Mang Thai 35 Tuần Tuổi / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai : Chăm Sóc Thai Nhi 35 Tuần Tuổi

by Nguyễn Phương182 Views

Sự thay đổi trên cơ thể mẹ tuần thứ 35

Đến tuần thứ 35, chiều cao của tử cung trung bình là khoảng 15cm, bạn đã tăng khoảng 10-13 kg, tùy vào mỗi bà bầu.

Tốc độ tăng cân của bạn sẽ chậm hơn hoặc thậm chí bạn sẽ không tăng cân vào những tuần cuối cùng của thai kì.

Thai nhi sẽ tiếp tục chui vào xuống vùng xương chậu của mẹ, từ đó giảm áp lực lên cơ hoành, bạn sẽ bớt cảm thấy khó thở; tuy nhiên nó cũng sẽ càng gây áp lực lên bàng quang hơn.

Điều này dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên hơn, một số là tồi tệ nhưng một số thì không quá nghiêm trọng.

Bạn vẫn có nguy cơ bị mất nước, điều này gây hại rất lớn cho cả bạn và em bé; vì thế bạn vẫn phải uống nước thường xuyên.

Các cơn co thắt Braxton Hicks sẽ tiếp tục xảy ra nhiều hơn, điều này là tốt để chuẩn bị cho bạn khi đến thời điểm sinh.

Bạn dễ bị các bệnh viêm phụ khoa vào thời kì mang thai, ví dụ như nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm B ở âm đạo. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể lây nhiễm sang em bé khi sinh.

Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi

Em bé của bạn lúc này dài khoảng 43-46 cm, nặng từ 2,5- 2,8 kg. Phần lớn sự tăng trưởng của em bé sẽ hoàn tất gần như đầy đủ vào tuần thứ 35.

Thai nhi thực sự chú ý và hứng thú với những âm thanh, tiếng động bên ngoài bụng mẹ.

Vì không gian đang càng chật chội nên em bé sẽ ít di chuyển hơn.

97% thai nhi ở tuần thứ 35 đều đã gắn đầu mình ở vị trí về phía cổ tử cung, gần âm đạo. Phần còn lại ở tư thế sinh ngược, tức là mông hoặc chân đi ra trước trong quá trình sinh.

Thận và gan phát triển đầy đủ, sẽ xử lý các chất thải, chất độc hại ra bên ngoài cơ thể.

Lời khuyên dành cho bạn vào tuần 35

Đếm số lần chuyển động của bé sẽ giúp bạn kiểm tra dễ dàng tình trạng sức khỏe của thai nhi. Khoảng 10 lần chuyển động hoặc 10 cú đá trong tối thiểu 2 giờ là khá ổn định, bình thường.

Nếu số lần chuyển động hoặc các cú đá/ đạp ít hơn thì bạn nên liên lạc với bác sĩ sớm.

Nên trò chuyện với em bé bất cứ lúc nào bạn có thể.

Hãy đảm bảo rằng cho đến tuần thứ 35, bạn đã chuẩn bị đầy đủ phòng ngủ, quần áo, tã lót, bỉm, sữa,….để chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà.

Tiếp tục có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh. Tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như rượu, cà phê, đồ ăn nhanh, bia,….

Nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, đó là điều bạn phải luôn đặt lên hàng đầu khi mang thai, ngang với chế độ ăn uống.

Mặc dù thời điểm hạ sinh đã được dự đoán khá chính xác song vẫn có những tình huống bất ngờ xảy ra. Hãy chuẩn bị các vật dụng cần thiết và tinh thần sẵn sàng cho mọi tình huống.

Mang Thai Sau Tuổi 35

Bước vào tuổi 35, chất lượng trứng của người phụ nữ có xu hướng suy giảm cùng với các khiếm khuyết di truyền cao hơn, làm giảm khả năng thụ thai. Theo Hiệp hội y học sinh sản ở Mỹ cho biết, nếu khả năng thụ thai của phụ nữ lứa tuổi 30 có 20% cơ hội mang thai trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thì bước vào tuổi 40, khả năng thụ thai của các chị em sẽ bị giảm đi 5% trên mỗi chu kỳ.

