Mang Thai Ba Tháng Đầu Có Nên Uống Nước Dừa / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Ba Tháng Đầu, “Cấm” Uống Nước Dừa?

Nước dừa có tính hàn nên mẹ bầu mới mang thai không nên sử dụng quá nhiều. Nước dừa – thần dược cho mẹ bầu?

Chúng ta đều biết đồ ăn, thức uống nạp vào cơ thể trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy việc ăn uống phải được lựa chọn và một trong những thực phẩm chị em bầu thường không thể bỏ qua đó là nước dừa.

Từ rất lâu, người ta đã truyền tai nhau rằng mẹ bầu uống nước dừa không chỉ tốt cho sức khỏe bản thân mà còn giúp thai nhi sau này có làn da trắng hồng, mịn màng. Chính vì vậy, đây có thể coi là thức uống “thần dược” với phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mẹ hoang mang rằng bà tháng đầu không được uống nước dừa vì nước dừa có tính hàn, có thể gây sảy thai và những nguy cơ xấu với mẹ bầu. Vậy thực tế có phải như vậy?

Nước dừa có gây sảy thai?

Theo các chuyên gia, nước dừa là loại nước uống thiên nhiên sạch, có tác dụng giải khát. Trong nước dừa, ngoài tác dụng giải khát còn chứa nhiều chất khoáng, một tỷ lệ đường nhất định có tác dụng tốt với con người. Với thực phẩm có 4 tính là hàn, nhiệt, ôn, lương thì nước dừa có tính hàn.

Vì vậy với các bà bầu 3 tháng đầu, việc chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Nước dừa có tính hàn khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa bị giảm đi. Thậm chí, cơ thể sẽ bị lạnh dẫn đến rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này có thể sẽ gây nên những tác động xấu đối với giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì vậy, khi mới mang thai mẹ bầu nên hạn chế thức uống này.

Ngoài ra, sở dĩ nước dừa thường được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi trong nước dừa ngoài chất khoáng, còn có nhiều chất béo. Bản chất chất béo hơi khó tiêu hóa, uống nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi. Bà bầu trong 3 tháng đầu thường có hiện tượng ốm nghén như nôn, chán ăn, buồn nôn, nếu uống nước dừa sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn, đầy bụng. Điều này có thể làm gia tăng sự mệt mỏi đối với bà bầu.

Công dụng của nước dừa

Dù vậy, không phải vì những lý do trên mà mẹ bầu “nói không” với nước dừa suốt thai kỳ. Sau 3 tháng, chị em có thể sử dụng nước dừa như một thức uống bổ dưỡng. Khi uống nước dừa đều đặn, bà bầu sẽ được ngăn ngừa chứng viêm đường tiết niệu và giảm nguy cơ sỏi thận bởi nó giúp tăng tiết nước tiểu ở bà bầu. Ngoài ra, tình trạng táo bón, đầy bụng cũng được giảm hẳn nếu bà bầu uống nước dừa thường xuyên.

Nước dừa còn bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ. Giúp tăng cường hệ miễn dịch bởi nước dừa chứa rất nhiều axit lauric, có tác dụng chống vi khuẩn, virus, giúp bảo vệ cơ thể cả bà mẹ và thai nhi. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi cơ thể bà bầu vốn nhạy cảm và hệ miễn dịch rất yếu.

Nên sử dụng nước dừa như thế nào là đúng cách?

Việc ăn uống quá nhiều bất cứ thực phẩm nào đều không tốt và cả nước dừa dũng vậy. Vì vậy chị em nên tham khảo ý kiến chuyên gia tùy theo cơ địa mỗi người. Tuy nhiên mẹ chỉ nên uống một quả mỗi ngày chứ không uống nước dừa thay nước lọc hoàn toàn.

Còn với quan niệm bà bầu uống nước dừa sẽ giúp sau này sinh con da trắng hồng hào và xinh đẹp thì hiện chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng tính xác thực. Đây chỉ là một kinh nghiệm do các mẹ bầu truyền miệng nên mức độ tin cậy vẫn chưa hoàn toàn được đảm bảo.

Để hấp thụ dưỡng chất đảm bảo an toàn và tốt nhất từ nước dừa, mẹ bầu nên mua nguyên quả dừa về để lấy nước uống, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không bị pha thêm các hóa chất khác. Mẹ cũng nên uống vào ban ngày thay vì ban đêm hay trước khi đi ngủ. Nước dừa có tính hàn, vì vậy chị em cũng không nên dùng với đá hay uống khi bừa tập thể dục hoặc khi cơ thể quá mệt mỏi và đang nóng, sẽ dễ gây cảm đột ngột. Những lúc như thế mẹ nên nghỉ ngơi một chút trước khi thưởng thức nước dừa.

