Mang Thai 37 Tuan Con Dap Nhieu / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

#37 Mang Thai Tuần 37

Thai nhi 37 tuần hoàn toàn ra dáng em bé sơ sinh, với sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé bình thường, bé có thể nặng từ 2.9kg đến 3,1kg. Chiều dài đạt từ 48-50 cm.

Các tế bào da hoàn thiện nên thai nhi 37 tuần trông khá tròn trĩnh. Phía ngoài cơ thể của bé được bao phủ bởi một lớp chất sáp nhờn màu trắng. Lớp chất nhờn này vẫn tồn tại cho đến khi bé chào đời.

Lúc này hệ xương của thai nhi cũng đã trở nên cứng cáp hơn rất nhiều, riêng phần xương đầu vẫn còn mềm. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho bé khi chui qua đường sinh nhưng các mẹ cần thận trọng khi bế ẵm và chăm sóc trẻ sơ sinh sau này.

Tóc của bé mọc nhiều và có màu rõ rệt. Bé biết nắm chặt tay đồng thời mắt có phản ứng với ánh sáng bằng cách quay đầu về phía có ánh sáng phát ra. Các giác quan của bé cũng đã phát triển. Não cùng các dây thần kinh vẫn không ngừng tăng lên về kích cỡ. Ở tuần 37, hầu như bé sẽ ít đạp hơn do đã có một vị trí cố định trong bụng mẹ.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 37

Ở tuần này, mẹ sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt ở cơ thể đó là sự nhức mỏi lưng, tay chân và khó di chuyển hơn rất nhiều. Thậm chí một số mẹ còn cảm thấy những cơn gò giả, cơn đau tử cung. Đây cũng là thời điểm mẹ không biết khi nào sẽ sinh và các cơn đau thường đến bất chợt,mẹ có thể sinh sớm hơn so với ngày dự định.

Trong những tuần cuối của quá trình mang thai, vết sưng ở mắt cá chân là dấu hiệu bình thường. Tuy vậy, nếu mẹ bị sưng quá mức ở chân, lòng bàn tay, sưng mặt và mắt bị húp hay tăng cân đột ngột, hãy báo cho bác sĩ.

Đồng thời, báo cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục, thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa. Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.

Dịch âm đạo tiết nhiều hơn bình thường : Ngày sinh gần đến, cổ tử cung sẽ mở nên dịch âm đạo bắt đầu tiết ra nhiều hơn làm mềm cổ tử cung. Trong giai đoạn này mẹ cần theo dõi nếu có dịch tiết ra màu nâu đỏ, cũng có thể sẽ là nước ối rỉ theo dịch tiết ra ngoài.

Xuất hiện thường xuyên hơn các cơn co thắt : Đây là hiện tượng rất bình thường để chuẩn bị cho quá trình vượt can của mẹ bầu.

Mẹ bầu cũng tìm hiểu thêm : Dấu hiệu sinh non

Lượng nước ối ở mỗi bà bầu là khác nhau và tăng giảm theo từng giai đoạn mang thai. Ở tuần 20, lượng nước ối mới chỉ đạt trên 300ml. Tuần 25-26 tăng lên 670ml. Khi thai bước vào tuần 32-37 lượng nước ối có thể đạt khoảng 800ml.

Riêng ở tuần thai 37, nước ối đạt mức cao nhất có thể lên đến 1000ml. Màu sắc nước ối cũng trở nên đục dần (giống màu nước vo gạo) và xuất hiện cặn lắng lẫn trong nước ối khi đi siêu âm. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần lo lắng, tuy nhiên cũng có những trường hợp từ tuần 37 trở đi lượng nước ối sụt giảm.

Nếu nước ối giảm còn dưới 60mm hoặc tăng trên 120mm thì cần lưu ý theo dõi vì có thể bạn thiếu ối hoặc đa ối. Hai hiện tượng này đều rất nguy hiểm cho mẹ bầu khi đã gần sát ngày sinh. Đặc biệt một vấn đề nữa là mẹ bầu cần đặc biệt theo dõi khi bước vào tháng cuối sinh nở đó là hiện tượng rỉ ối.

