Mang Thai Di Tieu Dau Bung Duoi / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Dau Bung Duoi Khi Mang Thai, Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai

“Mình đã sảy thai một lần và hiện đang mang thai ở tuần thứ 3. Trong mấy ngày gần đây, mình thấy bụng dưới đau râm râm. Đây là lần đầu mang thai nên mình rất lo lắng. Có phải đây là triệu chứng dễ sẩy thai không? Hay mình bị mang thai ngoài tử cung? Mong quý báo giải đáp giúp”.

(Hồng Yến – Dương Nội)

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu hoàn toàn bình thường

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới khiến nhiều bà bầu lo lắng

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới như thế nào là nguy hiểm?

– Tiền sản giật: Đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác.

– Mang thai ngoài dạ con: Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng của bạn.

– Sẩy thai: Co thắt vùng bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm hộ.

– Sinh non: Trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36, đau hay co thắt vùng bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng và co thắt dạ con.

Nói chung, các cơn đau khi có thai là bình thường và không có gì đáng ngại. Nhưng chỉ có bạn mới là người hiểu rõ cơ thể của mình hơn ai hết, nên nếu những cơn đau làm bạn lo lắng thì bạn cần tham vấn bác sĩ ngay. Ngay cả khi rốt cuộc bạn chỉ bị chứng khó tiêu, thì bạn vẫn nên “cẩn tắc vô áy náy” để sau này không phải ân hận.

Dau bung duoi khi mang thai, Đau bụng dưới khi mang thai, đau bụng dưới khi có thai, đau bụng dưới lúc có thai, đau bụng dưới

[Pdf]Download 10 Dau Hieu Nhan Biet Mang Thai Song Sinh

10 dấu hiệu nhận biết mang thai song sinh Nhiều thai phụ thường băn khoăn không biết có phải mình đang mang thai “nhiều hơn một em bé” hay không và để giải đáp được thắc mắc này, bạn có thể tham khảo 10 dấu hiệu nhận biết được cung cấp dưới đây. Phụ nữ mang song thai có thể biểu hiện cùng lúc nhiều dấu hiệu nhưng cũng có lúc chỉ biểu hiện một trong các dấu hiệu này. 1. Siêu âm Cách chắn chắn nhất để khẳng định thai song sinh chính là siêu âm. Những gì được nhìn thấy bao giờ cũng rõ ràng hơn so với việc nhận biết các biểu hiện, triệu chứng. Ngoài ra, cũng có những trường hợp mang song thai nhưng lại hoàn toàn không có biểu hiện gì đặc biệt, vì vậy, siêu âm là cách hiệu quả nhất để thai phụ biết mình đang mang bao nhiêu em bé trong bụng. 2. Đo nhịp tim Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, bạn có thể nhờ bác sĩ đo nhịp tim để xác định xem liệu có phải bạn đang mang song thai hay không. Đây là cách chẩn đoán hoàn toàn vô hại nhưng đôi khi không chính xác hoàn toàn, bởi có thể bạn phát hiện ra nhiều hơn một nhịp tim là do sự nhầm lẫn một âm thanh nào đó trong bụng mẹ. 3. Xét nghiệm định lượng nồng độ HcG Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ có thể theo dõi nồng độ HcG (human chorionic gonadotropin). HcG là một nội tiết tố được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này thông qua xét nghiệm. 4. Đo nồng độ AFP trong máu Đo AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu được thực hiện trên các phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên – còn được gọi là kiểm tra huyết thanh của thai phụ. Đây là xét nghiệm giúp nhận biết các nguy cơ gia tăng của một số dị tật bẩm sinh và cũng có thể cho biết liệu thai phụ có mang song thai hay không. 5. Vòng bụng lớn hơn so với tuổi thai Trong suốt thai kỳ, hầu như phụ nữ nào cũng được tiến hành đo vòng bụng. Vòng bụng lớn hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó mang song thai cũng là một trường hợp được tính đến. Ảnh minh họa: Getty 6. Tình trạng tăng cân images Tương tự như vòng bụng, phụ nữ mang song thai thường tăng cân nhiều so với các thai phụ bình thường. Cân nặng của phụ nữ khi mang thai có thể phụ thuộc vào chiều cao, đặc điểm cơ thể và cân nặng trước lúc mang thai, thế nhưng tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn có thể là do bạn đang mang trong bụng nhiều hơn một em bé. 7. “Ốm nghén” nhiều hơn Có đến 50% phụ nữ mang thai bị buồn nôn hay ói mửa do các triệu chứng “ốm nghén” gây ra. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng thực tế cho thấy những phụ nữ mang song thai thường có các biểu hiện “ốm nghén” cao hơn về tần suất lẫn mức độ so với những thai phụ bình thường. 8. Thai nhi “cựa quậy” từ rất sớm và thường xuyên Cảm giác em bé “cựa quậy” trong bụng quả là không hề dễ chịu đối với phụ nữ mang thai, riêng đối với phụ nữ mang song thai thì việc này có xu hướng xảy ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường. Đây cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết liệu có phải mình đang mang thai nhiều hơn một em bé hay không. 9. Vô cùng mệt mỏi Đây là điều phổ biến nhất mà những phụ nữ mang song thai vẫn hay than phiền. Buồn ngủ, bơ phờ và kiệt sức trong 3 tháng đầu của thai kỳ là biểu hiện cho sự gắng sức của cơ thể bạn để nuôi cùng một lúc đến 2 em bé trong bụng. Trong một số trường hợp, sự mệt mỏi này có thể được quy cho các yếu tố khác (công việc, stress, không đảm bảo dinh dưỡng…) nhưng cũng có thể là dấu hiệu của song thai. 10. Lịch sử gia đình/ Linh cảm Bên cạnh những triệu chứng, xét nghiệm, chẩn đoán về mặt y học thì trực giác của một người mẹ cũng là một cách giúp bạn cảm nhận được cặp song thai của mình. Nếu như những dấu hiệu được liệt kê trên đây đều có thể nhìn thấy hoặc nhờ đến bác sĩ thì sự linh cảm chỉ có thai phụ mới có được. Ngoài ra, lịch sử gia đình cũng là một yếu tố để bạn cân nhắc về những cảm nhận của mình. Phụ nữ trong những gia đình có tiền lệ sinh đôi thìkhả năng sinh đôi. cũng sẽ cao hơn những người khác. Nhưng nên nhớ, dù sao bạn không nên tự mình “chẩn đoán” mà hãy trình bày với bác sĩ về lịch sử gia đình hay những linh cảm của bạn để nhận được sự giúp đỡ phù hợp.

