Mang Thai Mấy Tuần Có Tim Thai / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai Mấy Tuần Có Tim Thai?

Ngoài việc mang thai mấy tuần có tim thai, các mẹ cũng nên lưu ý đến nhịp tim thai. Cùng với thai máy, tim thai là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của thai nhi.

Lần đầu mang thai sẽ có rất nhiều kiến thức các bạn cần phải tìm hiểu. Sự phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần là vấn đề nhiều bà mẹ quan tâm nhất. Đặc biệt là việc thai mấy tuần có tim thai. Vì đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho biết sự hiện diện của bé yêu trong bụng mẹ.

Khi trứng gặp được tinh trùng sẽ bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong khoảng 13 ngày. Sau khi thụ tinh 16 ngày, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim. Dù vẫn chưa hình thành rõ ràng nhưng tim thai đã bắt đầu co bóp và đập những nhịp đầu tiên, làm đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Sau 2 tuần chậm kinh, các mẹ nên đi siêu âm để biết chắc mình có thai hay không hoặc thai đã di chuyển về tử cung chưa, Nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm 1 lần nữa vào tuần thứ 6 để kiểm tra tìm thai

Vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần thai thứ 6 thưởng chỉ có âm vang, Tới tuần thai 7 – 8 của thai kỳ, nhịp đập của thai nhi mới rõ ràng hơn. Vì lúc này phôi thai đã rõ ràng hơn trong hình ảnh siêu âm.

Thông thường vào khoảng tuần 12 thai kỳ, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng của mình. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Bên cạnh đó, sự gia tăng về kích thước và cân nặng của thai nhi, tim thai cũng tăng kích thước và khối lượng. Trung bình nhịp tim thai có thể giao động từ 120-160 lần /phút, tuy nhiên khi em bé trong bụng cựa quậy nhiều thì nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút.

Sang đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh và khỏe hơn. Mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang phát triển bình thường và rất khỏe mạnh. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, tim của bé gái luôn đập nhanh hơn bé trai. Nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút, có khả năng bé là con trai. Ngược lại, nhịp tim trên 140, khả năng bé là con gái sẽ cao hơn.

Tim thai yếu là khi nhịp tim ở tuần 6 – 8 dưới 70 nhịp/phút, lúc này nguy cơ sảy thai của bạn là 100%, nhịp tim dưới 90 nhịp/phút, nguy cơ sảy thai là 86%, dưới 120 nhịp/phút sẽ là 50%. Thường thì các nguyên nhân khiến nhịp tim yếu, chậm là vì khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, bất thường về nhau thai, vỡ tử cung hoặc tệ hơn là dị tật thai nhi. Do đó, các mẹ cần theo dõi nhịp tim thai thường xuyên để bác sĩ có thể can thiệp và xử trí kịp thời.

Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách khắc phục sớm. Bên cạnh đó, với các chị em đang có ý định có thai, cũng cần chú ý, để tránh gặp phải tình trạng này.

Để tránh tình trạng tim thai yếu các mẹ cần:

Mẹ nên làm gì để giữ trái tim của bé khỏe mạnh

Như các mẹ đã biết, rất nhiều thứ đang phát triển và thay đổi khi bé ở trong bụng. Cũng có rất nhiều điều nằm ngoài khả năng kiểm soát của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào là gen của bé, có những bước mẹ có thể thực hiện để giúp tim bé khỏe mạnh nhất như:

Nhìn chung, ngoài việc mang thai mấy tuần có tim thai, các mẹ cũng nên lưu ý đến nhịp tim thai. Cùng với thai máy, tim thai là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện điều bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp các chị em có thêm những thông tin bổ ích để chuẩn bị tốt cho hành trang làm mẹ của mình.

Bắc Nguyễn

Thai Mấy Tuần Tuổi Thì Có Tim Thai

– Bắt đầu ngày thứ 16 phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim nhưng hình dáng của tim thai vẫn chưa được hình thành nhưng nói đã bắt đầu đập với những nhịp rất nhẹ do hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim hoàn chỉnh.

