Mang Thai Bị Đau Bụng Tiêu Chảy / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Đau Bụng Tiêu Chảy Khi Mang Thai

(28/10/2017)

Đây là thời điểm sức đề kháng của người mẹ rất yếu tạo ra môi trường cho vi khuẩn tồn tại và phát triển sẽ dẫn tới đau bụng tiêu chảy. Chính vậy nên mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng trong vấn đề ăn uống của mình như: nguồn nước uống đảm bảo, nguồn thực phẩm an toàn không bị ôi thiu.

Khả năng thích ứng đối với mỗi người là khác nhau, trong một số trường hợp khi mẹ bầu sử dụng những thực phẩm không phù hợp với thể trạng của mình sẽ dẫn đến “dị ứng”, gây ra đau bụng tiêu chảy. Hay ở những trường hợp rối loạn tiêu hóa khi thực phẩm lạ chứa nhiều chất đạm, mỡ cũng sẽ gây ra tình trạng trên.

Bên cạnh đó, những trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh về đường ruột như bệnh Crohn cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy. Việc ăn uống quá nhiều nước tạo ra lượng nước dư thừa, gây ra tình trạng phân lỏng, loãng hay sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng trên ở mẹ bầu.

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm?

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? Câu trả lời là có và chắc chắn mẹ bầu không được xem nhẹ. Trong trường hợp nặng, tiêu chảy khi mang thai sẽ gây ra tình trạng mất nước, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tới mẹ và thai nhi.

Việc cần thiết lúc này mà mẹ bầu nên làm là uống nhiều nước như: nước trái cây, nước oresol,… để khắc phục tình trạng mất nước. Các cơn đau bụng biểu hiện cho bệnh lý đau bụng tiêu chảy là rất nguy hiểm, khiến cho mẹ bầu cảm thấy kiệt sức và suy sụp rất nhanh. Nguy hiểm hơn, các cơn đau bụng còn khiến cho cổ tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của bé về nhiều mặt.

Khi mắc phải tiêu chảy, bên cạnh những ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ thì thai nhi cũng phải chịu những ảnh hưởng không tốt có thể kể tới như: suy dinh dưỡng chậm phát triển, hay các trường hợp chết lưu,…

Đối với những trường hợp tiêu chảy nặng, thì mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để được khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ về cách điều trị đúng, khoa học. Việc sử dụng các loại thuốc một cách tùy tiện mà không được chỉ định sẽ gây ra những tác hại không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Mẹ bầu cần tránh các loại nước thành phẩm, nước ngọt, nước có gas,… Tự tạo cho mình chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn, chế độ ăn uống khoa học: ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi,… hạn chế tối đa những thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt quá ngưỡng cho phép.

Mẹ bầu được khuyến khích sử dụng các thực phẩm không có chất phụ gia: bánh mì nướng, nước sốt táo, bánh quy, chuối, bột yến mạch… Ngoài ra, một thực phẩm khá tốt cho sức khỏe, có tác dụng tốt trong việc đẩy lùi tiêu chảy mà mẹ bầu có thể sử dụng là sữa chua.

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.

– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.

– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hóa Giải Đau Bụng Tiêu Chảy Khi Mang Thai

Ðau bụng tiêu chảy là chứng bệnh rất hay gặp và gây nhiều phiền toái, với phụ nữ mang thai ở những tháng đầu, chuyện phiền toái sẽ gấp bội kèm theo những lo lắng về việc ảnh hưởng tới thai nhi.

Trong 3 tháng đầu mang thai bị đau bụng tiêu chảy thì phải làm sao? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều chị em mang thai rất quan tâm. Thực chất đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Hơn nữa khi mang bầu, thai nhi cần được chăm sóc tốt và mọi trục trặc sức khỏe của người mẹ đều có thể ảnh hưởng thai nhi. Vì thế, khi bà bầu gặp phải triệu chứng tiêu chảy này, chị em hết sức lo lắng, không biết thai nhi có ổn không, rồi phải làm như thế nào? Hãy cùng chia sẻ để chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân nào khiến bà bầu đau bụng tiêu chảy?

Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong 3 tháng đầu mang thai, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa của chị em có phần yếu đi. Ngoài ra, bà bầu cần biết rằng, khi uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng không “mạnh” như bình thường thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể, gây nên tình trạng “tào tháo đuổi”. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt, ăn uống vệ sinh nhưng thực phẩm đó lại chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể, ví dụ như một số thai phụ dị ứng với sữa tươi cũng sẽ bị xảy ra tình trạng đau bụng tiêu chảy. Đôi khi có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không hấp thu được, gây rối loạn tiêu hóa và lượng thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy. Thông thường bà bầu bị đau bụng tiêu chảy có thể do: Nhiễm một số loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn. Nhiễm các loại virut như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy. Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica. Mắc các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy. Tiêu chảy cũng có thể do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau cải…). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng. Nhiều trường hợp đang phải dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn có thể bị chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh. Những nguyên nhân khác bao gồm: không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn…Khi mang thai bị tiêu chảy, bà bầu nên uống nhiều nước và ăn sữa chua, tránh các loại thức ăn nhiều gia vị và giàu chất béo.

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm?

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, lúc này thai phụ cần bù nước và chất điện giải bằng việc uống nhiều nước (nước trái cây, nước oresol). Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotavirus, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Phòng bệnh thế nào?

Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi, chỉ cần uống oresol, bù nước. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước sẽ là cả một vấn đề. Vì vậy, khi bà bầu bị đau bụng tiêu chảy, đặc biệt là ở 3 tháng đầu mang thai thì nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

Bà bầu nên uống nhiều nước vì đau bụng tiêu chảy sẽ làm người bệnh mất nước. Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi. Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống… Hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép. Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng. Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. Sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể đẩy lùi tiêu chảy.

BS. Lê Anh

Bị Đau Bụng Tiêu Chảy Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không ?

Ăn uống các loại đồ ăn, đồ uống bị ôi thiu, nhiễm khuẩn hay có chứa các loại vi rút như Rotavirus, Cyptomegalovirus….

Ăn phải các loại thực phẩm có chứa kí sinh trùng gây nên chứng tiêu chảy như Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê cũng gây ra chứng tiêu chảy khi mang thai

Cơ thể không dung nạp đươc lactose, bị viêm dạ dày hoặc bị ngộ độc thực phẩm.

Những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu là cảm thấy đau bụng dữ dội, nhất là vùng quanh rốn. Nôn mửa và đi tiêu nhiều lần, mỗi lần đều là phân lỏng.

Bị đau bụng tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Bị đau bụng tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không ? là câu hỏi thường gặp ở rất nhiều bà mẹ. Thông thường, tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời và để nặng sẽ khiến sản phụ bị mất nước nghiêm trọng và suy kiệt rất nhanh. Căn bệnh này cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bị tiêu chảy nặng, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể dẫn đến đẻ non hoặc chết trong bụng mẹ nếu không điều trị kịp thời.

Có nhiều trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi và không gây ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển theo các chiều hướng xấu như đau bụng dữ dội kèm tiêu chảy, phân chứa máu, tiêu chảy kèm sốt và nôn mửa thì tốt nhất khi bị tiêu chảy mẹ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và được chữa trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, mẹ cũng tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

Ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được ăn các loại thức ăn như rau sống, gỏi cá, tiết canh, các món ăn sống, tái…

Hạn chế ăn các món ăn ở các quán ven đường, quán không đảm bảo vệ sinh, tốt nhất nên ăn ở nhà với các món ăn được chế biến sạch và kĩ lưỡng.

Không ăn các loại thực phẩm đã để lâu ngày, thức ăn đã bị ẩm mốc, ôi thiu, nhiễm khuẩn.

Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép như dầu, bơ,

Mẹ cũng nên tăng cường các món ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy như: sữa chua, khoai tây, ngũ cốc, bánh quy…

Sắt được chứng minh là nguyên tố vi lượng có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai. Do đó, mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm chứa sắt khi mang thai để tránh bị tiêu chảy.

Khi bị tiêu chảy thai kì nhẹ, mẹ cần phải nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi. Mẹ cũng nên nghe nhạc và rèn luyện các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, tập các bài thể dục nhẹ nhàng…

Có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để hạn chế bớt việc đi ngoài như: nụ sim, búp ổi, gừng tươi, vỏ măng cụt, nước gạo rang…

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Đau Bụng 3 Tháng Cuối Phải Làm Sao?

Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị đau bụng tiêu chảy?

Đau bụng tiêu chảy ở bà bầu chủ yếu là do thói quen ăn uống chưa hợp lý, không đảm bảo vệ sinh của các mẹ bầu. Trong quá trình mang thai là lúc cơ thể người mẹ thay đổi rất nhiều, thể trạng bà mẹ yếu vì thế cần được chăm sóc tốt, kỹ lưỡng và việc ăn uống là rất quan trọng để đảm bảo cho cả mẹ và bé luôn hấp thu tốt nhất.

Bà bầu bị đau bụng tiêu chảy còn do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mà ở đây là hormon Prostaglandin chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hormon này sẽ kích thích ruột mở thường xuyên hơn đầy hết các chất thải ra ngoài, làm rỗng ruột người mẹ để tạo điều kiện để em bé ra ngoài thuận tiện hơn.

Những mẹ bầu có tiền sử về các bệnh như viêm đường ruột, đại tràng, …thì cũng là nguyên nhân dẫn đến các mẹ bầu dễ bị đau bụng tiêu chảy.

Ngoài ra, việc nguồn nước bị ô nhiễm, ăn thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn cũng khiến cho bà bầu dễ dàng bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, có những trường hợp ăn uống hợp vệ sinh nhưng không hợp với thể trạng và cơ thể không hấp thu được chất này : như việc bổ sung quá nhiều chất béo, thay đổi sữa bầu cũng sẽ làm cho bà bầu bị tiêu chảy .

Nguyên nhân bệnh cũng có thể do tích luỹ trong khoang bụng những dịch có áp suất thẩm thấu cao không hấp thu được, như trong trường hợp thiếu hụt lactose hoặc do những kích thích trong dạ dày ruột, một nguyên nhân nữa là có thể do ruột có cấu tạo hoặc khả năng nhu động không bình thường.

Làm sao để điều trị và phòng tránh cho bà mẹ bị đau bụng tiêu chảy 3 tháng cuối ?

Việc cần làm và quan trọng nhất trong giai đoạn cuối này là các mẹ bầu phải được nghỉ ngơi nhiều, bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng mất nước cơ thể mệt mỏi, có thể bổ sung bằng cách uống nhiều nước trái cây, pha nước Oresol theo đúng tỉ lệ, ăn thực phẩm dễ hấp thu. Nếu như tình trạng tiêu chảy trong 2 ngày không giảm mà có dấu hiệu nặng hơn cần đến ngay bác sĩ, việc điều trị sẽ kéo dài trong vài ngày, mẹ bầu cần phải uống thuốc theo chỉ định và dặn dò của bác sĩ.

Để phòng tránh cho việc bà bầu bị đau bụng tiêu chảy cần phải ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ăn ở hàng quán, những món ăn không đảm bảo vệ sinh như tiết canh, gói, đồ tái, không ăn nhiều chất béo, bổ sung thêm vitamin và chất sắt.

Bà bầu bị đau bụng tiêu chảy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Hầu hết những trường hợp bà bầu bị đau bụng tiêu chảy nhẹ sẽ tự hết sau vài ngày và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Nhưng trong một vài trường hợp tiêu chảy kéo dài không điều trị kịp thời sẽ gây tác động xấu cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, Rota virus thường nôn mửa, đi tiêu rất nhiều lần dẫn đến tình trang mất sức. Hơn nữa những cơn đau liên tục ở bụng có thể kích thích tử cung co bóp mạnh dẫn đến sinh non, sẩy thai.

Khi bị tiêu chảy mẹ bầu không nên chủ quan, coi thường. Tuyệt đối mẹ bầu không nên tự ý ra ngoài mua thuốc hay dùng thuốc không đúng cách mà phải đi thăm khám để được điều trị đúng cách và an toàn cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị đau bụng tiêu chảy 3 tháng cuối phải làm sao ?

Việc chăm sóc mẹ bầu chưa bao giờ là việc dễ dàng, thời kỳ của thai kỳ lại dài đến 9 tháng 10 ngày. Mẹ bầu phải trải qua những giai đoạn thai nghén khác nhau, cơ thể cũng thay đổi rất nhiều theo từng giai đoạn này. Lúc mang thai là cơ thể người phụ nữ dễ dàng nhiễm bệnh nhất vì lúc này thể trạng yếu tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây ra những bệnh vặt như đau đầu, cảm cúm, ho, tiêu chảy,… Hãy luôn chăm sóc bà bầu thật tốt từ sức khoẻ cho đến tinh thần, bà mẹ có khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái thì em bé sinh ra mới khoẻ và thông minh.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì ?

Dinh dưỡng cho bà bầu mắc bệnh cần phù hợp với tính trạng bệnh, giai đoạn này cần hết sức chú ý khi ăn uống.

Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước dẫn đến kiệt sức hay có thể uống dung dịch bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ bầu cũng có thể uống hỗn hợp muối và đường pha với nước lọc. Tránh những nước uống như soda và nước ngọt

Có thể ăn một số thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo thịt băm, yến mạch.

Sử dụng sữa chua hằng ngày vì chúng có thể loại bỏ tiêu chảy. Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hoá vì chứa nhiều vi lợi khuẩn.

Không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ và bơ, không ăn thực phẩm có nhiều phẩm màu, gia vị, hoa quả khô. Mẹ bầu cũng cần tránh xa những thực phẩm như sắc, nấm, thịt cóc, đây là những thực phẩm có chứa rất nhiều độc tố có thể gây ra tình trạng đau bụng, ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Phải luôn trang bị cho mình một kiến thức về cách chăm sóc bản thân và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất, không lo lắng, không làm việc nhiều để có được một thể trạng tốt, thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất. Đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ càng cần phải chú ý hơn để không xảy ra những điều đáng tiếc. Trong giai đoạn ngày mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi nhiều để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn của mình được thành công. Đây là những điều mà bà bầu bị tiêu chảy cần phải làm.