Có Thai Mấy Tuần Thì Đi Siêu Âm Được?

by Nguyễn Phương4.7k Views

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Sau khi quan hệ khoảng từ 7-8 ngày, trứng được thụ tinh mới di chuyển vào tử cung của người mẹ; sau đó sẽ diễn ra quá trình phát triển thành phôi thai. Khoảng thời gian này sẽ được tính là tuần thai thứ nhất (tuần 1).

Thông thường, quá trình cấy thai sẽ diễn ra trước kỳ kinh nguyệt dự định của bạn khoảng vài ngày.

Sau khi trễ kinh, chậm kinh khoảng 7-10 ngày, phôi thai lúc này đã ở trong tử cung và đang làm tổ ở đó (cấy thai). Nếu dùng que thử thai, bạn có thể biết được mình có mang thai hay không.

Tuy nhiên vẫn phải đợi vài tuần nữa mới nên đi siêu âm, bởi nếu siêu âm sớm quá thì chưa thể biết được đã có thai hay chưa và thai như thế nào.

Vậy thì có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Thời điểm lý tưởng nhất cho lần siêu âm đầu tiên là tuần 7-10. Việc siêu âm lần này sẽ giúp :

Xác nhận có thai hoặc không có thai, đơn thai hay đa thai.

Kiểm tra vị trí của thai nhi (có ở trong tử cung hay không).

Xác định tuổi thai, nhịp tim của em bé.

Kiểm tra kích thước thai nhi, đánh giá sự tăng trưởng chung.

Kiểm tra chung về tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Nếu người mẹ bị mất máu thì có thể biết được nguyên nhân và vị trí chảy máu.

Mặc dù nhịp tim có thể được phát hiện sớm từ 5-6 tuần tuy nhiên không phải tất cả. Hãy đợi ít nhất khi thai được 7 tuần tuổi mới nên đi siêu âm để chắc chắn hơn.

Siêu âm như thế nào?

Có 2 cách để siêu âm thai tuần thứ 7, một là thông qua bụng và hai là thông qua âm đạo. Siêu âm thông qua âm đạo thì sẽ cho kết quả hình ảnh và âm thanh rõ ràng, chính xác nhất.

Nếu siêu âm qua âm đạo, một đầu của máy dò sẽ được đặt trong âm đạo người mẹ. Sóng âm truyền qua cổ tử cung và tử cung và thu lại kết quả.

Với siêu âm qua bụng, người mẹ cần phải có uống nhiều nước để bàng quang được đầy. Khi nó đầy thì mới có thể nâng tử cung lên ra khỏi xương chậu, khi đó phôi thai mới có thể được nhìn rõ hơn.

Trong những tuần tiếp theo, thai nhi tiếp tục phát triển lớn hơn, tử cung mở rộng hơn thì sẽ không cần phải để bàng quang đầy nước nữa.

Kết quả siêu âm lần đầu tiên

Phôi thai sẽ được đo từ đỉnh đầu đến đùi của nó. Chiều dài trung bình của phôi thai ở tuần thứ 7 là 5-12mm. Trọng lượng trung bình là 1g.

Lúc này, em bé chỉ như một hạt đậu, quá nhỏ để nhìn thấy. Các cấu trúc nói chung như đầu và thân về cơ bản có thể được nhìn rõ.

Em bé cũng chưa di động nhiều, sự chuyển động cũng tương đối nhẹ nhàng.

Nhịp tim của em bé trung bình là từ 90-110 nhịp/phút. Sau đó sẽ dần tăng lên 150-160 nhịp/phút trong giai đoạn tiếp theo.

Lý giải cho việc nhịp tim của em bé cao hơn so với người mẹ đó là vì trái tim cần phải làm việc chăm chỉ hơn để bơm oxy lên não và toàn cơ thể; tốc độ tăng trưởng của thai nhi là rất nhanh so với người bình thường.

Có nhiều lý do khiến cho việc kết quả siêu âm không chính xác 100% ngay cả khi thiết bị công nghệ siêu âm tốt nhất và được khám bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bởi vì :

Thai nhi có thể di chuyển ở vị trí khó có thể chụp siêu âm.

