Mang Thai Ngoài Tử Cung Có Giữ Được Không / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai Ngoài Tử Cung Có Giữ Được Không?

Mang thai ngoài tử cung có giữ được không là nỗi lo lắng lớn nhất của bất cứ người mẹ nào khi gặp phải tình trạng không may này. Thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng thai kỳ phổ biến nhất, xảy ra khi trứng đã thụ tinh không di chuyển vào “làm tổ” trong tử cung mà phát triển ở vị trí khác ngoài tử cung, thường là vòi trứng.

Vậy mang thai ngoài tử cung có giữ được không?

Dù rất không mong muốn nhưng thai ngoài tử cung không thể giữ lại và bắt buộc phải bỏ để đảm bảo an toàn tính mạng cho người mẹ. Vì tử cung là nơi duy nhất có đủ điều kiện để thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ. Do đó khi thai “làm tổ” ở những vị trí khác như vòi trứng, ổ bụng hay cổ tử cung, điều đó có nghĩa thai không có đủ dinh dưỡng và không gian để phát triển bình thường. Nếu thai nằm trong vòi trứng, kích thước ngày một lớn dần của nó sẽ làm cho vòi trứng bị căng giãn, dẫn đến rạn nứt rồi vỡ ra, gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa tới tính mạng của người mẹ.

Triệu chứng thai ngoài tử cung

Các dấu hiệu và triệu chứng của thai ngoài tử cung trong từng trường hợp có thể không giống nhau. Nhiều trường hợp không biết mình có thai ngoài tử cung cho tới khi siêu âm để thăm khám một bệnh lý nào khác. Tuy nhiên các triệu chứng phổ biến nhất cần lưu ý bao gồm:

Đau bụng, thường xảy ra ở một bên. Cơn đau có thể ở mức độ trung bình hoặc đau dữ dội, đau âm ỉ trong nhiều ngày hoặc đột ngột xuất hiện mà không có bất kỳ cảnh báo nào.

Chảy máu âm đạo bất thường, lượng máu có thể ít hoặc nhiều hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc có màu sắc lạ.

Nếu thai ngoài tử cung đã bị vỡ, gây chảy máu, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng sau:

Đau vai gáy do hiện tượng tích tụ dịch hay máu trong ổ bụng, gây phản xạ trên thần kinh vùng bụng và gây đau vai.

Tiêu chảy và nôn

Ngất xỉu: khi vòi trứng đã bị vỡ, chảy máu ồ ạt, người bệnh có thể bị choáng váng, ngất xỉu.

Nếu bị chậm kinh hoặc nghi ngờ đang mang thai hoặc có bất cứ triệu chứng nào như mô tả bên trên, hãy tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Điều trị thai ngoài tử cung

Cách điều trị thai ngoài tử cung tùy thuộc vào tình trạng thai đã vỡ hay chưa, kế hoạch sinh đẻ của người bệnh. Nếu khối thai chưa vỡ và vẫn còn nhỏ, người bệnh có thể chỉ định tiêm thuốc Methotrexate – một chất gây độc tế bào.

Phẫu thuật được áp dụng nếu thai to hơn hoặc đã bị vỡ. Có hai hình thức phẫu thuật là nội soi hoặc mổ mở. Mổ nội soi là phương pháp được ưa chuộng nhờ những ưu điểm như ít sẹo, ít đau, phục hồi nhanh. Tuy nhiên nếu khối thai đã vỡ, gây chảy máu ồ ạt, bác sĩ bắt buộc phải mổ mở để cầm máu kịp thời, làm sạch ổ bụng, tránh để mất máu quá nhiều.

Khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ phẫu thuật thai ngoài tử cung uy tín được người bệnh đánh giá cao.

Mang Thai Ngoài Tử Cung Có Giữ Lại Được Không?

có giữ được không?

Tử cung là nơi có đủ điều kiện để thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ mà không bộ phận nào thay thể được. Khi thai nhi làm tổ ở một nơi khác như vòi trứng, ổ bụng hay cổ tử cung, điều đó có nghĩa là thai nhi không được bảo vệ bởi thành tử cung, không có đủ không gian để tăng trưởng và không được cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình lớn lên sau này. Nếu thai nhi nằm trong vòi trứng, kích thước ngày một lớn dần của nó sẽ khiến vòi trứng bị giãn căng, dẫn đến rạn nứt rồi vỡ ra, gây ra tình trạng mất máu nhiều, đe dọa tới tính mạng mẹ bầu.Chính vì những nguy cơ tiềm ẩn, có thể vỡ bất cứ lúc nào nên mẹ bầu không thể giữ lại được bào thai mà bắt buộc phải bỏ để an toàn cho tính mạng của mẹ. Việc bỏ thai bằng phương pháp nào sẽ do bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng của thai nhi.

