu chứng gồm phù ở mặt hoặc quanh mắt, phù nhẹ ở tay, phù đột ngột hoặc liên tục ở chân, mắt cá chân. Tiền sản giật nặng gây đau căng bụng trên, đau đầu nặng, thị giác kém (nhìn mờ hoặc nhìn thấy chấm), nôn.

Đau bụng vì nhiễm khuẩn tiết niệu

Đau bụng vi các nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân đau bụng, cho dù bạn có mang bầu hay không. Một số nguyên nhân phổ biến là do ngộ độc thực phẩm, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Do đó, với những cơn đau bụng thì bà bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.

Để tham khảo các thông tin cẩm nang cần thiết cho mẹ và bé, mang thai, dưỡng thai, các thông tin về tuần, thứ của thai nhi, cách chăm sóc, giáo dục bé yêu của bạn… mời các bạn tham khảo tại:

THÔNG TIN MẸ VÀ BÉ. COM

(www.thongtinmevabe.com )

Topic:

(Đau bụng khi mang thai, Dau bung khi moi mang thai)

Có phải bạn đang tìm kiếm ?

[Pdf]Download 10 Dau Hieu Nhan Biet Mang Thai Song Sinh

10 dấu hiệu nhận biết mang thai song sinh Nhiều thai phụ thường băn khoăn không biết có phải mình đang mang thai “nhiều hơn một em bé” hay không và để giải đáp được thắc mắc này, bạn có thể tham khảo 10 dấu hiệu nhận biết được cung cấp dưới đây. Phụ nữ mang song thai có thể biểu hiện cùng lúc nhiều dấu hiệu nhưng cũng có lúc chỉ biểu hiện một trong các dấu hiệu này. 1. Siêu âm Cách chắn chắn nhất để khẳng định thai song sinh chính là siêu âm. Những gì được nhìn thấy bao giờ cũng rõ ràng hơn so với việc nhận biết các biểu hiện, triệu chứng. Ngoài ra, cũng có những trường hợp mang song thai nhưng lại hoàn toàn không có biểu hiện gì đặc biệt, vì vậy, siêu âm là cách hiệu quả nhất để thai phụ biết mình đang mang bao nhiêu em bé trong bụng. 2. Đo nhịp tim Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, bạn có thể nhờ bác sĩ đo nhịp tim để xác định xem liệu có phải bạn đang mang song thai hay không. Đây là cách chẩn đoán hoàn toàn vô hại nhưng đôi khi không chính xác hoàn toàn, bởi có thể bạn phát hiện ra nhiều hơn một nhịp tim là do sự nhầm lẫn một âm thanh nào đó trong bụng mẹ. 3. Xét nghiệm định lượng nồng độ HcG Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ có thể theo dõi nồng độ HcG (human chorionic gonadotropin). HcG là một nội tiết tố được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này thông qua xét nghiệm. 4. Đo nồng độ AFP trong máu Đo AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu được thực hiện trên các phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên – còn được gọi là kiểm tra huyết thanh của thai phụ. Đây là xét nghiệm giúp nhận biết các nguy cơ gia tăng của một số dị tật bẩm sinh và cũng có thể cho biết liệu thai phụ có mang song thai hay không. 5. Vòng bụng lớn hơn so với tuổi thai Trong suốt thai kỳ, hầu như phụ nữ nào cũng được tiến hành đo vòng bụng. Vòng bụng lớn hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó mang song thai cũng là một trường hợp được tính đến. Ảnh minh họa: Getty 6. Tình trạng tăng cân images Tương tự như vòng bụng, phụ nữ mang song thai thường tăng cân nhiều so với các thai phụ bình thường. Cân nặng của phụ nữ khi mang thai có thể phụ thuộc vào chiều cao, đặc điểm cơ thể và cân nặng trước lúc mang thai, thế nhưng tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn có thể là do bạn đang mang trong bụng nhiều hơn một em bé. 7. “Ốm nghén” nhiều hơn Có đến 50% phụ nữ mang thai bị buồn nôn hay ói mửa do các triệu chứng “ốm nghén” gây ra. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng thực tế cho thấy những phụ nữ mang song thai thường có các biểu hiện “ốm nghén” cao hơn về tần suất lẫn mức độ so với những thai phụ bình thường. 8. Thai nhi “cựa quậy” từ rất sớm và thường xuyên Cảm giác em bé “cựa quậy” trong bụng quả là không hề dễ chịu đối với phụ nữ mang thai, riêng đối với phụ nữ mang song thai thì việc này có xu hướng xảy ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường. Đây cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết liệu có phải mình đang mang thai nhiều hơn một em bé hay không. 9. Vô cùng mệt mỏi Đây là điều phổ biến nhất mà những phụ nữ mang song thai vẫn hay than phiền. Buồn ngủ, bơ phờ và kiệt sức trong 3 tháng đầu của thai kỳ là biểu hiện cho sự gắng sức của cơ thể bạn để nuôi cùng một lúc đến 2 em bé trong bụng. Trong một số trường hợp, sự mệt mỏi này có thể được quy cho các yếu tố khác (công việc, stress, không đảm bảo dinh dưỡng…) nhưng cũng có thể là dấu hiệu của song thai. 10. Lịch sử gia đình/ Linh cảm Bên cạnh những triệu chứng, xét nghiệm, chẩn đoán về mặt y học thì trực giác của một người mẹ cũng là một cách giúp bạn cảm nhận được cặp song thai của mình. Nếu như những dấu hiệu được liệt kê trên đây đều có thể nhìn thấy hoặc nhờ đến bác sĩ thì sự linh cảm chỉ có thai phụ mới có được. Ngoài ra, lịch sử gia đình cũng là một yếu tố để bạn cân nhắc về những cảm nhận của mình. Phụ nữ trong những gia đình có tiền lệ sinh đôi thìkhả năng sinh đôi. cũng sẽ cao hơn những người khác. Nhưng nên nhớ, dù sao bạn không nên tự mình “chẩn đoán” mà hãy trình bày với bác sĩ về lịch sử gia đình hay những linh cảm của bạn để nhận được sự giúp đỡ phù hợp.