Chương Tử Di Xác Nhận Mang Thai Lần 2 Ở Tuổi 40

– Nữ diễn viên nhận được nhiều lời chúc phúc từ khán giả khi thông báo tin vui mình đang mang thai lần 2. Cô được khen trẻ đẹp dù đang ở tháng thứ 7 thai kỳ.

Ngày 27/10, Chương Tử Di đăng tải trên weibo cá nhân thông tin xác nhận mình mang thai lần 2 ở tuổi 40. Hiện cô đang tất bật với vai trò trưởng ban giám khảo tại LHP quốc tế Tokyo lần thứ 32 vừa được khai mạc.

Giữa thảm đỏ với đông đảo các tên tuổi đến từ Châu Âu, Trương Khả Di vẫn trở thành tâm điểm nhờ nhan sắc và phong cách đậm vẻ đẹp Á Đông.

Trong loạt ảnh được đăng tải kèm theo, nữ diễn viên thu hút sự chu ý khi diện bộ váy đen phủ kín người sang trọng. Dù đã mang thai ở tháng thứ 7, ngôi sao “Ngọa hổ tàng long” được khen vẫn giữ được nhan sắc rạng rỡ.

Thực tế tin đồn Chương Tử Di mang thai đã được lan truyền từ tháng 4 năm nay. Một tờ báo trước đó đăng tải nữ diễn viên có vòng 2 to bất thường, kèm theo triệu chứng chán ăn, buồn nôn của bà bầu nhưng cô chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận.

Nữ diễn viên có cuộc sống hôn nhân viên mãn bên cạnh người chồng nổi tiếng Uông Phong.

Chương Tử Di năm nay 40 tuổi, là một trong những diễn viên được xếp vào hàng Hoa đán của làng giải trí Hoa ngữ. Tên tuổi của cô gắn liền với những bộ phim tầm cỡ như: “Ngọa hổ tàng long”, “Anh hùng”, “Giờ cao điểm 2”, “Thập diện mai phục”, “Hồi ức của một Geisha”…

Năm 2015, cô kết hôn với ca/nhạc sĩ Uông Phong. Cùng năm, cặp đôi này đón con gái đầu lòng chào đời. Sau kết hôn, nữ diễn viên tạm gác lại các hoạt động nghệ thuật để tập trung vào vai trò người phụ nữ nội trợ. Hiện vợ chồng Chương Tử Di sống hạnh phúc cùng con gái chung và con riêng của Uông Phong.

Người đẹp đóng vai Giáo sư Chen trong bom tấn mùa hè của Hollywood: “Godzilla: King of the Monsters (Chúa Tể Godzilla).

Sử Dụng Điện Thoại Di Động Khi Mang Thai: Có An Toàn Không?

Mang thai là thời điểm phụ nữ cần tuân thủ các biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Những thói quen tốt sẽ tạo ra những điều tích cực trong cuộc sống của mẹ bầu. Trong đó, việc chú ý đến bức xạ từ điện thoại di động, máy tính, cục phát wifi… trong thai kỳ cũng là điều cần quan tâm.

Cuộc sống hiện đại hiện việc sử dụng các thiết bị công nghệ nói trên ngày càng trở nên phổ biến. Kết quả là phụ nữ mang thai phải tiếp xúc với lượng lớn nguồn phóng xạ khổng lồ ngay cả khi không sử dụng điện thoại.

