Mang Thai Có Nên Xông Hơi / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai Có Được Xông Hơi? Bà Bầu Có Nên Xông Mặt?

Phụ nữ mang thai có được xông hơi?

Xông hơi chính là sử dụng hơi nóng để tác động lên cơ thể, điều này khiến thân nhiệt cơ thể rất cao. Với người bình thường thì rất tốt vì giúp thư giãn, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với thai phụ thì điều này là không nên!

Bà bầu không nên xông hơi, nên cẩn thận với xông hơi vì có nhiều rủi ro có thể gặp phải!

PGS.TS Vương Tiến Hòa – Bệnh viện Phụ sản Trung ương, xông hơi là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả tốt. Thế nhưng, đối với phụ nữ mang thai, việc này lại có thể gây hại. Với phụ nữ mang thai dù ở tháng nào cũng tuyệt đối không được xông hơi, gây nguy hiểm tính mạng em bé trong bụng”. Bác sĩ cũng chia sẻ thêm rằng các việc giải cảm cho phụ nữ mang thai, việc bấm huyệt, xoa bóp, cạo gió với bà bầu cũng cần phải tránh. Bởi lẽ, việc này có thể làm kích thích tử cung dẫn đến sẩy thai hoặc gây nguy hiểm cho thai nhi.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được xông hơi vì có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai. Lương y phân tích: “Khi xông hơi, phụ nữ mang thai phải ngồi trong chăn kín và chịu sức nóng rất lớn từ nồi nước xông. Điều này làm nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên kéo theo tình trạng nước ối cũng nóng dần, không tốt cho bào thai. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, nguy cơ sẩy thai là rất lớn”.

Lỡ xông hơi khi mang thai có làm sao không?

Các rủi ro có thể gặp phải nếu xông hơi khi mang thai đó là:

Xông hơi là liệu pháp sử dụng hơi nước nóng nên sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, có thể phá hủy các tế bào, từ đó ngăn cản quá trình cung cấp oxy cho em bé. Dễ dẫn đến sảy thai, thai nhi bị chết trong bụng mẹ nếu xông ở nhiệt độ 39-  40 độ C.

Khi nhiệt độ cơ thể người mẹ trên 38 độ C, thai nhi rất dễ bị khuyết tật ống thần kinh và mất nước trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Sau 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai xông hơi sẽ có thể ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị dị dạng, vẹo cột sống, xương khớp.

Áp lực của hơi nước nóng kết hợp với không gian bí bách, kín mít khi xông có thể làm xuất hiện tình trạng chóng mặt, ngạt thở, thậm chí tụt huyết áp, ngất xỉu, nguy hiểm tới tính mạng. Đồng thời, việc huyết áp bị tụt làm ảnh hưởng tới quá trình cung cấp máu cho thai nhi.

Xông hơi khiến nhịp tim tăng lên, cơ thể đốt cháy calo nhiều hơn bình thường làm cho cơ thể bị mất nước, xuất hiện tình trạng mệt mỏi, kiệt sức. Đặc biệt, xông hơi nhiều còn khiến da bị khô ráp, nếp nhăn xuất hiện gây ám ảnh cho chị em phụ nữ.

Chị em lỡ xông hơi nên đến bệnh viện để kiểm tra tinh hình sức khỏe và có phương pháp điều trị phù hợp nhất!

Bà bầu xông mặt được không?

Phụ nữ khi mang thai luôn có tâm lý lo sợ các loại mỹ phẩm sẽ gây hại cho em bé nên đã bỏ luôn công đoạn chăm sóc da trong suốt thai kỳ. Trong đó, quá trình mang thai còn làm thay đổi nội tiết tố. Đây là 2 nguyên nhân chính khiến cho da ngày càng sạm đi và xuất hiện nhiều mụn.Bên cạnh đó thì mẹ còn dễ bị cảm cúm do cơ thể lúc này yếu ớt hơn so với bình thường, trong đó triệu chứng ngạt mũi là khiến các mẹ khó chịu nhất.

1. Cách xông da mặt cho bà bầu

Bước 1: Chuẩn bị

Công thức 1: Xông mặt với lá tía tô, kinh giới

Cách xông này có tác dụng rất tốt trong việc trị ngạt mũi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cũng như điều trị mụn. Cả 2 nguyên liệu này đều là gia vị trong các bữa ăn hàng ngày nên việc tìm mua rất dễ, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lá tía tô: 1 nắm

Rau kinh giới: 1 nắm

Công thức 2: Xông với gừng, chanh, sả

Đây là công thức hiệu quả mà ai cũng biết đến, có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và trị mụn cũng như giải cảm cực tốt nhờ các tinh chất trong củ gừng và sả. Cách làm này còn giúp chống lão hóa và làm da trắng hồng tự nhiên.