Bị Nấm Âm Đạo Khi Mang Thai Webtretho Đã Nói Gì

Bị nấm âm đạo khi mang thai là vấn đề đang được các chị em bầu bì bàn tán rất sôi nổi trên hệ thống webtretho thời gian gần đây. Vậy bị nấm âm đạo khi mang thai webtretho đã nói gì? chúng tôi sẽ có câu trả lời ngay sau đây.

Bị nấm âm đạo khi mang thai webtretho nói gì?

Nấm âm đạo là gì?

Nấm âm đạo hay còn có một cái tên khác là viêm âm đạo do nấm. Đây là một cụm từ dùng để miêu tả tình trạng viêm nhiễm âm đạo ở chị em phụ nữ, tình trạng này xảy ra khi âm đạo của chị em bị sự tấn công của một loại nấm có tên là Candida.

Loại nấm này thường xuất hiện trên da và âm đạo của chị em phụ nữ. Khi mới xâm nhập vào cơ thể, nếu sức khỏe của chúng ta tốt, sức đề kháng cao thì nó sống ký sinh trên cơ thể chúng ta và không phát triển. Đến một lúc nào đó khi sức khỏe của chúng ta suy yếu, loại nấm này bắt đầu sinh sôi, nảy nở và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra nấm m đạo khi mang thai

Khi mang thai chị em phụ nữ sẽ có khả năng bị nấm âm đạo cao hơn, nguyên nhân là vì:

+ Khi mang thai, môi trường âm đạo của chị em sẽ thay đổi, giàu kiềm và ít axit chính vì thế nấm có cơ hội để sinh sôi gây viêm nhiễm.

+ Bị tiểu đường trong thời gian mang thai cũng chính là những nguyên nhân khiến cho các thai phụ bị nấm âm đạo.

+ Trong thời gian mang thai, dịch tiết âm đạo thường tiết ra nhiều hơn, khiến cho môi trường âm đạo luôn luôn bị ẩm ướt, đó chính là môi trường vô cùng thuận lợi cho các loại nấm sinh sôi phát triển.

+ Thông thường khi mang thai, chị em thường bị thay đổi nổi nội tiết tố, là cho lượng oestrogen bị tăng cao, bởi vậy nấm âm đạo có điều kiện tốt để sinh sôi nảy nở.