– Vào tuần thứ 3 của thai kỳ, trứng được thụ tinh lúc này bộ DNA đó sẽ quyết định giới tính, màu mắt và một số đặc điểm khác của bé.

– Vào tuần thứ 4 tất cả các bộ phận trên cơ thể của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển, đặc biệt tim thai hoàn thiện hơn và hết tuần thứ 4 thì phôi thai dài thêm khoảng 1cm.

– Ở tuần thai thứ 5 chiều dài phôi thai khoảng 1,25mm và phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Đến cuối tuần thứ 5 của thời kỳ mang thai, phôi thai hình thành nhiều tế bào hơn và bắt đầu có hình hài

– Nhịp tim thai lúc này đã đập khoảng 100-160 mỗi phút sau tuần thứ 6 thụ tinh. Trong khoảng thời gian này nếu sử dụng phương tiện siêu âm hiện đại thì chúng ta có thể nghe được nhịp tim của bé.

– Đến tuần thứ 7 tim thai nhi lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành 2 buồng tim trái và phải.

– Vì thế để nghe rõ nhịp tim của thai thì các mẹ nên đi khám thai lần đầu vào lúc thai nhi được 7 đến 8 tuần tuổi, tránh trường hợp đi khám quá sớm khi chưa nghe được tim thai sẽ khiến tâm lý của mẹ không tốt làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe mẹ.

– Tuần thứ 8 -10: Cánh tay và chân của bé đang phát triển, móng tay nhỏ bé hình thành trên các ngón tay, ngón chân. Mũi và môi trên cũng dần xuất hiện. Mắt đã hoàn chỉnh nhưng vẫn nhắm. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Tóc và lông tơ bắt đầu phát triển trên da. Bé bắt đầu có một số cử động.

– Tuần thứ 11: Bé đã có thể bắt đầu nuốt và đá chân, tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng

– Tuần thứ 12: dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện.

– Ở tuần thứ 14 tim thai đập rõ ràng hơn

– Ở tuần thứ 16 tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của một quả tim thực thụ. Lúc này tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít 1 ngày và số lượng này tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé.

– Đến tuần thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn có thể nghe bằng tai được mà không cần sự trợ giúp của bât cứ thiết bị nào.

– Khi được 30 tuần do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da nên tất cả bộ phận trên cơ thể như: tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn.

– thai 33 tuần, bé có thể cảm nhận được môi tường xung quanh trong tử cung như: bé có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài, cảm nhận được ánh sáng,…

– Từ tuần thai thứ 36, bé đã hoàn chỉnh mọi bộ phận trên cơ thể, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.Tóc mảnh, lông tơ trên cơ thể của bé đang dần biến mất.

Mang Thai Tuần Thứ Mấy Thì Bắt Đầu Có Tim Thai?

Mang thai tuần thứ mấy thì bắt đầu có tim thai? Thông thường thì vào khoảng trung tuần thứ 6 mang thai thì người mẹ sẽ cảm nhận được điều ý nghĩa này bằng cách nghe thấy tiếng âm thanh diệu kì của sinh linh bé bỏng đang dần thành hình. Vậy thai nhi bắt đầu có tim thai ở vào giai đoạn tuần tuổi tuổi thứ mấy, chuyển động của bé ra sao và quá trình phát triển ấy sẽ diễn ra như thế nào?

Mang thai tuần thứ mấy bắt đầu có tim thai?

Thai nhi có tim thai ở tuần thứ mấy cùng sự phát triển kì diệu mẹ nên biết được cung cấp trong bài viết này nhằm mang tới một lượng kiến thức tốt nhất giúp các bà mẹ trẻ hiểu được khi nào con yêu của mình bắt đầu bước vào giai đoạn dần hình thành. Thai nhi bắt đầu có tim, chúng ta sẽ cảm nhận được điểu ấy qua những phương pháp siêu âm hiện đại của y học.

Ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay. Đến tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn – đây là dấu mốc quan trọng vì thai nhi có tim thai là sự trỗi dậy sức sống mạnh mẽ!

Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11. Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.

Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình. Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.

Khi nào có thể nghe được tim thai là những thông tin quan trọng người mẹ cần biết để có thể cảm nhận được bào thai trong bụng mình

Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ lắm rồi và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Thai nhi có tim thai ở tuần thứ mấy cùng sự phát triển kì diệu mẹ bầu nên biết chính là những kiến thức bổ ích làm hành trang giúp mẹ sẵn sàng hơn cho chặng hành trình thai nghén của mình. Mang thai chính là một cột mốc quan trọng đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Chính vì vậy mà khi bắt đầu bước vào giai đoạn thai kì, người mẹ cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc nhất để biết được từng giai đoạn phát triển của con trẻ như thế nào mà có định hướng, có kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách nhằm đảm bảo tốt nhất cho một giai đoạn mang thai thành công và trên hết là từng ngày từng giờ sẽ cảm nhận được sự chuyển động cùng sự lớn dần của thai nhi trong bụng. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Tags: tim thai, cách đo tim thai, khi nào có tim thai

Mẹ – Bé – Tags: tim thai

#1【Thai Nhi Mấy Tuần Có Tim Thai】Những Điều Cần Biết

18/01/2019 13.541 lượt xem

Thai nhi mấy tuần có tim thai? Tuần nào tim thai bắt đầu đập?

Tiền thân của tim thai

Chỉ 2 tuần sau khi thụ thai, tiền thân của trái tim đã hình thành và phát triển. Các tế bào phân chia nhanh chóng sẽ bảo vệ và nuôi dưỡng em bé. Một trái tim hoàn chỉnh sẽ có 4 buồng và van, nhưng trái tim sơ khai chỉ là 2 sợi dây riêng biệt gọi là ống nội tâm mạc. Ngay sau khi hình thành vào tuần thứ 2, các ống nội tâm mạc này sẽ hợp nhất lại với nhau (vào khoảng ngày 18 hoặc 19 của thai kỳ).

Ống tim nguyên thủy

Sự hợp nhất của 2 ống nội tâm mạc tạo ra một ống tim nguyên thủy. Đây được xem là giai đoạn phát triển sớm nhất của trái tim. Trái tim phát triển trong suốt thời kỳ phôi thai, xảy ra khoảng 3 tuần sau khi thụ thai. Ở giai đoạn này, phôi thai được tại thành từ 3 lớp và cấy vào tử cung. Trái tim được hình thành ở lớp giữa, gọi là trung bì.

Nhịp tim đầu tiên

Khoảng 21 ngày sau khi thụ thai, trái tim bắt đầu nhịp đập đầu tiên. Nhịp tim được phát ra từ các sợi cơ tim. Các xung điện di chuyển khắp ống tim nguyên thủy để bắt đầu nhiệm vụ suốt đời đó là duy trì não bộ và các cơ quan quan trọng khác. Trong khi tim bắt đầu đập ở tuần thứ 4-5, các mẹ thường không nghe được nhịp tim thai khi siêu âm, phải đến tuần thứ 9 hoặc 10 mới mới nghe được. Và đến tuần 20, mẹ sẽ nghe được tim thai bằng ống nghe bình thường. Thai máy bao nhiêu lần một ngày

Từ ngày 23-35, ống tim nguyên thủ sẽ kéo dài, vặn xoắn và phân chia để tạo thành 4 buồng và van. Mỗi buồng và van có một chức năng khác nhau để hỗ trợ sự sống. 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất (tại nên 4 buồng tim) chịu trách nhiệm nhận máu ít oxy rồi truyền đến phổi để nhận máu giàu oxy từ phổi, sau đó lại truyền đi khắp cơ thể. Các van kiểm soát lưu lượng máu đến và đi từ buồng tim.