Cách xử lý thai ngoài tử cung

Khi được chẩn đoán là thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của thai đã vỡ hay chưa để đưa ra cách điều trị thích hợp với nguyên tắc làm cho bào thai không tiếp tục phát triển được nữa bằng mổ lấy nó ra hoặc để nó tự tiêu biến.Nếu khối thai chưa vỡ và vẫn còn nhỏ (kích thước dưới 3 cm và tim thai chưa hoạt động), mẹ bầu sẽ được sử dụng thuốc Methotrexate – một chất gây độc tế bào khi tiêm vào cơ thể sẽ khiến các tế bào của thai nhi bị tiêu diệt. Mẹ có thể được tiêm một hoặc nhiều lần vào bắp hay trực tiếp khối thai.

Sau khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của mẹ trong vòng 3 – 4 tuần để kiểm tra xem thai nhi đã tiêu biến hoàn toàn chưa. Nếu thai nhi vẫn phát triển bình thường, mẹ sẽ phải dùng tới phương pháp phẫu thuật để lấy thai ra.

Việc lựa chọn các phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào:

– Khối thai to hay nhỏ, đã vỡ hay chưa vỡ

– Tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, khả năng kinh tế, sự thông hiểu của bệnh nhân (nhất là khi điều trị nội khoa: cần sự kiên trì theo dõi, tái khám nhiều lần và chấp nhận có thể thất bại phải chuyển sang phẫu thuật)

– Tình trạng của cơ sở y tế, có trang thiết bị và nhân sự được đào tạo.

– Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong giai đoạn sau sanh và cho con bú

– Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hiện nay

– Hạn chế nạo phá thai

– Nên đi khám thai sớm:

+ Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén)

+ Khi bị đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì

+ Nếu có thai ở những người đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó

– Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng – duy trì khả năng có thai lại bình thường.

– Khi có viêm nhiễm sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

– Cuối cùng, người phụ nữ mang thai khi đi khám bệnh dù bất kì bệnh lý gì cũng nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên Y tế về tình trạng có thai của mình, tránh việc chẩn đoán lầm và dùng thuốc không thích hợp.

# 1【Tìm Hiểu】 Mang Thai Ngoài Tử Cung Có Giữ Được Không

Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã được thụ tinh nhưng làm tổ bên ngoài tử cung. Các vị trí thai ngoài tử cung phổ biến như vòi tử cung, buồng trứng, ổ bụng, ống cổ tử cung. Thai nằm ở vòi tử cung chiếm 95-98% ca bệnh, ở buồng trứng chiếm 0,7-1%, ở ống cổ tử cung chiếm 0,5-1%, ở ổ bụng thì rất hiếm.

Mẹ bầu khi đã bị thai ngoài tử cung thì khối thai có thể vỡ bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho tính mạng và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Vì vậy, dù không muốn nhưng mang thai ngoài tử cung không thể giữ được.

Dễ bị mất máu: nếu không phát hiện và xử lý kịp thời để cho túi thai vỡ ra, sản phụ sẽ bị xuất huyết ồ ạt, mất máu trầm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khả năng sống sót của thai nhi cực thấp: tử cung là môi trường tốt nhất cho thai nhi phát triển. Ở các vị trí khác của tử cung, thai nhi gần như không tồn tại được. Chính vì thế, dù không muốn nhưng chị em vẫn phải phá thai ngoài tử cung để đảm bảo an toàn tính mạng.

Thai ngoài tử cung có khả năng gây vô sinh: nếu khối thai không được phát hiện và xử lý kịp thời thì mẹ rất có khả năng bị vô sinh. Có trường hợp mẹ phải cắt bỏ vòi trứng, khiến cơ hội mang thai lần sau thấp. Nếu bị cắt cả 2 bên vòi trứng thì mẹ sẽ bị vô sinh.

Mang thai ngoài tử cung phải làm sao?

Thai ngoài tử cung xử lý như thế nào là thắc mắc chung của nhiều chị em gặp phải hiện tượng này. Có 2 phương pháp điều trị thai ngoài tử cung chính:

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) để cắt bỏ khối thai. Có thể mổ hở hoặc mổ nội soi tùy thuộc vào sự tiến triển của người bệnh.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc). Các bác sĩ sẽ dùng Methotrexade để làm chết các tế bào của khối thai.

Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào:

Sự phát triển của khối thai, to hay nhỏ, vỡ hay chưa.

Tình trạng sức khỏe bệnh nhân

Tình trạng cơ sở y tế, nhân lực.

Căn cứ vào tình hình khối thai mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị.

