Mang Thai Khi Co Kinh Nguyet / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Co Thắt Tử Cung Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Co thắt tử cung xuất hiện trong quá trình mang thai đặc biệt là những tháng cuối có thể là những biểu hiện bất thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và bé.

Co thắt tử cung khi mang thai là gì?

Co thắt tử cung hay co bóp tử cung là hiện tượng các dây chằng tử cung bị kéo căng dẫn đến co thắt. Co thắt ở những tháng đầu tiên thường không kéo dài và không gây đau đớn. Co thắt ở những tháng cuối có thể là dấu hiệu mẹ chuyển dạ sắp sinh.

Co thắt tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Co thắt khi mang thai được hiểu là khi thai nhi lớn lên, dây chằng ở tử cung bị kéo căng ra khiến các cơn co thắt xuất hiện.

– Các cơn co thắt ở những tháng đầu tiên, thường là 3 tháng đầu là khá bình thường, chúng không kéo dài và không gây đau. Những cơn co thắt như vậy là không nguy hiểm.

Các cơn co thắt xuất hiện riêng lẻ khi bước sang tháng thứ 5. Cơn co thắt khiến tử cung như cuộn tròn lại và da cơ bụng co lại trong vòng ít giây rồi trở lại bình thường. Thời gian của mỗi cơn co thắt chỉ kéo dài từ 10 – 15s hoặc kéo dài khoảng 1 phút, không gây đau đớn gì thì đó là hiện tượng bình thường không đáng ngại.

Tuy nhiên, các cơn co thắt ở tháng đầu kèm theo các biểu hiện đau bụng, ra máu thì đó lại là những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

– Các cơn co thắt ở tháng cuối được xem là dấu hiệu chuyển dạ. Khi chuyển dạ, phần cổ tử cung sẽ mở rộng ra, đồng thời các cơ ở tử cung bắt đầu co thắt (xuất hiện các cơn gò tử cung), phần bụng của mẹ bầu trở nên cứng lại mỗi khi cơn co thắt xuất hiện, giữa các cơn co thắt tử cung giãn nở và trở nên mềm mại hơn.

Co thắt ở những tháng cuối của thai nhi nếu kèm theo những cơn đau đau dữ dội hay ra máu thì mẹ cũng nên lập tức gặp bác sĩ ngay.

Các cơn co thắt tử cung có lợi ích gì?

Tử cung của phụ nữ là một dạng cơ, có thể co giãn hoặc thu nhỏ lại. Việc mang thai tử cung co bóp không phải là bất lợi tới thai nhi. Các cơn co thắt thường xuyên diễn ra, không đau. Tác dụng của các cơn co thắt là cơ sẽ giúp cho thai nhi đứng thẳng theo chiều dọc, đầu chúc xuống phía dưới. Các cơn co thắt cũng giống như giúp cho thai nhi vận động, thích nghi với sự vận động.

Thai nhi càng lớn thì tử cung cũng giãn nở to theo. Đến khi thai nhi đủ tháng để sinh các cơn co thắt sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, giúp đẩy thai nhi ra ngoài (gọi là sinh nở).

Các cơn co thắt ở tử cung xảy ra khi nào?

Các cơn co thắt xuất hiện ở mỗi người có sự khác nhau. Có những mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai cảm nhận ít hơn các cơn co thắt, chỉ vài lần một ngày. Nhưng cũng có những mẹ bầu lại cảm nhận được vài chục lần một ngày. Đặc biệt các cơn co thắt thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi chiều, khi mệt mỏi cuối ngày hoặc sau chuyến đi dài, căng thẳng…

Co thắt ở tử cung nguy hiểm mẹ bầu cần biết

Khi có bầu, các cơn co thắt xuất hiện nhiều lần trong ngày và thường không ảnh hưởng nhiều tới mẹ và bé. Nhưng nếu các cơn co thắt do những nguyên nhân và biểu hiện sau đây thì mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay:

– Co thắt do mẹ bầu bị tiêu chảy: Mẹ bị tiêu chảy hoặc viêm dạ dày, tử cung sẽ co bóp nhiều hơn bình thường, mỗi đợt có thể kéo dài từ 5 – 6 phút hoặc 2 – 3 phút. Các cơn co thắt này có thể gây nên sảy thai (ở những tháng đầu) hoặc đẻ non.

– Co thắt báo hiệu bất thường như cơn đau kéo dài từ 40s, tử cung co bóp mạnh kèm theo hiện tượng đau lưng, điều đó cho thấy tử cung đang có xu hướng mở. Nếu thai ở 3 tháng đầu mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dưới, lưng nhức mỏi, đó là dấu hiệu của sảy thai. Mẹ cần nằm yên, an thai, bổ sung vitamin E và tới gặp bác sĩ.