Rò rỉ nước ối có thể gặp ở bất kỳ thai phụ nào trong thai kỳ. Tuy nhiên với mẹ bầu có biểu hiện ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, rau tiền đạo, đa thai, hở eo cổ tử cung, viêm màng ối… cần phải quan tâm hơn. Rò rỉ ối nếu xảy ra trước tuần 37 trở đi thì không cần lo lắng thái quá. Bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng giấy quỳ ở nhà để thử xét nghiệm giữa nước ối và nước tiểu. Bạn có thể thông báo việc này cho bác sĩ chuyên khoa vì những tuần cuối gần sinh dường như bà bầu nào cũng cần phải đi khám thai liên tục.

Trong tuần 37 này bác sĩ theo dõi quá trình mang thai của mẹ bầu bằng cách thăm dò xương chậu, kiểm tra lượng nước ối, xem có bị rỉ ra hay không.

Ngoài ra mẹ bầu để ý thật kỹ và báo cho bác sĩ kịp thời nếu gặp những trường hợp bất thường sau : phù hoặc sưng nặng ở mặt, chân, mắt cá, thị lực giảm sút, đau đầu dai dẳng, đau bụng, nôn mửa…

Vào thời gian tam cá nguyệt thứ ba này, mẹ sẽ cần thêm nhiều năng lượng, vitamin C và vitamin B1. Đó là lý do mẹ được khuyến cáo nên bổ sung thêm 200 calo mỗi ngày. Mẹ nên ăn những loại thức ăn tươi, còn nóng, được nấu chín và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh thức ăn nguội, để lạnh hoặc những loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích.

Thay vì uống rượu, bia, cà phê hay nước ngọt có ga, mẹ có thể dùng nước lọc hoặc các loại nước trái cây có pha thêm ít gừng để bị chứng ợ hơi làm phiền mà lại giúp cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất đầy đủ. Và đừng quên uống thật nhiều nước, khoảng 8 ly nước mỗi ngày cùng chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp mẹ tránh bị làm phiền bởi chứng táo bón.

Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm : Trị táo bón khi mang thai

Nếu những mệt mỏi khi mang thai tuần 37 cũng như trong toàn bô thai kỳ khiến mẹ không muốn ăn nhiều, mẹ có thể nạp vào cơ thể các món ăn vặt lành mạnh. Chúng không chỉ giúp mẹ thỏa mãn cơn đói mà còn cung cấp cho mẹ và bé nguồn năng lượng và các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn cuối rất quan trọng của quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Trước hết cần lưu ý xem nếu chỉ đau bụng nhẹ, khó chịu và không có triệu chứng gì khác thì nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh lo nghĩ căng thẳng, ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng…khi đó những tiệu chứng này có thể giảm và hết. Tuy nhiên, tình huống bụng tiếp tục đau, khó chịu tăng, hoặc có thể kèm theo phù, mệt mỏi nhiều, ăn uống kém,.. thì bạn cần phải đến cơ sở y tế khám kịp thời vì có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏa của mẹ và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm

Bài viết sau : Thai 38 tuần

Mang Thai Tuần Thứ 37

Điều thú vị nhất là ở tuần thai này, các nhà nghiên cứu khoa học phát hiện em bé có đến 300 chiếc xương trong khi ở người lớn chỉ có 206 chiếc mà thôi?? (Sau này, trong quá trình lớn lên, một số xương sẽ liền vào với nhau đấy).

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

Ôi, mẹ bé có cảm giác như sắp đánh rơi em bé giữa hai chân của mình vậy??

Tâm trạng của mẹ lúc này thường rất tốt, khi nhìn lại gần 9 tháng qua, tưởng chừng thật vất vả nhưng cũng nhiều hạnh phúc và thú vị phải không các mẹ?

Sữa non về nhiều hơn. Tuy nhiên, chính những tuần này, mẹ bé lại cảm thấy bầu ngực đỡ bị tức hơn. Một vài động tác xoa nhẹ cũng khiến sữa mẹ chảy ra, tuy nhiên, các mẹ tuyệt đối không mát xa bầu ngực để tránh kích thích chuyển dạ sớm.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ

Một em bé hoàn chỉnh, khỏe mạnh và đủ chuẩn cân nặng, kích thước lúc này chính là phần thưởng lớn nhất dành cho mẹ với chế độ ăn uống khoa học suốt 9 tháng qua.