Nhịp tim bình thường của bé là bao nhiêu?

Ở tuần thứ 7, tim thai bắt đầu phân chia thành buồng trái và phải. Bác sĩ có thể nhìn thấy và đo được những điểm sáng nhấp nháy trên máy siêu âm. Ở giai đoạn này, nhịp tim của bé rơi vào khoảng 90-110 nhịp/ phút. Nhịp tim của bé đạt đỉnh cao nhất vào khoảng tuần 9, từ 140-170 nhịp/phút. Các tuần thai sau này, tim của bé sẽ hoàn chỉnh hơn về cấu tạo và chức năng cũng như kích thước. Giai đoạn này, nhịp tim của bé sẽ vào khoảng 120-160 nhịp/ phút.

Nhịp tim bao nhiêu là quá cao? nhịp tim nhanh nguyên nhân là gì?

Nếu như siêu âm cho thấy nhịp tim bé cao trên 180 lần/phút thì mẹ bầu cần đi khám tại các phòng khám tim mạch dành cho thai nhi, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể gặp một số tình trạng như rối loạn nhịp tim, sốt…, hoặc bé gặp các bệnh lý về tim mạch.

Theo các bác sĩ, nhịp tim luôn thay đổi theo từng thời điểm và sự phát triển của bé. Tim thai đập nhanh có thể do một số nguyên nhân như thiếu oxy, thai máy nhiều, mẹ mới ăn xong… Nếu các chỉ số siêu âm và khám thai của mẹ vẫn bình thường thì cũng không nên quá lo lắng. Ngược lại, nếu có nghi ngờ bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ hướng khám hoặc điều trị.

Nhịp tim thấp là bao nhiêu? Và điều gì gây ra nhịp tim thấp ở thai nhi?

Tim thai đập nhanh quá cũng cảnh báo vấn đề, tương tự, nếu tim thai chậm (yếu) cũng cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sự phát triển của bé. Theo các bác sĩ, nhịp tim thấp là dưới 110 lần/phút. Nhịp tim rất thấp là dưới 70 lần/phút, đối với tuần thai 6-8. Trong trường hợp này, khả năng sảy thai và không giữ được thai là rất cao.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tim thai thấp là do khả năng lưu thông máu kém, nhai thai bất thường, dị tật thai nhi hoặc mẹ bầu bị huyết áp thấp, vv…

Nhịp tim thai bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhịp tim thai quá nhanh hay quá chậm đều nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, nhịp tim chậm thường sẽ nguy hiểm hơn nhịp tim nhanh vì nó cảnh báo suy thai. Mẹ cần lưu ý nếu như tim thai bé thấp dưới 80 lần/phút thì cần đi cấp cứu ngay.

Nhịp tim thai 6 tuần là bao nhiêu?

Nhịp tim bình thường ở tuần thứ 6-7 khoảng 90-110 nhịp/mỗi phút. Ở giai đoạn này, tim thai mới xuất hiện, và sự hiện diện này chính là một dấu hiệu đảm bảo cho sức khỏe của thai kỳ.

Nhịp tim bé là 180 lần/phút có phải là cao hay không?

Ở tuần thai thứ 9, nhịp tim của bé đạt ngưỡng cao nhất, khoảng 170 và có thể lên tới 180 nếu bé đang cựa quậy nhiều. Nếu nhịp tim bé là 180, mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.

Nhịp tim thai bình thường ở tuần thứ 8 là bao nhiêu?

Ở tuần thai này, nhịp tim của bé có thể gấp đôi nhịp tim của mẹ và vào khoảng 150-170 lần/ phút.

Nhịp tim bé là 160 là trai hay gái?

Thai nhi tiếp tục phát triển và tỷ lệ nhịp tim cũng thay đổi nhanh chóng. Phải đến gần cuối thai kỳ thì tim thai mới đạt được chỉ số nhịp đập của người bình thường.