Thể chửa ngoài tử cung chưa vỡ cần phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh mất máu (lúc này có thể mổ nội soi). Bác sĩ sẽ tiêm metrotrexat 10g vào thẳng khối thai dưới siêu âm và theo dõi trên lâm sàng, cận lâm sàng.

Chửa ngoài tử cung đã vỡ ngập lụt ổ bụng thì phải làm phẫu thuật gấp. Lúc này không thể áp dụng mổ nội soi được nữa mà phải mổ mở.

Thể huyết tụ thành nang cần phải mổ để tránh vỡ thứ phát và nhiễm khuẩn ổ máu tụ. Bác sĩ sẽ làm sạch khối máu tụ, khâu cầm máu và dẫn lưu ổ bụng khi cần thiết.

Chửa trong ổ bụng: nếu thai dưới 32 tuần tuổi sẽ phải phẫu thuật lấy thai ngay bởi để lâu sẽ nguy hiểm cho mẹ. Nếu thai trên 32 tuần tuổi có thể chờ thai đủ tháng rồi mổ lấy thai.

Mổ thai ngoài tử cung có ảnh hưởng gì không?

Như đã nói ở trên, có 2 phương pháp mổ thai ngoài tử cung là mổ nội soi và mổ mở. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình bệnh nhân và khối thai để lựa chọn phương án hợp lý. Bất cứ phương pháp phẫu thuật nào cũng đều có rủi ro, vì vậy, mổ thai ngoài tử cung đòi hỏi những bác sĩ có tay nghề cao. Các mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn và phương thiết bị hiện đại để thực hiện ca mổ.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một địa điểm được nhiều mẹ bầu tin chọn để tiến hành mổ thai ngoài tử cung. Quy trình phẫu thuật chửa ngoài tử cung tại Thu Cúc được tiến hành nhanh chóng, an toàn và chuyên nghiệp.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa để xác định phương án điều trị.

Sắp xếp lịch mổ, chọn bác sĩ và thăm khám trước khi phẫu thuật.

Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết theo chỉ định dưới sự giúp đỡ của các nhân viên bệnh viện.

Tiến hành phẫu thuật trong phòng mổ vô khuẩn một chiều khép kín.

Sau khi hoàn thành phẫu thuật, thoát mê, bệnh nhân được đưa xuống phòng nội trú để theo dõi thêm. Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo, đúng cách để hồi phục nhanh chóng.

Kết thúc dịch vụ, tất toán ra viện.

Mang Thai Ngoài Tử Cung Có Giữ Được Không Và Mẹ Bầu Cần Làm Gì?

Bất kỳ mẹ bầu nào cũng đều mong muốn con yêu được phát triển tốt nhất và chào đời khỏe mạnh. Nhưng nếu không may vì một lý do nào đó mẹ lại rơi vào trường hợp mang thai ngoài tử cung điều lo lắng nhất của tất cả mẹ bầu chính là muốn biết mang thai ngoài tử cung có giữ được không?

Có thai ngoài tử cung là trường hợp thai nhi không làm tổ nằm trong buồng tử cung mà lại làm tổ bám vào các vị trí bên ngoài tử cung như: Buồng trứng, vòi tử cung, cổ tử cung, ổ bụng, ổ phúc mạc…

Mang thai ngoài tử cung ở vòi tử cung thường chiếm tới 95% và trường hợp phố biến nhất.

Vì không năm trong tử cung nên thai có nguy cơ vỡ túi thai bất cứ lúc nào. Và khi nó vỡ sẽ kèm theo máu ồ ạt xâm lấn vào ổ bụng, điều này sẽ cực gây nguy hiểm cho các sản phụ.

Có thai ngoài tử cung là điều không bà bầu nào mong muốn, nhưng khi thai nằm ngoài tử cung buộc mẹ phải bỏ thai đi và không thể giữ thai lại được vì các lý do sau:

Khi chẩn đoán thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng thai đã vỡ hay chưa để đưa ra phương án điều trị thích hợp:

Nếu thai nhi phát triển bình thường hoặc bị vỡ: khi thai nhi đã phát triển quá to thì bác sĩ sẽ phải mổ lấy thai nhi. Có hai hình thức phẫu thuật là mổ phanh hoặc mổ nội soi. Nếu thai nhi bị vỡ bên trong, sẽ phải tiến hành phẫu thuật ngay lập tức để cầm máu. Nếu ống dẫn trứng và buồng trứng bị hư hỏng nặng thì bác sĩ bắt buộc phải cắt bỏ để đảm bảo tính mạng người mẹ.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng có thể xảy ra với bất cứ phụ nữ nào, do đó, các chị em nên chủ động phòng ngừa bằng cách giảm thiểu các nguy cơ gây rủi ro thông qua lối sống lành mạnh bằng một số biện pháp tại nhà như:

ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN

Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp