Mang Thai 31 Tuan Bi Dau Hang / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

#31 Mang Thai Tuần 31

Trong tuần thai thứ 31, bé đã nặng khoảng 1.6 kg và có chiều cao khoảng 41.7 cm tính từ đỉnh đầu đến bàn chân. Lúc này lượng nước ối trong bụng mẹ là nhiều nhất để giúp em bé phát triển. Khối lượng nước ối trong bụng mẹ cũng là dấu hiệu cho thấy thận em bé có đang phát triển bình thường hay không. Nước ối là môi trường cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho em bé khi đang ở trong bụng mẹ. Nước ối được xem như là một lá chắn bảo vệ thai nhi khỏi sự va đập của tử cung và các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể bé. Trung bình một ngày sẽ sản sinh ra khoảng 500ml nước ối.

Cơ thể bé bây giờ đã hoàn thiện đầy đủ tất cả các các bộ phận và có hình hài khá giống trẻ sơ sinh nhất từ trước đến nay. Bây giờ bé đã có tóc, móng tay, móng chân và lông tơ. Làn da cũng ngày càng mềm mại và hồng hào hơn để chuẩn bị cho lúc chào đời.

Phần đầu có xu hướng chuyển động nhiều hơn về phía có ánh sáng. Lúc này, bé đã có thị lực và có thể nhắm, mở mắt, nhìn thấy mọi thứ trong bụng mẹ với khoảng cách chừng 20 – 30 cm. Bé có thể nhìn rõ thấy mọi vật ở phạm vi xa như người bình thường khoảng năm 7 tuổi.

31 tuần tuổi là giai đoạn bé đang khá phát triển về mặt cân nặng. Người mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt là các loại thực phẩm giàu canxi sẽ rất tốt, giúp khung xương của bé vững chắc hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi trong giai đoạn cuối của thai kỳ cũng sẽ giúp cho cơ thể của người mẹ vững chắc hơn khi phải di chuyển trong tình trạng bụng bầu khá to và nặng do bé đang lớn dần lên từng ngày. Không những thế, canxi còn giúp thai phụ đẩy lùi nguy có loãng xương, mất xương. Tuy nhiên, không phải khi mang thai thì thai phụ mới nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi mà trong giai đoạn cho con bú canxi cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ.

Thai nhi càng lớn thì nhu cầu về canxi của bé lại càng cao, vì vậy trong 3 tháng cuối thai kỳ người mẹ cần bổ sung 1500 mg mỗi ngày.Những loại thực phẩm có chứa rất nhiều canxi trong thành phần dinh dưỡng của nó bao gồm : sữa, phô mai, các loại thủy hải sản… Trong bữa ăn hàng ngày của người mẹ nên bổ sung vào thực đơn của mình các món như tôm, cá, tép, vừng, rau cần, cà rốt, đậu nành… là những thực phẩm rất dễ chế biến mà lại có hàm lượng canxi cao.

Trong giai đoạn này em bé đang rất phát triển về trọng lượng mỗi tuần vì vậy cân nặng của người mẹ sẽ tăng lên đáng kể. Hòa cùng với sự phát triển của bé trong bụng mẹ, cơ thể người mẹ đã tăng khoảng 40 – 50% lượng máu trong từ lúc trước khi mang thai cho đến nay. Trọng lượng em bé ngày càng nặng và dồn tất cả các áp lực lên tử cung người mẹ. Thỉnh thoảng áp lực này lại đẩy lên cơ hoành rồi chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể bị hụt hơi và ợ nóng. Để giảm khó chịu, khi ngủ thai phụ có thể dựa gối cao hơn và chia bữa ăn chính ra thành nhiều bữa nhỏ hơn.

Trong giai đoạn này, bạn sẽ thường xuyên bị đái dắt khi cười to, hắt xì hay nâng đỡ các vật nặng. Đối với những người không phải là mang thai lần đầu thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Càng về cuối thai kỳ, tình trạng đái dắt sẽ xảy ra nhiều hơn nữa, vì vậy chị em nên dùng băng vệ sinh hàng ngày để tránh những tình huống dở khóc dở cười.

