Mang Thai 30 Tuan Bi Tieu Chay / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

#30 Mang Thai Tuần 30

Ở tuần thứ 30, trọng lượng cơ thể người mẹ cũng lớn hơn do em bé ngày càng phát triển. Trọng lượng cơ thể bé lúc này rơi vào khoảng 1,5 kg , chiều dài cơ thể từ tính từ đỉnh đầu đến chân là khoảng 40,1 cm. Trung bình một tuần bé sẽ tăng khoảng 250g và cho đến tuần thứ 35 bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và biết mở mắt nhắm mắt. Lúc này, em bé hay có các cử động nghịch ngợm như là liếm, nuốt, nhăm mặt, nhíu mày….

Giai đoạn này khung xương bé đã khá chắc chắn và cần rất nhiều canxi cho sự phát triển của khung xương. Vì vậy người mẹ ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, sắt, DHA, ….thì bạn cần phải bổ sung canxi gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường. Các loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho mẹ và bé trong tuần thứ 30 của thai kỳ đó là sữa chua, phomat, đậu nành, cá, các loại rau lá xanh… Để em bé thông minh hơn, mẹ cũng nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, dầu hạt cải…Hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn nhanh… và có một chế độ dinh dưỡng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất giúp mẹ và bé luôn an toàn và khỏe mạnh.

Hầu hết thai nhi ở 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Hầu hết các bà mẹ đều đã có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Nếu xuất hiện 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của việc sinh non như co thắt tử cung trước ngày dự định sinh, đau lưng, chảy máu âm đạo….bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.

Đa số các trường hợp thai nhi quay đầu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là tuần thứ 35,36 của thai kỳ. Còn đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì quá trình này có thể diễn ra sớm hơn, thai nhi có thể quay đầu ngay từ tuần thứ 28. Nếu muộn hơn khoảng thời gian này mà thai nhi chưa có dấu hiệu quay đầu, mẹ nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị nhanh chóng, kịp thời. Có những trường hợp đến khi chuyển dạ thai nhi vẫn không chịu quay đầu thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp mổ để để đưa bé ra ngoài.

Mẹ bầu tìm hiểu thêm : Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ thường hay xuất hiện các triệu chứng gò cứng ở bụng gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng bình thường, các mẹ không cần quá lo lắng khi chỉ chịu những cơn gò nhẹ. Nếu xuất diện các triệu chứng như đau lưng, chảy máu âm đạo…thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Khi đó, người mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Áp lực từ thai nhi dồn nén lên vùng xương chậu sẽ khiến người mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và xương chậu. Các cơ ở tử cung thỉnh thoảng cũng co thắt nhưng nó không gây nên cảm giác đau, nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng khi tử cung mình bị co thắt. Cái bụng khá to khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu mỗi khi phải di chuyển vì khá lạch bạch.

Người mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi đúng khoa học. Dành nhiều thời gian để quan sát các hoạt động của bé như đạp nhẹ vào bụng mẹ, cử động của tay… sẽ khiến mẹ ngày càng thích thú và mong ngóng từng ngày bé ra đời để được nhìn thấy mặt con. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, axit folic, sắt, vitamin… để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu cũng nên tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ vào mỗi buổi sáng sớm để hỗ trợ quá trình chuyển dạ.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Bài viết sau : Thai 31 tuần

Mang Thai Tuần 30

Thay đổi của mẹ

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, phần năng lượng và sức lực mà Mẹ có được trong tam cá nguyệt thứ hai dường như đã mất đi. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và tử cung tiếp tục phình to tạo áp lực lên các cơ quan và hệ tuần hoàn.

Trong tuần thứ 30 của thai kỳ:

Tử cung Mẹ tiếp tục phình to lên đến dưới lồng ngực.  Cổ tay tê cứng! Do bị sưng phù và gánh thêm trọng lượng của bé, đôi khi các dây thần kinh ở cổ tay có thể bị chèn ép. Nếu Mẹ cảm thấy bị tê cứng, ngứa ran hoặc thậm chí đau ở hai bàn tay, có lẽ Mẹ bị hội chứng ống cổ tay – hội chứng này ảnh hưởng 25% phụ nữ mang thai. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con. 

Tê cứng hoặc ngứa ran ở những nơi khác? Khi Mẹ mang thai được 30 tuần, tử cung đang phình to của Mẹ có thể chén ép lên các dây thần kinh liên kết với hai cẳng chân hoặc hai cánh tay, khiến cho hai cẳng chân, các ngón chân hoặc toàn bộ hai cánh tay bị tê cứng. Triệu chứng này là bình thường đối với một số phụ nữ và sẽ biến mất sau khi sinh con. Khó thở? Điều này là bình thường đối với các phụ nữ mang thai được 30 tuần và xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Tử cung đang phình to của Mẹ chèn ép, gây khó khăn cho sự hoạt động của cơ hoành. Mẹ có thể cảm thấy mình như bị nghẹt thở, tình trạng này có thể làm mẹ khó chịu và cần nghỉ ngơi thêm.