Gừng: 1 củ

Chanh: 1 – 2 quả

Sả: 5 – 7 củ

Bước 2: Các bước thực hiện

Chị em có thể lựa chọn một trong hai công thức trên để tiến hành xông. Nguyên liệu rồi rửa sạch để ráo nước, có thể ngâm qua nước muối pha loãng cho sạch.

Gừng đập dập hoặc thái lát đều được, chanh thái lát, sả đập dập. Các loại lá thì có thể vò dập để dễ dàng tan các tinh chất ra nước.

Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nước đun sôi trong 5 phút.

Vệ sinh da mặt bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt thiên nhiên, dành cho mẹ bầu.

Có thể cho nước ra bát to hoặc để cả trong nồi đều được. Đặt nước trước mặt rồi dùng khăn tắm to trùm kín đầu vừa để hơi nước tập trung vào vùng mặt vừa tránh bị thoát hơi ra ngoài.

Ngồi xông trong khoảng 5 – 10 phút là được.

Kết thúc quá trình xông thì dùng khăn sạch thấm khô mặt rồi nghỉ ngơi. Đợi khoảng 5 phút rửa lại mặt rồi bôi kem dưỡng ẩm để dưỡng da.

2. Một số lưu ý khi bà bầu xông mặt

Khi xông các mẹ nhớ lưu ý những điều sau đây nha:

Quá trình xông nếu thấy có khó chịu gì cần dừng ngay lại và đi khám kiểm tra ngay

Chú ý nhiệt độ nước và để mặt cách nước khoảng 30- 40cm để tránh làm bỏng da.

Chỉ thực hiện mỗi tuần 1- 2 lần, không nên lạm dụng phương pháp này

Làm sạch da trước xông mặt để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da. Như thế sẽ tăng hiệu quả và tránh chất bẩn thấm ngược vào da

Dùng khăn mềm thấm hết nước đọng trên da. Nghỉ ngơi một lát cho da mặt bớt nóng rồi rửa lại bằng nước sạch. Việc này sẽ giúp da không da săn chắc, không bị chảy sệ và sốc nhiệt

Sử dụng nguyên liệu sạch, chọn tinh dầu đúng loại tránh bị kích ứng da

Bà bầu cần chú ý giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt, khi ra khỏi nhà cần mặc ấm đầy đủ. Bên cạnh đó, kết hợp tập luyện đơn giản như yoga, đi bộ… để tăng cường sức đề kháng.

Như vậy chúng ta đã có được lời giải đáp cho vấn đề phụ nữ mang thai có được xông hơi và cách xông da mặt cho bà bầu. Chúc các mẹ sẽ chọn được cho mình cách xông phù hợp cũng như thực hiện an toàn.

Cách xông bồ kết cho trẻ sơ sinh

Phòng xông hơi

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị trong y khoa. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện tại nhà!

Cố vấn: Hoàng Mạnh Kha

Xông Hơi Và Bầu Bí: Khi Mang Thai Có Được Xông Hơi Không?

Đau lưng và khó chịu trong thai kỳ khiến chị em chỉ mong được đắm mình trong làn hơi ấm của một phòng sauna. Tuy nhiên tắm xông hơi không còn là một thói quen có lợi khi bạn đang mang thai.

Nhiệt độ cao và kéo dài liên tục có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây sảy thai. Hãy cùng Theasianparent tìm hiểu những nguy cơ và an toàn khi tắm xông hơi trong bài viết dưới đây:

Những rủi ro khi sử dụng phòng xông hơi đối với bà bầu

Nhiệt độ cao và liên tục là những mối lo ngại chính khi sử dụng phòng xông hơi khô trong thời kỳ mang thai. Nhiệt độ này có thể giúp mẹ thư giãn nhưng lại không an toàn cho bé. Thai nhi trong tử cung không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Điều này có nghĩa bé không thể chịu đựng được sức nóng của phòng xông hơi khô.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số em bé tiếp xúc với nhiệt độ cao (như bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi khô) trong tam cá nguyệt đầu tiên trải qua những biến chứng nghiêm trọng đối với não hoặc tủy sống.

Cũng có thể việc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể gây ra hoặc gây ra sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh như dị tật vách liên thất và ống động mạch. Nhiệt độ quá cao của phòng tắm hơi có thể làm phức tạp thêm một số tình trạng sức khỏe

Bà bầu có được sử dụng phòng xông hơi không?