Những cơn quặn thắt sẽ xảy ra thường xuyên hơn vào tuần thứ 31 của thai kỳ. Tuy nhiên, bạn đừng nên lo lắng vì những cơn quặn thắt này sẽ không làm bạn có cảm giác đau. Trừ khi thai phụ cảm thấy đau nhiều hoặc âm đạo bị khô thì mới cần đến sự tư vấn của bác sĩ. Tránh làm những công việc nặng nhọc, thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi hoặc tắm nước nóng sẽ có thể làm giảm những cơn quặn thắt này.

Với những thai phụ có thói quen hút thuốc lá hàng ngày để giảm căng thẳng, áp lực thì cần phải dừng hút thuốc lá ngay lập tức từ khi biết mình đang mang thai. Vì trong thành phần của thuốc có chứa rất nhiều loại độc tố gây hại cho sức khỏe, có nhiều trường hợp em bé tử vong ngay khi còn trong bụng mẹ do không chịu được khói thuốc lá từ người mẹ hút hay ở môi trường xung quanh. Tránh xa những nơi có khói thuốc lá sẽ giúp lượng oxi đi vào cơ thể người mẹ nhiều hơn.

Trong quá trình khám thai ở tuần thứ 31 thai kỳ, người mẹ sẽ được khám đầy đủ các vấn đề sau:

“ Khám thai thông thường thông qua việc đo chiều cao, cân nặng, kích thước vòng bụng, tim.. bằng các thiết bị y tế hiện đại

“ Siêu âm 2D để xác định vị trí thai nhi, ngôi thai, nhịp tim của bé… để phát hiện ra các vấn đề bất thường có thể xảy ra đối với thai nhi khi được 31 tuần tuổi.

“ Xét nghiệm máu cơ bản để kiểm tra và phân tích các thông số về đường huyết, ure, men gan, điện giải đồ…

“ Tổng phân tích nước tiểu 11 thông số

Ngoài ra, khi đi khám thai người mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của mình trong tuần tiếp theo, những điều nên và không nên làm trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Người mẹ cũng sẽ được bác sĩ trang bị những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho ngày sinh đẻ của mình, giúp chị em luôn chủ động trong mọi tình huống. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc cần phải hỏi ngay với bác sĩ để nhận được câu trả lời chuẩn xác nhất.

Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì trong tuần 31 này :

Trong giai đoạn này, bé thường hay có những cử động như đạp vào bàng quang của bạn, những cú đá nhẹ từ 2 bàn chân hay những cú chỏ vào mạn sườn hết sức đáng yêu và nghịch ngợm. Hãy dành nhiều thời gian hơn để thư giãn với những sự chuyển động này của bé. Thường xuyên nói chuyện với con cũng là cách giúp gắn kết tình cảm mẹ con nhiều hơn, vì thời gian này bé đã có thể nghe tiếng bạn nói chuyện rồi đấy. Ngoài ra thường xuyên cho bé nghe những bài hát có giai điệu nhẹ nhàng cũng giúp tâm hồn của bé được thoải mái.

Tuần thứ 31 của thai kỳ cũng khá gần với ngày sinh, bạn nên chuẩn bị những đồ dùng cần thiết, lên kế hoạch chi tiết cho lúc sinh để mọi chuyện đều được diễn ra suôn sẻ, đúng trình tự và cũng giúp bạn chủ động hơn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi làm mọi việc, có thể nhờ người khác giúp đỡ mình như chồng, chị, em…

Hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ:

“ Lập danh sách những đồ dùng cần mua cho lúc sinh và giao cho một người nào đó thân cận với bạn và nhờ họ mua giúp.

“ Ghi lại tên và số điện thoại những người sẵn sàng giúp đỡ bạn trong lúc sinh.

“ Tìm hiểu trên mạng, qua người thân những gì cần làm trước và sau khi sinh sau đó lập một thời gian biểu với những mốc thời gian quan trọng thì làm việc gì, ai giúp đỡ.

“ Nếu bạn có những đứa con lớn hơn cần phải trông nom, hãy nhờ một người thân nào đó trông giúp một vài ngày khi mình còn đang ở trong bệnh viện.

“ Bạn nên tìm một người phụ giúp những công việc lặt vặt trong nhà, nếu gia đình bạn chỉ có 2 vợ chồng cùng nhau chung sống.

“ Chuẩn bị sẵn những đồ dùng cần thiết cho lúc sinh: máy ảnh, đồ ăn nhẹ, sách báo, áo ngủ và áo ngực thuận lợi cho con bú..

