Mang Thai Duoc An Muc Khong / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Xet Nghiem Mau Khi Mang Thai Co Can Nhin An Khong, Bao Nhiêu Tiền

Đối với xét nghiệm máu tổng quát hay dành cho bà mẹ mang thai đều cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng, không được dùng các loai nước uống có đường, nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê. Tốt nhất làm xét nghiệm buổi sáng khi chưa ăn gì.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói.

Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm:

Những thức ăn bổ máu và dinh dưỡng cho bà bầu

ường và mỡ (tiểu đường)

Bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…),

Bệnh về gan mật.

Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… không cần để bụng đói.

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh giang mai

Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao.

Xét nghiệm máu để biết nhiễm hiv

Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

Xét nghiệm nhóm máu

Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu.

Xét nghiệm cytomegalovirus

Xét nghiệm máu viêm gan siêu vi B

Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

Xét nghiệm hồng cầu trong máu

Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Xét nghiệm rubella khi mang thai

Lịch tiêm phòng cho bà mẹ mang thai

Dù đã có thông tin chi tiết theo từng lần khám thai định kỳ như ở trên nhưng thông tin này cũng cần được nhắc lại chi tiết để mẹ bầu biết được có bao nhiêu mũi tiêm cần tiêm phòng khi mang thai.

Và quan trọng hơn nữa chính là các mẹ bầu cần có cả lịch tiêm chủng trước khi mang thai vì đây cũng là thời điểm quan trọng để phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm cho thai nhi trước khi mang bầu.

Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

Tiêm phòng thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Tiêm ngừa Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.

Tiêm phòng bệnh Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.

Bà mẹ mang thai cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Tiêm phòng ngừa bệnh uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Từ khoá:

Mang Thai Sau Thai Lưu

Trường hợp thai phụ có thai chết lưu thường rất lo lắng vì với tiền sử như vậy thì liệu lần mang thai sau thai lưu có bị như vậy? Bao lâu sau thì có thể mang thai trở lại? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi đó.

Nguyên nhân thai chết lưu:

Người mẹ: Thai phụ bị các bệnh mãn tính như là viêm thận, thiếu máu, cao huyết áp… Các bệnh nội tiết như tiểu đường, thiểu năng… Các thai phụ bị nhiễm độc, viêm gan , quai bị… những thai phụ trên 40 tuổi hay dinh dưỡng kém, lao động quá sức cũng là yếu tố thuận lợi để thai chết lưu

Thai nhi: Nguyên nhân chủ yếu của thai nhi dưới ba tháng bị chết lưu là rối loạn nhiễm sắc thể. Thai cũng có thể bị chết do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con dẫn đến thai dị dạng, não úng thủy, phù nhau thai, đa thai khi khi các thai truyền máu cho nhau thì thai cho máu dễ bị chết lưu.

Phần phụ và tử cung: Các vấn đề bất thường về dây rốn như dây rốn quấn cổ, dây rốn quá ngắn, dây rốn thắt nút… tình trạng bánh nhau xơ hóa, nhau bị bong, thiểu ối… thai phụ bị dị dạng tử cung như tử cung kém phát triển làm cho thai nhi bị nuôi dưỡng kém và chết lưu.

Biểu hiện triệu chứng của thai chết lưu:

Khi đã có dấu hiệu chậm kinh, bụng to dần siêu âm đã thấy có tim thai và hoạt động tim thai. Tuy nhiên bụng dần nhỏ lại máu âm đạo ra một ít màu đỏ sẫm hay nâu đen, thử nước tiểu thấy HCG âm tính thì thai đã chết lưu vài tuần.

Thai chết lưu trên 20 tuần có dấu hiệu thai không cử động, hai vú tiết sữa non ra máu âm đạo

Khi bác sĩ chuẩn đóan là thai lưu thì phải cho thai ra bằng phương pháp hút nạo thai, gây sảy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai.

