Mang Thai 34 Tuan Ra Dich Mau Nau / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

#34 Mang Thai Tuần 34

Thai nhi 34 tuần tuổi có chiều dài đo được từ đầu tới gót chân vào khoảng 44 – 45 kg và trọng lượng khoảng 2,1 – 2,3 kg. Vào thời điểm này, thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Thai nhi trông bụ bẫm hơn với các lớp mỡ tích tụ dưới da.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Sọ não của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết, các mảnh sương sọ vẫn rời nhau,.. để bé có thể “lọt” qua tử cung chật hẹp. Nhưng các phần xương khác trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Các nơ ron thần kinh trong não bé rất phát triển, giúp bé hoàn thiện các giác quan của mình. Đặc biệt con ngươi trong mắt bé đã co giãn được, giúp bé nhận ra được các hình thù.

Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 34

Tử cung, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với các chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Ngực của các bà mẹ vẫn đang phát triển và cảm thấy chúng đã rất lớn rồi, núm vú cũng sẽ lớn tương ứng. Những cơn co thắt giả kéo dài trong khoảng 30 giây rất có thể sẽ xuất hiện vào thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi. Mẹ sẽ cảm thấy cứng bụng hoặc giống như bụng bị co chặt lại. Nếu những cơn đau diễn ra thường xuyên và trở nên mạnh mẽ hơn, bạn nên kiểm tra và xin ý kiến của bác sĩ.

Khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ.

GBS là một loại vi khuẩn có thể vô hại đối với người lớn nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể mẹ và truyền sang cho bé trong quá trình sinh thì có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não hay nhiễm trùng máu.

Có đến khoảng 10 – 30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra là công đoạn rất cần thiết và quan trọng. Nếu có GBS, mẹ sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.

“ Khám thai thông thường ( thường kiểm tra cân nặng, huyết áp, nhịp tim của mẹ và các dấu hiệu khác như hiện tượng phù nề, xuống nước,…)

“ Siêu âm thai 4D để xác định ngôi thai, các bất thường ảnh hưởng tới sự phát triển của thai như tràng hoa quấn cổ, tình trạng nước ối, vị trí rau bám, nhịp tim của thai nhi,…

“ Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số nhằm phát hiện các viêm nhiễm về đường tiết niệu, lượng đường, ure,…

“ Ngoài ra, chị em sẽ được tư vấn các vấn đề về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ ở tuần 34 để kịp thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi trào đời khỏe mạnh.

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về sức khỏe cơ thể. Có những thay đổi khiến mẹ bầu hồi hộp, hạnh phúc khi biết con đang lớn lên từng ngày, nhưng cũng không ít hiện tượng làm các mẹ lo lắng, bất an, một trong số đó là những cơn gò cứng bụng.

Những cơn gò này xuất hiện nhiều từ cuối tam cá nguyệt thứ hai và đến hết tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, nhiều thai phụ cho biết họ cảm thấy bụng bị căng cứng từ trước cả khoảng thời gian này.

Đa số các cơn gò này được gọi là cơn gò sinh lý Braxton – hicks (cơn đau chuyển dạ giả) là biểu hiện bình thường khi mang thai.

Thông thường cơn gò xuất phát từ góc phải tử cung và lan dần khắp tử cung khiến chị em cảm thấy bụng gò nhẹ vài lần trong ngày. Các cơn gò này tần suất xuất hiện không đều (diễn ra trong 30 – 60 giây), không có nhịp rõ ràng, không gây đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Nhiều mẹ bầu không phân biệt được thai máy và thai gò. Thực chất, thai máy là khi bé xoay người, đạo trường người trong bụng mẹ, đôi khi làm bụng mẹ lệch hẳn về một bên thì chỉ là dấu hiệu vận động của thai nhi.

Ngược lại nếu mẹ bầu có cảm giác bụng bị nhồi lên nhồi xuống nhiều lần trong ngày, cứng căng và đau nghĩa là thai gò quá nhiều và đây là dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.

Nhiều khi cơn gò tử cung không phải tự dưng xuất hiện mà do mẹ bầu thiếu hiểu biết gây ra những tác động bên ngoài. Chị em cần biết rằng sự kích thích ở vùng bụng hoặc đầu núm ti có thể khiến tử cung co thắt mạnh và gây ra hiện tượng sinh non.