Các hoócmôn tiếp tục làm mềm các mô liên kết trong cơ thể để chuẩn bị cho việc sinh con. Mẹ có thể nhận thấy mình bị đau hông, nhiều khả năng chỉ đau một bên, cũng như đau thắt lưng do tử cung đang phình to. Nhưng nên nhớ, với lượng progesterone (hoóc môn giới tính nữ có chức năng duy trì sự phát triển của thai nhi) tăng cao trong cơ thể, mỗi lần thở Mẹ phải hô hấp sâu hơn và hít vào nhiều không khí hơn so với trước khi mang thai.

Cách Làm Món Gỏi Bắp Chuối Chay Ngày Rằm

Cách làm món gỏi bắp chuối chay đơn giản, kết hợp với tàu hủ ki, đậu phộng béo bùi tạo món gỏi chay ngon làm cả nhà thích thú khi thưởng thức

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ 1 bắp chuối nhỏ + 1 củ cà rốt + 2 miếng đậu hũ + 2 miếng tàu hủ ki + 1 ít rau răm + 50 gam đậu phộng + 2 trái chanh, 1 trái táo đỏ + gia vị : muối, bột ngọt, đường, giấm, dầu ăn, hạt nêm nấm + 1 cây boa rô

Các món gỏi chay dễ làm thường được các bà nội trợ chọn làm món chay ngon trong ngày rằm hay ngày cuối tháng âm lịch. Món gỏi chay nấm tuyết, gỏi chay dưa leo hay gỏi chay bắp chuối sẽ làm phong phú bữa cơm chay thanh đạm. 10 món gỏi chay tuyệt đỉnh là 10 lựa chọn tuyệt vời món chay ngon mỗi ngày cho gia đình bạn.

Cách làm món gỏi bắp chuối chay

Chuẩn bị cách làm gỏi bắp chuối hột, bạn nên chọn mua bắp chuối hột chắc tay, tươi mới rồi lột vỏ ngoài, bào mỏng bắp chuối cho vào ngâm trong thau nước pha chanh tươi để bắp chuối không bị thâm đen.

Món gỏi chay đơn giản chế biến thêm đậu hũ chiên vàng rồi cắt sợi theo chiều ngang miếng đậu hũ. Tàu hũ ki bẻ nhỏ vừa ăn xong chiên vàng trong chảo dầu nóng, vớt tàu hũ ki ra dĩa có lót giấy thấm dầu. Vừa làm tăng màu sắc hấp dẫn vừa tăng phần bổ dưỡng cho món gỏi chay bắp chuối, bạn bào sợi cà rốt ngâm vào tô nước chanh đường, rau răm nhặt lá non, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Đậu phộng rang chín, chà vỏ ngoài rồi giã nhỏ.

Cách làm nước trộn gỏi tương tự trong món gỏi bắp cải chay, bạn gọt vỏ trái táo đỏ, cắt nhỏ cho vào nấu cùng 1 chén nước, lược bỏ xác táo xong pha vào nước cốt táo nước cốt chanh tươi, 3 muỗng đường và 2 muỗng hạt nêm chay. Khuấy tan đường trong chén nước trộn gỏi rồi cho ớt băm nhỏ.

Các món gỏi chay dễ làm thường cho thêm boa rô bào mỏng rồi phi vàng trong chảo dầu nóng. Vớt ráo nước bắp chuối, cà rốt sợi cho vào âu, tiếp theo cho đậu hũ, tàu hũ ki vào trộn chung với bắp chuối rồi rưới nước trộn gỏi lên trên cho các nguyên liệu thấm gia vị 10 phút.

Gắp món gỏi bắp chuối chay ra dĩa, rắc rau răm, đậu phộng lên mặt gỏi xong dọn kèm bánh phồng tôm chay hay bánh tráng nướng mè trắng rất thanh tịnh, ngon miệng.

Chuyện Bi Hài Chỉ Có Trong Phòng Đẻ

Tại phòng đẻ ở các bệnh viện phụ sản, có những câu chuyện mà chỉ có y bác sĩ và bệnh nhân biết với nhau, thầm nhủ sẽ không kể với người thứ ba vì những tình huống dở khóc dở cười. Bác sĩ Lê Quang Hòa, khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chứng kiến rất nhiều tình huống hài hước mà chỉ làm bác sĩ đỡ đẻ mới có cơ hội được trải nghiệm. Bác sĩ vẫn còn nhớ sản phụ quê Hưng Yên sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sản phụ được chỉ định đẻ thường. Khi lên bàn đẻ, tử cung đã mở 8-9 phân bà bầu vẫn cầu xin bác sĩ cho không đẻ nữa với lý do “đau không chịu được”. “Trường hợp này bắt buộc bác sĩ phải nghiêm khắc nói to để át được tiếng la hét của sản phụ, yêu cầu không la hét, dặn dò giữ sức để rặn con ra”, nam bác sĩ chia sẻ.

