Mang Thai 33 Tuần Bị Ra Máu / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Mang Thai 4 Tuần Bị Ra Máu

Hiện tượng mang thai 4 tuần bị ra máu xảy ra ở hầu hết chị em. Hiện tượng này báo hiệu trứng đã được thụ tinh. Và đây chính là một trong những dấu hiệu sớm báo hiệu việc mang thai ở chị em. Tuy nhiên cũng cần lưu ý hiện tượng ra máu báo này có những đặc điểm sau đây:

-Máu có màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm.

-Lượng máu ra ít và kết thúc sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt

Còn nếu mang thai 4 tuần bị ra máu kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng, thời gian ra máu kéo dài, máu có màu đen hoặc nâu thì chị em cần cẩn trọng. Bởi có thể hiện tượng ra máu này là lời cảnh báo về sức khỏe của chị em đang gặp phải những vấn đề như:

-Dọa sảy hoặc sảy thai

-Chảy máu cấy ghép

-Do nhiễm trùng âm đạo hay những tổn thương nhất định ở vùng kín.

-Ngoài ra nhiều trường hợp ra máu khi mang thai do quan hệ quá mạnh hoặc do thành tử cung quá mỏng.

Vì vậy nếu thấy việc ra máu khi mang thai với các triệu chứng bất thường thì chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.

Trong trường hợp mang thai 4 tuần bị ra máu với triệu chứng bất thườngbác sĩ sẽ yêu cầu chị em làm xét nghiệm để tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề. Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:

-Tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

-Tiến hành siêu âm tổng thể để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

-Tiến hành kiểm tra độ mở của tử cung để biết rõ tình hình thai nhi như thế nào?

Như vậy mang thai 4 tuần bị ra máu các chị em không nên chủ quan mà cần quan sát để có giải pháp kịp thời nếu trường hợp xấu có thể xảy ra. Chúc chị em có sức khỏe tốt để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

#33 Mang Thai Tuần 33

Đã trải qua được 32 tuần kể từ lúc mang thai, quả thật là một quãng thời gian dài đúng không nào các mẹ? Quãng thời gian tiếp theo đó chính là tuần thứ 33, người mẹ nên vận động chậm lại và dành sức khỏe, tâm lý cho ngày chuyển dạ sắp đến. Tới đây thôi, bạn có thể nhìn ngắm đưa con yêu của mình sau những ngày tháng mang bầu vất vả rồi đấy!

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu

Khi thai nhi được 33 tuần tuổi, bé đã có cân nặng rơi vào khoảng 2.1kg và chiều dài cơ thể là gần 47 cm. Tất cả các bộ phận trên cơ thể đã hoàn thiện đẩy đủ, các giác quan đã sẵn sàng cho thế giới bên ngoài bụng mẹ. Trong khoảng thời gian này chính là giai đoạn mà bé phát triển mạnh nhất về não. Tế bào thần kinh và những mối liên hệ giữa các dây thần kinh được phát triển mạnh và dày đặc hơn để đảm bảo rằng khi sinh ra em bé hoàn toàn có đủ khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài.

Khung xương lúc này của bé đã cứng cáp hơn rất nhiều trừ xương hộp sọ, nó phải mềm để đầu của bé có thể dễ dàng hơn khi chui qua âm hộ của người mẹ ra ngoài. Và xương hộp sọ thực sự được vững chắc khi bé ở độ tuổi từ 7 – 8 tuổi.

Giai đoạn này, người mẹ nên ăn nhiều loại thức ăn giàu Omega 3 và DHA – những chất rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Những loại chất này người mẹ có thể bổ sung vào cơ thể thông qua việc uống những loại tinh dầu cá hồi, cá ngừ hay tinh dầu gấc..

Do cơ thể đã quá to nên khi em bé ở trong bụng mẹ rất chật chội, không thể thực hiện các cử động như kiểu xoay tròn nữa. Thay vào đó là các cử động như đạp, đá hoặc lắc lư, người mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được những chuyển động này qua những cơn đau nhẹ.

