Đối với những chị em lần đầu làm mẹ, cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai, cụ thể là những thay đổi trên cơ thể mẹ, đồng thời theo dõi quá trình phát triển của bé như chiều dài, cân nặng thai nhi khi mang tháng thứ 2 để có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Mang thai tháng thứ 2 – Giai đoạn đầu thai kỳ
Chiều dài, cân nặng thai nhi ở tháng thứ 2
Ở tuần thứ 8 tới khi ra đời, phần lớn trong cơ thể bé là sự phát triển về kích thước và hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể. Vể cơ bản, thai nhi theo từng tuần sẽ là những phiên bản thu nhỏ của em bé khi được sinh ra đời, lúc này các cơ quan trong cơ thể đã được hình thành, định hình đúng vị trí và sẽ phát triển tiếp tục ở giai đoạn sau, khả năng bị dị tật của em bé sẽ giảm xuống sau tuần thứ 8.
Vào tuần thứ 9, bé bắt đầu di chuyển trong tử cung của mẹ, đã có thể đưa tay ngọ nguậy lên miệng, những chuyển động đầu tiên này làm chuyển động cho toàn bộ cơ thể bé trong bào thai.
Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu tháng thứ 2
Không thấy kinh nguyệt, thân nhiệt luôn cao.
Bầu ngực căng lên, núm vú sẫm màu và trở nên mẫn cảm. Đầu vú có thể trở nên nhạy cảm, bị nứt đáng kể. Núm vú có thể sậm màu và lan rộng hơn bình thường. Cảm giác khó chịu hơn cả những ngày sắp tới ngày đèn đỏ. Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng dị ứng ngứa trong thai kỳ.
Có mẹ bầu tháng thứ 2 sẽ bắt đầu cảm thấy chán ăn buồn nôn, khó chịu, ốm nghén, ợ nóng và nôn thường nghiêm trọng hơn trước. Mẹ bầu nên lưu ý chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ này.
Bụng dưới căng cứng có khi đau nặng bụng (nếu đau bụng nhiều khi mang thai tháng thứ 2 kèm theo xuất huyết nên đến bệnh viện kiểm tra ngay), đau mỏi thắt lưng và số lần đi tiểu nhiều lên.
Đi tiểu thường xuyên hơn, dù mỗi lần đi tiểu không nhiều như thường lệ. Tình trạng này thoạ đầu giống như nhiễm trùng đường niệu hoặc do uống nhiều chất chứa caffeine.
Cơ thể mẹ sản xuất thêm một lượng máu vào thai kỳ, và nhịp tim của mẹ nhanh hơn, mạnh hơn bình thường để bơm thêm máu.
Có thể chảy máu nhẹ vùng âm đạo, có thể chỉ là những đốm nhỏ chứ không nhiều như hành kinh. Hiện tượng xuất huyết dưới da này xảy ra khi trứng mới thụ tinh bám vào thành tử cung dày với nhiều máu.
Đói nhiều hơn, có cảm giác bụng cồn cào khi mang thai, cảm giác này kéo dài và chỉ thấy dễ chịu hơn khi ăn vào. Tuy nhiên, mẹ sẽ tiếp tục bị lặp lại cảm giác này sau đó.
Mẹ lưu ý: Khi nghi ngờ là bản thân đã mang thai, cần lưu ý việc uống thuốc khi mang thai và chụp X-quang. Khi khám sức khỏe tại bệnh viện hay khi mua thuốc, cần thông báo rằng bản thân có khả năng đang mang thai.
Kết thúc giai đoạn thứ 2, mẹ sẽ chuyển sang cột mốc quan trọng sắp tới đó là vị giác của bé sẽ phát triển trong tháng thứ 3 của thai kỳ. Để tìm hiểu về giai đoạn này có sự thay đổi gì của cả mẹ và bé, mẹ hãy đón đọc: Giai đoạn thai kỳ – Tháng thứ 3.
Mẹ cần biết
Điều bố có thể làm: Khi biết vợ đã mang thai, người chồng cần bắt đầu chuẩn bị tâm lý làm bố. Vai trò của người chồng lúc này là động viên, hỗ trợ một cách nhẹ nhàng, ấm áp khi vợ đang cảm thấy bất an.