Do vậy khi thấy thai 34 tuần gò nhiều, mẹ bầu cần đặc biệt thận trọng khi xoa bụng hoặc vê núm vú (việc này có thể gặp khi chị em bôi kem dưỡng da lên bụng bầu, vệ sinh núm vú khi tắm rửa hoặc người chồng vô tình kích thích khi quan hệ tình dục,…)

Sang tuần thai thứ 34, bé đã có hệ thống miễn dịch riêng nên dù có sinh non, bé vẫn có khả năng sống sót cao. Theo một thống kê đã kết luận rằng, trẻ sinh non 34 tuần có tỷ lệ sống là 99 % và hoàn toàn có thể phát triển ổn định như một đứa trẻ sinh đủ tháng.

Mặc dù vậy, vì những tuần cuối là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của não bộ nên có thể bé sẽ gặp một vài vấn đề nhỏ về trí não. Đó không phải là những khuyết tật thần kinh nghiêm trọng nhưng có khả năng ảnh hưởng tới việc học tập sau này cả bé. Những vấn đề này hoàn toàn có thể biến mất nếu mẹ dự phòng và điều trị tốt sau khi trẻ được sinh ra.

Ở giai đoạn này, khi mang thai đến tuần thứ 34, mẹ có thể tự do ăn những gì mình thích bởi đây là thời điểm mẹ cần bồi bổ sức khỏe để chuẩn bị cho giai đoạn nước rút. Đồng thời tuần thứ 34 cũng là thời điểm mà thai nhi tăng tốc phát triển để đáp ứng về trọng lượng, thể chất cho nên chế đọ dinh dưỡng thời kỳ này rất quan trọng. Các mẹ bầu cần lưu ý để bổ sung kịp thời.

Hãy ưu tiên chọn những món ăn giàu đạm, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B và C như khoai tây nướng, súp lơ và các loại hạt.

Mẹ có thể dự trữ một ít đồ ăn vặt trong tủ lạnh, khi nào cảm thấy đói thì chỉ cần hâm nóng chúng lên là có thể ăn ngay. Ngoài ra, mẹ mang thai tuần 34 nên bổ sung sữa chua, nước hoa quả ít đường như nước cam, nước ép cà rốt, cà chua, nước nho, nước ép bắp cải, để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Những loại thực phẩm giàu chất xơ vẫn không hề giảm bớt tầm quan trọng khi mẹ mang thai tuần 34 đâu. Một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp mẹ hạn chế được tối đa các triệu chứng khó chịu do ợ nóng, táo bón, hạ huyết áp, giãn tĩnh mạch gây ra suốt giai đoạn cuối này của thai kỳ.

Thời gian này, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại dưỡng chất và vitamin như sắt, canxi, vitamin A,B, C, D, E… giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho ngày trọng đại sắp tới.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Bài viết sau : Thai 35 tuần

Nhật Ký Mang Thai Tuần 34

Khoảng tuần thai này, bạn có thể lại bị mệt mỏi, mặc dù không đến mức như tam cá nguyệt đầu tiên. Mệt mỏi là hoàn toàn dễ hiểu với những căng thẳng về thể chất mà bạn đang phải chịu đựng, những đêm mất ngủ vì phải thức dậy đi tiểu thường xuyên và trở mình liên tục để tìm tư thế thoải mái.

Bây giờ là lúc bạn nên tiết kiệm năng lượng để dành sức cho ngày chuyển dạ (và cả sau đó nữa). Nếu bạn đã ngồi hoặc nằm lâu, đừng bật dậy quá nhanh. Máu có thể dồn xuống chân của bạn, gây giảm huyết áp tạm thời khiến bạn cảm thấy chóng mặt.

Nếu bạn nhận thấy những lằn hay vết đỏ ngứa ngáy trên bụng, ở cả đùi và mông nữa, thì có thể bạn đang bị một tình trạng được gọi là sẩn ngứa mề đay và nốt sần thai kỳ (gọi tắt là PUPPP).