Lúc này, có thể hai đầu vú của bạn đã bắt đầu rỉ ra một chút sữa non, và mỗi khi bạn cởi áo ngực ra thì sữa đóng khô lại. Ngực sẽ ngày càng to, nặng nề và vằn vện những đường máu gân xanh. Khi đó, bạn cần mặc những loại áo ngực dành riêng cho thai phụ để cảm thấy thoải mái nhất, những áp lực mà hai bầu ngực mang lại cho bạn sẽ được giảm bớt đi rất nhiều khi bạn chọn được loại áo ngực dành cho thai phụ phù hợp với kích thước ngực hiện tại của mình.

Nếu trên bụng hay trên bắp đùi xuất hiện những vết lằn hay nốt đỏ ngứa, thì thai phụ đang gặp phải tình trạng sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ (PUPPP). Có rất ít thai phụ gặp phải tình trạng này, và nếu gặp phải bạn hãy yên tâm rằng nó không gây ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi, mà chỉ làm thai phụ có cảm giác khó chịu mà thôi. Trong trường hợp ngứa khắp nơi trên cơ thể, thai phụ mới cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và có pháp đồ điều trị thích hợp.

Thời điểm này chính là khoảng thời gian thích hợp để người mẹ nghỉ ngơi nhiều, làm mọi việc một cách nhẹ nhàng, thoải mái và theo dõi thật kỹ xem có các dấu hiệu nào của việc sinh non hay không. Nếu mẹ đang ngồi hay nằm một lúc lâu, đừng vội vàng bật dậy ngay mà cần phải từ từ. Vì máu có thể dồn xuống chân gây nên tình trạng giảm huyết áp khiến người mẹ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu.

Mẹ bầu tìm hiểu thêm : Thai ngôi đầu là gì

Ngoài ra mẹ bầu tìm hiểu thêm : Dấu hiệu sinh non

Nước ổi sản sinh ra khi mang thai là để cung cấp chất dinh dưỡng, oxi và bảo vệ cơ thể bé khi đang còn nằm trong bụng mẹ. Thời gian 33 tuần là thời điểm nước ối có nhiều nhất à đang giảm dần đi. Dịch ối có mùi rất đặc trưng, hoàn toàn không giống mùi nước tiểu nên người mẹ sẽ rất dễ dàng để nhận biết.

Nhưng có rất nhiều người mẹ cũng đang gặp phải tình trạng không biết là mình đang đái dắt hay nước ối đang rò rỉ. Nếu bạn nghi ngờ hình như màng ối của bạn bị vỡ, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra. Họ sẽ lấy mẫu dịch này đem đi xét nghiệm và kiểm tra xem thực chất nó có phải là nước ối hay không.

“ Khắc phục chứng ợ nóng: Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng ợ nóng, thì ngay lập tức cần phải tránh xa các loại thực phẩm có nhiều giàu mỡ, các món chiên xào, rán… trong bữa ăn của mình.

“ Sử dụng dầu oliu, dầu hướng dương khi xào, rán: những loại dầu này thường không thấm nhiều vào thức ăn, khiến nó không bị ngấy và khiến bạn dễ ăn và ăn ngon hơn. Ăn quá nhiều dầu mỡ là một trong những nguyên nhân chính gây nên triệu chứng táo bón khi mang thai.

“ Ăn bữa phụ khoa học: Khi chia nhỏ các loại thức ăn ra thành nhiều bữa, bạn cần hết sức lưu ý đảm bảo làm sao cho khẩu phần ăn đó đầy đủ và khoa học. Bởi nếu không phân bổ một cách hợp lý thời gian và thành phần thức ăn sẽ rất dễ gây chán ăn vào bữa chính, hay nguy hiểm hơn là tình trạng tăng cân, béo phì khi ăn quá nhiều. Các món ăn nhẹ cho bữa phụ mà người mẹ nên cân nhắc cho vào: bánh mỳ, sữa chua ít béo, ngũ cốc, sữa, sinh tố trái cây hay sinh tố rau tươi.

“ Những vấn đề xảy ra muộn ở tim, mạch và cấu trúc não có thể được phát hiện ra trong khi những lần siêu âm trước chưa tìm thấy.

“ Đánh giá sự phát triển về chiều cao, cân nặng và sức khỏe của thai nhi so với độ tuổi hiện tại có phù hợp không. Từ đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên gửi đến thai phụ về chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời kịp phát hiện ra tình trạng thai nhi phát triển chậm trong tử cung gây nên suy thai và ngat sau để, ngày sinh cũng có thể được xác định nhờ lần siêu âm cuối cùng này.