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Bài viết sau: Thai 32 tuần

Dau Bung Duoi Khi Mang Thai, Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai

“Mình đã sảy thai một lần và hiện đang mang thai ở tuần thứ 3. Trong mấy ngày gần đây, mình thấy bụng dưới đau râm râm. Đây là lần đầu mang thai nên mình rất lo lắng. Có phải đây là triệu chứng dễ sẩy thai không? Hay mình bị mang thai ngoài tử cung? Mong quý báo giải đáp giúp”.

(Hồng Yến – Dương Nội)

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu hoàn toàn bình thường

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới khiến nhiều bà bầu lo lắng

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới như thế nào là nguy hiểm?

– Tiền sản giật: Đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác.

– Mang thai ngoài dạ con: Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng của bạn.

– Sẩy thai: Co thắt vùng bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm hộ.

– Sinh non: Trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36, đau hay co thắt vùng bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng và co thắt dạ con.

Nói chung, các cơn đau khi có thai là bình thường và không có gì đáng ngại. Nhưng chỉ có bạn mới là người hiểu rõ cơ thể của mình hơn ai hết, nên nếu những cơn đau làm bạn lo lắng thì bạn cần tham vấn bác sĩ ngay. Ngay cả khi rốt cuộc bạn chỉ bị chứng khó tiêu, thì bạn vẫn nên “cẩn tắc vô áy náy” để sau này không phải ân hận.

Dau bung duoi khi mang thai, Đau bụng dưới khi mang thai, đau bụng dưới khi có thai, đau bụng dưới lúc có thai, đau bụng dưới

Mang Thai : Chăm Sóc Thai Nhi 31 Tuần Tuổi

by Nguyễn Phương184 Views

Sự thay đổi trên cơ thể người mẹ tuần thứ 31

Bạn sẽ tiếp tục tăng cân vào những tuần cuối cùng này. Trọng lượng của thai nhi cũng ngày càng lớn khiến cho bạn đi lại và sinh hoạt hằng ngày khó khăn hơn.

Phổi đang bị áp lực, chèn ép và phải hoạt động nhiều, do vậy đôi khi bạn sẽ thấy khó thở.

Chân bạn sẽ tiếp tục bị sưng và mức độ trở nên nặng hơn.

Nếu như trước đó, sữa non chưa xuất hiện thì hầu hết đến tuần thứ 31 này, các bà bầu sẽ thấy chúng xuất hiện, nó là chất màu vàng đục hoặc màu kem chảy ra từ ngực bạn. Tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng bị rò rỉ sữa non ra bên ngoài.

Các cơ co thắt Braxton Hicks sẽ tiếp tục diễn ra thường xuyên vào những tuần cuối cùng của thai kì.

Nhức đầu là một triệu chứng khá phổ biến. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone hoặc sự căng thẳng.

Vào tuần thứ 31 trở đi, bạn sẽ thấy một sự giảm dần sức mạnh của đấm/đá từ em bé, điều này là bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do không gian đang dần trở nên chật hẹp hơn.

Sự phát triển của thai nhi 31 tuần tuổi

Em bé của bạn lúc này dài khoảng 40cm, nặng khoảng 1,6-1,8kg; tương đương với một quả dừa lớn.

Tốc độ tăng cân lớn hơn so với tốc độ tăng kích thước. Trong những tuần tiếp theo, em bé sẽ tiếp tục tăng cân nhiều hơn.

Các em bé bây giờ khó có thể chuyển động tự do trong tử cung được, nhưng có thể ngoảnh đầu, quay đầu từ bên này sang bên kia thoải mái.

Tốc độ phát triển của các tế bào thần kinh ở thai nhi 31 tuần tuổi đang diễn ra rất nhanh.

Tất cả các giác quan đều đang hoạt động. Đồng tử của bé phản ứng nhạy với ánh sáng.

Từ tuần thứ 31, bạn sẽ thấy có nhiều thời gian im lặng hơn. Đó là vì các bé đang ngủ nhiều hơn, chủ yếu là các giấc ngủ REM.

Các chất béo tiếp tục được hình thành và bồi đắp dưới da của thai nhi, làm cho các bé càng trông giống trẻ sơ sinh hơn.

Nếu thai nhi là nam, tinh hoàn sẽ di chuyển qua háng vào trong bìu; nếu thai nhi là nữ, thì âm vật đã đầy đủ các bộ phận và trông rõ ràng hơn.