Ngoài suy giảm về sức khoẻ sinh sản, phụ nữ sau tuổi 35 cũng dễ bị stress do công việc và cuộc sống hơn, đời sống tinh thần khó có thể vui vẻ và thoải mái như tuổi đôi mới, chính những áp lực này cũng làm giảm khả năng thụ thai.

Mang thai sau tuổi 35, một số điểm cần phải biết

Giảm khả năng thụ thai, chất lượng trứng suy giảm và có nhiều khiếm khuyết về gen, phụ nữ mang thai sau 35 tuổi có tần suất thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh cao như: hội chứng down, khuyết tật tim bẩm sinh, bệnh hô hấp, tắc nghẽn đường tiêu hoá sớm, ung thư máu…gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai.

Không chỉ gây ra nhiều khuyết tật cho thai nhi, những chị em phụ nữ mang thai sau tuổi 35 còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khi mang thai và sinh nở như: sẩy thai, sinh non, tiền sản giật, thai lưu, đẻ khó, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, nhau tiền đạo, nhau bong non… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Theo thống kê có gần 15% phụ nữ bị sẩy thai dưới 35 tuổi, tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 20% ở độ tuổi 35-37, tiếp tục tăng lên 25% ở độ tuổi 38-40 và khi ở độ tuổi 40 khả năng bị sẩy thai của các chị em là rất cao với khoảng 40%. Bên cạnh đó, thời gian chuyển dạ của những thai phụ trên 35 tuổi có thể kéo dài hơn 20 giờ và gây chảy máu quá mức trong quá trình sinh con, vì thế các chị em phải tốn khá nhiều thời gian cho việc hồi phục sau khi sinh.

Những điểm cần lưu ý khi mang thai sau tuổi 35

Cần kiểm tra huyết áp và cholesterol để đánh giá tình trạng sức khoẻ nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng, kiểm tra nội tiết tố để biết chất lượng trứng và kiểm tra tính di truyền để phòng tránh các khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.

Riêng đối với các cặp vợ chồng đang bị bệnh mãn tính hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh, trước khi mang thai cần xin ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, phòng tránh những khuyết tật cho trẻ do một số thành phần có trong thuốc gây nên.

Chủ động bổ sung dinh dưỡng giàu axit folic và vitamin C để tăng cường khả năng thụ thai.

Nhìn chung, việc mang thai sau tuổi 35 là một lựa chọn thật sự không tốt cho đa số các chị em, có thể làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ mắc các biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở, trẻ sinh ra dễ bị các khuyết tật bẩm sinh. Do đó, các bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng để sắp xếp kế hoạch mang thai, sinh nở trong độ tuổi hợp lý, để đảm bảo sự an toàn và khoẻ mạnh cho mẹ và bé.

chúng tôi

Thai Nhi 35 Tuần Tuổi Phát Triển Như Thế Nào

Thai nhi 35 tuan tuoi là thời gian bạn sắp sinh tiến đến rất gần ngày hạnh phúc đó rồi. Chỉ có bốn tuần nữa em bé sẽ sinh ra đời, và em bé vẫn đang dần hoàn thiện mình để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Giờ thì nếu có bị sinh non thì cũng gần như không còn vấn đề gì nguy hiểm với em bé nữa rồi.

Có thể những tuần cuối này bạn sẽ không hề cảm thấy dễ chịu, nhưng bạn vẫn có chút gì đó thất vọng vì mình sắp không còn mang thai nữa. Bạn đã quen có em bé luôn ở bên trong mình, cảm nhận được từng cử động dù nhỏ nhất của bé, và có một mối dây liên hệ vô cùng thân thiết và đặc biệt với bé. Các bà mẹ mang thai có thể lo lắng rằng nhỡ đâu họ không thích con mình lắm sau khi bé ra đời, hoặc có thể không thực sự gần gũi bé được. Những nỗi sợ này cũng là thường tình, và dù không phải bà mẹ nào cũng nói về chuyện này thì việc có những hoài nghi như vậy cũng là bình thường. Hãy nhắc mình nhớ rằng, em bé luôn rất giỏi trong việc khiến ba mẹ mê tít mình, và hai bạn và bé sẽ là một bộ ba trời sinh.

Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời gian này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng bình thường, bạn đừng quá để ý trừ phi bạn ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường hoặc nó khiến bạn rất khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.

Từ tuần này trở đi, thi thoảng bạn sẽ có một cảm giác thình lình như điện giật ở bàng quang của bạn. Bạn sẽ bị giật mình, và cảm tưởng như mình sắp són ra tới nơi. Chừng nào bạn không có các triệu chứng khác thể hiện có thể bị viêm nhiễm đường tiểu, thì bạn không nên lo lắng. Bởi nếu đây là con đầu lòng của bạn, em bé có thể đang chúi vào xương chậu của bạn và cái đầu bé xương xẩu kia ở cách cái bàng quang nhạy cảm của bạn không mấy xa đâu. Bạn có thể thay đổi tư thế một chút để cảm thấy khá hơn, nhưng dù sao thì đó cũng chỉ là vì dạ con của bạn đang trở nên quá chật chội mà thôi.

Thay đổi tâm lý trong tuần thai 35

Cả hai bạn đều đang rất phấn khích. Đầu óc bạn sẽ thường xuyên mơ mộng, tưởng tượng em bé trông sẽ như thế nào, bạn sẽ bế bé ra sao, và tự hỏi bé sẽ bước vào cuộc đời mình như thế nào đây. Có thể bạn sẽ lo lắng và sợ hãi, không biết mọi chuyện có ổn với em bé không, mình sẽ phải sống ra sao nếu bé xảy ra chuyện gì.

Bạn có thể cũng sẽ lo lắng không biết mình sẽ sinh nở như thế nào. Khi sợ hãi những điều không lường trước được, chúng ta có xu hướng cứ nghĩ đến tình huống tồi tệ nhất, và tưởng tượng ra hệ quả thảm thiết nhất. Đa phần các bà bầu sẽ tìm đến những nguồn an ủi của mình, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Giữ khư khư nỗi sợ hãi trong lòng chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn, vậy nên bạn hãy tìm ai đó để giãi bày.

Nếu bạn đã đặt ngày sinh với bệnh viện, hãy đánh dấu trong nhật ký hoặc lịch của bạn. Hãy dành vài ngày tịnh tâm trước khi vào cuộc để bạn có thể ung dung tiến đến sát ngày quan trọng này. Những ngày cuối cùng của thai kỳ là một trò chơi chờ đợi, và ngay cả khi kiên nhẫn không phải là đức tính của bạn, thì bạn cũng hãy cứ bình tĩnh. Ung dung tự tại, để mọi việc thuận theo tự nhiên sẽ tiết kiệm được cho bạn những cơn nóng giận, lo lắng vốn không tốt cho bạn chút nào.

Những thay đổi của thai nhi tuần 35

Tuần này em bé sẽ lên cân đáng kể đấy, khoảng chừng 500gr. Nếu bạn thấy đói, thì hãy cứ chiều theo cơ thể mình và cứ ăn. Năng lượng từ thức ăn bạn ăn vào sẽ được truyền thẳng đến cho em bé, giúp em bé dự trữ chất béo và đầy đặn ra.

Em bé giờ không còn nhiều không gian để xoay trở trong bụng mẹ nữa, nhưng vẫn có thể tìm cho mình vài tư thế dễ chịu. Bạn có thể cảm nhận thấy bé tỏ thái độ phản đối mỗi khi thấy chật chội quá. Một cú hích vào xương sườn hay xương chậu thường là một lời nhắc nhở rằng mẹ phải đứng lên, di chuyển một chút, hoặc thậm chí là lắc hông vài cái.

Lớp lông tơ mềm mại vốn đang phủ quanh cơ thể bé giờ sẽ lại thụt vào trong. Phần lớn sẽ chui lại vào trong ruột bé, trộn lẫn vào trong đám chất thải và sẽ được trút ra ngoài qua lần đi đại tiện đầu đời của bé sau khi ra khỏi cơ thể mẹ. Lớp màng mỡ Vernix Caseosa màu trắng bọc quanh da bé giờ đây cũng sẽ rút vào trong.