Phù! Tuần này mẹ thấy mình không tăng cân nhiều nữa, một dấu hiệu tốt cho thấy quy trình kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng đầy đủ.

Sắp đến ngày sinh rồi, mẹ cần tránh những đồ ăn lạnh, nước đá để phòng tránh cảm lạnh, cảm cúm, giữ gìn sức khỏe khi sinh.

Thêm một bữa ăn nhỏ hay ăn vặt với hoa quả tươi, bánh mì hoặc bánh quy trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Những đồ ăn nhẹ này giúp mẹ cảm thấy không bị đói lúc nửa đêm.

Quá trình phát triển của bé tuần 37 ( Nguồn Babycenter )

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.

Lời khuyên

Bí quyết của mẹ trong tuần này là di chuyển nhẹ nhàng, tập trung vào các bài tập hít thở để giảm tải cảm giác hồi hộp, lo lắng và các cơn gò Braxton Hicks.

Tắm nước ấm, xoa bóp chân tay và dạo bộ cùng chồng là cách để mẹ thấy những tuần cuối chờ đợi này nhẹ nhàng hơn.

Xem nào, mẹ bé cần kiểm tra lại giỏ đồ đi sinh của mình, những món đồ cho em bé, đồ cho mẹ, đồ hỗ trợ cho mẹ và bé… chúng cần được sắp xếp gọn gàng và tươm tất để người nhà xách theo bất cứ lúc nào mẹ chuyển dạ

Đến thời điểm này thì mong là không còn mẹ nào đang lăn tăn chuyện có nên nghỉ làm hay chưa nữa. Tranh thủ thu xếp công việc và hạn chế việc đi lại ngoài đường, tuyệt đối không đi chơi xa.

Bố cần chủ động xin phép nghỉ tại cơ quan và tránh những chuyến công tác dài ngày vì mẹ sắp chuyển sinh rồi. Khi chuyển dạ thường rất đau và chắc chắn các mẹ rất cần có bố bên cạnh động viên đấy.

Khác với các cơn co thắt báo hiệu chuyển dạ giả, các cơn gò tử cung báo hiệu chuyển dạ thật thường kéo dài từ 30 -70 giây, mỗi lúc một dồn dập hơn và sâu hơn. Nếu co thắt Braxton Hicks xuất hiện ở phía trước của bụng và vùng xương chậu và biến mất khi mẹ thay đổi tư thế thì dấu hiệu sinh bé thường bắt đầu từ vùng thắt lưng và không mất đi khi xoa bóp hay đổi tư thế. Các mẹ đã cảm thấy yên tâm hơn chưa?

Các mẹ bầu có thể tham khảo các dịch vụ chăm sóc tại nhà:

Tuần Thai Thứ 37

Tuần này, bé có trọng lượng khoảng 2,9 – 2,95 kg, chiều dài toàn thân khoảng 47 cm (từ đầu đến mông khoảng 35 cm).

Sự phát triển của thai nhi

Mặc dù ngày dự sinh của bạn vẫn còn ba tuần nữa, nhưng ở tuần này thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng chào đời. Bây giờ, phổi của bé đã hoàn chỉnh và sẵn sàng thích ứng với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Thời điểm này, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và phát triển trong ba tuần cuối của quá trình mang thai.

Khoảng thời gian này, đầu thai nhi thường hướng xuống hõm xương chậu trước. Tuy nhiên, có tới 3% các trường hợp mang thai mà phần chân hoặc phần mông của thai nhi xuống hõm xương chậu trước. Hiện tượng này gọi là thai ngược.

Cuộc sống của bạn

Bây giờ, các cơn co thắt có thể đến thường xuyên và có thể kéo dài hơn, gây khó chịu cho bạn. Bạn cũng có thể nhận thấy sự gia tăng dịch tiết âm đạo. Tuy nhiên, nếu bạn thấy một số biểu hiện như ra máu, hoặc chất nhầy nhuốm một lượng nhỏ của máu thì có thể cơn đau đẻ của bạn sẽ diễn ra trong vài ngày tới hoặc ngắn hơn. Nếu bạn bị chảy máu nhiều hơn thì hãy gọi người thân đưa tới bệnh viện ngay lập tức. Nếu có thể, lúc này bạn hãy thư giãn, tạo cho tinh thần được thoải mái, vì sau khi sinh bạn sẽ phải vất vả để chăm bé nên ít có thời gian để nghỉ ngơi.

