Mang Thai Thang Thu 2 Bi Viem Am Dao / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai Tháng Thứ 2 Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Hấp Thu Tốt?

Mang thai tháng thứ hai là giai đoạn quan trọng trong thai kỳ. Ở giai đoạn này thai nhi sẽ hình thành và phát triển nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là yếu tố quyết định sự phát triển hoàn chỉnh của thai nhi.

Khi bước sang tháng thứ hai, một số bà bầu vẫn còn triệu chứng ốm nghén, thậm chí chúng còn trở nên nặng nề hơn và gây ra nhiều phiền toái cho thai phụ. Tuy nhiên, các bà bầu cần cố gắng để có thể ăn uống điều độ và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt. Một chế độ ăn đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin và khoáng chất là điều cần thiết, trong đó một số nhóm chất quan trọng cũng cần được lưu ý bổ sung như:

Chất sắt: Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu trong máu, một loại tế bào máu có nhiệm vụ mang oxy đi nuôi cơ thể. Việc bổ sung chất sắt giúp đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời còn giúp đẩy lùi các triệu chứng ốm nghén và mệt mỏi trong khi mang thai tháng thứ hai. Vi chất sắt có nhiều trong thịt, cá, hải sản, các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây và nhiều loại hạt ngũ cốc, trong đó cơ thể dễ hấp thu sắt từ nguồn động vật hơn so với thực vật. Việc hấp thu chất sắt sẽ được tăng cường khi ăn cùng với những thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, cà chua, dâu tây. Hàm lượng sắt trung bình cần bổ sung cho thai phụ là 27mg mỗi ngày.

Acid folic: Đây là một vi chất quan trọng cần thiết bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, bao gồm cả phụ nữ mang thai tháng thứ hai. Axit folic có vai trò dự phòng và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các bất thường dị tật bẩm sinh của ống thần kinh bao gồm tật chẻ đôi đốt sống. Phụ nữ mang thai cần được bổ sung axit folic từ trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ. Nguồn cung cấp axit folic có thể đến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt, đậu … Tuy nhiên, sự hấp thu acid folic không được đảm bảo một cách tuyệt đối, vì thế phụ nữ mang thai vẫn được khuyến cáo bổ sung các loại viên uống chứa acid folic. Hàm lượng cần cung cấp hằng ngày dao động trung bình từ 400 đến 800 microgram.

Canxi: Một trong những khoáng chất không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai là canxi. Phụ nữ mang thai tháng thứ hai cần bổ sung canxi đầy đủ để đảm bảo cho sự hình thành và phát triển hệ xương răng của thai nhi. Ngoài ra, canxi còn hỗ trợ hoạt động hệ cơ xương khớp của người mẹ, thích nghi được với những biến đổi do thai kỳ gây ra. Thiếu hụt hàm lượng canxi trong khẩu phần ăn là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý loãng xương ở mẹ và các bệnh lý xương khớp ở trẻ sau này. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, trứng, các loại cá có xương, rau xanh, ngũ cốc … Hàm lượng canxi trung bình cần cung cấp cho phụ nữ mang thai tháng thứ hai khoảng 1g mỗi ngày, có thể bổ sung từ cả khẩu phần ăn và các loại viên uống bổ sung.

Vitamin D: cùng với canxi, vitamin D được xếp vào nhóm các chất có vai trò quyết định sự phát triển hệ xương răng của trẻ. Vitamin D có thể được chuyển hóa và hấp thụ nhờ vào ánh nắng mặt trời, bên cạnh đó bổ sung vitamin D cho cơ thể người mẹ thông qua một số loại thực phẩm nhất định như sữa, ngũ cốc, cá hồi, dầu cá, phô mai cũng là một phương án có hiệu quả. Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đủ 600UI vitamin D mỗi ngày.

