Mang Thai 32 Tuan Bi Go Cung Bung / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

#32 Mang Thai 32 Tuần

Khi thai nhi được 32 tuần tuổi, bụng của mẹ đã khá to do đó rất khó khăn trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày từ di chuyển cho đến những hoạt động cá nhân. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở do áp lực từ thai nhi dồn nén khiến cơ hoành bị chèn ép dần, từ đó làm phổi bị đẩy lên phía trên gây lên triệu chứng khó thở. Bụng quá to cũng khiến mẹ bầu luôn ước mình có thể thoải mái duỗi người mình ra.

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg?

Khi thai nhi được 32 tuần tuổi sẽ có cân nặng rơi vào khoảng 1.7 kg và 42 cm chiều dài tính từ đầu đến chân. Bé đã có hình dáng rất giống với trẻ sơ sinh và da bé khi này đã hồng hào, mềm mại chứ không còn nhăn nheo như trước . Khung xương cũng vững chắc hơn để chuẩn bị cho quá trình chào đời của bé.

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi

Xương trên hộp sọ vào thời điểm này chưa chụm vào và có thể chồng lên nhau để bé có thể dễ dàng chui qua tử cung của người mẹ vào lúc sinh. Có những em bé vì tử cung người mẹ quá nhỏ nên khi phải chịu một sự chèn ép khá lớn khi ra ngoài đến nỗi đầu có dạng hình nón khi chào đời.

Những xương này sẽ khít lại hẳn đến khi bé trưởng thành để trí não được phát triển qua từng ngày lớn lên. Đây cũng là một trong những cách lý giải vì sao trẻ em thường ghi nhớ nhanh và dễ tiếp thu hơn người trưởng thành.

Em bé đã có thể mở mắt, chớp mắt, nheo mắt và luyện tập việc điều tiết ánh sáng. Khi có những tia sáng mạnh chui qua thành bụng của mẹ đến mắt bé, bé sẽ tự mình nhắm mắt lại và đồng tử điều tiết để ngăn cản các tia sáng mạnh chiếu vào mắt. Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả của nó trong tuần thai thứ 32 này. Lớp lông tơ bọc quanh da bé sẽ dần dần biến mất.

Các bộ phận trên cơ thể bé đã hoàn thiện đầy đủ. Cơ thể to dần khiến bé có xu hướng cử động ít hơn trước do tử cung ngày càng chật chội. Tại thời điểm này, người mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được từng chuyển động của bé dù là nhỏ nhất như khua tay, khua chân..

Em bé vào lúc này có thể di chuyển đầu từ bên này sang bên kia và có xu hướng quay đầu về phía tử cung của người mẹ để quá trình ra đời được thuận lợi nhất.

Cơ thể người mẹ có sự thay đổi rất lớn trong tuần thai thứ 32 này, bụng ngày càng to ra khiến việc đi lại trở lên rất khó khăn – từ những bước đi khệnh khạng vào tuần trước nay mỗi bước đi đều lạch bạch, lắc lư. Để có thể ngồi được một cách thoải mái bây giờ là vô cùng khó khăn, đấy là chưa kể đến lúc ngủ, tắm, vệ sinh… Vì vậy, vào thời điểm này vai trò của các ông chồng là rất quan trọng đối với người vợ trong việc phụ giúp các hoạt động mà người vợ không thể tự mình làm được.

Áp lực từ thai nhi có thể khiến người mẹ cảm thấy thường xuyên bị tê cứng ở các đầu ngón tay, cổ tay và bàn chân. Những dây thần kinh chạy qua ống xương có thể bị bó chặt, tạo nên cảm giác tê cứng, đau nhói hay đau âm ỉ. Có thể giảm bớt các cơn đau bằng biện pháp kê cao tay lên gối khi ngủ hay nhờ chồng massa bàn tay, bàn chân. Nếu công việc của người mẹ đòi hỏi phải vận động thường xuyên, hãy duỗi tay mỗi khi nghỉ giải lao để cơ thể được thoải mái.