+ Khi mang thai, hệ miễn dịch của chị em bị suy yếu, và điều đó đã khiến cho nấm âm đạo sinh sôi một các thuận lợi hơn.

Bị nấm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Cho đến nay chưa có một bằng chứng nào chứng minh nấm âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Và thực tế cũng cho thấy, phụ nữ khi mang thai mà bị nấm thì thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên thì bé khi sinh ra rất có thể sẽ bị nhiễm nấm từ mẹ.

Bởi vậy nếu không may bị nấm âm đạo trong thời gian mang thai, thì chị em hãy đến ngay phòng khám đa khoa y học quốc tế 12 Kim Mã để được khám và điều trị kịp thời.

    Những biểu hiện của nấm âm đạo khi mang thai

    Khi mang thai nếu bị nấm âm đạo thì chị em cũng sẽ thấy những biểu hiện như người bình thường bị nấm. Các biểu hiện bị nấm âm đạo thường thấy là:

    Xung quanh âm đạo có những mảng bám màu trắng.

    Khí hư ra nhiều có màu vàng, hoặc xanh.

    Cảm thấy đau rát khi đi tiểu.

    Bị sưng ở môi âm hộ, mô âm đạo.

    Vùng kín bị ngứa ngáy, khó chịu.

      Bị nấm âm đạo khi mang thai webtretho làm thế nào?

      Nấm âm đạo tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt khi xuất hiện ở thai kỳ, nó sẽ khiến cho chị em cảm thấy lo lắng hơn vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Có rất nhiều phương pháp điều trị nấm âm đạo:

      Sử dụng lá trầu không

      Trầu không là một loại lá có tính kháng khuẩn cao. Đây có thể được coi như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có công dụng vô cùng tuyệt diệu. Trầu không thường được dân gian sử dụng như là một bài thuốc kháng sinh để làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm.

      Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch lá trầu không, sau đó cho vào nồi và đun sôi, để cho nước nguội bớt rồi tiến hành rửa vệ sinh vùng kín, thực hiện việc làm này từ  2-3 lần/ tuần những biểu hiện của viêm âm đạo sẽ cải thiện rõ ràng.

      Lá húng quế

      Húng quế là một loại lá vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt nam. Loại lá này thược được sử dụng như một thứ gia vị để làm cho các bữa ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn. Hơn thế húng quế còn có tác dụng điều trị viêm âm đạo rất tốt mà ít người biết đến. Để làm giảm đi những triệu chứng của nấm âm đạo bạn hãy nhã nát hoặc xay nhuyễn một nắm lá húng quế và chắt lấy nước cốt, hòa nước đó với nước ấm rồi đem nước đó để rửa vùng kín tuần từ 2-3 lần.

      Nấm âm đạo trong thời gian mang thai là hiện tượng khiến cho các mẹ bầu cảm thấy khó chịu và bối rối. Tuy nhiên thì các mẹ bầu đừng quá lo lắng vì nấm âm đạo không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng bất cứ khi nào có dấu hiệu của nấm âm đạo hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời.

      Nguồn:yhocquocte.net

Mẹ Bầu Có Nên Leo Cầu Thang Khi Mang Thai? – Carerum

Leo cầu thang khi mang thai có an toàn không?

Leo cầu thang khi mang thai là mối quan tâm, lo lắng của nhiều mẹ bầu. Mối quan tâm lớn nhất của mẹ bầu là trượt chân và bị thương khi đi lên hoặc xuống cầu thang. Chấn thương duy trì trong thai kỳ có thể gây hại cho thai nhi theo nhiều cách. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn trọng, leo cầu thang trong thai kỳ là an toàn. Đặc biệt, nó có thể mang đến cho bạn những lợi ích bất ngờ.

Tại sao mẹ bầu nên leo cầu thang khi mang thai

Khi mang thai bình thường, khỏe mạnh, việc leo cầu thang là hoàn toàn an toàn. Một số lợi ích của việc leo cầu thang với mẹ bầu là:

Giảm nguy cơ tiền sản giật: Theo một số nghiên cứu được công bố, những phụ nữ duy trì hoạt động trong khi mang thai và leo cầu thang có nguy cơ tiền sản giật thấp hơn. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng khi phụ nữ mang thai bị huyết áp cao. Nó có thể dẫn đến sưng ở tay và chân và các vấn đề về thận.

Giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Người ta nói rằng leo cầu thang trong ba tháng đầu tiên có thể làm giảm cơ hội phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng lượng đường trong máu quá cao. Khi đó cơ thể không thể xử lý lượng đường tăng lên.

Giảm đau lưng và táo bón: Các hoạt động thể chất như chạy bộ, đi bộ hoặc leo cầu thang trong thai kỳ có thể làm giảm sự xuất hiện của chứng đau lưng và táo bón. Chúng cũng giúp giảm sưng và đầy hơi. Leo cầu thang cũng có thể cải thiện và hỗ trợ quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.

Khi nào nên tránh leo cầu thang khi mang thai

Có một số trường hợp khi mang thai sớm khi leo cầu thang nên tránh:

Nếu bạn đã bị sẩy thai trước đây.

Nếu bạn bị chảy máu hoặc chuột rút

Nếu bạn bị chóng mặt

Nếu bạn đang mang đa thai

Nếu bạn có nhau thai thấp hơn (nhau tiền đạo)

Nếu bạn bị huyết áp cao hay thấp

Tại sao không nên leo cầu thang trong những tháng cuối thai kỳ

Loạng choạng: Thai nhi lớn dần, gia tăng áp lực về phía trước. Cơ thể bạn mất cân bằng, bạn dễ vấp ngã hơn. Nếu bạn vấp ngã hoặc trượt chân khi leo cầu thang, nó có thể khiến bạn và em bé bị thương nặng.

Áp lực ở lưng: Khi bụng của bạn ngày càng lớn, bạn có thể bắt đầu cảm thấy áp lực của việc tăng cân. Điều này có thể khiến bạn chóng mặt và đau lưng. Điều này có thể gây nguy hiểm cho bạn khi leo cầu thang.

Bàn chân bị sưng: Nếu bạn bị sưng chân khi mang thai việc leo cầu thang có thể gây thêm áp lực lên bàn chân và làm tăng sưng.

Khó thở: Leo cầu thang có thể khiến bạn cảm thấy khó thở. Điều này có thể tác động đến thai nhi vì nguồn cung cấp oxy bị giảm khi bạn khó thở.

Mất thăng bằng: Khi bụng của bạn ngày càng lớn, trọng tâm của cơ thể bạn sẽ thay đổi, khiến cho việc giữ thăng bằng trở nên khó khăn hơn.

Các biện pháp giúp leo cầu thang an toàn

Đi chậm: Leo cầu thang chậm, với tốc độ đều. Tránh lao lên hoặc xuống cầu thang, và đi từng bậc một.

Sử dụng tay vịn: Đảm bảo bạn giữ tay vịn bằng ít nhất một tay để được hỗ trợ. Nếu bạn có túi nặng hoặc hành lý, hãy nhờ ai đó giúp bạn mang chúng lên lầu.

Ánh sáng: Hãy chắc chắn rằng cầu thang được chiếu sáng tốt để bạn có thể tránh những bước đi sai lầm và có nguy cơ làm tổn thương chính mình.

Cảnh giác với cầu thang trơn trượt: Đừng cố leo lên cầu thang ướt hoặc dính dầu mỡ khi mang bầu. Bạn có thể bị trượt và làm tổn thương chính mình và em bé.

Không mặc quần áo quá rộng: Quần áo hoặc váy bầu quá rộng có thể cản trở quá trình di chuyển của bạn. Để thuận tiện  cho hoạt động hàng ngày, bạn nên chọn quần áo bầu gọn gàng, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển và leo cầu thang hơn

Nếu bạn có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh, leo cầu thang khi mang thai có thể mang đến những lợi ích bất ngờ. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt cuối cùng, bạn nên tránh leo cầu thang để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đau đầu khi mang thai – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, khỏe đẹp từ trong bụng

Thực phẩm giúp thai nhi khỏe mạnh, đẩy lùi dị tật bẩm sinh