Lời khuyên dành cho bạn vào tuần 31

Giãn tĩnh mạch thường sẽ biến mất sau khi sinh nhưng nó thường gây đau đớn hoặc làm bà bầu tự ti vì thiếu thẩm mỹ. Để ngăn ngừa / giảm giãn tĩnh mạch, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Hạn chế đứng quá lâu.

Tắm nước ấm với baking soda để giảm ngứa và thư giãn.

Bôi nước cốt chanh vào vùng da bị giãn tĩnh mạch để giảm sưng.

Sử dụng những miếng đệm nhỏ, miếng lót lạnh Tuck.

Hạn chế ăn những đồ khiến bạn bị khó tiêu, bị táo bón.

Đảm bảo uống đủ nước. Tập thể dục đều đặn và chọn những bài tập nhẹ nhàng.

Tiếp tục chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh. Cẩn thận khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.

Thai nhi 31 tuần tuổi cũng đang chờ đợi đến ngày sinh giống như bạn nhưng bạn sẽ bị áp lực, lo lắng nhiều hơn. Điều này là khó tránh khỏi, tuy nhiên bằng cách áp dụng các cách thư giãn và lên kế hoạch sớm chuẩn bị mọi thứ kể cả các tình huống khẩn cấp, bạn sẽ an tâm hơn rất nhiều.

Thai Nhi 31 Tuần Tuổi

Thai nhi 30 tuần tuổi, bé đã nặng gần 1,4kg và dài khoảng 40cm – tương đương với một cây bắp cải cỡ bự. Bé được bao quanh bởi 0,8 l nước ối, thị lực của con tiếp tục phát triển… Chắc hẳn mẹ đang nóng lòng muốn biết thai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào phải không?

Thai nhi 31 tuần tuổi – bé to như 1 trái dừa

Thai nhi 31 tuần tuổi – cơ thể mẹ trải qua những gì?

Mẹ có nhận thấy rằng, đôi lúc các cơ cổ tử cung của mình thắt lại, đặc biệt trong giai đoạn cuối của thai kì. Thông thường, những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không theo bất kì chu kì nào và không hề gây cảm giác đau đớn nhiều. Nhưng mẹ cũng nên cảnh giác rằng, những triệu chứng đó rất có thể là dấu hiệu của sự sinh non nếu thấy cơn co đều đặn, đau tăng dần kèm ra máu,… Cần gọi ngay với bác sĩ nếu mẹ có nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc các triệu chứng khác như tiết nhiều dịch âm đạo, dịch tiết ra trở nên loãng hơn, nhầy hay có máu (ngay cả khi dịch đó có màu hồng), đau bụng, đau thắt lại như khi hành kinh, áp lực gia tăng ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới.

Hãy đăng kí một lớp học tiền sản nếu mẹ vẫn chưa tham gia bất kì một khóa học nào. Các giáo viên sẽ hướng dẫn sẽ đưa ra cho mẹ những phương pháp khác nhau để giảm đau đớn trong khi sinh như gây tê, các thủ thuật không cần dùng đến thuốc như thở và các cách khác nhau để thư giãn…

Một số bà mẹ chọn phương pháp gây tê trong khi sinh. Thuốc gây tê sẽ “đưa” những cơn đau thường xuyên tới các phần khác của cơ thể trong khi mẹ vẫn cực kì tỉnh táo. Một vài bà mẹ chọn cách kiềm chế nỗi đau theo cách tự nhiên. Nếu vậy, mẹ hãy chắc rằng mình có thể kiểm soát được cơn đau tới mức cao nhất có thể .

Mẹ làm gì tuần khi thai nhi 31 tuần tuổi?

Mẹ chưa nhất thiết phải đóng hộp tất cả những thứ đồ cần thiết khi đi đẻ nhưng nên liệt kê danh sách những món đồ thiết yếu phải có khi trong phòng sinh để công tác chuẩn bị được đầy đủ nhất:

– Đồ ăn nhẹ để cung cấp năng lượng, kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà sẽ giúp mẹ dễ thở hơn.

– Tất và dép lê thỏa mái

– Chiếc gối yêu thích

– Một số sách báo giải trí

– Áo ngủ và áo ngực thuận lợi cho con bú

– Quần áo ở nhà của bé

– Máy ảnh, máy quay phim, thẻ nhớ

– …