Lời khuyên cho bạn khi mang thai tuần 35

Hãy chụp ảnh lưu lại kỷ niệm của những tuần cuối thai kỳ này để sắp xếp tất cả theo trình tự thời gian. Bạn rồi sẽ nhìn lại những bức ảnh này, và tự hỏi da mình còn có thể kéo căng đến mức nào. Hãy đo vòng bụng bằng một cái thước dây và đo đường kính đi ngang qua rốn của bạn. Hãy xem xem vòng bụng đã lớn nhanh như thế nào chỉ trong vòng vài tuần. Hãy ghi chép đánh dấu trong lịch của bạn và theo dõi sự tăng trưởng của bụng bầu.

Hãy siêng năng đọc tài liệu về việc sinh con để có một cuộc sinh nở chủ động và suôn sẻ. Những bậc cha mẹ đã có chuẩn bị về kiến thức sinh con thường sẽ thấy mình trở thành một phần trong cuộc sinh nở đó, chứ không giống như người ngoài cuộc, chỉ biết đứng nhìn. Nếu bạn dự định sinh ở nhà, hãy nói cho hộ sinh biết bạn đang cần những gì. Hãy lập một danh sách những số điện thoại cần gọi khi khẩn cấp, và đặt ngay cạnh điện thoại của mình là tiện nhất.

Hãy gói ghém sẵn túi đồ đạc gồm những vật dụng thiết yếu để bạn đi sinh ở bệnh viện. Hãy nhớ các thứ sau: những vật dụng để tắm rửa và vệ sinh cá nhân, áo quần cho bạn và cho em bé, tã lót, thuốc men, thẻ bảo hiểm, chi tiết về gói bảo hiểm y tế, danh sách các số điện thoại của gia đình, bạn bè thân thiết; và quan trọng hơn cả: chiếc gối của bạn. Hãy nhớ là bạn không cần soạn đồ như thể bạn đang chuẩn bị leo lên tàu viễn dương thám hiểm biển Ca-ri-bê. Và nếu bạn có quên thứ gì thì bố em bé vẫn có thể mang vào bệnh viện cho bạn cơ mà.

Thai Nhi 35 Tuần Tuổi Nặng Bao Nhiêu Kg Là Bình Thường?

GonHub ” Mẹ – Bé ” Thai nhi 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu Kg là bình thường?

Ở tuần thai thứ 35, bé yêu của bạn đã dài khoảng 46,2 cm và nặng khoảng 2,2kg. Đừng lo lắng nếu bé nặng hơn hoặc nhẹ hơn mức này, bởi chỉ số này có thể bị xê dịch dựa vào những yếu tố khách quan khác. Nhưng nhìn chung, em bé nặng trong khoảng 2,2 – 2,7 kg là ổn rồi đấy mẹ ạ. Bé vẫn còn đang tiếp tục tăng cân và mỗi tuần tăng thêm khoảng gần 30g mỗi ngày. Do chiều dài và cân nặng của bé đã vừa vặn trong tử cung nên bé không còn nhiều chỗ trống để nhào lộn nữa nhưng số lần bé đạp vẫn khá nhiều mà mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được.

1 Thai nhi 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu Kg là bình thường?

1.1 Mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần 35?

1.2 Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần thứ 35

Thai nhi 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu Kg là bình thường?

Thai nhi 35 tuần tuổi đã đi gần hết chặng đường của mình. Chưa đầy một tháng nữa, bé đã có thể gặp mặt mẹ rồi. Cân nặng của bé càng về gần cuối thai kỳ càng quan trọng bởi nó quyết định đến cân nặng khi bé sinh ra. Vậy thai 35 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ bầu nên làm gì trong tuần này để đảm bảo cho bé phát triển tốt?

Nếu mẹ chưa từng trò chuyện với bé trong thai kỳ thì đây là thời điểm rất thích hợp bởi khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Vào cuối tuần này và đầu tuần 36 bé đã được xem là đủ ngày đủ tháng nên mẹ không cần lo lắng về nguy cơ sinh non. Bởi 99% trẻ sinh ra từ tuần thứ 35 trở đi đều khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì lớn do phổi bé đã phát triển đầy đủ và đã sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì nước ối.

Mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần 35?