– Co thắt ở tử cung diễn ra nhanh và mạnh, mẹ có cảm giác như đau bụng từng cơn, bên dưới có thấy bục nước thì đó là dấu hiệu sắp sảy thai mẹ phải tới gặp bác sĩ ngay.

– Co thắt báo hiệu thai chết lưu: Ở tháng thứ 5, 6 mẹ không thấy thai chuyển động, đầu vú không căng to mà móp lại, bụng nhỏ hơn bình thường. Tử cung co thắt không theo quy luật, lúc nhiều, lúc ít, lúc mạnh, lúc yếu thì đó có thể là dấu hiệu thai đã chết lưu mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay.

– Co thắt tử cung do chuyển dạ: Đây là dấu hiệu mẹ sắp sinh em bé, các cơn co thắt xuất hiện nhiều, khoảng 4 – 5 phút/ lần, có quy luật cùng với chứng nhức mỏi lưng, đỏ tấy…

Về cơ bản, các cơn co thắt đều bình thường nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy đau và có những dấu hiệu bất thường nên lập tức tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và có cách khắc phục kịp thời.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/co-that-tu-cung-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-d219…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Sinh Hoạt Vợ Chồng Khi Mang Thai Có Làm Co Thắt Tử Cung?

Nếu không cẩn thận trong lúc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai, mẹ bầu rất dễ bị co thắt tử cung, ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi và mẹ.

Sinh hoạt vợ chồng khi mang thai có làm co thắt tử cung?

Trong suốt thời gian mang thai, nếu thai kỳ bình thường thì làm chuyện ấy ở cuối thai kỳ vẫn là an toàn. Mẹ không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thai kỳ bình thường là những trường hợp không thuộc nhóm nguy cơ cao gây sinh non hoặc sảy thai. Với những thai kỳ nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyên mẹ không nên quan hệ tình dục.

Thật chất, nếu thai kỳ bình thường thì dương vật của người chồng không chạm được đến thai nhi. Tinh dịch cũng không vào tử cung được. Vì lúc này cổ tử cung có một nút nhầy dày và quánh, giúp ngăn cản vi khuẩn và tinh dịch. Khi có cảm giác cực khoái, tử cung co bóp mạnh hơn và thai nhi cử động nhiều hơn nhưng cũng không gây hại gì.

Tin tốt là nếu cổ tử cung và tử cung đã sẵn sàng và việc sanh bé sắp xảy ra. Việc quan hệ tình dục ở thời điểm này có thể khiến mọi thứ chuyển động. Nếu các điều kiện (và cổ tử cung) vẫn chưa chín muồi, việc bận rộn này cũng sẽ không thay đổi bất cứ điều gì.

Co thắt tử cung giai đoạn cuối thai kỳ

Nếu không cẩn thận trong khi sinh hoạt vợ chồng, mẹ bầu rất dễ bị co thắt tử cung, ảnh hưởng thai nhi.

Không ít phụ nữ chia sẻ họ luôn cảm thấy đã bỏ qua rất nhiều điều cần chú ý khi mang thai. Đặc biệt trong việc sinh hoạt vợ chồng.

Một cặp vợ chồng cho biết, lúc chuẩn bị làm “chuyện ấy”, người chồng mới bắt đầu vuốt ve bầu ngực thì vợ đã cảm thấy đau bụng. Sau khi đi khám, bác sĩ cho biết đây là hiện tượng ngực bị kích thích quá độ. Dẫn đến co thắt tử cung. Hai vợ chồng lần đầu tiên nghe nói về điều này vô cùng hoảng sợ, may mắn là thai nhi không sao.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc co thắt tử cung?

Nếu không cẩn thận trong lúc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai, mẹ bầu rất dễ bị co thắt tử cung. Sau khi mang thai, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều. Đặc biệt là phần ngực chịu trách nhiệm cung cấp sữa và chất dinh dưỡng cho con bú sau này.

Đầu vú và quầng vú sẽ không ngừng to ra, chuyển sang màu đen. Đồng thời có cảm giác đau tức. Do phần ngực phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai. Nên chỉ cần kích thích hơi mạnh cũng đủ đau và dẫn tới co thắt tử cung.

Vì vậy, bất kể là lúc sinh hoạt vợ chồng hay vệ sinh ngực, các mẹ đều phải chú ý tránh các hành động kích thích quá mức, ảnh hưởng tới tử cung.

Ngoài ra, một số người thấy ngực xệ xuống bèn xoa bóp cho căng và cao lên. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nó cũng là một trong số nguyên nhân gây ra co thắt tử cung.

Một số nhân tố bên ngoài gây ra co thắt tử cung

Bà bầu bị tổn thương phần bụng do té ngã, lại mang tâm lý hoảng sợ, máu trong tử cung sẽ ít đi.

Phụ nữ mang thai nhưng nhấc và di chuyển vật nặng khiến bụng bị đè nén gây ra sung huyết.

Thần kinh căng thẳng cùng cảm giác mệt ngọc cũng là nguyên nhân dẫn tới co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu tắm nước lạnh, khiến tử cung vốn chỉ quen với nhiệt độ ấm áp thay đổi đột ngôt, gây ra co thắt.

Khi phụ nữ mang thai, chỉ được sinh hoạt vợ chồng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 và đặc biệt tránh những hành động vuốt ve, xoa ngực.

Mang thai không phải chuyện dễ dàng, sinh con càng khó hơn. Do đó, các mẹ cần phải đặc biệt chú ý trong sinh hoạt hàng ngày. Tránh co thắt tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi.

Thai 40 tuần chưa thấy chuyển dạ, có sao không? Không nên bỏ qua: Lời khuyên bác sĩ cho mẹ bầu sắp sinh Làm chuyện ấy ở cuối thai kỳ, mẹ bầu nên thử? Vợ chồng quan hệ gần ngày sinh, nên hay không? May mắn khi mẹ bầu có 6 đặc điểm này sẽ dễ sinh con Rỉ ối báo hiệu điều gì cho mẹ bầu? Thai tuần thứ 39 chưa thấy chuyển dạ có sao không? Biết sớm hơn, bớt lo hơn: Bí quyết sinh con không đau

Nguồn: Tổng Hợp

Day Ron Quan Co 1 Vong

day ron quan co 1 vong

Hỏi

Vo em 30 tuoi, mang thai lan dau,di sieu am thai duoc 38 tuan,can nang 2930gr nhung bi day ron quan co 1 chúng tôi cho em xin hoi bac si cung cac anh chi em nao da bi truong hop nhu vay co nguy hiem gi den ba me va thai nhi k?co the sinh duoc binh thuong k hay phai sinh mo?

Trả lời

Chào bạn,

Thai nhi nằm trong buồng ối và có các cử động tay chân, xoay người, nuốt…Dây rốn nằm trong buồng ối, với những cử động thai nhi, nhất là những cử động xoay người làm dây rốn quấn quanh thai, có khi quấn quanh thân người, có khi quấn quanh cổ. Số vòng dây rốn quấn từ 1 đến nhiều vòng. Bên trong dây rốn có mạch máu nuôi dưỡng thai, nếu có sự chèn ép dây rốn gây chèn ép mạch máu làm cản trở lưu thông máu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai. Những trường hợp dây rốn quấn chặt cổ, quấn nhiều vòng gây chèn ép rốn và chèn ép mạch máu ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Khi đó thai sẽ bị ngạt và cần mổ ngay để cứu sống bé nếu tuổi thai có khả năng nuôi sống.

Có khá nhiều trường hợp dây rốn quấn cổ thai, nhưng quấn lỏng, không gây chèn ép và không ảnh hưởng đến lưu lượng máu qua động mạch rốn nên thai phụ vẫn có thể sanh thường. Điều quan trọng là thai phụ cần theo dõi cử động thai mỗi ngày, nếu thai máy yếu cần khám ngay. Khi chuyển dạ, thầy thuốc cần theo dõi sát tim thai, nếu có dấu hiệu suy thai thì mổ cấp cứu.

TS. BS. Lê Thị Thu HàKhoa Khám bệnh – Bệnh viện Từ Dũ

Đau Dây Thần Kinh Hông Khi Mang Thai

Hầu hết các bà mẹ khi mang thai đều bị đau mỏi hông. Vậy biểu hiện này có phải là bệnh đau dây thần kinh hông khi mang thai hay không? Tại sao các bà mẹ mang bầu lại bị đau dây thần kinh hông và cần phải làm gì khi mắc phải chứng bệnh này?

Khi các bà mẹ mang thai là lúc thai nhi phát triển, đẩy cổ tử cung dãn nở, gây chèn ép, tạo áp lực lên dây thần kinh hông. Chứng bệnh này khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, khó chịu, đôi khi mất ngủ khiến cho tinh thần bị sa sút, thiếu vui vẻ.

Khi nào các mẹ bầu bị đau dây thần kinh hông?

Các cơn đau dây thần kinh hông khi mang thai càng biểu hiện rõ ràng và tần suất nhiều hơn khi cổ tử cung lớn dần, bào thai ngày càng phát triển khiến dây thần kinh hông bị chèn ép và chịu nhiều áp lực so với trước đó và gây ra các cơn đau. Bên cạnh đó, các dây chằng bao xung quanh tử cung cũng bị căng kéo và hoạt động quá tải nên cũng dẫn đến các cơn đau tại vùng hông (xương chậu).