Bao lâu thì có thể mang thai sau thai lưu:

Sau khi đã trục xuất thai lưu khỏi cơ thể người phụ nữ cần có thời gian để phục hồi sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Thời gian để mang thai sau thai lưu ít nhất là 3 tháng, trong thời gian dưỡng sức, hai vợ chồng có thể làm các xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Người mẹ cần xét nghiệm định nhóm máu Rh. Bổ sung dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất là tinh bột, đạm, vitamin, chất béo. Đồng thời bổ sung acid folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn.

“Hoang Mang” Không Biết Mang Thai 1

Mang thai 1-3 tháng đầu có được quan hệ không?

Khi mới biết tin có thai, chắc chắn cặp vợ chồng nào cũng tỏ ra rất vui mừng và hạnh phúc vì sắp được làm cha, làm mẹ. Nhưng song song với đó, đã có rất nhiều cặp vợ chồng tỏ ra lo lắng khi nhắc đến chuyện chăn gối trong thời kỳ này, nhất là từ 1 – 3 tháng đầu. Điển hình là có thắc mắc của vợ chồng anh Nguyễn Thế Hùng, Từ Liêm:

“Chào bác sĩ! Tôi là Nguyễn Thế Hùng, tôi mới nhận tin vui được được làm bố cách đây 2 tuần, vợ tôi đã mang thai được hơn 1 tháng rồi. Thực sự từ lúc biết tin đến giờ tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc, cảm giác cứ mong chờ, háo hức điều gì đó sắp đến thiêng liêng vô cùng. Không giấu nổi điều này, ngày nào tôi cũng đem kết quả siêu âm của hai mẹ con ra xem, đi đến đâu tôi cũng thông báo cho bạn bè người thân để cùng chung vui với tôi. Nhưng cứ đến khi đêm về, hai vợ chồng ngủ cùng nhau, tôi lại ham muốn nhưng vợ thì rất e dè, sợ rằng làm gì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Cả hai vợ chồng đều băn khoăn không biết mang thai 1 – 3 tháng đầu có được quan hệ không? Mong bác sĩ giải đáp giúp vợ chồng tôi. Xin cảm ơn bác sĩ!”

Khi nhận được những câu hỏi của bạn đọc gửi về chuyên mục, các bác sĩ, chuyên gia đều rất phấn khởi, sẵn lòng để giải đáp những thắc mắc này của hầu hết các cặp vợ chồng, nhất là những cặp vợ mới lần đầu mang thai.

Giải đáp thắc mắc mang thai 1 – 3 tháng đầu có quan hệ được không?

Việc mang thai là thiên chức cao quý của người phụ nữ, nhưng trong thai kỳ mẹ vẫn có khả năng “chăn gối”, thỏa mãn những nhu cầu của đời sống tâm sinh lý.

Trong giai đoạn thai kỳ từ 1 – 3 tháng đầu, đây là mốc phát triển quan trọng – hình thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Vợ chồng vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng cần chú ý hạn chế cường độ. Việc sinh hoạt vợ chồng diễn ra bình thường có thể giúp cho mẹ bầu vui vẻ, hạnh phúc hơn, thai kỳ thoải mái hơn và các ông chồng cũng sẽ chiều vợ, thương con hơn.

Những lưu ý việc quan hệ khi mang thai

Nhưng tuy nhiên, hầu hết chị em từ 1 – 3 tháng đều bị ốm nghén với những biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn và từ đó cũng sẽ giảm những hứng thú, ham muốn. Những lúc như vậy, vợ chồng cần thẳng thắn chia sẻ, quan tâm lẫn nhau, các ông chồng tránh tình trạng vì không được đáp ứng mà lại tỏ thái độ hoặc “ăn phở” bên ngoài.