Nếu bác sĩ cho phép mẹ bầu sử dụng phòng tắm hơi trong thời gian mang thai, hãy đảm bảo lượng thời gian xông hơi dưới 15 phút. Một số bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tránh hoàn toàn phòng tắm hơi khi mang thai. Vì ngay cả khi chỉ ở trong phòng xông hơi một lát, thai nhi đã có thể bị ảnh hưởng.

Mẹ bầu nên ra khỏi phòng xông hơi ngay lập tức nếu cảm thấy uể oải hoặc buồn nôn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đang quá nóng.

Cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các phòng xông hơi khô đều giống nhau. Mỗi phòng lại giữ mức nhiệt và được gia nhiệt khác nhau. Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sự tăng nhiệt cơ thể mẹ bầu và ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Đặc điểm của phòng xông hơi

Phòng xông hơi khô là một căn phòng được làm bằng hoặc lót bằng gỗ tạo ra nhiệt khô với độ ẩm rất thấp. Hầu hết các phòng xông hơi khô được giữ trong khoảng nhiệt độ từ 82 đến 90 ° C. Độ ẩm được duy trì dưới 15 %.

Đối với những người không mang thai, lợi ích của việc sử dụng phòng xông hơi khô bao gồm:

giải độc

giải tỏa căng thẳng

giảm đau

giảm nhức cơ bắp sau khi tập luyện

Ngay cả khi bạn không mang thai, nhiệt độ cao cũng có thể làm phức tạp thêm tình trạng sức khỏe hiện tại.

Bà bầu có được tắm bồn tắm nước nóng không?

Những rủi ro khi ngồi trong bồn tắm nước nóng khi mang thai cũng tương tự như phòng xông hơi khô. Nhưng bồn tắm nước nóng có thể tăng nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu nhanh hơn. Đó là do bạn đang bị bao phủ bởi nước nóng.

Bồn tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt nhanh hơn nếu mẹ bầu ngồi gần hoặc ngồi trực tiếp dưới vòi nước. Đây thường là nơi nước nóng được đưa vào bể sục. Một số bác sĩ khuyên rằng nhiệt độ nước bồn tắm an toàn với phụ nữ mang thai là dưới 35 ° C.

Nếu bác sĩ đồng ý cho mẹ bầu sử dụng bồn tắm nước nóng khi mang thai, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa quan trọng. Bao gồm:

thời gian xông hơi không quá 10 phút

không sử dụng bồn tắm nước nóng thường xuyên hoặc hàng ngày

tránh ngồi gần vòi sục

ra khỏi bể sục ngay lập tức nếu cảm thấy uể oải hoặc buồn nôn

Như với phòng tắm hơi, không phải tất cả các bồn tắm nước nóng đều giống nhau. Cần kiểm tra trước khi sử dụng.

Sử dụng phòng xông hơi khô khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ có nhiều nguy cơ. Hầu hết các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tránh làm điều này.

Hãy nhớ rằng đối với một số phụ nữ mang thai, chỉ ở một gian ngắn trong phòng tắm hơi cũng gây rủi ro. Dù xông hơi trước đây là thói quen của mẹ bầu nhưng đi đã mang thai, nó không đáng để mẹ phải mạo hiểm.

Cách giảm đau nhức khi mang thai thay vì sử dụng phòng xông hơi khô hoặc bồn tắm nước nóng

Mang thai có thể khá khó chịu vào một số thời điểm, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Mát-xa trước khi sinh là một giải pháp tuyệt vời, hoặc mẹ có thể chọn yoga trước khi sinh. Đi bơi cũng giúp các mẹ giữ dáng sau khi sinh. Mẹ bầu có thể tắm nước ấm (không quá nóng!) để dễ chịu hơn. Dùng gối ôm khi ngủ cũng giảm bớt khó chịu ở những tháng cuối thai kỳ.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng quyết định có nên tắm xông hơi hay không. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, hãy truy cập Theasianparent ngay hôm nay!

Theo: http://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Tổng hợp kiến thức cho bà bầu mang thai lần đầuMang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì ?Tiền sản giật – nỗi lo sợ của phụ nữ mang thai. Làm thế nào để phòng tránh tiền sản giật?

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Khi Mang Thai Có Được Xông Hơi Không?

Những rủi ro khi sử dụng phòng xông hơi đối với bà bầu

Nhiệt độ cao và liên tục là những mối lo ngại chính khi sử dụng phòng xông hơi khô trong thời kỳ mang thai. Nhiệt độ này có thể giúp mẹ thư giãn nhưng lại không an toàn cho bé. Thai nhi trong tử cung không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Điều này có nghĩa bé không thể chịu đựng được sức nóng của phòng xông hơi khô.