Chất đạm: nhóm chất quan trọng không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu chính là chất đạm hay protein. Sự bổ sung đầy đủ chất đạm là nền tảng cho sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ hai của thai kỳ và sự tăng lên về kích thước của cả tử cung và tuyến vú của người mẹ. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại đậu và sữa. Trung bình mỗi ngày, lượng protein cần được bổ sung cho phụ nữ mang thai tháng thứ hai cần đạt 1,52g tương ứng với 1kg của mẹ.

Chất béo: Chất béo thường bị hiểu lầm là một loại chất có hại cho sức khỏe của con người, tuy nhiên trong thai kỳ, chất béo đóng vai trò lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ như sự hình thành và phát triển não bộ. Chất béo không bão hòa, có nguồn gốc từ thực vật là những loại chất béo có lợi cho cơ thể. Phụ nữ mang thai tháng thứ hai nên hạn chế các loại chất béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật và không nên ăn quá nhiều đồ chiên. Các loại acid béo omega-3 và omega-6 là những acid béo thiết yếu, có vai trò hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và hệ miễn dịch ở thai nhi cũng như giảm thiểu khả năng sinh non và trầm cảm sau sinh của mẹ.

Chất xơ: Trong thai kỳ, do sự tăng kích thước của tử cung và sự xáo trộn hoạt động của hệ tiêu hóa nên rất nhiều bà bầu thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Vì thế, phụ nữ mang thai thường được khuyên bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả và trái cây để phòng tránh táo bón.

Bổ sung nhiều loại thực phẩm đa dạng là điều cần thiết trong khi mang thai, tuy nhiên các bà bầu nên lưu ý một số loại thực phẩm cần tránh như:

Thịt cá tái sống: Những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm tái sống như sushi, gỏi cá sống, thịt bò tái là những món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này không nên có tên trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai vì chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và mầm bệnh nguy hiểm.

Nội tạng động vật: Gan động vật có thể là một nguồn cung cấp sắt và protein dồi dào, tuy nhiên có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Lòng bò, lòng lợn có thể không được chế biến sạch sẽ có thể là nguồn lây nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa.

Rượu: Rượu nói riêng và đồ uống có chứa nồng độ cồn nói chung là những chất nguy hiểm và cần tuyệt đối tránh sử dụng trong khi mang thai, vì được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai tháng thứ hai cần lưu ý các điều sau để có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ:

Không bỏ bữa ăn sáng

Chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn sáng phong phú từ nhiều nguyên liệu

Chia thành nhiều bữa trong ngày, ăn theo nhu cầu của người mẹ

Nên ăn tối vừa phải để tránh ợ hơi, ợ chua.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2 có vai trò rất quan trọng, bởi giai đoạn này hệ thần kinh của trẻ phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, mẹ bầu cần chú ý và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Ngoài ra, các thai phụ cũng được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai cũng như một số cách để hạn chế các bệnh lý thường gặp.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Khi Mang Thai Có Nên Leo Cầu Thang Nhiều Không?

Khi mang thai có nên leo cầu thang nhiều không?

Thông thường, việc leo thang bộ hàng ngày mang tới nhiều lợi ích tốt, như một cách hỗ trợ tăng cường sức khoẻ giống như một vài động tác thể dục tập luyện cơ chân. Tuy nhiên, nếu dần bước sang tam cá nguyệt thứ 3 trở đi việc leo cầu thang nhiều sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu nữa vì chiếc bụng đã trở nên to hơn rất nhiều so với thời gian đầu, đồng thời mỗi khi chân mẹ bầu nhấc lên lại khiến cho cơ bụng gập vào, chèn ép thai nhi khiến oxy cung cấp không đủ cho bé. Ngoài ra vì lý do đó, nhiều thai phụ dễ sinh non vì leo thang bộ nhiều.

Mang thai có nên leo cầu thang nhiều không?

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa việc leo cầu thang giúp mẹ vận động tránh mệt mỏi, tuy nhiên không nên leo lên, leo xuống quá nhiều vì dễ khiến mẹ bầu mất sức.

Nếu mẹ leo cầu thang quá nhiều cũng khiến cơ thể nóng hơn, nhịp tim đập nhanh hơn dễ gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng.