Triệu chứng thường gặp của tình trạng đau hông khi mang thai đó là các bà bầu thường cảm thấy vùng hông, đùi, bẹn, tử cung đau âm ỉ hoặc dữ dội không chịu nổi; nhức nhối và nóng ran lan từ hông lên thắt lưng và xuống phía sau chân. Các mẹ có thể nghe thấy âm thanh lách ở vùng xương mu, có thể đau đầu gối, mắt cá chân hay bàn chân. Đi đứng bất thường và khó khăn. Cơn đau càng trở nên nặng về đêm và dễ khiến thai phụ mất ngủ, trở mình cũng thấy đau đớn hoặc kèm theo dấu hiệu tiểu tiện mất tự chủ…

Tại sao các bà mẹ khi mang thai đều bị đau hông?

Chứng đau hông khi mang bầu là tình trạng dễ gặp ở hầu hết các chị em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng cơ bản có thể kể đến các nguyên nhân sau:

Bị bệnh trĩ phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao dễ bị trĩ bởi sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi có thể tạo ra áp lực chèn ép lên hậu môn và trực tràng.Tình trạng sưng đau sẽ càng trở nên trầm trọng hơn nếu bạn phải đứng quá lâu.

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau do áp lực gây ra lên các dây thần kinh chạy từ hông xuống chân. Việc mang thai có thể gây viêm và kích thích các dây thần kinh. Ngoài ra, tử cung to dần của người mẹ có thể gây thêm áp lực rất lớn lên các dây thần kinh hông.

Đau co thắt cổ tử cung, mỗi phụ nữ đều trải qua tình trạng co thắt tử cung với mức độ khác nhau. Một số bị đau bụng và đau lưng rồi lan dần xuống hông. Mức độ đau của mỗi người cũng khác nhau, từ cảm giác đè nặng cho tới đau nhói, đau buốt.

Tình trạng đau xương chậu hay còn gọi là đau dây thần kinh hông khi mang thai. Hiện tượng này xảy ra khi sức nặng của em bé trong tử cung và những chuyển động tại xương chậu khi mang thai tích lũy và gây đau xương chậu. Đau thường nặng hơn khi chuyển động. Mặc dù đau xương chậu gây khá nhiều bất tiện cho người mẹ nhưng nó thường không gây hại gì cho thai nhi và người mẹ vẫn có thể sinh con qua đường âm đạo bình thường.

Lưu ý cho các mẹ bị đau dây thần kinh hông khi mang thai

Cần phải làm gì nếu bạn bị đau dây thần kinh hông khi mang bầu? Bạn đừng quá lo lắng về tình trạng bệnh này, bạn cũng không nên cúi hoặc gập dưới quá mức, không mang vác vật nặng, gây tổn thương vùng bụng, vùng hông….

– Ngủ một giấc: cơn đau thường xuyên xuất hiện cuối ngày hoặc lúc chị em cảm thấy mệt mỏi, nên tăng cường nghỉ ngơi. Chị em có thể ngủ một giấc buổi trưa hoặc nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước giờ cơm tối cũng giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng quát, giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể nói chung và cơn đau hông nói riêng.

– Dùng gạc ấm chườm: chị em có thể dùng gạc ấm chườm vào vùng lưng dưới bị đau hoặc tắm nước ấm. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng đai nâng bụng bầu, nhằm giảm áp lực của bụng bầu lên hông

– Dùng gối kê: trong khi bà bầu nằm, hãy kê gối dưới khuỷu tay hoặc kẹp một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối của bạn. Cách này làm giảm áp lực lên hông và tạm thời giảm cơn đau.

– Dùng đai nâng bụng bầu: bạn có thể sử dụng đai nâng bụng bầu để nâng đỡ bụng bầu. Bà bầu bị đau hông có thể sử dụng gạc ấm đắp trên lưng dưới hoặc tắm nước ấm.

– Tìm tới bác sĩ: bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng thuốc giảm đau.

– Châm cứu và thể dục: châm cứu và những bài thể dục giảm đau hông từ chuyên gia cũng rất có ích cho thai phụ. Chị em có thể áp dụng để giảm cơn đau hông cho mình.

Đau dây thần kinh hông khi mang thai không phải quá nguy hiểm nhưng nếu các bà mẹ không nắm được các biện pháp cắt giảm cơn đau cơ bản thì rất có thể bệnh sẽ gây biến chứng trên cơ thể mình và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới thai nhi.