(Theo Khám phá)

3 Tháng Đầu Mang Thai Có Nên Uống Nước Dừa Không?

Công dụng của nước dừa

Theo báo Giáo dục Việt Nam, các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng, nước dừa non là một trong những phần giàu chất dinh dưỡng, bổ sung chất điện giải tuyệt vời cho cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu qua các ion, kali, magie, photphat (là các thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào). Ngoài ra, trong nước dừa còn chứa đường, muối và protein giúp giải tỏa cơn khát khi cơ thể mất nước.

Nước dừa không chứa chất béo, không cholesterol, giúp cải thiện nồng độ cholesterol có trong máu, ngoài ra nó còn giúp hạn chế bị tiêu chảy. Nước dừa rất giàu axit lauric mà khi đi vào cơ thể được chuyển hóa thành monolaurin, có tác dụng chống lại vi rút và vi khuẩn gây hại. Đồng thời nó giúp chống nấm, bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước dừa?

Theo báo cáo tại hội nghị Gia đình và Xã hội, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà – công tác tại Trung tâm Y tế Gia đình tại Hà Nội cho biết nước dừa là thức uống sạch từ thiên nhiên, có tác dụng làm mát hiệu quả. Ngoài ra, trong nước dừa có chứa nhiều khoáng chất giúp cơ thể thêm năng lượng cho các hoạt động thường ngày, nó có tính hàn, cách điện.

Đối với phụ nữ mang thai, trong 3 tháng đầu tiên, sự trao đổi chất cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp hơn. Nước dừa có tính hàn, khi uống vào sẽ khiến sự trao đổi chất của cơ thể bị giảm xuống. Mặt khác, nếu uống dừa lạnh sẽ dẫn đến tiến trình trao đổi chất bị rối loạn. Chính điều này sẽ gây ra những tác động tiêu cực trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó, trong 3 tháng đầu mang thai các mẹ không nên uống nước dừa là tốt nhất.

Các bác sĩ đề nghị không dùng nước dừa trong thai kỳ đầu tiên một phần nữa là do nó có chứa thành phần khoáng chất và chất béo, sẽ khiến cơ thể khó khăn hơn khi tiêu hóa chất béo. Uống nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên thường có biểu hiện ốm nghén như buồn nôn, chán ăn nên uống nước dừa sẽ làm tăng cảm giác muốn nôn, đầy hơi khó chịu. Điều này sẽ làm tăng sự mệt mỏi cho phụ nữ mang thai. Do vậy, trong giai đoạn đầu mới mang thai, bạn cần nói “không” với nước dừa, kể cả sữa dừa để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Uống nước dừa ở giai đoạn nào thai kỳ là tốt?

Với những ưu điểm của dinh dưỡng cao, sau 3 tháng đầu mang thai, các chị em phụ nữ có thể uống nước nước dừa bình thường, vì nó có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Uống nước dừa thường xuyên, các bà bầu sẽ được phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nguy cơ bị sỏi thận vì kích thích đi tiểu thường xuyên. Ngoài ra, táo bón, đầy bụng cũng giảm bớt khi dùng loại nước này ở 2 giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.

Nước dừa giúp bổ sung lượng nước và muối bị cạn kiệt khi có thai, giúp màng ối hoạt động tốt. Giúp tăng cường hệ miễn dịch vì nước dừa chứa nhiều axit lauric, bảo vệ mẹ và thai nhi trước các tác nhân xấu bên ngoài. Điều này cực kỳ quan trọng vì cơ thể khi có mang vốn rất nhạy cảm và hệ miễn dịch rất yếu.

3 Tháng Đầu Uống Nước Dừa: Không Nên!

Theo Th.S, Lương y Vũ Quốc Trung, trong 3 tháng đầu bà bầu không uống nước dừa.

Một bà bầu tâm sự: “Hôm qua, chồng vừa mang về cho em một buồng dừa bảo anh đọc trên internet thấy bảo bà bầu uống nước dừa sau này con sẽ có nước da trắng mịn, hồng hào. Em vui lắm vì được chồng quan tâm và chiều hết mực. Thế nhưng khi mẹ chồng vừa nhìn thấy buồng dừa, bà mắng ngay chồng em rằng không hiểu biết gì cả. Mẹ còn vội hỏi em đã uống quả nào chưa? Theo mẹ chồng em thì uống nước dừa những tháng đầu mang thai sẽ khiến mẹ bầu lạnh bụng vì dừa có tính hàn nên rất dễ gây sảy thai. Mẹ bảo hai vợ chồng em có học mà dại thế, suýt nữa thì hại cháu bà”

Trao đổi với chúng tôi, Th.S, Lương y Vũ Quốc Trung cho biết: “Nước dừa là loại nước uống tinh khiết, sạch, có tác dụng giải khát. Trong nước dừa, ngoài tác dụng giải khát còn chứa nhiều chất khoáng, một tỷ lệ đường nhất định có tác dụng tốt với con người. Với thực phẩm có tứ tính hàn, nhiệt, ôn, lương, thì nước dừa có tính hàn”.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, với các bà bầu, trong 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Nước dừa có tính hàn khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi thậm chí có thể gây ra rối loạn về mặt chuyển hóa. “Đối với bà bầu trong 3 tháng đầu không uống nước dừa”, lương y Quốc Trung nhấn mạnh.

Đối với bà bầu trong 3 tháng đầu không uống nước dừa.

Về lo lắng có thể xảy ra sảy thai khi uống nước dừa 3 tháng đầu, lương y Quốc Trung cho rằng, điều đó còn phụ thuộc cơ địa của bà bầu, tùy thuộc lượng nước dừa nhiều hay ít đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, các bà bầu cần lưu ý trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa.

“Mặt khác, trong nước dừa ngoài chất khoáng, còn có nhiều chất béo. Bản chất chất béo hơi khó tiêu hóa, uống nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi. Bà bầu trong 3 tháng đầu thường có hiện tượng ốm nghén như nôn, chán ăn, buồn nôn, nếu uống nước dừa sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn, đầy bụng”, bác sĩ Trung khuyến cáo thêm.

Sau 3 tháng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyện uống nước dừa. Thông thường mỗi ngày uống khoảng 2 lít nước nhưng không phải vì thế mà uống nước dừa thay nước.Nước dừa hay bất cứ thực phẩm nào bổ dưỡng là tốt nhưng nếu lạm dụng nhiều quá cũng là không nên. Bản chất nước dừa có tính hàn, vì vậy không nên dùng với đá.

Theo một số bác sĩ sản khoa khác, uống nước dừa như thế nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự tiện uống.

Hiện nay, một số bà bầu quan niệm uống nước dừa giúp con trắng da, lương y Quốc Trung cho rằng: “Uống nước dừa để con trắng da chỉ là suy diễn, chưa có thống kê hay nghiên cứu về vấn đề này”.

Theo Anh Minh (Khampha.vn)

Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Nên Uống Nước Dừa

Singlemum – Mang thai tháng thứ 8 có nên uống nước dừa? Vào tháng thứ 8 là một tháng rất quan trọng với thai kỳ, lúc này hầu như là em bé đã hoàn chỉnh các bộ phận trong cơ thể và đợi mẹ đến ngày lâm bồn. Vì thế mà tháng này hết sức là quan trọng với các mẹ bầu và các mẹ cần có một sức khỏe tốt nhất để chào đón đứa con thân yêu của mình. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh thì việc ăn uống rất quan trọng vì nó ảnh hưởng khá nhiều đến sức khức khỏe của chính bản thân bạn và sự phát triển của thai nhi.

Nước dừa giúp bà bầu giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.

Ngoài ra nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các virus, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Nhưng một thực tế cho thấy thì uống nước mía chỉ làm mẹ tăng cân mà con lại không tăng hay như uống nước dừa quá nhiều có thể xảy ra tình trạng đa nước ối có thể sãy thai bất kỳ lúc nào. Vì thế mà nếu bạn mang thai lần đầu thì nên tỉnh táo trước những thông tin đại chúng, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ theo dõi thai kỳ của bạn trước khi mập mờ về những thông tin truyền miệng. Vì chỉ có chính bác sĩ theo dõi bạn mới hiểu hết cơ địa của bạn nên chắc chắn sẽ có những lời khuyên tốt nhất.

Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.

Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ bầu nữa. Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối.

– Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.

– Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.

– Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.

– Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

– Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai.

– Tuy không nhiều nhưng trong nước dừa vẫn có một hàm lượng đường nhất định. Để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, mẹ chỉ nên uống một lượng nước dừa vừa phải.

– Nước dừa là “thuốc” lợi tiểu tự nhiên, giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Cũng vì tính chất này nên mẹ bầu không nên uống nước dừa buổi tối, để tránh ảnh hưởng giấc ngủ.

– Những mẹ bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến trước khi uống nước dừa.

Với phụ nữ mang thai bình thường, nghĩa là không mắc bệnh như thừa cân khi chưa có bầu hoặc bệnh tiểu đường, theo các chuyên gia thì uống 3 – 4 lần một tuần là đủ. Có rất nhiều các mẹ chia sẻ rằng việc uống nước dừa có thể giúp bé của họ trắng hơn. Về mặt khoa học mà nói, nước dừa chứa rất nhiều đường, uống nước dừa hàng ngày có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, vượt cân đặc biệt là khi mang thai 3 tháng đầu chưa cần tăng cân nhiều… Chính vì vậy mẹ bầu chỉ nên uống 3 – 4 lần/tuần hoặc 100 – 150ml/ngày.

Chính vì vậy mẹ bầu chỉ nên uống 3 – 4 lần/tuần hoặc 100 – 150ml/ngày.

– Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, do chính tay bạn làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.

– Thạch dừa rau câu: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.

– Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa…

Singlemum tổng hợp