Mỗi bào thai là một cá thể riêng biệt, có đặc tính di truyền riêng và sự phát triển khác nhau.

Sức khỏe chung người mẹ cũng ảnh hưởng đến việc siêu âm

Nếu như bạn đi siêu âm tuần thứ 7 mà chưa thấy có tim thai, hãy đợi khoảng 1-2 tuần nữa rồi tiếp tục đi siêu âm lại.

Có Thai Mấy Tuần Thì Đi Siêu Âm Được

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Theo các bác sĩ Sản khoa, sau khi dùng que thử thai cho kết quả 2 vạch đỏ và sau khi trễ kinh được 7-15 ngày (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) thì mẹ có thể thực hiện đi siêu âm lần đầu tiên. Với những phụ nữ có vòng kinh đều thì đây là thời điểm thai nhi đã được khoảng 5-6 tuần tuổi. Thời gian này thai nhi có thể đã di chuyển vào tử cung, sự phân chia tế bào đang diễn ra mạnh mẽ nên có thể phát hiện chính xác qua hình ảnh siêu âm.

Việc siêu thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, bởi qua siêu âm các bác sĩ sẽ xác định được:

Tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ: tử cung, phần phụ

Người mẹ có thai hay không, mang thai đơn hay đa thai

Vị trí của thai nằm trong hay ngoài tử cung

Tuổi thai, nhịp tim của thai nhi (nếu có)

Đánh giá tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay thấp…

Cũng trong lần siêu âm, khám thai này, các bác sĩ sẽ lập kế hoạch thăm khám, siêu âm định kỳ cho mẹ bầu, tư vấn về chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu đang có bệnh lý đi kèm hoặc qua siêu âm phát hiện tình trạng thai nhi không được tốt thì việc điều trị ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp mẹ hạn chế được rất nhiều rủi ro không mong muốn.

Các mốc siêu âm thai quan trọng trong thai kỳ

Ngoài thời điểm siêu âm lần đầu ở tuần thai thứ 5-6 thì mẹ bầu không nên bỏ lỡ 3 mốc siêu âm cực kỳ quan trọng sau:

Ở tuần thai thứ 11-13

Đây là thời điểm bác sĩ có thể xác định được chính xác nhất tuổi thai và ngày dự sinh của mẹ dựa vào chiều dài đầu mông của bé. Ngoài ra đây cũng là mốc quan trọng giúp sàng lọc nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy và làm xét nghiệm sàng lọc Double test. Những bất thường về nhiễm sắc thể này là nguyên nhân gây ra các hội chứng Down, Edward, Patau. Qua thời điểm này, các kết quả siêu âm, xét nghiệm sàng lọc không còn chính xác nữa.

Ở tuần thai thứ 22-24

Đây là giai đoạn các cơ quan quan trọng như cột sống, hộp sọ, tim, phổi, thận, tay, chân… đều có thể quan sát rõ, vì vậy qua siêu âm các bác sĩ có thể tầm soát các bất thường về cấu trúc của thai nhi.

Ở tuần thai thứ 30-32

Thời điểm siêu âm này giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường giai đoạn muộn xảy ra ở động mạch, tim, cấu trúc não. Đồng thời ở mốc siêu âm này các bác sĩ sẽ xác định được dây rốn nuôi có vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi bào thai tốt không, ngôi thai có thuận không, tình trạng nước ối, đánh giá bất thường trong quá trình phát triển và hoàn thiện cấu trúc thai.

Có Thai Mấy Tuần Thì Đi Siêu Âm?

Siêu âm thai lần đầu vào tuần thứ 7-10 là tốt nhất theo khuyến cáo của bác sĩ, giúp bác sĩ theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi, với chi phí khoảng 150k- 200k/ lần tùy cơ sở và loại hình siêu âm.

Siêu âm thai để làm gì?

Siêu âm thai nhi được biết đến như việc làm, để mẹ và bác sĩ có thể nhìn thấy và theo dõi tình trạng phát triển của bé yêu trong bụng mẹ.

Ngược lại, nếu đi siêu âm quá thường xuyên thì sẽ tốn thời gian và công sức. Vì thai nhi vẫn chưa có sự thay đổi nhiều.

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm?

