Mang Thai Ho Em Gai / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Chị Em Mang Bầu Cần Phải Tiêm Vắc Xin Ho Gà

Chị em mang bầu cần phải tiêm vắc xin ho gà để tránh nguy hại đến thai nhi theo khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ.

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp gây nên bởi Bordetella pertussis. Hàng năm ước tính trên toàn thế giới có khoảng 50 triệu ca mắc ho gà, trong đó 95% ở các nước đang phát triển, và xấp xỉ 300.000 ca tử vong. Hầu hết các ca ho gà nhập viện tử vong đều là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Điều này chủ yếu do hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa có khả năng đáp ứng với các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả.

Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng Mỹ khuyến cáo, trẻ sơ sinh phòng bệnh bằng tiêm chủng vắc xin phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván (DTaP) bắt đầu từ tháng tuổi thứ 2 và nhắc lại vào tháng thứ 4,6, 15-18 tháng và 4-6 tuổi. Do vậy, khoảng thời gian 3 tháng đầu đời của trẻ là thời điểm dễ lây nhiễm bệnh ho gà nhất trong khi chưa có miễn dịch đầy đủ bảo vệ trẻ.

Cho đến nay, ho gà vẫn là một vấn đề cần quan tâm của y tế công cộng ngay cả ở những nước phát triển với tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 6 tháng tuổi là 0,2%. Vì vậy, năm 2011, Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng Mỹ đã khuyến cáo tất cả phụ nữ có thai trước đây không tiêm phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván nên được tiêm vắc xin ở giai đoạn sau tuần thứ 20 của thai kỳ để truyền kháng thể thụ động đến thai nhi/trẻ sơ sinh nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh cho trẻ đặc biệt trong 3 tháng đầu đời.

Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2014,nghiên cứu đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván ở phụ nữ mang thai được thực hiện tại 3 xã của huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam. 50 phụ nữ từ 18 – 35 tuổi, mang thai trong khoảng 20 – 32 tuần được tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (ADACEL®, do công ty Sanofi, Pháp sản xuất). Nhóm chứng gồm 50 phụ nữ 18 – 35 tuổi, mang thai trong khoảng 20 – 32 tuần được tiêm vắc xin uốn ván (được sản xuất tại Việt Nam) theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Các kháng thể kháng ho gà được tiến hành phân tích và so sánh ở các thời điểm trước và sau tiêm vắc xin của các phu nữ có thai, thời điểm trước khi sinh. Đồng thời trẻ sơ sinh cũng được đánh giá miễn dịch phòng bệnh ho gà tại thời điểm ngay khi sinh.

Kết quả đánh giá tính an toàn tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván ở phụ nữ có thai tại 3 xã của huyện Lý Nhân cho thấy vắc xin là an toàn. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của bà mẹ trong một tháng sau tiêm liên tục; ghi nhận được thông tin về phản ứng phụ sau tiêm của các phụ nữ có thai là những biểu hiện thông thường: đau nhẹ , sưng dưới 3mm tại nơi tiêm; không ghi nhận bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào sau tiêm vắc xin trong một tháng và tới khi sinh. Tất cả trẻ em sinh ra từ các phụ nữ có thai đều khỏe mạnh và phát triển bình thường.

TS.BS. Dương Thị Hồng

Bà Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Em Bé Không?

Các nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

Viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn

Sự tấn công của vi khuẩn khiến cho đường hô hấp bị viêm nhiễm dẫn đến viên họng, viêm phổi… Thông thường, bị ho do viêm đường hô hấp sẽ kèm theo sốt, có đờm đục.

Viêm long đường hô hấp trên do nhiễm siêu vi (vi rút)

Nếu mẹ bầu bị nhiễm vi rút, cơ thể sẽ có triệu chứng ho, sổ mũi, đau đầu, sốt.

Dị ứng, bị kích thích tại vùng hầu họng

Những tác nhân ngoài môi trường như khói bụi, lông thú cưng, mùi lạ… có khả năng kích thích vùng hầu họng gây ho. Một số người nếu có tiền sử dị ứng với các loài hoa cũng có khả năng bị ho nếu tiếp xúc gần.

Tại sao bà bầu hay bị ho?

Tình trạng bà bầu bị ho xảy ra phổ biến do sức đề kháng suy giảm. Sự thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai tạo điều kiện cho vi rút và vi khuẩn xâm nhập. So với các phụ nữ khác, bà bầu cũng nhạy cảm với thời tiết hơn. Trong các giai đoạn giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột và sự xuất hiện của gió lạnh khiến bà bầu bị ho. Bên cạnh đó, khi mang thai, tử cung tạo áp lực lên ổ bụng nên gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Đây cũng là lý do vì sao bà bầu thường hay bị ho.

Bà bầu bị ho ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Tình trạng ho khiến vùng ngực bị co thắt, gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu. Từ đó, bà bầu sẽ bỏ ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể và làm thai nhi chậm phát triển. Nếu ho liên tục, ho mạnh và kéo dài có nguy cơ dẫn đến cơn go tử cung, gây động thai và thậm chí sinh non.

Các bà bầu bị ho cần chú ý, ho là một dấu hiệu cảnh báo sự nhiễm trùng cơ thể. Vì vậy, các mẹ nên tìm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý, tránh việc để lâu khiến tình trạng ngày càng nặng và nguy hiểm.

Những điều cần lưu ý đối với bà bầu bị ho

Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết

Chế độ ăn của bà bầu cần được bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, nho và những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như hành, tỏi, sả, gừng, nghệ. Ngoài ra, các mẹ cũng nên uống nhiều nước và hạn chế ăn thực phẩm lạnh, thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ.

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Trong những tháng thai kỳ, bà bầu nên sắp xếp thời khóa biểu sinh hoạt sao cho hợp lý. Mỗi ngày, bạn nên ngủ đủ giấc, vận động điều độ và nhẹ nhàng. Các bà bầu nên tránh các hoạt động mạnh, không nên quá gắng sức gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Ăn mặc kín đáo, tránh những nơi khói bụi

Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi khiến tình trạng ho kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn. Các mẹ nên giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Khi ra phố, cần ăn mặc kín đáo và che chắn cẩn thận. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh cơ thể, súc họng bằng nước muối sinh lý. Khi tắm, bạn nên tắm nước ấm, tắm nhanh và lau khô để tránh cảm lạnh.

Gặp bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc

Mẹ bầu bị ho tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi phát hiện tình trạng ho kéo dài, kèm các dấu hiệu sốt, có đờm, đau ngực… bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Em Mang Thai 7 Tuần Mà Mấy Ngày Nay Cứ Bị Ho Như Muốn Ói Vậy

Bác sĩ ơi, Cho em hỏi mấy ngày nay em bị ho như muốn ói vậy, nhưng nếu không ói ra thì rất khó chịu. Em được biết nếu cứ ho và ói như vậy thì không tốt cho thai nhi phải không bác sĩ? Từ lúc mang thai đến nay đã 7 tuần mà em vẫn chưa lên cân nữa, như vậy có sao không bác sĩ? Vì em có một lần bị thai lưu nên hiện rất lo lắng, mong nhận được câu trả lời của bác sĩ. Chân thành cảm ơn bác sĩ ạ! (Thanh Ngọc, 23 tuổi – TPHCM)

Trong thời gian mang thai, tất cả những bệnh lý của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là trong 3 thánh đầu thai kỳ.

Trường hợp của em cần xác định ho do nhiễm siêu vi hay vi trùng, do viêm nhiễm ở đường hô hấp trên (mũi họng, xoang…) hoặc do đường hô hấp dưới (phế quản, phổi).

Trước hết em nên súc họng bằng dung dịch nước muối Nacl 0,9%, kết hợp khám chuyên khoa Tai mũi họng để tìm nguyên nhân và điều trị sớm, nếu để ho kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con, rất dễ động thai.

Em nhớ là khi đi khám bệnh, cần nói với BS là em đang mang thai để BS chú ý kê thuốc phù hợp.

Trong những tuần lễ đầu thai phụ thường nghén nhiều, ăn uống kém nên khó tăng cân, có trường hợp nghén nhiều sụt cân, trung bình 3 tháng đầu thai phụ thường tăng 1 kg, em cố gắng ăn ít nhiều lần, nghỉ ngơi nhiều, sau thời gian này em ăn uống tốt hơn sẽ lên cân nhiều.

Chúc Thanh Ngọc có thai kỳ khỏe mạnh!

AloBacsi.vn – nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected]

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Chị Ơi Cho Em Hỏi Vk Em Mang Thai Dk 35 Tuần Nhưng Giờ Đang Bị Ho Có Uống Thuốc Tây Dk Kg Ạ

Chào mẹ, Nếu mẹ ho thông thường, không có đờm hay kèm theo sốt thì mẹ hãy yên tâm vì nó sẽ không nguy hiểm gì hết. Mẹ có thể không cần dùng thuốc, chỉ cần chú ý bồi bổ cơ thể, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tình trạng này sẽ tự biến mất.

Ngược lại, nếu mẹ ho ra đờm, kèm theo các triệu chứng cảm sốt, nhức đầu, ù tai, đau ngực…thì khá nguy hiểm. Đây là các triệu chứng đầu tiên của viêm họng, nếu để lâu có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như viêm phế quản, viêm phổi…gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Mẹ bầu buộc phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:

– Có sự chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuôc nào kể cả kẹo ngậm, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

– Nếu ho kéo dài trên 3 tuần không đỡ, hoặc ho nhiều có sốt, khạc đờm có máu, đờm màu xanh, vàng, kèm đau ngực…nhất định nên đi khám để phát hiện các bệnh như viêm phế quản, lao…để được điều trị kịp thời.

– Đơn thuốc bác sĩ cho mẹ dùng trong thời kỳ có thai là đã được cân nhắc hết sức cẩn thận về lợi ích điều trị cũng như tính an toàn cho thai nhi vì thế bạn nên tuân thủ để đạt hiệu quả điều trị tốt.

– Chú ý ăn uống tăng cường, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế các căng thẳng thần kinh không cần thiết để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như sức khoẻ của bạn mau hồi phục.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị ho thông thường không có sốt, khạc đờm, không đau ngực, không khó thở …thì không cần uống thuốc. Mẹ có thể dùng các bài thuốc dân gian trị ho như: Quất hấp mật ong, ngậm chút gừng tươi, ngậm quả kha tử, lá hẹ hấp đường phèn, lá rẻ quạt ngậm và xúc họng, uống nhiiêù nước cam, uống thêm vitamin C., tăng cường nghỉ ngơi, tránh gió, lạnh, ẩm…

Chia sẻ thông tin đến mẹ !