“ Khám thai mốc 12 -13 tuần

“ Khám thai mốc 22-23 tuần“ Khám thai mốc 32-33 tuần

Trong tuần khám thai này, thai phụ sẽ được các bác sĩ tiến hành siêu âm màu 4D để có thể nhìn thấy rõ hình hài của bé, xét nghiệm nước tiểu để phân tích tình trạng của mẹ và bé. Tùy thuộc vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án chăm sóc thích hợp và tư vấn cụ thể cho người mẹ hiểu rõ tình trạng của mẹ và con.

Bác sĩ cũng dựa vào siêu âm để phân tích xem tim, mạch, cấu trúc não của em bé xem có dấu hiệu bất thường nào xảy ra hay không. Trong quá trình khám bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phát triển của bé thông qua các thông số về chiều cao, cân nặng.

Khảo sát sự lưu thông của máu trong dây rốn, khối lượng, màu sắc nước ối, xác định vị trí đầu bé để xem là ngôi thai thuận hay nghịch, tình trạng của nhau bám cũng là những công việc bác sĩ cần thực hiện trong khám thai này.

Thời điểm siêu âm trong tuần mang thai thứ 32 là thời điểm quan trọng giúp bác sĩ phát hiện các dị tật bất thường có thể xảy ra muộn đối với bé mà các lần siêu âm trước đó không thể phát hiện ra được. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra những kết luận chính xác về tình hình phát triển của thai nhi và sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời nến thai nhi tron tử cung có dấu hiệu đang phát triển chậm hơn so với những đứa bé khác cùng độ tuổi.

Ngoài ra, người mẹ cũng sẽ được bác sĩ tư vấn các phương pháp sinh phù hợp với tình hình hiện tại của mình.

Nếu kết quả siêu âm là hoàn toàn bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu xấu nào thì bạn không cần phải lo lắng gì nữa. Hãy tập chung chăm sóc sức khỏe của mình và con bằng cách xây dựng một chế độ luyện tập, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học. Chuẩn bị một tinh thần thật tốt cho một cuộc vượt cạn đầy gian nan cũng là những gì người mẹ cần làm.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Hiện tượng tiểu đường thai kỳ

Bài viết sau : Thai 33 tuần

Mang Thai Tuần Thứ 32

Mang thai tuần thai thứ 32

Mang thai tuần thứ 32 này, bé nặng hơn 1,8kg một chút và dài hơn 43cm, cỡ bằng một quả dứa. Bé không còn nhăn nheo và khung xương cũng cứng cáp hơn.

Mi mắt, lông mày, và tóc trên đầu bé đã có thể nhìn thấy rõ ràng hơn. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Móng chân và móng tay của bé đã hình thành. Phổi tiếp tục hoàn thiện nhưng sẽ không đạt tới mức hoàn toàn trong trong vài tuần nữa. Bộ xương của bé đã hoàn chỉnh nhưng rất mềm và dễ uốn.

Xương trên hộp sọ bé chưa chụm vào, có thể dịch chuyển và hơi chồng lên nhau để bé dễ chui lọt qua đường sinh khi chào đời.

Nếu là bé trai, dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Còn nếu là bé gái, âm hộ của bé sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu.

Những thay đổi ở mẹ bầu tuần thai 32

Mẹ có thể thường xuyên thấy khó thở trong giai đoạn này. Do phổi và cơ hoành của mẹ đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày.

Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này.

Do thân nhiệt cơ thể tăng nên mẹ lúc nào cũng thấy nóng ngay cả khi mọi người đều cảm thấy lạnh. Nếu bạn đặt tay ngay sát gần da bụng mình, mẹ sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.

Lượng máu của mẹ trong tuần này cũng tăng nhiều hơn. Và nó sẽ giảm dần đi khi mẹ sin hem bé.

Lời khuyên cho bà bầu mang thai tuần thứ 32

Thay đổi vị trí: hãy tranh thủ nằm một chút nếu đang đi lại hoặc đứng quá nhiều.

Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một ngày, hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày.

Tắm nước ấm khoảng 30 phút trở xuống.

Uống một tách trà thảo dược ấm hoặc sữa.

Uống một vài ly nước, bởi vì các cơn co thắt có thể được gây ra bởi tình trạng mất nước.

Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao. Hãy kê chân theo bất cứ cách nào mẹ có thể để đưa máu quay trở lại thân người.

Cũng phải để ý đến cân nặng mình. Tăng cân quá nhiều sẽ có ảnh hưởng lớn đến các mạch máu của mẹ đấy.