Có khoảng 1% phụ nữ mang thai mắc phải PUPPP, tuy vô hại nhưng nó khiến bạn khá khó chịu. Hãy hỏi bác sĩ để chắc chắn rằng không có vấn đề gì nghiêm trọng hơn và được điều trị để cảm thấy dễ chiu hơn, hoặc được giới thiệu đến một bác sĩ da liễu nếu cần thiết. Ngoài ra hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy dữ dội trên khắp người, ngay cả khi bạn không bị phát ban. Đó có thể báo hiệu một vấn đề về gan.

3 câu hỏi về sinh mổ Khả năng sinh mổ của tôi là bao nhiêu?

Ngày nay, có khoảng 30% phụ nữ mang thai ở Mỹ sinh mổ. Trong một số trường hợp, việc phẫu thuật này đã được dự kiến ​​trước. Trong những trường hợp khác, sinh mổ được thực hiện khi có biến chứng không lường trước được.

Tại sao tôi có thể cần sinh mổ?

Bạn có thể cần sinh mổ ngoài ý muốn vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cổ tử cung ngừng giãn nở, em bé của bạn không tiếp tục tụt xuống đường sinh, hoặc nhịp tim của bé khiến các bác sĩ lo lắng. Việc sinh mổ có thể được đề nghị nếu:

Bạn đã từng sinh mổ trước đó với một vết rạch dọc tử cung “cổ điển” hoặc từng sinh mổ nhiều hơn một lần. (Nếu bạn mới chỉ sinh mổ một lần với vết rạch ngang, bạn vẫn có thể sinh thường cho bé thứ hai).

Bạn đã từng có một số phẫu thuật xâm lấn tử cung khác, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.

Bạn mang thai đôi trở lên. (Một số cặp song sinh có thể được sinh thường, nhưng tất cả các trường hợp mang thai nhiều hơn đều phải sinh mổ).

Thai nhi quá lớn không thể sinh thường.

Em bé ở ngôi mông (mông ra trước) hoặc nằm ngang. (Trong một số trường hợp, chẳng hạn như trong một ca mang thai đôi, trong đó em bé đầu tiên quay đầu xuống nhưng em bé thứ hai thì quay ngược lại, thì em bé ở vị trí ngược này có thể được sinh thường).

Bạn bị nhau tiền đạo (nhau thai bám rất thấp trong tử cung, có thể trùm lên cổ tử cung).

Em bé bị bệnh hoặc bị dị tật có thể nguy hiểm nếu sinh thường.

Bạn dương tính với HIV, và các xét nghiệm máu ở cuối thai kỳ cho thấy bạn có lượng virus cao.

Tôi nên mong đợi gì trong một ca sinh mổ?

Thông thường, chồng bạn có thể ở bên cạnh bạn trong quá trình phẫu thuật. Nếu bạn chưa được nối ống truyền tĩnh mạch thì các bác sĩ sẽ nối cho bạn, và cả một ống thông đường tiểu để thoát nước tiểu trong suốt quá trình phẫu thuật, bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống, việc này chỉ gây tê ở phần thân dưới nên bạn vẫn hoàn toàn tỉnh táo và nhận biết được. Một tấm màn sẽ được dựng lên để ngăn cho bạn không phải quan sát quá trình thực hiện. Khi bác sĩ chạm tới tử cung và rạch đường mổ cuối cùng, bác sĩ sẽ dễ dàng lấy em bé ra, đưa đến gần mẹ để mẹ có thể nhìn thấy bé trước khi chuyển cho bác sĩ nhi khoa hoặc y tá chăm sóc. Trong khi các y tá kiểm tra cho bé, bác sĩ sẽ lấy nhau thai và khâu vết mổ lại cho bạn. Khi em bé đã được kiểm tra, y tá sẽ đưa em bé cho chồng bạn, anh ấy có thể đặt bé bên cạnh bạn để bạn có thể ôm và hôn bé trong khi đang được khâu lại. Việc khâu lại sẽ mất nhiều thời gian hơn so với khi mổ. Quá trình này của ca phẫu thuật thường mất khoảng 30 phút. Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ được nằm trong phòng hồi sức, nơi bạn có thể ôm con và cho bé bú nếu muốn.