Tuần này, bạn vẫn phải tiếp tục theo dõi các chuyển động của bé. Nếu thấy các hoạt động của bé giảm đi thì ngay lập tức bạn phải vào viện để khám và có các biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề bất thường xảy ra với bé. Các dấu hiệu của cơn co thắt đau đẻThời điểm này, trong giấc ngủ, bạn có thể sẽ gặp phải những giấc mơ về cơn đau đẻ sắp xảy ra với mình.

Không có cách nào để đoán trước khi nào cơn đau đẻ của bạn sẽ bắt đầu. Nhưng, cơ thể bạn đã thực sự bắt đầu “chuẩn bị” cho cơn đau đẻ trước một tháng khi sinh.

Trước khi cơn đau đẻ bắt đầu

– Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, bạn có thể cảm nhận được sự sa bụng trước vài tuần khi cơn đau đẻ bắt đầu. Cảm giác này giống như em bé của bạn rơi tọt vào xương chậu và bạn sẽ thấy nặng nề trong xương chậu. Tuy nhiên, thời gian này dưới lồng ngực của bạn áp lực sẽ giảm đi, vì thế bạn có thể sẽ dễ thở hơn.

– Một số dấu hiệu của cơn đau đẻ: Các cơn đau đẻ thường xuyên và dữ dội hơn có thể là dấu hiệu tiền đau đẻ. Đây là giai đoạn được thiết lập cho cơn đau đẻ thật sự diễn ra. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại trải qua cảm giác chuột rút và như khi có kinh nguyệt.

– Chất nhờn ở âm đạo được tiết ra nhiều hơn. Sự tiết chất nhờn là số lượng nhỏ của chất nhờn dày đặc, chặn các kênh của cổ tử cung dẫn đến tử cung của bạn. Các chất nhờn này có thể ra hết trong một lần, hoặc tiết ra từ từ trong vài ngày. Các chất nhờn có thể bị nhuốm màu máu (có thể là màu nâu, hồng hoặc đỏ). Trường hợp này được gọi là “biểu hiện đẫm máu”.

– Vỡ nước ối. Hầu hết phụ nữ bắt đầu có cơn co thắt đều đặn trước khi vỡ nước ối xảy ra, nhưng trong một số trường hợp thì nước ối lại bị vỡ trước các cơn co thắt. Nếu hiện tượng vỡ ối xảy ra thì cơn đau đẻ sẽ thường diễn ra ngay sau đó. (Nếu cơn co thắt không bắt đầu ngay, bạn sẽ bị giục đẻ) Cho dù nước ối ra ồ ạt hay chảy nhỏ giọt, bạn cũng nên nhập viện ngay để được bác sĩ trợ giúp kịp thời.

Đau đẻ giả và đau đẻ thật

Đôi khi, chúng ta khó có thể phân biệt rạch ròi các cơn đau đẻ giả, đau đẻ thật. Tuy nhiên, đau đẻ giả là không thể đoán trước được. Chúng đến theo đợt, không đều đặn, về sau chúng diễn ra đều đặn và ngắn hơn, mạnh mẽ hơn và kéo dài hơn.

Với cơn co thắt giả, cơn đau từ co bóp dạ con có thể tập trung ở bụng dưới. Những co thắt giả có thể giảm dần khi bạn bắt đầu hoặc ngừng một hoạt động nào đó, thậm chí là bạn thay đổi vị trí.Với con đau đẻ thật, bạn có thể cảm thấy cơn đau bắt đầu ở lưng dưới và cuộn quanh bụng dưới.

Lưu ý: Tuy còn trong bụng mẹ, nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi đều có những khác biệt. Thông tin về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37 chúng tôi đưa trên đây nhằm cung cấp cho bạn những hiểu biết chung nhất về sự phát triển của các bé giai đoạn này.

