Mang Thai Ba Tháng Giữa Webtretho / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Xét Nghiệm Khi Mang Thai Ba Tháng Giữa

Út Em chào các mẹ. Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ luôn muốn biết liệu thai nhi sẽ phát triển như thế nào. Các mẹ cũng không rõ tâm trạng mình có bình thường như bao bà mẹ khác không. Việc xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa có thể mang lại những thông tin hữu ích về sức khỏe của các mẹ và thai nhi trong bụng.

Nếu bác sĩ khuyến nghị các mẹ làm xét nghiệm hoặc kiểm tra vấn đề gì đó chỉ là để chắc chắn thêm về tình hình sức khỏe của các mẹ, liệu có nguy cơ thai kỳ nào không. Phần lớn các cặp vợ chồng đều đồng ý rằng việc xét nghiệm trước sinh giúp họ an tâm hơn trong khi chờ đợi bé chào đời. Còn việc thực hiện xét nghiệm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các mẹ.

Quá trình sàng lọc và xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa

Nếu thai kỳ của các mẹ đến ngày cần kiểm tra tử cung (phương pháp Pap smear) thì bác sĩ sẽ khám luôn cùng lúc với khám phụ khoa. Những xét nghiệm trước sinh này nhằm phát hiện sự thay đổi các tế bào ở tử cung mà có khả năng gây nên bệnh ung thư.

Để thực hiện phương pháp Pap smear, phần bên trong của tử cung (gồm phần bên trên âm đạo từ cổ tử cung tới dạ con) sẽ bị chọc bởi cái tăm bông. Điều này có thể hơi khó chịu một chút nhưng sẽ nhanh chóng xong thôi. Ngoài ra, trong suốt quá trình khám phụ khoa, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) như là bệnh chlamydia và bệnh lậu.

Các mẹ cũng sẽ được lấy máu để xét nghiệm một số vấn đề:

Nhóm máu và yếu tố Rh. Nếu trong máu của các mẹ có Rh âm tính, máu của chồng có Rh dương tính, các mẹ có khả năng phát triển kháng thể gây nguy hiểm cho thai nhi, hiện tượng này gọi là Rh không tương thích. Các mẹ sẽ được tiêm thuốc để hạn chế khả năng đó xảy ra.

Thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu ít hơn bình thường

Viêm gan B, giang mai hay bệnh HIV

Khả năng miễn dịch với bệnh sởi Đức (rubella) và bệnh thủy đậu (varicella)

Xơ nang – hiện nay các bác sĩ thường đề nghị xét nghiệm sàng lọc vấn đề này dù cho gia đình các mẹ không có tiền sử bị bệnh này.

Sau lần đầu đi thăm khám, khả năng các quy trình kiểm tra nước tiểu, đo đường cân nặng và huyết áp sẽ được thực hiện thường xuyên cho đến khi sinh. Nguyên nhân do việc xét nghiệm này là để kiểm tra một số tình trạng như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.

Các mẹ sẽ được khuyến nghị thực hiện nhiều xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa hơn phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, tiền sử bệnh của gia đình và một số yếu tố khác.

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

– Hotline tư vấn mua hàng:

Xét nghiệm marker tổng hợp

Tại sao cần thực hiện những xét nghiệm này?

Giai đoạn thai kỳ từ tuần 15 đến tuần 20, các mẹ thường được yêu cầu thử máu hay còn gọi là xét nghiệm marker (hoặc sàng lọc marker, sàng lọc huyết thanh hay sàng lọc máu cho mẹ bầu). Bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm này là để sàng lọc trước sinh cho thai nhi xem có bị mắc hội chứng Down và dị tật ống thần kinh hay không.