“ Bác sĩ sẽ khảo sát sự lưu thông máu trong dây rốn, khối lượng nước ối, xác định ngôi thai để biết nên sinh thường hay sinh đẻ.

Nếu kết quả của lần siêu âm này là rất tốt, thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh, thuận ngôi thì người mẹ sẽ không còn bất kỳ vấn đề gì phải lo lắng nữa. Khi đó, thai phụ chỉ cần thoải mái nghỉ ngơi, chuẩn bị tinh thần thật tốt cho lần chuyển dạ và sinh đẻ sắp tới, chào đón một sinh linh bé bỏng, đáng yêu chào đời.

Tiểu đường thai kỳ có sao không

Bài viết tiếp theo : Thai 34 tuần

Mang Thai Tuần Thứ 3 Bị Ra Máu

Các mẹ bầu thường quan tâm tới vấn đề mang thai tuần thứ 3 bị ra máu phải làm sao và hiện tượng này có thật sự gây nguy hiểm gì tới thai nhi hay không, liệu có cách khắc phục nào nhanh chóng hiệu quả nhất. Hiểu được những trăn trở và lo ngại của hầu hết các chị em thai phụ hiện nay, chúng tôi đã chắt lọc thông tin kiến thức và lời khuyên tư vấn từ nhiều bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm để giúp mẹ giải đáp tất tần tật mọi câu hỏi thắc mắc đặt ra. Bà bầu bị ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, điển hình là ra máu ở tuần thứ 3 của thai kỳ ban đầu được xác định là do một vài nguyên nhân như do chảy máu màng, quá trình trứng được thụ tinh, mang thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng hoặc tụ máu nhau thai, sảy thai tự nhiên. Thế nên, trong bất cứ trường hợp nào, khi phát hiện dấu hiệu chảy máu bất thường ở bà bầu thì nên đi khám bác sĩ ngay để phòng ngừa mọi nguy cơ biến chứng nguy hiểm ngoài mong đợi.Thường thì trong 3 tuần đầu mang thai sau khi quan hệ, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện nhiều biểu hiện khác thường và ra máu cũng là một trong số các triệu chứng rất thường gặp. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân do đâu và tình trạng ra máu khi mang thai ở thời điểm này có nhiều hay không, màu sắc trông như thế nào và mật độ ra máu như thế nào. Việc nắm bắt rõ những thông tin này là cực kỳ cần thiết đó, vì vậy đừng bỏ qua nội dung quan trọng sau đây:

1. Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 3

Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu, mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi ở cơ thể mình như:

Có thể có cảm giác bình thường và không thay đổi gì nhiều so với tuần trước.

Xuất hiện cơn buồn nôn vào sáng sớm hoặc sau khi ăn xong.

Cảm thấy người mệt lã, yếu dần đi, đầu óc quay cuồng và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn.

Căng tức và khó chịu ở vùng bụng, tương tự như cảm giác khi có kinh.

Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Mẹ bầu có thể cảm nhận sự nhạy cảm và nặng nề hơn ở phần ngực.

Tâm sinh lý và cảm xúc cũng thay đổi một cách thất thường khó kiểm soát.

2. Bà bầu bị ra máu tuần thứ 3 có đáng lo ngại không?

Ở những tuần đầu tiên, phôi thai sau khi di chuyển từ buồng trứng đến tử cung sẽ nhanh chóng tìm một vị trí thích hợp để cấy ghép, tức có nghĩa là “bám rễ” vào tử cung để thuận lợi hơn cho quá trình phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu mang thai tuần thứ 3 bị ra máu. Và hiện tượng này được xem là hiện tượng tự nhiên, là chảy máu do cấy ghép.

Lưu ý khi máu có màu nâu, màu đỏ kéo dài, đậm hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, mãn kinh, tiền mãn kinh, rối loạn chảy máu tử cung hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác.