Chuyện Bi Hài Chỉ Có Trong Phòng Đẻ

Tại phòng đẻ ở các bệnh viện phụ sản, có những câu chuyện mà chỉ có y bác sĩ và bệnh nhân biết với nhau, thầm nhủ sẽ không kể với người thứ ba vì những tình huống dở khóc dở cười. Bác sĩ Lê Quang Hòa, khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chứng kiến rất nhiều tình huống hài hước mà chỉ làm bác sĩ đỡ đẻ mới có cơ hội được trải nghiệm. Bác sĩ vẫn còn nhớ sản phụ quê Hưng Yên sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sản phụ được chỉ định đẻ thường. Khi lên bàn đẻ, tử cung đã mở 8-9 phân bà bầu vẫn cầu xin bác sĩ cho không đẻ nữa với lý do “đau không chịu được”. “Trường hợp này bắt buộc bác sĩ phải nghiêm khắc nói to để át được tiếng la hét của sản phụ, yêu cầu không la hét, dặn dò giữ sức để rặn con ra”, nam bác sĩ chia sẻ.

Cảnh sản phụ la hét “xin thôi đẻ” vì quá đau đớn rất thường gặp ở bệnh viện phụ sản. Có chị em trong cơn đau gọi chồng, gọi mẹ, có sản phụ “bắt đền” chồng để giờ phải chịu đau một mình. Bác sĩ Nguyễn Văn Quyết, công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, còn nhớ sản phụ ở Thái Bình đi đẻ lần đầu nên còn nhiều điều bỡ ngỡ, lo sợ. Mặc áo váy thùng thình của người vượt cạn, sản phụ bước chậm vào phòng đẻ. Chị di từng bước chân như kiểu sắp phải đi đến đoạn đường cùng. Khi bác sĩ yêu cầu cởi váy áo để nằm lên bàn sinh, bà bầu nói: “Cái bàn đẻ này bé quá, em sợ lúc đẻ đau quá lăn lộn ngã xuống đất thì sao”. Bác sĩ phải trấn an: “Ở đây chưa bao giờ có chuyện sản phụ ngã xuống đất khi đẻ cả”.

Sản phụ e ngại cởi từng món quần áo sau khi mặc cả với bác sĩ được mặc áo ngực “để đẻ cho đỡ ngại”, nhất khi người đỡ đẻ là bác sĩ nam. Cũng theo bác sĩ, nhiều sản phụ đi đẻ thắc mắc “sao cả bệnh viện này không có bác sĩ nữ nào?”. Bác sĩ trấn an bệnh nhân: “Đã đi đẻ sản phụ không nên ngại ngần gì nữa”, bác sĩ Quyết cho biết. Cũng theo bác sĩ Quyết, bác sĩ sản khoa nam thì tác phong, thái độ là rất quan trọng. Bác sĩ cần nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng phải có tác phong nghiêm túc, không sỗ sàng để bệnh nhân tin tưởng và người nhà bệnh nhân tôn trọng.

Bác sĩ Lê Quang Hòa kể, sản phụ đẻ thường cần rất nhiều sức để rặn đẻ, nhất là khi những cơn gò đến liền nhau. Vì vậy, thay vì la hét gây mất sức, sản phụ nên cố gắng dành sức. “Trên bàn đẻ, hai tay sản phụ được đặt vào vị trí cố định để nằm chặt, dồn lực xuống phía dưới nhưng cũng có không ít bà bầu không ghìm chặt tay mà huơ lung tung, giơ lên đập xuống rồi la hét”, bác sĩ Hòa kể.

Chị Nhung ở Hà Đông, Hà Nội, chuyển dạ, nhập viện và được chỉ định đẻ thường. Trước khi sinh, chị Nhung tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các mẹ đi trước mách nước nên đã đem vào phòng đẻ vỏ chai nước để bóp giải tỏa cơn đau. Chỉ bóp được vài cái, cảm thấy không có tác dụng, chị vứt đi chai nước lúc nào không hay rồi huơ tay lung tung, bất chợt chị vơ mạnh vào “chỗ nhạy cảm” của bác sĩ nam đứng bên cạnh. Chỉ khi mẹ tròn con vuông, sức khỏe và tâm lý ổn định trở lại, chị mới cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình. Dù ái ngại nhưng các nam bác sĩ cũng coi đó là “tai nạn nghề nghiệp” mà thôi.