Phụ thuộc vào thông số của từng xét nghiệm, việc sàng lọc này có thể được gọi là:

“Sàng lọc triple” hoặc “triple test”, “triple marker” bởi vì nó giúp bác sĩ biết được mức độ của protein, lượng alpha-fetoprotein (AFP) và hai hooc-môn thai kỳ estriol và gonadotrophin màng đệm hCG

Quad screen hoặc quad marker khi cần đo lường thêm lượng inhibin-A

Việc xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa này là để dự tính khả năng các mẹ mắc phải bệnh nào không còn phụ thuộc vào mức độ của ba hoặc nhiều hơn những yếu tố căn bản như sau:

Độ tuổi

Cân nặng

Dân tộc

Liệu các mẹ có bị tiểu đường và cần phải điều trị lượng insulin không

Các mẹ mang thai đơn hay đa thai

Số của những marker càng lớn càng làm tăng độ chính xác của những xét nghiệm marker test tổng hợp và gia tăng khả năng xác định tình trạng bệnh tình của các mẹ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa với kết quả của xét nghiệm những tháng đầu (thử máu hoặc siêu âm đã được thực hiện ở khoảng tuần thai thứ 13 kiểm tra những đột biến nhiễm sắc thể) để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về nguy cơ liệu trẻ có bị mắc bệnh Down hay dị tật ống thần kinh không.

Các mẹ có nên làm những xét nghiệm này?

Thường thì tất cả phụ nữ mang bầu đều được đề nghị thực hiện một số xét nghiệm. Một số chuyên gia còn yêu cầu thực hiện nhiều xét nghiệm hơn. Nhưng các mẹ cần nhớ rằng đây chỉ là xét nghiệm sàng lọc chứ không phải xét nghiệm chi tiết từng loại bệnh, tức là kết quả chỉ cho thấy các mẹ có khả năng mang bệnh nào ảnh hưởng đến thai nhi không. Tuy nhiên điều đó cũng không hề đơn giản – hội chứng Down, đột biến nhiễm sắc thể hoặc dị tật ống thần kinh có thể không phát hiện được và một số mẹ có biến chứng nhưng thai nhi lại hoàn toàn khỏe mạnh. Nhiều xét nghiệm được bác sĩ yêu cầu thực hiện là để khẳng định kết quả dương tính có đúng không.

Khi nào nên thực hiện những xét nghiệm này?

Xét nghiệm máu thường được thực hiện trong khi các mẹ mang thai được 15 tuần đến 20 tuần.

Xét nghiệm này được thực hiện như nào?

Bác sĩ sẽ lấy 1 ít máu của các mẹ làm mẫu.

Khi nào thì có kết quả?

Thường thì kết quả sẽ có trong vòng 1 tuần mặc dù có thể phải đến 2 tuần mới có.

Siêu âm

Tại sao các mẹ cần siêu âm?

Siêu âm thường chỉ được thực hiện với những sản phụ bị nghi ngờ mắc phải vấn đề gì với thai kỳ nhưng cũng có thể được thực hiện như một phương pháp thông thường như một phần của quy trình kiểm tra sức khỏe.

Xác định ngày dự sinh

Xác định tình trạng thai ngoài tử cung

Xem liệu các mẹ có mang đa thai không

Xác định liệu thai nhi có phát triển bình thường không

Xác định nhịp tim thai và hoạt động hô hấp

Kiểm tra lượng nước ối bên trong tử cung

Chỉ ra vị trí của nhau thai giai đoạn cuối thai kỳ (xem liệu nó có nằm chắn đường ra của thai nhi ở tử cung)

Kết hợp kết quả siêu âm với những xét nghiệm khác như chọc ối để bác sĩ phát hiện bệnh rõ hơn

Kiểm tra để phát hiện ra những dị tật cấu trúc có khả năng dẫn đến hội chứng Down, nứt đốt sống hoặc quái thai thiếu một phần não

Các mẹ có nên siêu âm giai đoạn này?

Siêu âm được coi là khá an toàn với các mẹ nhưng có muốn thực hiện siêu âm hay không đều hoàn toàn phụ thuộc vào các mẹ. Các mẹ có thể nói rõ với bác sĩ để hiểu rõ hơn tại sao họ lại yêu cầu các mẹ siêu âm.

Khi nào các mẹ nên siêu âm?

Các mẹ có thể hỏi bác sĩ để biết khi nào mình nên siêu âm. Phần lớn siêu âm giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai thường được thực hiện khi thai nhi được khoảng 18-20 tuần để kiểm tra cấu tạo và xác định xem thai nhi có phát triển bình thường không.

Phụ nữ có nguy cơ thai kỳ cao có thể phải thực hiện siêu âm tổng quát trong suốt giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Khi nào thì có kết quả?