3. Ra máu khi mang thai tuần 3 nguyên nhân vì sao?

Ngoài nguyên nhân chảy máu do cấy ghép thì mang thai tuần thứ 3 bị ra máu cũng xuất phát điểm từ những nguyên nhân chính sau:

Quá trình trứng được thụ tinh: Quá trình này thường kéo dài từ 2-5 ngày và kèm theo chảy máu nhẹ. Đây là dấu hiệu có thai sớm chính xác nhất.

Chảy máu màng: Do nội tiết tố trong cơ thể được đẩy lên mức cao nên khi thụ thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong tróc. Với hiện tượng này thì được xem là bình thường và mẹ sẽ thấy ít máu màu nâu nhạt xuất hiện kèm chất nhầy.

Mang thai ngoài tử cung: Ra máu khi mang thai tuần thứ 3 có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc do động thai, sảy thai. Trường hợp chảy máu kèm đau bụng dưới quằn quại thì nên đến bệnh viện ngay.

Do nhiễm trùng: Nếu vùng âm đạo hoặc cổ tử cung bị nhiễm trùng, mắc các bệnh lây qua đường tình dục thì cũng gây chảy máu nhẹ. Chảy máu trong trường hợp này kèm ngứa vùng kín và đau rát khi đi tiểu.

Tụ máu nhau thai: Hiện tượng này xuất hiện ở những phụ nữ mang thai lớn tuổi, tụ máu nhau thai gây thai chết lưu, sảy thai và đứt nhau thai. Và hiện tượng này rất dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai.

4. Cách khắc phục xử trí ra máu khi mang thai ở bà bầu trong tuần thứ 3

Nếu phát hiện thấy một lượng máu nhỏ xuất hiện ở đáy quần lót, bà bầu cần:

Theo dõi lượng máu qua băng vệ sinh để biết máu chảy nhiều hay ít và có màu sắc bất thường gì hay không.

Nếu nhận thấy có điều gì đó bất thường, thai phụ nên đi khám bác sĩ ngay để phòng tránh nguy cơ sinh non, sảy thai, thai ngoài tử cung,…

Khi thấy chảy máu của dấu hiệu dọa sảy thai, cách tốt nhất là mẹ nên nằm nghỉ hoàn toàn và lưu ý, không nên quan hệ vợ chồng trong trường hợp này.

Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu kèm theo các triệu chứng sau thì nên đi khám ngay càng sớm càng tốt, đó là đau quoặn ở bụng, chảy máu nhiều, kèm sốt cao trên 38 độ C, ớn lạnh, choáng hoặc ngất thì không nên xem nhẹ.

Báo cho người thân biết rõ tình trạng chảy máu kéo dài ở tuần thứ 3 để gia đình có phương án kịp thời hỗ trợ đưa tới bệnh viện.

5. Biện pháp phòng ngừa chứng ra máu ở mẹ bầu hiệu quả nhất

Ngoài ra, để phòng ngừa hiệu quả nhất tình trạng ra máu khi mang thai, các mẹ nên nắm rõ một số điều sau:

Ghi nhớ lịch khám thai và đừng bỏ qua bất kì một kỳ khám thai siêu âm thai định kỳ nào để sớm phát hiện, giải quyết mọi biến chứng thai kỳ bất thường.

Nên thiết lập chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ hợp lý nhằm hạn chế mọi bất thường khi mang thai không mong muốn.

Đừng quên uống vitamin bổ sung đầy đủ cho thai kỳ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Cần hạn chế sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi mang thai tuần thứ 3 bị ra máu nếu không có chỉ định từ bác sĩ bởi có một vài loại thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của phôi thai.

Bảo Yến tổng hợpMẹ – Bé –

Mang Thai Tuần Thứ 7 Bị Ra Máu

Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu là dấu hiệu không nên chủ quan. Mẹ bầu nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho mẹ và bé. Theo các chuyên gia, mang thai tuần thứ 7 bị ra máu có thể do bong nhau thai hoặc có nguy cơ sẩy thai. Hãy cùng gonhub.com giải đáp “tất tần tật” những lưu ý về hiện tượng này nhé.

1. Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu nguy hiểm như thế nào?

Nhiều ý kiến cho rằng những tuần đầu mang thai bị ra máu thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, có hơn 20% phụ nữ mang thai tuần thứ 7 bị ra máu doạ sảy thai do chủ quan. Vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi và đến khám thai định kỳ để có cách giải quyết.

Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu có những ảnh hưởng sau:

Lượng máu chảy ra nhiều khiến mẹ hoang mang, suy sụp tinh thần. Một vài trường hợp máu có màu đỏ sẫm hoặc vón cục khác thường.

Triệu chứng ra máu khiến mẹ dễ mắc các bệnh phụ khoa viêm nhiễm và nấm ngứa.

Đặc biệt, mang thai bị ra máu còn làm tăng nguy cơ động thai, sẩy thai hoặc sinh non, gây hậu quả đáng tiếc cho mẹ và bé.

Ngoài dấu hiệu ra máu, những dấu hiệu sau cũng gây nguy hiểm đến sức khoẻ sinh sản mà mẹ bầu cần quan tâm:

Đau bụng dữ dội, đau quặn thắt phần bụng dưới

Máu âm đạo chảy ra nhiều, có thể kèm theo đau bụng hoặc không.

Chóng mặt, ngất xỉu

Sốt cao và đổ mồ hôi lạnh

Mẹ bầu cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị.

2. Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu và những việc nên làm

Để tránh những rủi ro ngoài ý muốn, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi mang thai như:

Xét nghiệm máu và nước tiểu, đo nồng độ nội tiết tố của thai phụ

Kiểm tra mức độ dãn nở của tử cung

Siêu âm tim thai nhi

Các xét nghiệm trên chỉ là bước cơ bản để bác sĩ tiện theo dõi cũng như chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé.

Ngoài ra, thai phụ có thể áp dụng những biện pháp để phòng tránh và làm giảm sự khó chịu của hiện tượng ra máu khi mang thai ngay tại nhà

2.1 Theo dõi sát sao dấu hiệu xuất huyết

Sử dụng băng vệ sinh để theo dõi lượng máu bị mất và nhận diện tình trạng máu (máu màu hồng, máu đỏ vón cục, máu đỏ sậm,…) để bác sĩ kiểm tra và có chẩn đoán chính xác nhất.

2.2 Không nên quan hệ tình dục

Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục nếu mang thai tuần thứ 7 bị ra máu. Việc xảy ra quan hệ khi mang thai và trong lúc bị ra máu sẽ gây động thai, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

2.3 Không tham gia các hoạt động vui chơi mạnh

Cử động mạnh là điều các mẹ bầu nên hạn chế. Vì vậy, bạn cần tránh tham gia những cuộc vui vận động giải trí tốn nhiều sức. Khi ra đường cần có người thân đi cùng nhằm phòng trường hợp té ngã.

Mẹ nên cẩn thận hơn với việc lên xuống cầu thang, nên mang giày bệt thay cho giày có gót để bước đi them vững vàng.

2.4 Dành thời gian nghỉ ngơi

Tinh thần thoải mái là yếu tố rất quan trọng cho mẹ bầu, đặc biệt là khi mẹ gặp phải tình trạng chảy máu trong những tuần thai đầu.

Mẹ nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, luôn giữ tinh thần ổn định và thư giãn, tránh cáu gắt. Các bố cũng nên quan tâm và chia sẻ để mẹ và bé có được tinh thần tốt nhất nhé.

2.5 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Một số ít trường hợp mẹ mang thai tuần thứ 7 bị ra máu là do ăn những món ăn không phù hợp, dẫn đến hormone thay đổi. Vì vậy việc ăn uống là rất quan trọng.

Các thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung như thịt, cá, trứng, sữa và rau củ. Mẹ cần hạn chế ăn đồ ngọt, béo, nhiều dầu mỡ hoặc uống nước có ga, có cồn.

Mẹ có thể bổ sung thêm vi chất bằng các loại thực phẩm chức năng nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh lạm dụng quá liều khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ. Chia bữa ăn thành nhiều bữa phụ để bé trong bụng mẹ được hấp thu tốt nhất dưỡng chất.

2.6 Massage bụng và cơ thể

Mẹ hãy tham khảo một số động tác massage bụng để xoa dịu sự khó chịu khi bị chảy máu trong quá trình mang thai. Xoa bóp vùng bụng còn là cách giúp mẹ cảm nhận được sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó, một vài bài tập mà mẹ cũng nên áp dụng như xoa bóp bầu vú, kích thích tuyến mạch của vú nhằm lợi sữa cho bé. Xoa bóp lòng bàn chân cũng là một cách hay giúp mẹ bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng và an giấc.

Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu thực sự khiến nhiều mẹ bầu lo âu. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Mặc dù đây là dấu hiệu không nên xem thường nhưng mẹ cũng đừng quá căng thẳng, hãy giữ tinh thần lạc quan và thoải mái để có những biện pháp phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh.

Hạnh Sử tổng hợpMẹ – Bé –

【Tìm Hiểu】Mang Thai 6 Tuần Bị Ra Máu

Nguyên nhân mang thai 6 tuần bị ra máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng mang thai 6 tuần bị ra máu mà mẹ bầu nên biết như:

– Thay đổi nội tiết tố: Có thể đây chỉ là biểu hiện bình thường do sự thay đổi hormone trong cơ thể gây ra. Điều này tùy thuộc vào cơ thể mỗi người và không đáng lo ngại.

– Chảy máu màng: Lớp niêm mạc tử cung rất dễ bong tróc trong thai kỳ, dẫn đến việc chảy máu – đây cũng là dấu hiệu bình thường

– Độ nhảy cảm của tử cung tăng cao: Cũng do sự thay đổi nội tiết tổ khiến lượng máu truyền đến tử cung tăng cao, gây chảy máu sau khoảng thời gian ngắn giao hợp hoặc khi soi cổ tử cung và khám âm đạo sẽ phát hiện ra

– Mang thai ngoài tử cung: Chảy máu cũng là có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sắp sảy thai.

– Nhiễm trùng: Không loại trừ khả năng mang thai 6 tuần bị ra máu là do nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng dễ lây nhiễm qua đường tình dục là: chlamydia, lậu, herpes…

– Sẩy thai: Nếu trong vài tuần đầu mà mẹ bầu thấy chảy máu màu đỏ tươi kèm theo dịch nhầy nâu thì phải liên hệ với bác sĩ ngay vì có thể đó là dấu hiệu của việc bị sẩy thai.

Mẹ nên làm gì khi mang thai 6 tuần bị ra máu?

Như vậy, việc mang thai 6 tuần bị ra máu có thể không đáng lo ngại nhưng vẫn không nên chủ quan. Chị em cần theo dõi lượng máu chảy ra thông qua băng vệ sinh để biết máu chảy nhiều hay ít, màu máu có gì khác thường không…để thông báo những triệu chứng này cho bác sĩ.

– Nếu ngoài việc chảy máu còn kèm theo những triệu chứng bất thường khác như: sốt cao, đau bụng quằn quại… thì càng phải đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý, tránh những hậu quả đáng tiếc như động thai, sảy thai, sinh non,…

– Nếu máu rỉ ra có màu đỏ thẫm có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Trong trường hợp này, mẹ nên nằm nghỉ ngơi và ăn những thức ăn dễ tiêu hóa.

– Mẹ tuyệt đối không nên quan hệ trong thời điểm này. Ngoài ra, việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín là vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh.

– Thông báo cho người thân biết tình trạng chảy máu trong trườn hợp máu ra nhiều, choáng váng để kịp thời đưa tới bệnh viện

Phòng nguy cơ ra máu khi mang thai

Để phòng ngừa nguy cơ mang thai 6 tuần bị ra máu, các mẹ nên:

– Khám thai và siêu âm thai định kỳ để kịp thời phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.

– Đừng quên khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như kiểm soát tình trạng bệnh.

– Tuân thủ chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi hợp lý, nâng cao sức khỏe cho mẹ và đảm bảo cho sự phát triểm của thai nhi.

Khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ được theo dõi và đồng hành sát sao trong suốt thai kỳ và sau khi sinh con, giúp mẹ an tâm. Lịch khám thai của mẹ cũng đã lên chi tiết ở những mốc khám quan trọng. Nếu có gì bất thường hay lo lắng, mẹ cũng hoàn toàn có thể tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ.

Mang thai 6 tuần bị ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng nguy hiểm nên mẹ không nên chủ quan bỏ qua. Khi phát hiện ra những bất thường, tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ ngay để kịp thời xử trí. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.