Tính theo chu kỳ mang thai, có thể thấy từ 7-8 ngày sau quan hệ, trứng được thụ tinh sẽ đi vào tử cung người mẹ; sau đó phôi thai được hình thành. Đây sẽ được tính là tuần thai thứ nhất.

Sau đó sẽ xảy ra hiện tượng chậm kinh khoảng 7-10 ngày, phôi thai lúc này đã di chuyển đến tử cung và đang làm tổ ở đó. Nếu dùng lúc này, bạn có thể biết được mình có mang thai hay không.

Lúc này nếu đi siêu âm, có thể vần chưa biết được bạn có mang thai hay không. Tốt nhất nên đợi vài tuần nữa hãy đến bác sĩ siêu âm thai nhi lần đầu.

Theo các chuyên gia sản khoa, thời điểm lý tốt nhất để siêu âm đầu tiên là tuần thứ 7 đến tuần thứ 10. Thế nhưng, có những trường hợp mẹ bầu vẫn có thể siêu âm sớm hơn ở tuần thứ 5-6, nhưng theo lời khuyên thì tuần thứ 7 sẽ cho kết quả siêu âm chính xác nhất.

Siêu âm thai bao nhiêu tiền?

Thông thường, chi phí cho một lần siêu âm dao động từ 100.000 đến 500.000 đồng/ 1 lần. Ngoài ra, chi phí siêu âm thai nhi sẽ được quyết định bởi 2 yếu tố là:

Loại hình siêu âm

Siêu âm 2D: đây là hình thức siêu âm cơ bản, thường được thực hiện với mục đích chẩn đoán có thai hay không, xác định thai bao nhiêu phôi, kiểm tra vị trí của thai nhi, cũng như phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Siêu âm 2D thường được thực hiện khi thai ở 18 đến 20 tuần tuổi.

Siêu âm 3D: Là loại siêu âm 3 chiều cho hình ảnh màu, áp dụng với các thai nhi lớn và có thể nhìn thấy hình hài của bé. Ngoài ra, bác sĩ còn phát hiện ra các dị tật cũng như biết được chính xác tuổi, giới tính của thai nhi.

Siêu âm 4D: được xây dựng trên cơ sở công nghệ quét 3D, cho hình ảnh 3D động. Thông qua hình thức siêu âm này, các mẹ có thể nhìn thấy những cử chỉ của con, thậm chí có thể lưu lại trong DVD để làm kỷ niệm. Loại hình này được dùng cho các thai có độ tuổi lớn, thường là vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Siêu âm thai lần đầu như thế nào?

Việc siêu âm thai lần đầu rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn biết được thai đã được mấy tuần tuổi để có thể dự đoán chính xác ngày dự sinh của thai phụ.

Và lúc này, việc siêu âm lần đầu sẽ giúp cho mẹ xác nhận rằng có đang mang thai hay không, đơn thai hay đa thai. Kiểm tra vị trí của thai nhi (có ở trong tử cung hay không); xác định tuổi thai, nhịp tim của thai nhi. Đồng thời là kiểm tra kích thước thai; phát triển của thai; kiểm tra tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Việc làm này nhằm giúp nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở người mẹ, có thể là sự cao huyết áp ở người mẹ, hay nguy cơ mắc bênh tiểu đường thai kỳ… Từ đó, mẹ bầu có thể nghe sự tư vấn của bác sĩ, để biết cách điều trị và cách dưỡng thai trong giai đoạn sắp tới.

Trong lần siêu âm này, ngoài việc theo dõi tình trạng đầu thai kỳ của thai nhi diễn ra thế nào. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ được làm thêm xét nghiệm máu. Với những chị em lần đầu mang thai cần lưu ý, phải cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe bản thân cho bác sĩ, kể cả những bệnh đã mắc phải.

Sau khi tiến hành siêu âm, có thể chị em sẽ được thực hiện luôn phần khám tổng quát sức khỏe và khám phụ khoa. Cuối cùng là xét nghiệm máu để giúp tầm soát bệnh viêm gan B, HIV… nếu phát hiện bệnh, các bác sĩ sẽ có biện pháp ngăn ngừa sự lây truyền từ mẹ sang con.

từ khóa

thai 3 tuần siêu âm có thấy không

hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tuần tuổi

có thai bao lâu thì siêu âm thấy được

thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy tim thai

Bài viết Có thai mấy tuần thì đi siêu âm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Mang Thai Tuần Thứ Mấy Thì Nên Đi Siêu Âm ?