Mặc dù các kỹ thuật viên có thể nhìn thấy hình ảnh siêu âm ngay lúc siêu âm nhưng vẫn phải đến cả tuần sau mới có kết quả nếu như bác sĩ chẩn đoán không có mặt lúc siêu âm.

Phụ thuộc vào nơi mà các mẹ thực hiện siêu âm, các kỹ thuật viên có thể nói luôn cho các mẹ biết liệu kết quả có tốt hay không. Tuy nhiên, phần lớn những phòng X-quang hoặc trung tâm cung cấp dịch vụ khám sức khỏe không cho phép các kỹ thuật viên đưa ra bất cứ đánh giá nào cho đến tận khi bác sĩ hoặc chuyên gia biết được kết quả siêu âm dù không có vấn đề gì với sức khỏe của các mẹ.

Kiểm tra lượng đường glucose

Tại sao cần thực hiện xét nghiệm này?

Việc kiểm tra lượng glucose để biết được tình trạng tiểu đường thai kỳ của các mẹ, một dạng tiểu đường ngắn hạn thường phát triển ở một số phụ nữ khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ gia tăng thường xuyên ở Mỹ và có thể chiếm khoảng 3-8% phụ nữ mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể gây biến chứng đến thai nhi nếu như không được chẩn đoán hoặc điều trị kịp thời.

Các mẹ có nên kiểm tra lượng đường glucose không?

Phần lớn phụ nữ mang bầu nên xét nghiệm lượng đường glucose và nếu các mẹ bị tiểu đường thì cần được điều trị nhanh chóng để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Khi nào các mẹ nên kiểm tra lượng đường glucose?

Xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa để kiểm tra tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện trong giai đoạn mang thai tuần 24 đến tuần 28. Xét nghiệm này có thể được thực hiện sớm hơn đối với các mẹ bị nghi ngờ có nguy cơ mắc bệnh cao, ví dụ:

Đã từng mang bầu bé trước có cân nặng hơn 4,1kg

Gia đình có tiền sử tiểu đường

Béo phì

Nhiều hơn 25 tuổi

Có đường trong nước tiểu khi xét nghiệm trước đó

Huyết áp cao (tăng huyết áp)

Mắc hội chứng buồng trứng đa nang (POS)

Xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ cho các mẹ uống một chút nước đường và sau khoảng 1 tiếng đồng hồ sau sẽ lấy mẫu máu của các mẹ. Nếu lượng đường trong máu cao, các mẹ cần xét nghiệm làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose, tức là các mẹ sẽ phải uống nước đường khi đói và sau mỗi giờ đều bị lấy máu để kiểm tra, lấy trong vòng 3 tiếng đồng hồ.

Khi nào có kết quả?

Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 ngày. Các mẹ có thể yêu cầu bác sĩ thông báo cho mình kết quả dù nó bình thường hoặc nếu có lượng đường cao và cần đến kiểm tra lần nữa để chắc chắn.

Chọc ối

Tại sao cần chọc ối?

Xét nghiệm này cần lấy mẫu nước ối bao quanh thai nhi để kiểm tra tính chất của nước ối giống như lấy thông tin về gen. Chọc ối là để xác định một số vấn đề:

Hội chứng Down hoặc đột biến nhiễm sắc thể khác

Dị tật cấu trúc như tật nứt đốt sống hoặc thiếu 1 phần não khi sinh ra

Rối loạn chuyển hóa gen như bệnh phenylketonuria niệu (PKU)

Đôi khi bác sĩ kiểm tra được những bệnh nhiễm trùng hoặc Rh không tương thích với xét nghiệm này. Giai đoạn cuối của thai kỳ, xét nghiệm này có thể cho biết liệu phổi của bé có khỏe mạnh để hô hấp tốt sau khi sinh không. Điều này giúp cho bác sĩ đưa ra quyết định phù hợp nên kích chuyển dạ nhanh hay không. Ví dụ nếu các mẹ bị rỉ ối sớm, bác sĩ sẽ cố gắng kéo dài thai kỳ trong thời gian có thể để phổi của bé phát triển hoàn thiện hơn.

Với những dị tật bẩm sinh khác như bệnh tim hoặc hở vòm miệng không thể xác định được bằng xét nghiệm này.

Các mẹ có nên thực hiện xét nghiệm này

Bác sĩ sẽ đề nghị các mẹ thực hiện xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa này nếu các mẹ nằm trong một số trường hợp sau:

Xét nghiệm sàng lọc thấy có dấu hiệu bất thường

Nhiều hơn 35 tuổi

Gia đình có tiền sử bị mắc các bệnh về gen (hoặc chồng mắc bệnh)

Từng có con trước bị dị tật bẩm sinh hoặc lần mang thai trước thai nhi bị đột biến nhiễm sắc thể hay dị tật ống thần kinh

Tỷ lệ chính xác của xét nghiệm này rất cao, có thể chính xác đến 100% nhưng chỉ giúp phát hiện được một số dị tật nhất định. Nếu chọc ối, khả năng sảy thai khoảng 1/500 đến 1/300. Chọc ối có nguy cơ bị nhiễm trùng tử cung, từ đó có thể gây ra hiện tượng sảy thai, rò rỉ nước ối và gây thương tích cho thai nhi.

Các mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về việc tại sao cần phải thực hiện xét nghiệm này và chú ý cân nhắc lợi ích cũng như tác hại khi quyết định chọc ối.

Khi nèo các mẹ nên chọc ối?

Chọc ối thường được thực hiện khi các mẹ mang thai được 15-20 tuần.

Chọc ối được thực hiện như thế nào?

Trong khi nhìn hình ảnh qua máy siêu âm, bác sĩ sẽ chọc kim tiêm qua bụng của các mẹ vào đến tử cung để lấy một chút nước ối (gần 30ml). Một số mẹ chia sẻ rằng họ cảm thấy bị chuột rút khi bác sĩ đưa kim vào tử cung hoặc tạo áp lực khi lấy mẫu xét nghiệm.

Bác sĩ có thể kiểm tra nhịp tim thai nhi sau khi lấy mẫu xét nghiệm để đảm bảo thai nhi vẫn bình thường. Phần lớn bác sĩ khuyên các mẹ nên nghỉ ngơi vài giờ sau khi thực hiện xong thủ tục này.

Những tế bào trong dịch ối được nuôi dưỡng trong môi trường riêng, sau đó đem ra phân tích (nhiều xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa đặc biệt được thực hiện phụ thuộc vào tình trạng của các mẹ và tiền sử bệnh lý gia đình).

Khi nào có kết quả xét nghiệm?

Thời gian nhận được kết quả rất khác nhau, phụ thuộc vào mục đích xét nghiệm. Kết quả thường có trong khoảng 1-2 tuần. Nếu chỉ xét nghiệm để xem tình hình phát triển của phổi thì các mẹ có thể nhận kết quả trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Lấy mẫu máu dưới da vùng dây rốn (PUBS)

Tại sao cần thực hiện xét nghiệm này?

Xét nghiệm này sẽ lấy được mẫu máu thai nhi bằng cách hướng mũi tiêm vào dây rốn. Ngoài việc siêu âm và chọc ối, xét nghiệm này được ưu tiên thực hiện nếu bác sĩ muốn kiểm tra nhiễm sắc thể để xem thai nhi có bị khuyết tật hoặc rối loạn hay vấn đề nào khác không, ví dụ lượng tiểu cầu thấp hoặc rối loạn tuyến giáp. Các mẹ có thể gọi xét nghiệm PUBS bằng những tên khác như chọc dây rốn, lấy mẫu máu thai nhi hoặc lấy mẫu tĩnh mạch dây rốn.

Lợi ích của xét nghiệm này chính là sự nhanh chóng. Trong một số tình huống (ví dụ khi thai nhi có dấu hiệu nguy hiểm), xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định xem thai nhi có bị đột biến nhiễm sắc thể nguy hiểm đến tính mạng hay không. Nếu thai nhi bị nghi ngờ thiếu máu hoặc rối loạn tiểu huyết cầu thì xét nghiệm này là cách duy nhất để xác định, bởi vì nó nó sử dụng trực tiếp mẫu máu thay vì chỉ xét nghiệm nước ối. Nó cũng cho phép bác sĩ truyền máu hoặc dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi khi chọc kim tiêm vào dây rốn.

Các mẹ có nên thực hiện xét nghiệm này?

Xét nghiệm này được thực hiện:

Sau khi siêu âm thấy dấu hiệu bất thường

Khi một số xét nghiệm khác như chọc ối hay CVS không phát hiện ra điều gì

Nếu thai nhi có Rh không tương thích để xác định liệu thai nhi có bị nhiễm trùng không nếu các mẹ đã tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm

Có một số rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện xét nghiệm này như sảy thai hoặc nhiễm trùng. Các mẹ nên cân nhắc và bàn bạc kỹ với bác sĩ về lợi ích và tác hại khi quyết định thực hiện xét nghiệm này.

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm này?

Khi thai kỳ được hơn 18 tuần.

Xét nghiệm này được thực hiện như nào?

Mũi kim được xuyên qua bụng các mẹ và tử cung vào đến dây rốn và máu để lấy mẫu xét nghiệm.

Khi nào có kết quả xét nghiệm?

Các mẹ sẽ nhận được kết quả xét nghiệm trong vòng khoảng 3 ngày.

Những xét nghiệm trước sinh khác đối với những cặp vợ chồng có nguy cơ mắc bệnh nào đó

Trong suốt giai đoạn mang thai của các mẹ, giữa nhiều yếu tố khác nhau, bác sĩ sẽ đề nghị các mẹ thực hiện những xét nghiệm dựa vào tiền sử bệnh lý của các mẹ hoặc chồng và một số dấu hiệu khác thường của các mẹ. Nếu thai nhi có nguy cơ bị mắc một số bệnh di truyền nhất định thì các mẹ sẽ được hẹn tới để trao đổi với các chuyên gia tư vấn về gen.

Xét nghiệm sàng lọc hoặc xét nghiệm chẩn đoán cần được thực hiện với những nguy cơ bệnh lý nhất định, nó bao gồm những xét nghiệm cho các bệnh sau:

Bệnh tuyến giáp

Bệnh Toxoplasma

Viêm gan C

Rối loạn máu như bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh thiếu máu di truyền α thalassemia hay β thalassemia

Bệnh teo cơ cột sống (SMA)

Bệnh canavan

Nhiễm virut cytomegalovirus CMV

Bệnh Tay-Sachs

Hội chứng Fragile X

Bệnh lao

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Ba Tháng Giữa

Chào mừng bạn đến tam cá nguyệt thứ 2, giai đoạn 2 (còn gọi là quý 2) của thai kỳ. Đến đây thì tất cả các công đoạn “công phu” nhất để tạo nên hình hài em bé đã xong. Các cơ quan thiết yếu và các hệ thống trong cơ thể bé gần như đã yên vị, và đang sẵn sàng để tiếp tục phát triển, trưởng thành. Trong giai đoạn 2 của thai kỳ, em bé của bạn sẽ có kích thước tăng lên 3-4 lần, và càng ngày sẽ càng trông ra hình ra dáng hơn.

Hầu hết phụ nữ đều cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi qua giai đoạn này. Những biểu hiện ốm nghén gần như làm cạn kiệt sức lực ở giai đoạn đầu giờ đây đã trở nên ổn, và bạn đã có thể trở về với trạng thái sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt lớn.

Có ai thấy vòng eo của mình không nhỉ?

Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó khăn để che giấu cái bụng ngày một to lên của mình. Lúc nào dễ bị nhận diện ra nhất còn tùy thuộc vào kích thước và tầm vóc tổng thể của mỗi người, vào việc họ đã từng có con hay chưa, việc họ tính toán ngày giờ chính xác đến mức nào, và thậm chí vào cả sắc thái các cơ bụng của họ. Vào đầu giai đoạn hai, tử cung mới chỉ bắt đầu nâng lên từ vùng xương mu trung tâm. Trước đó, nó được bảo vệ bên trong khoang chậu nhưng giờ đây đã quá lớn nên cần được nâng ra ngoài.

Đừng lo lắng nếu bạn vẫn không thể cảm thấy gì khi dùng tay nhấn thử vào bụng. Ở giai đoạn này thì việc nhìn thấy bụng mình lớn bao nhiêu sẽ không thể giải thích được em bé bên trong phát triển hay khỏe mạnh bao nhiêu.

Những thay đổi về mặt thể chất trong giai đoạn 2 của thai kỳ

Chứng nghẹt mũi có thể sẽ tiếp tục làm bạn khó chịu thêm vài tuần nữa. Cố gắng hạn chế ở những nơi có độ ẩm thấp, hay những nơi phải sử dụng máy lạnh. Để một thau nước nhỏ, hoặc dùng máy làm ẩm trong phòng có thể sẽ giúp bạn thở dễ hơn.

Kích thước và vóc dáng của bạn sẽ thay đổi trong vài tháng tới. Hình dáng mang bầu của mỗi phụ nữ đều rất khác nhau. Nhiều người cho rằng họ có thể đoán được giới tính của em bé dựa vào mức độ nhô ra của bụng bầu. Điều này trên thực tế không có bằng chứng khoa học, tuy nhiên nó cũng không có nguy hại gì ngoài việc chúng ta có thêm một câu chuyện vui nho nhỏ.

Bạn hãy sẵn sàng cho những cơn co thắt (có tên khoa học là Braxton Hicks) từ khoảng tuần 26 trở đi. Đây là những cơn co dạ con không đau để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ sau này và tăng cường việc lưu thông máu. Nếu đã từng có con trước đây thì có thể bạn sẽ nhận diện ra những cơn đau này sớm hơn.

Những thay đổi về mặt cảm xúc trong giai đoạn 2 của thai kỳ

Trong vài tuần tới, một điều nên lưu ý là ghi lại nơi mình cất những món đồ cần thiết hay quan trọng, bởi vì một trong những triệu chứng phổ biến lúc này là chứng “giảm trí nhớ thai kỳ”. Đừng quá lo lắng nghĩ rằng mình đã làm mất món đồ gì đó. Cố gắng tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc, và thỉnh thoảng cũng phải biết tự cười nhạo mình. Hài hước một chút sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn.

Có những lúc bạn cảm thấy lo lắng, không biết em bé có ổn không, và mình sẽ đối phó thế nào nếu nó không ổn. Vào giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác hơi lo âu vì mọi thứ không thể quay trở lại được nữa. Có thai và sinh em bé là một việc mà không ai có thể dám nói trước điều gì chắc chắn 100%, nhưng bạn hãy yên tâm, tạo hóa khi nào cũng diệu kỳ, và mọi thứ đâu rồi cũng sẽ vào đó.

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Những gợi ý cho giai đoạn 2 của thai kỳ

Bạn cần bắt đầu đi khám thai định kỳ để kiểm tra xem có vấn đề gì hay không. Thông thường, bạn sẽ được cân trọng lượng, đo vòng bụng, đo huyết áp, và kiểm tra nước tiểu mỗi khi khám. Thường là bạn sẽ khám định kỳ mỗi 4 tuần trong suốt giai đoạn hai của thai kỳ.

Chuẩn bị tinh thần để tăng cân trong suốt quý hai. Hầu hết bà bầu thấy trọng lượng của mình vẫn ổn định trong quý đầu tiên, hoặc thậm chí tuột xuống do bị ốm nghén. Đừng quá căng thẳng nếu bạn tăng cân nhanh, tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng mức tăng tốt nhất là từ 10 đến 12 kg. Việc tăng nhiều hơn con số này có thể dẫn đến một số vấn đề cho thai kỳ và cho quá trình chuyển dạ.

Phát triển của thai nhi theo tuần

Dinh Dưỡng Cho Phụ Nữ Mang Thai Ba Tháng Giữa

Có thể nói, ba tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian sung sướng nhất của hầu hết các thai phụ, bởi vì đã “thoát” khỏi giai đoạn ốm nghén với đủ thứ rắc rối phải đối mặt.

Đây cũng là giai đoạn năng động mà nhiều phụ nữ khỏe mạnh có thể tự lái xe, bưng bê nặng hơn một chút và thậm chí, một số thai phụ có thể gánh nước, gánh hàng rong…. Đây cũng là giai đoạn mà các thai phụ cảm thấy mệt mỏi nếu không được hoạt động tay chân vào mỗi sáng thức dậy như dọn vệ sinh nhà cửa, đi dạo bộ quanh công viên…

Thai nhi đã bắt đầu tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ba tháng giữa cũng cần được “tăng tốc”.

Các thai phụ cần chú ý ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể như thịt, cá, trứng, rau xanh, sữa. Những thực phẩm này có chứa lượng protein phong phú, giúp ích cho quá trình cấu thành cơ thể thai nhi, giúp não em bé phát triển toàn diện, đồng thời giúp bà mẹ đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Việc cung cấp đủ vitamin các loại giúp bà bầu và thai nhi tăng cường sức đề kháng. Vitamin A, B, C, D… đều cần thiết cho cả bà bầu và thai nhi, và có sẵn trong nhiều loại thức ăn tự nhiên như trứng gà, thịt, cà rốt, các loại rau quả, tôm, sữa..

Việc cung cấp sắt, canxi, càng quan trọng bởi nếu thiếu canxi, trẻ dễ bị còi xương. Bên cạnh việc tăng chất dinh dưỡng từ tôm, cua, trứng, bạn cần th,ông báo ngay với bác sĩ để được dùng thuốc bổ sung nếu gặp các triệu chứng như tê các đầu ngón tay, thốn gót, bởi đó là các triệu chứng cho thấy bạn đang bị thiếu canxi.

Nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyên thai phụ uống đủ 1,5 lít nước/ ngày thì chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ba tháng giữa đòi hỏi bạn phải cung cấp đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống đủ nước rất quan trọng để cân bằng lượng ối trong cơ thể bạn tương đồng với sự phát triển của thai nhi.

Bạn tuyệt đối không được ăn kiêng, tránh xa các chất kích thích, thuốc lá và các loại nước giải khát công nghiệp. Nên khuyên ông xã ngừng hút thuốc lá để tránh nguy cơ trẻ bị kém trí nhớ hoặc bị các bệnh về hô hấp, tim mạch sau này.

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ba tháng giữa cần tiếp tục lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, tránh ăn quá mặn hoặc quá cay. Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường và các thức ăn chế biến sẵn. Hạn chế uống nước lạnh, ăn nhhiều kem để tránh bị co thắt huyết mạch. Tránh các sản phẩm được khuyến cáo ít sử dụng như lô hội, nhân sâm, đu đủ xanh, dưa hấu ướp lạnh.

Bà Bầu Ăn Gì Ba Tháng Giữa?

Vượt qua giai đoạn ốm nghén, bạn sẽ có cảm giác ăn ngon hơn và đồng nghĩa với việc thai nhi cũng tăng trưởng nhanh hơn, bạn sẽ cảm nhận được con lớn lên từng ngày. Nên bổ sung những thức ăn bổ dưỡng để bé tăng trưởng tốt nhất trong giai đoạn này.

Vì nhu cầu dinh dưỡng tăng rất cao nên bà bầu cần chú ý ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể như thịt, cá, trứng, rau xanh, sữa….

Ăn phong phú và giàu dinh dưỡng

Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… luôn được khuyến cáo dùng cho bà bầu, nhất là giai đoạn ba tháng giữa. Chúng có chứa lượng protein phong phú, giúp ích cho quá trình cấu thành cơ thể thai nhi, giúp não em bé phát triển toàn diện.

Hơn nữa, thời kỳ này cơ thể bà bầu cũng cần nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng cơ thể, chính vì vậy, lượng protein bổ sung vào cơ thể phải thỏa mãn những nhu cầu cần thiết.

Lượng thức ăn bạn lựa chọn ăn cũng cần đa dạng, phong phú để tránh hiện tượng thiếu chất cho bà bầu và thai nhi.

Bình thường, chúng ta luôn cần nhiều loại vitamin khác nhau để phát triển toàn diện, nhưng với bà bầu thì việc bổ sung vitamin lại càng trở nên quan trọng. Mỗi loại vitamin lại có chức năng khác nhau, giúp tăng sức đề kháng cơ thể bà bầu và thai nhi.

Vitamin A, B, C, D… cần thiết cho cả bà bầu và thai nhi, và có sẵn trong nhiều loại thức ăn tự nhiên như trứng gà, thịt, cà rốt, các loại rau quả, tôm, sữa….

Cần chú ý bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể để tránh hiện tượng táo bón do giai đoạn này bà bầu thường bị chèn ép đường ruột. Các loại thức ăn giàu chất xơ như rau cần, cà rốt, đậu, cải…

Bổ sung canxi và chất sắt

Canxi rất cần thiết cho quá trình hình thành xương của thai nhi, nếu bà mẹ thiếu canxi thì thai nhi dễ bị còi xương, còn thai phụ bị loãng xương. Bổ sung canxi qua sữa uống hàng ngày và uống viên canxi để có đủ lượng canxi cần thiết.

Thiếu máu do thiếu sắt là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, nghiêm trọng hơn, nếu mẹ bị bệnh này sẽ làm giảm khả năng phát triển của thai nhi. Bạn cần ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt đỏ, rau có màu xanh thẫm…

Ba Tháng Giữa Thai Kỳ Bà Bầu Nên Ăn Gì?

Ba tháng giữa thai kỳ bà bầu nên ăn gì? là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu hỏi trong giai đoạn này. Các mẹ biết trong giai đoạn mang thai ở những tháng đầu tiên, mẹ bầu thường bị ốm nghén, mệt mỏi và không ăn được nhiều. Do đó ba tháng giữa thai kỳ bà bầu phần nào lấy được thể trạng cho cơ thể, lúc này mẹ bầu cần bổ sung và cung cấp ngay lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ và cả em bé.

1. Chế độ dinh dưỡng

Trong giai đoạn thai kỳ nguồn dinh dưỡng là rất cần thiết cho cơ thể mẹ và cả thai nhi do đó mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai kỳ đó là mẹ phải đảm bảo vừa đủ chất lại vừa đủ lượng cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã khuyên trong thực đơn của bà bầu phải đảm bảo được 4 nhóm thực phẩm cơ bản như:

Nhóm chất bột: Gạo, ngô, khoai…

Nhóm vitamin, chất khoáng, chất xơ: trái cây, rau xanh.

Nhóm chất béo: vừng (mè), lạc, dầu…

Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, các loại đậu…

Mỗi ngày cơ thể của mẹ trong giai đoạn thai kỳ này, cần khoảng 2550kcal, cao hơn mức bình thường 300 – 350kcal. Vì vậy cơ thể mẹ cũng cần lượng dinh dưỡng đưa vào cao hơn.

Mẹ bầu trong thời gian này nên tăng khẩu phần ăn và giữ cân đối giữa đạm/béo/bột – đường theo tỷ lệ 14:31:55.

Thời gian này mẹ bầu cần cung cấp một lượng axit béo cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của bé.

Trong bữa ăn hàng ngày của mình mẹ bầu nên đưa rau xanh, trái cây vào giúp cho cơ thể có đày đủ chất hơn.

Mẹ bầu cần cung cấp, bổ sung lượng vitamin cho cơ thể thông qua ăn uống như: canxi, kẽm, vitamin B, sắt, vitamin A, B, C, E, D, axit folic, beta caroten.

Mẹ có thể chia 3 bữa ăn chính của mình ra thành nhiều bữa nhỏ, tuyệt đối mẹ bầu tránh bỏ bữa. Chính những điều này sẽ giúp cho cơ thể mẹ hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt hơn lại vừa chống được chứng khó tiêu, táo bón và nhớ cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể.

Đồ ăn ngọt mẹ bầu cũng nên bổ sung cho cơ thể. Đồng thời, để tránh những nguy cơ do thừa cân, béo phì có thể gây ra mẹ cần phải kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể cho hợp lý (giai đoạn này mẹ chỉ nên tăng từ 4 đến 5kg là đủ).

Trong thời gian này nhiều mẹ bầu thường sử dụng thêm các viên vitamin, thuốc bổ. Những vấn đề này mẹ bầu nhất thiết phải có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Một số điều mẹ nên tránh xa trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.

Sự phát triển của thai nhi thì dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng nhất, do đó để trẻ phát triển khỏe mạnh thì mẹ bầu tuyệt đối nên tránh xa chứ không được ăn kiêng.

Thường xuyên ăn thực phẩm tươi xanh, đảm bảo vệ sinh, tránh không ăn các loại thực phẩm trong đồ hộp, thức ăn chứa nhiều chất bảo quản.

Mẹ bầu tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá, các loại nước uống có ga, cà phê.

Trong thai kỳ mẹ nên tránh uống và ăn đồ lạnh vì sẽ gây ra co thắt huyết mạch. Thực hiện ăn chín, uống sôi.

Mẹ bầu không nên ăn đồ ăn quá nhiều muối, hạn chế ăn thức ăn có nhiều gia vị cay, nóng.