Bà bầu nên thận trọng khi sử dụng điện thoại trong thai kỳ – Ảnh: Parenting Firstcry

Một số nhà nghiên cứu cho rằng điện thoại di động phát ra sóng vô tuyến, một loại bức xạ điện từ không ion hóa, không có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang phát triển.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy việc sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài có thể gây ra chứng mất ngủ, giảm mật độ xương và não. Việc tiếp xúc với mức độ thấp hơn và hạn chế của bức xạ di động có thể không gây hại cho sức khỏe bà bầu.

Do đó, nhiều ý kiến vẫn khuyến cáo bà bầu nên hạn chế tiếp xúc với điện thoại di động bằng cách giảm thời gian sử dụng.

Sử dụng điện thoại khi mang thai có an toàn không?

Điện thoại di động phát ra bức xạ điện từ là một dạng bức xạ không ion hóa. Những phát thải này là mức sóng năng lượng thấp, có thể không xâm nhập sâu vào các mô của con người nhưng có thể gây hại cho thị lực bà bầu.

Ngoài ra, điện thoại di động thường được đánh giá dựa trên tần số bức xạ mà nó phát ra. Xếp hạng này được gọi là giá trị SAR (tỷ lệ hấp thụ cụ thể), thông báo cho bà bầu về lượng phóng xạ tối đa mà cơ thể có thể hấp thụ khi sử dụng điện thoại di động. SAR của các điện thoại khác nhau có thể khác nhau tùy theo kiểu máy và nhãn hiệu.

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định xem việc sử dụng điện thoại di động có gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe hay không. Cho đến thời điểm hiện tại, không có nghiên cứu nào cho thấy bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với việc sử dụng điện thoại di động trong thời gian ngắn hơn.

Tuy nhiên, đối với bà bầu, chị em nên thận trọng trong việc sử dụng điện thoại để tránh những hậu quả đáng tiếc về mặt sức khỏe có nguy cơ xảy ra.

Các nghiên cứu nói gì về việc sử dụng điện thoại di động khi mang thai?

Nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu tác động của việc sử dụng điện thoại di động khi mang thai. Theo một nghiên cứu, việc bà bầu tiếp xúc quá nhiều với điện thoại di động có thể gây bất lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi và có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi như tăng động sau này.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho biết chưa có bằng chứng cụ thể chỉ ra tác động của điện thoại với bà bầu. Có chăng là việc mẹ bầu nghiện sử dụng điện thoại dẫn đến việc lơ là khi chăm con, ảnh hưởng đến các hành vi của trẻ.

Ngoài ra, nghiên cứu được thực hiện cho đến nay trong lĩnh vực này đã bị hạn chế và chủ yếu giới hạn trong thử nghiệm trên động vật.

Do đó, không có gì chắc chắn tuyệt đối rằng việc sử dụng điện thoại di động khi mang thai là không an toàn. Tuy nhiên, nếu bà bầu thực sự lo ngại việc sử dụng điện thoại di động trong thai kỳ, tốt nhất nên sử dụng ở mức hạn chế.

Tác động của việc lạm dụng điện thoại di động trong thai kỳ

Lạm dụng điện thoại di động trong thai kỳ có thể gây tác động nhất định cho mẹ bầu và em bé, cụ thể:

Sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra có xu hướng tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi và cảm xúc.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc lâu với bức xạ di động khi mang thai có thể làm thay đổi trình tự gen trong ti thể mẹ bầu từ đó ảnh hưởng đến DNA thai nhi, tác động đến quá trình phát triển của trẻ.

Ngoài ra, một nghiên cứu cũng chỉ ra tiếp xúc liên tục với sóng radio trong khi mang thai thậm chí có thể can thiệp vào các thụ thể tế bào của cơ thể người, tăng nguy cơ ung thư.

Bà bầu hạn chế sử dụng điện thoại di động bằng cách nào?

Những ảnh hưởng xấu của bức xạ điện thoại di động một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Nhiều chuyên gia tin rằng việc sử dụng quá nhiều điện thoại di động khi mang thai có thể gây bất lợi cho sức khỏe của em bé.

Không mang điện thoại di động trong túi gần bụng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu không nên đặt điện thoại di động dưới gối hoặc cạnh đầu khi ngủ. Nên đặt điện thoại di động ở khoảng cách an toàn với giường.

Ban đêm khi ngủ, bà bầu nên tắt điện thoại di động, tắt chế độ wifi.

Các cuộc trò chuyện qua điện thoại không nên kéo dài quá lâu.

Không có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh cho việc sử dụng điện thoại di động khi mang thai là nguy hiểm. Tuy nhiên, tốt nhất bà bầu nên dùng điện thoại một cách hợp lý ở mức tối thiểu khi mang thai.

Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/using-mobile-phone-during-pregnancy/