Ngày đăng : 16-11-2023 – Lượt xem : 320

Đối với những chị em có thai lần đầu, khi phát hiện có dấu hiệu mang thai và que thử cho kết quả 2 vạch thì luôn băn khoăn không biết có nên thăm khám và siêu âm thai ngay hay không? Mang thai tuần thứ mấy thì nên đi siêu âm? Để có câu trả lời cho những thắc mắc này, các mẹ bầu vui lòng tham khảo bài viết dưới đây.

Mang thai tuần thứ mấy thì nên đi siêu âm?

Mang thai tuần thứ mấy thì nên đi siêu âm?

Một số chị em phụ nữ khi phát hiện mình có thai thường không tiến hành thăm khám, siêu âm ngay vì nghĩ thai vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chuyên sản phụ khoa cho biết, việc không siêu âm thai sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như sẩy thai sớm, thai chết lưu do bất thường ở tử cung hay do gen.

► Chính vì vậy, các chị em nên thăm khám, siêu âm thai ngay khi phát hiện bị trễ kinh khoảng 1 tuần, hoặc khi que thử thai cho 2 vạch để xác định kì phát triển khỏe mạnh hay không và có biện pháp can thiệp kịp thời.

► Đây là lần khám thai đầu tiên và cần được thực hiện trước khi mang thai được 8 tuần. Điều này có nghĩa là, khi mang thai dưới 8 tuần thì người mẹ nên bắt đầu đi siêu âm thai.

► Đồng thời, siêu âm thai sớm còn xác định được thai đã vào tử cung hay chưa, đã có tim thai chưa, từ đó giúp loại trừ nguy cơ mang thai ngoài tử cung – rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

► Ngoài ra, khi siêu âm thai lần đầu tiên, các chuyên gia còn xác nhận xem là mang thai đơn hay đa thai, xem xét một vài chỉ số để xác định tuổi thai, kích thước của thai nhi và đánh giá sự tăng trưởng chung, kiểm tra tổng quát tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Trong lần siêu âm thai này, các chuyên gia sẽ áp dụng 2 hình thức siêu âm khác nhau, đó là:

⇒ Siêu âm qua ngã âm đạo: Khi đó, một đầu của máy dò sẽ được đặt vào trong âm đạo của người mẹ, sóng âm truyền qua cổ tử cung và tử cung, sau đó sẽ thu lại kết quả rồi hiển thị trên màn hình máy siêu âm. Siêu âm qua ngã âm đạo thường cho hình ảnh và âm thanh rõ ràng, chính xác.

⇒ Siêu âm qua bụng: Sử dụng thiết bị siêu âm di chuyển trên phần bụng của người mẹ, và kết quả thu được cũng được hiển thị trên màn hình máy siêu âm. Với siêu âm qua bụng, mẹ bầu cần phải uống nhiều nước để bàng quang được đầy và nâng tử cung lên khỏi xương chậu, khi đó chuyên gia mới có thể quan sát phôi thai rõ hơn.

Những điều cần lưu ý khi siêu âm thai lần đầu tiên

Mang thai tuần thứ mấy thì nên đi siêu âm?

► Lần đầu tiên mang thai, chắc hẳn các mẹ bầu có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp bởi chuyên gia, vì thế hãy chuẩn bị những câu hỏi trước khi đi siêu âm thai để tiết kiệm thời gian cũng như không bỏ sót những điều cần hỏi.

► Nên chú ý vệ sinh vùng kín, mặc quần áo và quần lót rộng rãi để việc siêu âm thai dễ dàng hơn.

► Mẹ bầu hãy cung cấp cho chuyên gia các thông tin chi tiết về tình hình sức khỏe chung của bản thân, một số triệu chứng thai nghén… để được tư vấn cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

► Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần phải ghi nhớ những giải thích của chuyên gia về sự thay đổi bên trong cơ thể, cũng như những hướng dẫn về cách xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

► Việc bổ sung thêm các chất sắt, canxi, vitamin hay những loại thuốc an thai cũng cần tuân theo chỉ định của chuyên gia.