Download Ba Bau An Nhieu Hoa Qua Co The Bi Kho Sinh

Bà bầu ăn nhiều hoa quả có thể bị khó sinh Nhiều phụ nữ đang mang thai đã sai lầm cho rằng ăn càng nhiều hoa quả càng tốt nhưng chuyên gia nhắc nhở: Cách ăn hoa quả như vậy rất nguy hiểm dễ gây khó sinh! Bạn nên ăn các loại thức ăn đa dạng (google image) Hoa quả luôn được nhận định là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thế là rất nhiều phụ nữ đang mang thai đã sai lầm cho rằng ăn càng nhiều càng tốt, thậm chí có người còn ăn hoa quả thay cho bữa ăn chính. Các chuyên gia nhắc nhở: Cách ăn hoa quả như vậy rất nguy hiểm! Thực ra ăn quá nhiều hoa quả rất dễ gây khó sinh. Hoa quả thơm ngon rất hợp khẩu vị mọi người, dinh dưỡng phong phú lại rất tiện lợi khi ăn. Nhưng phần lớn các loại hoa quả có chứa hàm lượng sắt, can-xi thấp. Vì thế nếu như các bà bầu dùng hoa quả ăn thay bữa ăn chính trong suốt thời gian dài dễ lâm vào tình trạng thiếu máu. Nếu bạn hi vọng một thai kỳ khỏe mạnh, hãy nhớ kỹ là bạn cần lượng dinh dưỡng đầy đủ và phong phú. Nếu như để ăn các loại hoa quả có tác dụng giảm cân như cam và táo thay cho các bữa ăn chính thì sẽ rất có hại cho cả bản thân bạn và tương lai của em bé. Bởi vì ăn hoa quả quá lượng dễ dẫn đến khó sinh! Thường các loại hoa quả có chứa hàm lượng cacbon, thành phần nước, chất xơ rất phong phú và có lượng protein, chất béo, vitamin A-B và chất khoáng thấp. Nhưng hàm lượng chất sơ và thành phần dinh dưỡng đặc thù ở hoa quả lại khác với các loại rau củ, đồng thời vitamin B12 và hàm lượng axit – amin cũng không đầy đủ. Bởi thế, nếu ỷ lại vào ăn hoa quả trong suốt thời gian dài dẫn đến không ít các chứng bệnh như thiếu máu… Các chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, bạn nên ăn các loại thức ăn đa dạng, để lấy lượng dinh dưỡng phong phú mới có thể đạt được sự cân đối dinh dưỡng. Phụ nữ mang thai càng không nên ăn hoa quả thay thế cho bữa ăn chính, cần ăn những loại hoa quả theo mùa để đa dạng hóa sự lựa chọn và các sản phẩm luôn tươi ngon. Các bà bầu nên ăn mỗi bữa ăn từ 1 đến 3 loại quả và mỗi ngày cần hấp thụ một lượng khoảng 400g rau xanh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nhất định phải loại bỏ những sai lầm về cách ăn hoa quả thay thế bữa chính. Mỗi ngày sau khi ăn cơm bạn nên ăn 1 trái cây để đảm bảo lượng dinh dưỡng hấp thụ là đủ. Những năm gần đây các phát hiện lâm sàng cho thấy, phụ nữ mang thai ăn quá nhiều hoa quả ngoài việc dễ dẫn tới lượng mỡ máu tăng cao, còn dẫn tới mắc các xu thế bị tiểu đường ở phụ nữ có thai tăng cao. Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai là chỉ một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp bất thường trong việc bài tiết đường dẫn tới lượng đường trong mau tăng cao, thông thường sau khi sinh hai tháng sẽ trở lại bình thường. Các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do việc ăn uống không phù hợp, ăn hoa quả quá nhiều cũng là nguyên nhân chính. Bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai nếu như không kịp thời khống chế thì, đầu tiên là sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Một số bệnh nhân bệnh kéo dài 5 đến 10 năm sau có khả năng chuyển biến thành bệnh tiểu đường loại 2 còn dễ dàng dẫn tới các triệu chứng trong thời kỳ mang thai như: truyền nhiễm, sảy thai, sinh sớm, thai chết lưu và nước ối quá nhiều. Ngoài ra, chúng rất nguy hại tới sự sinh trưởng phát dục của thai nhi, phụ nữ mang thai có lượng đường trong máu cao khiến cho thai nhi quá to dẫn đến việc sinh đẻ khó khăn, phát sinh ra huyết hậu sản và nguy cơ sinh khó. Theo Afamily