Như vậy, các cặp vợ chồng đã biết việc mang thai từ 1 – 3 tháng đầu có được quan hệ không rồi. Nhưng cũng không thể sinh hoạt như bình thường những điều cần biết khi mang thai lần đầu mà cần chú ý những điểm sau:

Việc “yêu” nên duy trì nhưng nhiều nhất là 1 lần/ tuần trong 3 tháng đầu

Khi “yêu” cần có sự đồng ý, thoải mái của mẹ bầu, tránh tình trạng quá mệt mỏi mà vẫn cố gắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Tránh “yêu” quá mạnh và thô bạo, tránh xuất tinh vào âm đạo, quan hệ quá lâu… nếu không có thể khiến ảnh hưởng đến vùng tiểu khung, tử cung co bóp mạnh, dễ sẩy thai.

Tránh việc kích thích sự hưng phấn quá lớn cho mẹ bầu, nhất là với vòng 1, vì nó cũng sẽ khiến tử cung co bóp mạnh, dễ sẩy thai.

Những trường hợp nên tránh quan hệ khi mang thai

Mang thai 1 – 3 tháng đầu có quan hệ được không là thắc mắc của hầu hết các cặp vợ chồng, và câu trả lời chính xác nhất của bác sĩ đó là hoàn toàn có thể. Nhưng với những trường hợp sau thì cần tránh tuyệt đối:

1. Phụ nữ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, nếu sau quan hệ thấy đau bụng hoặc ra huyết thì phải đi khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

2. Phụ nữ mang thai mắc bệnh cao huyết áp, nhau thai bám thấp, thai đôi…nên tránh quan hệ.

3. Trường hợp mẹ bầu bị suy dinh dưỡng nặng, quá trình mang thai tăng cân ít, thai suy dinh dưỡng… cần cân nhắc việc quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu nếu muốn thật sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, các mẹ bầu khác cũng nên chú ý, nếu sau khi quan hệ thấy có hiện tượng bất thường thì cần đi khám ngay, để kịp thời xử lý, tránh trường hợp có điều bất trắc xảy đến. Còn nếu không vấn đề gì, thì vẫn cứ duy trì đời sống này một cách ổn định, an toàn, chắc chắn thai kỳ của chị em vẫn sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu, Dấu Hiệu Mang Thai Sớm

0 lượt xem

Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên mẹ nên biết

Ngực sưng, đau nhức

Dấu hiệu ngực sưng và đau nhức sẽ xuất hiện trong những tuần đầu mang thai. Biểu hiện này cũng có thể là biểu hiện báo hiệu cho 1 kỳ kinh sắp đến nhưng nếu là biểu hiện của việc có thai thì ngực sẽ có cảm giác đau, tê tê và nhạy cảm khi có tác động bên ngoài. Ngực sưng, đau nhức là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, sự xuất hiện và tăng lên đáng kể của hai hormone thai kỳ estrogen và progesterone. Triệu chứng này sẽ giảm bớt vào quý 2 thai kỳ.

Cơ thể mệt mỏi như vừa lao động, làm việc mất nhiều sức bởi mang thai phần lớn cơ thể mẹ cần hoạt động để nuôi dưỡng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Triệu chứng này sẽ giảm bớt dần khi sang quý 2 của thai kỳ.

Chảy máu và đau bụng

Khi trứng được thụ tinh từ 6 đến 12 ngày mẹ có thể thấy một chút máu báo ở quần chip. Đây không phải vấn đề gì đáng lo ngại bởi đó chính là dấu hiệu báo phôi thai đã cấy thành công vào tử cung của mẹ. Mẹ bị chảy máu ở vùng âm đạo, máu có màu nhạt hơn bình thường một chút, nếu mẹ cảm nhận thấy mình có thêm những dấu hiệu bất thường thì cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục sớm.

Ở một số phụ nữ còn có cảm giác đau bụng trong những tuần đầu tiên mang thai giống như hiện tượng đau bụng dưới trước thời kỳ kinh nguyệt.