Với những thông tin được chia sẻ bên trên, chắc hẳn đã giúp các mẹ bầu biết được mang thai tuần thứ mấy thì nên đi siêu âm. Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng click vào bảng chat bên dưới, sẽ được giải đáp rõ ràng hơn.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan

Thai Mấy Tuần Thì Đi Siêu Âm Lần Đầu?

Sau khi 3 tuần bị trễ kinh cùng với dấu hiệu lâm sàng, các chị em phụ nữ cần đi siêu âm thai để xác định được tình trạng sức khỏe thai nhi và có kế hoạch chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm trong thời gian mang thai là rất cần thiết để biết được em bé của bạn có đang phát triển bình thường hay không. Siêu âm không chỉ được sử dụng trong siêu âm thai mà còn được sử dụng rộng rãi trong việc khám bệnh giúp chúng ta quan sát được nhiều hơn những gì mắt thường nhìn thấy.

Khi được siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một ít gel đặc biệt lên bụng bạn, sau đó dùng một thiết bị cầm tay (bộ chuyển đổi) trên da di chuyển để truyền hình ảnh em bé trong bụng lên màn hình.

Hình ảnh siêu âm được hình thành bằng cách sử dụng các sóng âm thanh. Máy gửi các sóng âm thanh thông qua cơ thể; sau đó, phản xạ trở lại và chuyển đổi thành một hình ảnh được hiển thị trên màn hình. Chính vì thế trong quá trình siêu âm bạn cũng có thể nghe được tiếng nhịp tim của em bé.

Thai mấy tuần thì đi siêu âm lần đầu?

Đối với các mẹ có thai lần đầu tiên khi phát hiện mình có dấu hiệu mang thai và dùng que thử cho kết quả 2 vạch thì luôn băn khoăn không biết nên khám thai lần đầu khi nào thì tốt? Các mẹ nên biết rằng khám thai sớm rất có lợi để biết thai phát triển có khỏe mạnh hay không và có kế hoạch chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Khi nào mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu?

Sau khi 3 tuần bị trễ kinh, cùng với dấu hiệu lâm sàng, các chị em phụ nữ cần đi khám bác sĩ để xem mình có thai hay không. Siêu âm thai lần đầu tiên này xác định thai đã được phát triển tuần thứ mấy, thai nhi có phát triển tốt không, ngoài siêu âm thai ra, lần đầu tiên này người mẹ cần phải làm xét nghiệm máu.

Lần siêu âm thai đầu tiên này bác sĩ còn cho ta biết sức khỏe mẹ có mắc các bệnh tiểu đường, tim sản, cao huyết áp… nhờ đó mà có thể giúp bà bầu nên tiếp tục hay chấm dứt thai kì sớm để có cách điều trị, dưỡng thai tốt cho các giai đoạn sau.

Siêu âm thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé?

Việc siêu âm thai là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng vấn đề này, chỉ cần khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ chỉ định.

Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn sẽ được yêu cầu siêu âm kỹ hơn để kịp thời phát hiện và điều trị nhằm giữ an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Mục đích của việc siêu âm đó chính là xác định được độ tuổi của thai nhi, qua kích thước và hình dạng siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán được tuổi thai nhi, tuy nhiên việc này vẫn có sai số nhưng không đáng kể. Ngoài ra, siêu âm còn xác định được tình trạng sức khỏe thai nhi khỏe mạnh hay yếu và phát hiện thai nhi có mắc bệnh gì không. Đặc biệt, từ tuần 16 đến tuần 20 siêu âm có thể xác định được giới tính thai nhi là trai hay gái.

Những lưu ý khi khám thai lần đầu tiên

Lần đầu tiên mang trong mình thiên thần bé nhỏ, chắc hẳn bạn có rất nhiều thắc mắc muốn được giải đáp và lý giải từ bác sĩ, nên nhớ rằng bạn hãy chuẩn bị những câu hỏi trước khi khám thai để không làm mất nhiều thời gian.