Cảnh sản phụ la hét “xin thôi đẻ” vì quá đau đớn rất thường gặp ở bệnh viện phụ sản. Có chị em trong cơn đau gọi chồng, gọi mẹ, có sản phụ “bắt đền” chồng để giờ phải chịu đau một mình. Bác sĩ Nguyễn Văn Quyết, công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, còn nhớ sản phụ ở Thái Bình đi đẻ lần đầu nên còn nhiều điều bỡ ngỡ, lo sợ. Mặc áo váy thùng thình của người vượt cạn, sản phụ bước chậm vào phòng đẻ. Chị di từng bước chân như kiểu sắp phải đi đến đoạn đường cùng. Khi bác sĩ yêu cầu cởi váy áo để nằm lên bàn sinh, bà bầu nói: “Cái bàn đẻ này bé quá, em sợ lúc đẻ đau quá lăn lộn ngã xuống đất thì sao”. Bác sĩ phải trấn an: “Ở đây chưa bao giờ có chuyện sản phụ ngã xuống đất khi đẻ cả”.

Sản phụ e ngại cởi từng món quần áo sau khi mặc cả với bác sĩ được mặc áo ngực “để đẻ cho đỡ ngại”, nhất khi người đỡ đẻ là bác sĩ nam. Cũng theo bác sĩ, nhiều sản phụ đi đẻ thắc mắc “sao cả bệnh viện này không có bác sĩ nữ nào?”. Bác sĩ trấn an bệnh nhân: “Đã đi đẻ sản phụ không nên ngại ngần gì nữa”, bác sĩ Quyết cho biết. Cũng theo bác sĩ Quyết, bác sĩ sản khoa nam thì tác phong, thái độ là rất quan trọng. Bác sĩ cần nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng phải có tác phong nghiêm túc, không sỗ sàng để bệnh nhân tin tưởng và người nhà bệnh nhân tôn trọng.

Bác sĩ Lê Quang Hòa kể, sản phụ đẻ thường cần rất nhiều sức để rặn đẻ, nhất là khi những cơn gò đến liền nhau. Vì vậy, thay vì la hét gây mất sức, sản phụ nên cố gắng dành sức. “Trên bàn đẻ, hai tay sản phụ được đặt vào vị trí cố định để nằm chặt, dồn lực xuống phía dưới nhưng cũng có không ít bà bầu không ghìm chặt tay mà huơ lung tung, giơ lên đập xuống rồi la hét”, bác sĩ Hòa kể.

Chị Nhung ở Hà Đông, Hà Nội, chuyển dạ, nhập viện và được chỉ định đẻ thường. Trước khi sinh, chị Nhung tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các mẹ đi trước mách nước nên đã đem vào phòng đẻ vỏ chai nước để bóp giải tỏa cơn đau. Chỉ bóp được vài cái, cảm thấy không có tác dụng, chị vứt đi chai nước lúc nào không hay rồi huơ tay lung tung, bất chợt chị vơ mạnh vào “chỗ nhạy cảm” của bác sĩ nam đứng bên cạnh. Chỉ khi mẹ tròn con vuông, sức khỏe và tâm lý ổn định trở lại, chị mới cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình. Dù ái ngại nhưng các nam bác sĩ cũng coi đó là “tai nạn nghề nghiệp” mà thôi.

Ngoài việc giúp các sản phụ vượt cạn thành công, các bác sĩ còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác bởi sản phụ đẻ xong nhất định không ra viện mà chờ ngày đẹp. Bác sĩ Quyết cho biết, các bệnh viện phụ sản tuyến trên hầu hết đều quá tải nhất là vào những hôm đẹp ngày.

Sản phụ đẻ thường 2 hôm có thể ra viện, còn đẻ mổ thì lâu hơn một chút. Nhiều sản phụ đẻ mổ nên chọn ngày đẹp cho con ra đời và chọn cả ngày đẹp để đưa con về nhà. Khoa dịch vụ D3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 sản phụ, có hôm đỉnh điểm lên tới hơn 100 sản phụ hầu hết sinh mổ. Sinh xong, theo dõi 6 tiếng, sản phụ được về phòng thường và gặp con. Bác sĩ tiếp tục kiểm tra sức khỏe của sản phụ và em bé đến khi đủ điều kiện xuất viện.

Theo bác sĩ, có sản phụ đến ngày ra viện thì đưa ra những lý do như “em đau bụng lắm”, hay “em đi tiểu lạ lắm cho ở lại theo dõi thêm” mà không giải thích được lạ như thế nào. Có sản phụ nói: “Con em làm sao ấy bác sĩ ạ, nó toàn nhắm mắt, chỉ ti mẹ mới mở mắt” trong khi em bé đang ngủ. “Chúng tôi biết rõ sản phụ viện lý do để chờ ngày đẹp xuất viện nên phải làm công tác tư tưởng rất kỹ để mẹ con ra viện đúng ngày trong khi có rất nhiều sản phụ khác đang chờ giường trống để nằm”, bác sĩ Quyết nói.

Nguyên Phương