Chăm sóc em bé mới sinh

Đưa đón đứa con lớn đi học hay tham gia các hoạt động sau giờ học

Cho vật nuôi ăn, tưới cây, nhận thư từ

Phụ trách thay công việc của bạn ở cơ quan hay bất kỳ nhiệm vụ nào khác

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 34

Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi. Hoặc là bạn có thể cảm thấy ước gì mình đã mang thai được 40 tuần rồi, và chỉ muốn mấy tuần cuối cùng này biến quách đi.

Thời kỳ “làm tổ”

Đừng ngạc nhiên nếu một buổi sáng bạn thức dậy và cảm thấy như vừa bỏ được tấm màn che mắt mình. Bụi bẩn khắp mọi nơi và bạn không hiểu vì sao trước đây mình lại không nhận ra như thế. Chào mừng bạn đến với thời kì “làm tổ”. Nếu bạn từng cảm thấy rất thì giờ đây bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tràn đầy năng lượng. Bạn muốn sắp xếp và phân loại lại tất cả mọi thứ, dỡ cái đống thùng hộp kia và lôi các thứ ra ngoài. Sau khi bé chào đời, bạn sẽ rất vui vì mình đã kịp dọn dẹp đồ đạc. Trong vài tuần đầu sau khi sinh bạn sẽ thấy mình không thể dành chút thời gian nào cho việc nhà. Cần nhớ rằng một số bà bầu sẽ hơi trái tính và đặt rất nhiều áp lực lên bản thân họ và người bạn đời. Hãy cố gắng tập trung vào chỉ một việc tại một thời điểm và hoàn thành nó trước khi chuyển sang việc tiếp theo. Nếu gia đình và bạn bè ngỏ lời giúp đỡ thì đừng từ chối. Đây sẽ là thời gian của những mối quan hệ thực sự, và các bạn sẽ cùng nhau khiến cho việc chuẩn bị cho sự ra đời của bé càng thêm phần hào hứng.

Có thể giải thích theo cơ sở sinh học cho việc những bà mẹ ở cuối thai kỳ cảm thấy họ cần phải sắp xếp lại “ổ” của mình. Bản năng tự nhiên của người mẹ là như vậy.

Sinh lý của bạn thay đổi ra sao khi thai nhi 34 tuần?

Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì mang thai tuần 34. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vài lần một đêm đi bạn nhé. Tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi bạn mang thai được 34 tuần thì bạn sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối.

Từ giờ cho đến khi sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Những thay đổi tâm lý nào mà bạn sẽ gặp ở tuần 34?

Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.

Nếu bạn đã có con, thì có khi bạn lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Bạn vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp, và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Khi có một thời hạn cụ thể thì chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà chúng ta có thể làm. Nhưng nhớ một điều rằng, bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy phân công mấy việc vặt cho mấy đứa lớn nhà bạn, và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể, thế nên hãy thử làm một danh sách những việc mà cả hai bạn sẽ cùng làm trong những tuần cuối này.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển như thế nào và nặng bao nhiêu?

Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm khi thai nhi 34 tuần. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời vào giai đoạn thai nhi tuần 34. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

Mẹ mang thai tuần 34 nên làm gì?

Đừng quên đánh răng đấy! Viêm lợi có thể gây ra sinh non, thế nên việc đánh răng ít nhất hai lần một ngày, xỉa răng bằng chỉ nha khoa, và khám răng thường xuyên là rất quan trọng. Nếu suốt thai kỳ bạn vẫn chưa đi nha sỹ lần nào, thì hãy đặt hẹn ngay. Vi khuẩn gây sâu răng lây rất nhanh, và người mẹ sẽ dễ dàng truyền vi khuẩn đường miệng sang con thông qua nước bọt và hơi thở khi miệng em bé đang bị khô.

Bạn cần phải nghỉ trưa, nhưng chớ nên ngủ nhiều hơn một tiếng. Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ra chứng mất ngủ về đêm, vậy nên hãy cẩn thận với lượng thời gian bạn ngủ trưa cho dù bạn có mệt đến đâu.

Hãy tham khảo trangwww.sidsandkids.org để có những thông tin hay, chuẩn xác, có cơ sở về việc chuẩn bị cũi em bé. Hãy làm theo hướng dẫn của họ về việc cho em bé ngủ một cách an toàn, và làm tất cả mọi thứ để giảm thiểu nguy cơ của chứng SUDI (Đột tử không thể giải thích ở trẻ nhỏ). Chuẩn bị sẵn đầy đủ thông tin luôn luôn rất quan trọng.