Việc tiếp xúc với nhiệt độ cũng cao có thể gây ra sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh như dị tật vách liên thất và ống động mạch ỏ thai nhi.

Bà bầu có được sử dụng phòng xông hơi không?

Nếu bác sĩ cho phép mẹ bầu sử dụng phòng tắm hơi trong thời gian mang thai, hãy đảm bảo lượng thời gian xông hơi dưới 15 phút. Một số bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tránh hoàn toàn phòng tắm hơi khi mang thai. Vì ngay cả khi chỉ ở trong phòng xông hơi một lát, thai nhi đã có thể bị ảnh hưởng.

Mẹ bầu nên ra khỏi phòng xông hơi ngay lập tức nếu cảm thấy uể oải hoặc buồn nôn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đang quá nóng.

Cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các phòng xông hơi khô đều giống nhau. Mỗi phòng lại giữ mức nhiệt và được gia nhiệt khác nhau. Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sự tăng nhiệt cơ thể mẹ bầu và ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Bà bầu có được tắm bồn tắm nước nóng không?

Những rủi ro khi ngồi trong bồn tắm nước nóng khi mang thai cũng tương tự như phòng xông hơi khô. Nhưng bồn tắm nước nóng có thể tăng nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu nhanh hơn. Đó là do bạn đang bị bao phủ bởi nước nóng.

Bồn tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt nhanh hơn nếu mẹ bầu ngồi gần hoặc ngồi trực tiếp dưới vòi nước. Đây thường là nơi nước nóng được đưa vào bể sục. Một số bác sĩ khuyên rằng nhiệt độ nước bồn tắm an toàn với phụ nữ mang thai là dưới 35° C.

– Thời gian tắm không quá 10 phút

– Không sử dụng bồn tắm nước nóng thường xuyên hoặc hàng ngày

– Tránh ngồi gần vòi sục

– Ra khỏi bể sục ngay lập tức nếu cảm thấy uể oải hoặc buồn nôn

Như với phòng tắm hơi, không phải tất cả các bồn tắm nước nóng đều giống nhau. Cần kiểm tra trước khi sử dụng.

Cách giảm đau nhức khi mang thai

Mang thai có thể khá khó chịu vào một số thời điểm, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Massage bầu là một giải pháp tuyệt vời, hoặc mẹ có thể chọn yoga trước khi sinh. Đi bơi cũng giúp các mẹ giữ dáng sau khi sinh. Mẹ bầu có thể tắm nước ấm (không quá nóng!) để dễ chịu hơn. Dùng gối ôm khi ngủ cũng giảm bớt khó chịu ở những tháng cuối thai kỳ.

Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

Theo theAsianparent

HOTLINE: 0909 568 102 – 028 7308 4488

Bà Bầu Có Nên Xông Hơi Da Mặt Không? Bà Bầu Xông Mặt Có Sao Ko?

Mong muốn làm đẹp là nhu cầu của chị em trong xã hội hiện đại. Có nhiều phương pháp giúp chị em phụ nữ đẹp lên mỗi ngày như đến các spa hoặc áp dụng tại nhà. Bà bầu có nên xông hơi mặt khi đang mang thai hay không, cùng tìm hiểu một số thông tin sau.

Bà bầu xông hơi da mặt có tốt không ?

Xông hơi da mặt làm gì ?

Phương pháp xông hơi mặt nhằm hỗ trợ làm sạch và chăm sóc da thông qua tác động của hơi nước. Khi bà bầu xông hơi mặt, hơi nước nóng sẽ làm các lỗ chân lông giãn, nở từ đó thải độc khỏi da mặt.

Hàng ngày, việc tiếp xúc với môi trường bà bầu không tránh khỏi những bụi bẩn bám trên da mặt. Nếu chỉ dùng sữa rửa mặt hoặc rửa mặt bằng nước lã không thể lấy hết các chất bẩn, cặn bã trên da. Sau khi hết thời gian xông hơi, bà bầu nên sử dụng máy để hút mụn, hút dầu sẽ lấy đi những bụi bẩn tồn dư trên da bà bầu.

– Xử lý mụn cám, mụn đầu đen

Một trong nhiều nguyên nhân xuất hiện mụn trên da mặt bà bầu là do lỗ chân lông bị tắc, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi bà bầu xông hơi, các mụn cám, mụn đầu đen sẽ được lấy ra dễ dàng bằng thiết bị lấy mụn mà không gây tổn thương đến các vùng da xung quanh.