Tuần 35, mẹ đã tăng tổng cộng khoảng 9 – 13 kg (tính từ đầu thai kỳ). Việc tăng cân bao nhiêu, có tăng cân hay không phụ thuộc vào kích cỡ cơ thể trước khi mang thai, kích cỡ của em bé và tất nhiên là lượng thức ăn mẹ nạp vào trong thai kỳ.

Khoảng cách từ rốn đến đỉnh tử cung của bạn lúc này khoảng 15cm, từ đỉnh tử cung đến khớp dính là 35cm. Bé đã xuống khá thấp gây áp lực lên các dây thần kinh nên khiến mẹ hay bị đau râm ran và tê vùng xương chậu. Lúc này, chị em nên thư giãn, nghỉ ngơi và đừng quá hoang mang vì cảm giác này sẽ giảm dần khi bé chào đời. Cũng do bé đã đi sâu xuống dưới khung xương chậu nên sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần thứ 35

– Dinh dưỡng căn bản của mẹ bầu trong tuần thai này vẫn là ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magie, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten… Dinh dưỡng khi mang thai tuần 35 bà bầu vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho những quá trình hoàn thiện của thai nhi

– Mẹ cũng cần lưu ý rằng trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 5 – 6 kg để đảm bảo đủ chất cho sự phát triển cũng như mức tăng cân của bé. Nhưng mẹ cũng cần hết sức chú ý trong việc “nạp” thức ăn cho cơ thể tránh các nguy cơ tiểu đường thai kỳ, phù nề hoặc tăng cân quá mức khi mang thai.

– Mỗi ngày, mẹ phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.2000 – 2500kcal, tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất, mẹ đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển não bộ cho thai nhi.

– Mẹ không nên ăn quá no và nên ăn bất cứ khi nào thấy đói để hạn chế tình trạng đầy bụng khó chịu.

– Mẹ cũng cần hạn chế các loại thức ăn nguội, đông lạnh. Những loại thực phẩm này khiến mẹ và bé tăng nguy cơ mắc một số bệnh lây lan. Mang thai 3 tháng cuối,

Bà bầu nên làm gì khi mang thai tuần 35?

Giờ bé đã chiếm rất nhiều chỗ khiến mẹ có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống thông thường. Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa sẽ giúp ích hơn cho mẹ vào thời điểm này. Mặt khác, mẹ có thể bị ợ nóng ít hơn và dễ thở hơn khi bé bắt đầu lọt xuống vùng chậu. Quá trình này gọi là sa bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu đây là bé đầu lòng. Nếu mẹ đã từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.

Nếu bé đã lọt xuống, có thể mẹ sẽ thấy áp lực tăng lên ở vùng bụng dưới của mình, khiến việc đi lại thêm nặng nề, phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu bé ở vị trí rất thấp, mẹ có thể cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và khá khó chịu. Một số phụ nữ có cảm giác như họ đang phải mang một quả bóng bowling giữa hai chân mình vậy!

Mẹ cũng có thể nhận thấy những cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn. Cần báo với bác sĩ về những dấu hiệu chuyển dạ của mình. Như một quy luật chung, nếu mẹ mang thai đủ tháng, thai không có biến chứng và ối vẫn chưa vỡ, bác sĩ có thể sẽ bảo mẹ chờ cho tới khi có những cơn co thắt kéo dài khoảng 1 phút mỗi cơn, diễn ra mỗi đợt 5 phút trong vòng 1 giờ.

Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sốt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi. Ngay cả khi mẹ đang tận hưởng một thai kỳ không biến chứng thì tốt nhất cũng hãy tránh đi máy bay hoặc đi du lịch xa nhà trong tháng cuối cùng này bởi vì mẹ có thể chuyển dạ vào bất cứ lúc nào. Thực tế là một số hãng hàng không sẽ không cho phép phụ nữ trong vòng 30 ngày trước ngày dự sinh lên máy bay.

Tóm lại: Ở tuần thứ 35 của thai kỳ, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm, như một quả dừa. Bé đang “rụng” dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời. Vào cuối tuần này, bé sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. Các bé sinh trước 36 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 40 tuần được coi là sinh muộn). Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện “xoay thai từ bên ngoài” để dỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng cách thao tác từ bên ngoài bụng của mẹ.