Xem tiếp mang thai tuần thứ 35

Xem thêm thông tin tại Mang thai và Danh mục thai kỳ theo tuần

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần

Sang tuần thai 34, em bé của bạn đã nặng khoảng 2,1 kg và cao khoảng 45cm. Lớp lông tơ mềm bảo vệ làn da của bé rất hiệu quả trong nhiều tháng trước giờ gần như biến mất. Làn da của bé cũng bớt đỏ và ít nhăn nheo hơn; bé trông bụ bẫm hơn nhờ các mô mỡ.

Bé đã quay đầu và di chuyển xuống phía xương chậu chuẩn bị thuận lợi cho quá trình sắp sinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thai 34 tuần ngôi ngược; không quay đầu thì mẹ cần thăm khám nghe tư vấn của bác sĩ.

Các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ hô hấp…đều đã hoàn thiện và tiếp tục hoạt động hết công suất để đảm bảo cho trẻ có thể thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Tinh hoàn đã được hình thành ở ổ bụng và đang trong giai đoạn di chuyển đến bìu. Trong khoảng 3 – 4% bé trai, quá trình di chuyển tinh hoàn đến bìu diễn ra lâu hơn.

Bé sẽ không ngừng trôi tuột đầu về vị trí xương chậu của mẹ và sẵn sàng cho tư thế thoát ra ngoài. Thai 34 tuần gò nhiều và các hoạt động chân tay của bé dần bị hạn chế do không gian trong bụng mẹ đã quá chật chội.

2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai nhi 34 tuần

Bụng bạn ngày một to lên. Cân nặng ngày càng tăng khiến mẹ trở nên nặng nề, khó chịu, đau lưng.

Mẹ có thể thấy bụng mình xuống thấp và nghiêng hơn về phía trước . Hiện tượng sa bụng có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng mang thai ở phần trên cơ thể, như là hụt hơi, ợ nóng. Tuy nhiên ngược lại mẹ có thể cảm thấy tăng áp lực ở vùng chậu, hông và bàng quang. Việc này có thể gây khó chịu như việc đi tiểu són hoặc tiểu thường xuyên hơn.

Hiện tượng xuống máu chân khi mang thai sẽ xuất hiện từ tuần 34 – tuần 37. Hãy ngâm chân bằng nước muối ấm, ngủ gác cao chân, ăn nhạt giảm muối và khám thai định kỳ để tầm soát tiền sản giật.

Các cơn gò tử cung có thể xuất hiện vào lúc này hoặc những tuần sau đó. Đôi khi mẹ sẽ thấy bụng dưới của mình nhói lên một chút rồi lại thôi. Đây là những biểu hiện thường gặp của các mẹ khi ngày sinh gần kề.

3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai 34 tuần

Mẹ có thể căn cứ vào lần siêu âm gần nhất và so sánh với bảng cân nặng chuẩn thai nhi để biết bé yêu đã đủ cân, thừa hay thiếu cân để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Hãy chọn những món giàu đạm, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B và C… Ăn nhạt, không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

4. Bố mẹ nên làm gì khi thai nhi 34 tuần tuổi.

Siêu âm, khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

Bố mẹ nên cùng nhau luyện tập một số bài thể dục nhẹ nhàng hoặc đến các lớp học tiền sản để chia sẻ những kiến thức sinh đẻ hoặc nuôi dưỡng con nhỏ.

Tình trạng táo bón khi mang thai có thể sẽ khiến mẹ bị trĩ sau sinh. Vì vậy mẹ cần uống thật nhiều nước và bổ sung nhiều rau xanh cho cơ thể để hạn chế trường hợp này xảy ra.

Mẹ nên đi bộ nhanh, lớp yoga; bơi hoặc chạy bộ sẽ làm tăng lưu lượng máu và tăng cường endorphin. Hoạt động thể chất cũng giúp phụ nữ mang thai ngủ ngon hơn. Điều này cũng sẽ giúp chống lại sự mệt mỏi vào ban ngày.