Trong quá trình mang thai nếu không đi khám thai sớm hoặc để quá trễ và không phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể dẫn đến các hậu quả đáng tiếc như sẩy thai sớm, thai lưu, thai ngoài tử cung. Vì vậy, mẹ bầu nên nhớ một khi đã có dấu hiệu mang thai thì nên sớm đi khám thai và khoảng tuần thai thứ 6 là thời gian hoàn hảo nhất cho việc khám thai lần đầu tiên.

Ngoài việc cung cấp các thông tin về tình hình sức khỏe chung, bạn còn được kiểm tra về cân nặng, huyết áp, kích thước vùng bụng, siêu âm và thực hiện những xét nghiệm theo yêu cầu để theo dõi thai nhi.

Sau khi đã có kết quả bác sĩ sẽ giải thích những hiện tượng thay đổi bên trong cơ thể bạn, đồng thời tư vấn về thói quen sinh hoạt hàng ngày như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cơ thể cần bổ sung thêm sắt, canxi hay vitamin hoặc những loại thuốc an thai thì bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn.

Lịch siêu âm định kì của bà bầu

Lần siêu âm thứ 2: Phụ nữ mang thai cần đi siêu âm lần thứ 2 ở giai đoạn thai nhi được 11-12 tuần, lúc này bác sĩ sẽ siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và để biết thai nhi phát triển như thế nào. Một số chị em thường không nhớ ngày trễ kinh, kinh không đều… nên khám thai trong 3 tháng đầu này tuổi thai nhi được chuẩn đoán chính xác hơn. Đồng thời, bác sĩ có thể dự đoán được ngày lâm bồn đúng hơn. Nhờ đó mà có thể biết được khi nào sinh, sanh đủ tháng hay sanh non để người mẹ có thể chuẩn bị tâm lý.

Lần siêu âm thứ 3 :Bắt đầu vào tuần thứ 16, các bà mẹ sẽ được khám và theo dõi thai nhi thường xuyên. Vào tuần thứ 15-19 các bác sĩ có thể chẩn đoán được sức khỏe được thai nhi chính xác và rõ ràng nhất, siêu âm thai lần thứ 3 giúp bác sĩ nhận dạng được thai có bị dị tật, dị dạng gì hay không? Qua theo dõi sức khỏe bà bầu, với sự tăng cân, bác sĩ có thể cho biết được thai nhi có bị thiếu dinh dưỡng hay không để có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Siêu âm lần thứ 4: Đến tuần thứ 21-22, lúc này bà mẹ có thể cảm nhận được thai nhi đang phát triển và lớn dần, nhưng các bà mẹ cũng cần phải đến bác sĩ để được theo dõi. Vào giai đoạn này, các bà mẹ cần siêu âm 3D hoăc 4D để có thể biết chính xác được giới tính của con và những dấu hiệu bất thường của thai.

Siêu âm lần thứ 5: Vào tuần thứ 26, thai phụ cần đến bác sĩ để siêu âm lại như các lần trước, và ngoài ra bà bầu cần được tiêm phòng thêm uốn ván mũi đầu tiên hoặc lần thứ 2 nếu mang thai lần thứ 2.

Siêu âm lần thứ 6: Đến tuần 31-32, các bà bầu vẫn phải tiếp tục đi khám và theo dõi và tuần này bà mẹ sẽ tiêm uốn ván lần thứ 2. Giai đoạn cuối sắp sinh các bà mẹ thường xảy ra nhiều biến cố chuyển dạ, sinh non, do đó, việc đến bác sĩ theo dõi để xác định ngày sanh và chuẩn bị nhập việc lâm bồn sớm.

Siêu âm lần thứ 7: Từ tuần 38-45, các bà bầu cần được theo dõi kĩ càng, đây là lần khám để bác sĩ đưa ra phương pháp sinh, sinh thường hay sinh mổ. Lần khám này rất quan trọng đối với bà bầu và thai nhi, ngoài xác định phương pháp sinh, bác sĩ còn giúp các bà bầu nên lựa chọn bệnh viện nào để sinh cho phù hợp.

có thai mấy tuần thì đi siêu âm được

trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai

thai 3 tuần siêu âm có thấy không

khám thai lần đầu tiên khi nào

sau bao lâu thì siêu âm biết có thai

khám thai lần đầu nên khám những gì