Ngoài việc giúp các sản phụ vượt cạn thành công, các bác sĩ còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác bởi sản phụ đẻ xong nhất định không ra viện mà chờ ngày đẹp. Bác sĩ Quyết cho biết, các bệnh viện phụ sản tuyến trên hầu hết đều quá tải nhất là vào những hôm đẹp ngày.

Sản phụ đẻ thường 2 hôm có thể ra viện, còn đẻ mổ thì lâu hơn một chút. Nhiều sản phụ đẻ mổ nên chọn ngày đẹp cho con ra đời và chọn cả ngày đẹp để đưa con về nhà. Khoa dịch vụ D3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 sản phụ, có hôm đỉnh điểm lên tới hơn 100 sản phụ hầu hết sinh mổ. Sinh xong, theo dõi 6 tiếng, sản phụ được về phòng thường và gặp con. Bác sĩ tiếp tục kiểm tra sức khỏe của sản phụ và em bé đến khi đủ điều kiện xuất viện.

Theo bác sĩ, có sản phụ đến ngày ra viện thì đưa ra những lý do như “em đau bụng lắm”, hay “em đi tiểu lạ lắm cho ở lại theo dõi thêm” mà không giải thích được lạ như thế nào. Có sản phụ nói: “Con em làm sao ấy bác sĩ ạ, nó toàn nhắm mắt, chỉ ti mẹ mới mở mắt” trong khi em bé đang ngủ. “Chúng tôi biết rõ sản phụ viện lý do để chờ ngày đẹp xuất viện nên phải làm công tác tư tưởng rất kỹ để mẹ con ra viện đúng ngày trong khi có rất nhiều sản phụ khác đang chờ giường trống để nằm”, bác sĩ Quyết nói.

Nguyên Phương

Download Vi Sao Ba Bau Hay Bi ‘Chuot Rut’

Vì sao bà bầu hay bị ‘chuột rút’ Đang mang thai tháng thứ 7, đêm nào Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng bị chuột rút đau đến chảy nước mắt. Có đêm, Linh bị đến vài lần, mỗi lần kéo dài 10 phút khiến cả ông xã cũng phải mất ngủ theo vì bị vợ dựng dậy. Cũng như Linh, rất nhiều chị em phải trải qua cảm giác bị đau do chuột rút, nhất là vào ban đêm trong thời kỳ bầu bí. Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (đường Thái Hà, Hà Nội), đây là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhất là vào quý 2, 3 của thai kỳ. Thường, khi phải di chuyển nhiều (như chơi thể thao) hay đứng lâu một ở tư thế nào đó có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi đến mức chúng ta cảm thấy đau, được gọi là chuột rút (hay vọp bẻ). Với các bà bầu, khi tăng thêm trọng lượng lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về. Theo bác sĩ Dung, đa số các bà bầu bị hiện tượng này là do thiếu can xi. “Lúc có thai, nhu cầu canxi của phụ nữ cao hơn nhiều bởi ngoài cung cấp cho cơ thể còn phải nuôi thai nhi. Và nếu không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ theo một cơ chế tự rút xương, tủy từ mình để tập hợp cho con, khiến chị em càng thiếu trầm trọng canxi”, bà Dung giải thích. Để khắc phục hiện tượng này, theo bác sĩ, ngay khi bị chuột rút, bạn có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút. Bạn cũng có thể lấy một chai nước nóng chườm lên chỗ đau hay cố gắng đi lại vài bước. Nếu mẹ thiếu canxi quá nhiều khi bầu bí có thể ảnh hưởng đến em bé: Bé sinh ra có thể bị còng chân, xương ngực dô ra, còi xương, suy dinh dưỡng… Bởi vậy, khi bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung can xi. Để phòng ngừa, bạn nên tập co duỗi chân trước khi đi ngủ, đặt chân lên gối, ban ngày tránh đứng lâu hay ngồi vắt chân. Nhưng quan trọng nhất và về lâu dài, bạn cần bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày, và tốt nhất là từ khi còn chưa bầu bí. Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, ếch và các sản phẩm sữa, phomai…