– Ngăn ngừa lão hóa

Cùng với thời gian, da của chị em phụ nữ, nhất là bà bầu sẽ bị chảy xệ, nhăn nheo. Xông hơi mặt là cách giúp kích thích các mạch máu trên mặt, tăng cường tuần hoàn giúp da hồng hào, săn chắc hơn.

– Thư giãn

Bà bầu nên thêm một vài giọt tinh dầu hoặc thảo dược để vừa làm đẹp vừa có giải tỏa căng thẳng tinh thần.

Bà bầu xông mặt nhiều có sao không ?

Đối với từng loại da để chị em khi có bầu thực hiện xông hơi da mặt bao nhiêu lần và bao nhiêu lâu.

Đối với da mụn

Tần suất xông hơi mặt khoảng 2 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 10 phút. Nếu tiếp xúc quá lâu với nước hơi nước nóng, da mặt của bà bầu dễ bị tổn thương và bị khô.

Để hạn chế mụn tái phát, bà bầu có thể thêm tinh dầu chanh, sả để tăng tính sát khuẩn cho da.

Đối với loại da dầu, da khô hay da hỗn hợp

Các mẹ bầu có thể áp dụng xông hơi mặt nhiều hơn 2 lần mỗi tuần, thời gian cho mỗi lần xông hơi khoảng 15 phút. Bà bầu cho thêm một số thảo dược như hoa hồng, gừng để thư giãn tinh thần.

Chú ý: Sau khi xông hơi mặt xong, bà bầu nên bôi kem dưỡng da để tăng cường độ ẩm cho làn da, hạn chế bong da.

Xông hơi da mặt cho bà bầu cần lưu ý những gì ?

– Làm sạch da trước xông hơi mặt

Bà bầu cần rửa sạch mặt để loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da. Vì khi xông hơi mặt, lỗ chân lông giãn nở sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn trên bề mặt da tấn công vào sâu dưới da, gây viêm nhiễm, nổi mụn.

– Làm khô da mặt sau khi xông hơi

Sau khi xông hơi, bà bầu nên thấm hết những giọt nước trên da mặt, để da mặt bớt nóng trong khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước mát. Điều này sẽ giúp da không bị sốc nhiệt, làn da săn chắc, tươi tắn hơn.

– Chú ý đến nhiệt độ nước xông hơi

Không nên để quá cao vì có khả năng gây bỏng cho da mặt. Bà bầu cần điều chỉnh để hơi nước nóng xông mặt vừa phải, nếu hơi nước ít có thể bổ sung thêm nước nóng cho đến độ cần thiết.

– Chú ý với những loại tinh dầu

Cần chú ý với mỗi loại tinh dầu bà bầu bị dị ứng để không gây kích ứng da khi thêm vào nước xông mặt.

Làm đẹp da cho bà bầu ?

Bên cạnh xông hơi, các mặt nạ tự nhiên giúp làm đẹp da bà bầu nên biết

– Mặt nạ trắng da bằng dưa chuột

Bà bầu chỉ cần cắt lát dưa chuột và đắp lên mặt. Khi áp dụng phương pháp này, bà bầu cần hạn chế ra ngoài nắng vào thời điểm nắng gắt trong ngày.

– Mặt nạ hỗn hợp giữa tinh bột nghệ và sữa chua

Giúp bà bầu xóa mờ các vết thâm nám, da trắng sáng hơn. Nghệ có nhiều công dụng trong việc làm mờ sẹo, ngăn ngừa lão hóa. Sữa chua giúp da ẩm, mịn màng hơn.

– Mặt nạ kết hợp khoai tây cùng với sữa tươi không đường:

Loại mặt nạ này có tác dụng làm trắng da, trị mụn rất hiệu quả. Với loại mặt nạ này, bà bầu nên làm ít, để sử dụng hết trong một lần.

Bà bầu làm đẹp như thế nào ?

Làn da đẹp, khỏe, là có đủ nước và hồng hào, để làm được điều đó bà bầu cần bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố hoa quả theo mùa.

Thực hiện linh hoạt và khoa học chế độ sinh hoạt hàng ngày: Ăn đủ, ngủ đúng giờ, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh những căng thẳng.

Áp dụng những biện pháp làm đẹp an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Xông hơi mặt là một cách làm an toàn mà có hiệu quả tương đối cao đối với bà bầu trong quá trình làm đẹp. Cùng với xông hơi mặt, khi cơ thể có biểu hiện mỏi mệt, bà bầu có thể xông hơi toàn thân để giải cảm, hấp thụ tinh dầu giúp thư thái tinh thần.