Hormone progesterone trong cơ thể của người phụ nữ tăng lên khiến cho dạ dày trở lên nhạy cảm hơn nên ốm nghén, nôn nao, buồn nôn là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Ốm nghén, buồn nôn thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Có thể là món trước đó mẹ rất thích ăn cũng có thể là món không bao giờ thích, chưa ăn bao giờ bỗng dưng sẽ cảm thấy rất thèm. Có người thèm vào lúc đêm, thèm đến nỗi không được ăn thì không thể ngủ được, có người còn thèm ăn cả ớt. Mẹ cũng không nên lo lắng quá bởi đấy là dấu hiệu rõ ràng chỉ ra rằng bạn có thai.

Đi tiểu thường xuyên

Các hormone trong cơ thể mẹ thay đổi làm thúc đẩy chuỗi các hoạt động gia tăng tốc độ máu qua thận sẽ khiến cho bàng quang đầy lên nhanh chóng và nhu cầu cần đi tiểu sẽ nhiều hơn, thường xuyên hơn mỗi ngày. Triệu chứng này thường gặp trong 6 tuần đầu của quá trình mang thai. Ngoài nguyên nhân do sự thay đổi hormone còn do sự phát triển của bé trong bụng mẹ cũng gây áp lực nhiều lên bàng quang khiến mẹ thường xuyên buồn đi tiểu.

Hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của mẹ bầu nên mẹ thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi khó chịu.

Nhạy cảm với mùi

Có thể trước đây là món ăn mẹ không thích nên mẹ sẽ cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi hay thậm chí là nôn ọe nhưng cũng có thể đó là món ăn trước mẹ rất thích ăn giờ cũng có thể khó chịu với món ăn đó. Việc nhạy cảm với mùi thức ăn khiến nhiều mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để tránh được tình trạng mệt mỏi, khó chịu, nôn vì mùi thức ăn thì mẹ nên tránh đi chỗ khác khi nấu ăn, mẹ cũng nên tránh ngửi mùi thuốc lá vì nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé.

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Khi mang thai, hệ thống tim mạch của mẹ cũng có những thay đổi lớn như: nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, lượng máu trong cơ thể tăng 40 – 45% còn huyết áp sẽ bị giảm dần trong thời gian đầu và đạt mức thấp nhất ở giữa thai kỳ và sẽ tăng về bình thường ở cuối thai kỳ.

Thường thì hệ thống tim mạch và thần kinh có thể điều chỉnh được phù hợp với tất cả những thay đổi vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, khi những thay đổi không kịp thời sẽ khiến mẹ có cảm giác choáng váng hoặc hơi chóng mặt. Nếu mẹ bị ngất đi thì có thể do gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng, mẹ nên đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị.

Trễ kinh là triệu chứng chung cho việc có thai ở tất cả các phụ nữ. Nếu có thai, kinh nguyệt sẽ tạm vắng mặt một thời gian. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

Trễ kinh – Dấu hiệu mang thai sớm

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai…

Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…

Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau có màu xanh và các loại quả chín.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

PM Procare là viên bổ tổng hợp cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu với liều lượng phù hợp, nhằm cùng bữa ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể trong quá trình mang thai. Sử dụng Procare trước, trong khi mang thai và khi cho con bú giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con đều khỏe mạnh.

Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ cũng nên tránh một số loại thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cuả thai nhi, vì vậy bà bầu không nên ăn, thậm chí cần tuyệt đối tránh trong suốt quá trình mang thai:

Không ăn các loại thức ăn sống, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng.

Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ. Tuy nhiên, cá hồi có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp nên mẹ có thể bổ sung.

Không dùng thức uống có cồn và caffein: bia, rượu có thể gây tổn hại cho sự phát triển cuả thai nhi; café và trà sẽ khiến bạn thấy khó chịu vì phải đi tiểu thường xuyên. Nước ngọt và các thức uống bày bán ở lề đường không đảm bảo vệ sinh và tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai.

Không hút thuốc lá: Thuốc lá làm thai nhi chậm tăng trưởng, gây sinh non, thậm chí có thể gây sẩy thai. Bạn cũng nên tránh xa những người hút thuốc. Khói thuốc bạn hít phải cũng có hại cho bé.

Theo Dinhduongbabau.net