Giai đoạn tuần 7, 8, 9, 10: trong suốt khoảng thời gian này, nhịp tim của bé sẽ tăng lên đáng kể. Đây là dấu hiệu cho thấy mọi thứ hoàn toàn bình thường. Ở tuần thứ 6, nhịp tim là 110 nhịp/phút, sau đó nó sẽ tăng trong tuần thứ 7 và đạt mức 170 nhịp/phút ở tuần 9-10. Nhịp tim này tiếp tục duy trì trong 4 tuần tới.

Giai đoạn tuần 11, 12, 13, 14: Đến tuần thứ 14, nhịp tim bắt đầu giảm từ 170 nhịp/phút xuống còn 150 nhịp/phút.

Tuần 20: Sau 5 tháng mang thai, nhịp tim của bé sẽ giảm xuống còn 140 nhịp/phút.

Nhiều mẹ lo lắng khi tim thai không phải lúc nào cũng chính xác như những con số trên. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và mẹ sẽ thấy chênh lệch khoảng 5-15 nhịp/phút khi mang thai. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Tim thai 160 lần/phút là trai hay gái?

Cách đoán giới tính thai nhi dựa vào tim thai được lưu truyền từ rất lâu và mặc dù chưa có căn cứ khoa học nào nhưng vẫn rất nhiều người tin theo.

Theo lưu truyền thì tim thai của bé gái sẽ đập nhanh và mạnh hơn bé trai. Nếu nhịp tim dưới 140 nhịp/phút thì mẹ đang bầu bé trai, nếu từ 140-160 nhịp/phút thì đó là bé gái. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không đúng như lý thuyết này, vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nó để tham khảo.

Trong nhiều thập kỷ người ta đã dùng tim thai để dự đoán giới tính của bé. Và giống như những phương pháp đoán giới tính không đáng tin, phương pháp này có tỷ lệ chính xác 50/50.

Rất khó khi dùng nhịp tim thai để đoán giới tính bởi nhịp tim của thai nhi sẽ tăng lên ở giai đoạn đầu thai kỳ. Và nếu theo lý thuyết trên thì mọi đứa trẻ đều là bé gái. Tỷ lệ nhịp tim sẽ giảm xuống về cuối thai kỳ, và nhịp tim 130 lần/phút không phải hiếm. Chỉ riêng logic trên đã cho thấy phương pháp đoán giới tính này không chính xác.

Theo một nghiên cứu thì tỷ lệ nhịp tim thai trong 3 tháng đầu không khác biệt đáng kể giữa trẻ sơ sinh trai và gái. Nếu các mẹ dự đoán mang thai con trai hay con gái dựa trên tim thai trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ sai sẽ rất cao.

Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra là không có mối tương quan nào giữa nhịp tim và giới tính của trẻ.

Làm thế nào để giúp tim thai khỏe mạnh

Trái tim là bộ phận quan trọng và được hình thành từ rất sớm trong thai kỳ, vì vậy, mẹ cần làm một số việc để giữ cho tim thai luôn khỏe mạnh.

Thứ nhất, trong chế độ dinh dưỡng mẹ cần bổ sung đầy đủ axit folic trước và trong suốt thai kỳ để ngăn các dị tật tim ở trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung những thực phẩm lành mạnh, chứa canxi, phốt pho, vitamin B1 bởi đây đều là những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của tim thai và hệ thần kinh thai nhi. Mẹ cần hạn chế chất béo và các chất phụ gia, hóa chất bởi chúng không mang lại lợi ích cho sự phát triển của bé.

Thứ hai, mẹ cần loại bỏ những thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc, dùng chất gây nghiện bởi đây được xem là kẻ thù của thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim thai và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Không tiêu thụ các sản phẩm chứa vitamin A liều cao bởi nó có thể gây dị tật thai nhi, khuyết tật tim thai.

Các mẹ bị tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát lượng đường trong máu bởi những trường hợp này dễ sinh con bị bệnh tim.