Trong 3 tháng cuối, tốt nhất mẹ nên hạn chế leo cầu thang dành thời gian để nghỉ ngơi và giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Mẹ bầu vốn có trọng lượng cơ thể tương đối nặng, khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống và tăng độ ma sát giữa các khớp, dễ gây đau lưng và nhức mỏi đầu gối, đặc biệt là lúc đi xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương cao hơn gấp ba lần so với bình thường. Hơn nữa trong lúc leo cầu thang, vùng bụng sẽ thu nhỏ lại, bụng bầu chịu thêm áp lực gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi.

Có trường hợp bà bầu ở chung cư cao tầng nghe nói lên xuống bằng cầu thang bộ sẽ giúp việc sinh nở thuận lợi, dễ dàng hơn, thế nên mẹ bầu “cự tuyệt” thang máy, quyết tâm ngày nào cũng leo mười mấy tầng lầu. Kết quả là người mẹ này xuất huyết, vỡ ối sớm dẫn đến sinh non.

Có bà bầu ngày nào cũng kiên trì đi cầu thang bộ với hy vọng lúc sinh con sẽ đỡ vất vả. Tuy nhiên đến khi sinh các bác sĩ phát hiện ra hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ em bé, trường hợp này rất nghiêm trọng, không thể sinh thường mà buộc phải chọn phương pháp sinh mổ.

Tập luyện leo thang bộ tuy tốt cho bà bầu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi các trường hợp ngoài ý muốn. Do đó mẹ bầu không nên leo cầu thang quá sức, cần chú ý một số diều sau đây:

Mỗi lần leo cầu thang không được leo quá nhiều bậc.

Bà bầu leo cầu thang chỉ như tập luyện thể dục, không được leo quá sức mình, khi nào thấy cơ thể mệt mỏi thì cần dừng lại. Tốt nhất mỗi lần lên xuống cầu thang không nên đi quá 4 tầng để tránh gây áp lực lên cột sống và vùng bụng.

Không mang theo những vật nặng khi lên xuống cầu thang. Bà bầu mang vác vật nặng khi leo cầu thang sẽ tăng áp lực lớn lên phần bụng, dễ dẫn tới sinh non, sảy thai…

Lên xuống cầu thang tuyệt đối không vội vàng mà cần bước từ từ, cẩn thận, tránh bước hụt bậc thang và trượt chân dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

Thường xuyên bám vào tay vịn cầu thang để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Tránh nói chuyện điện thoại trong lúc lên xuống cầu thang để không mất tập trung.

Có một số cách khác ngoài việc leo cầu thang mẹ bầu nên lựa chọn như:

Mẹ mang thai có nên leo cầu thang?

Đi bộ, vận động, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng khoảng 15 phút mỗi ngày vào sáng sớm, khi không khí trong lành và cơ thể khoẻ khoắn nhất.

Mẹ bầu nên đăng ký tham gia lớp học yoga chuyên dành cho các bà bầu.

Vận động hợp lý, tránh nằm quá nhiều để dễ sinh hơn nhưng tại địa hình bằng phẳng và môi trường sống thoải mái.

Qua những thông tin trên mang thai có nên leo cầu thang nhiều không còn là nỗi băn khoăn của các mẹ bầu nữa. Chúc các mẹ có thai kỳ mạnh khoẻ.

Thu Thủy Mang Thai Tháng Thứ 5: Cả 2 Vợ Chồng Cùng Ốm Nghén Nhưng Hạnh Phúc Vô Cùng

Ở tháng thứ 5 của thai kì, không chỉ Thu Thủy mà cả ông xã Kin Nguyễn cũng có biểu hiện ốm nghén. Tuy vậy cả gia đình vẫn đang rất hạnh phúc và chờ đợi ngày con gái chào đời.

Chiều 29/5 vừa qua, sau bao đồn đoán của cư dân mạng, cuối cùng Thu Thủy cũng lên tiếng xác nhận đang mang thai bé gái ở tháng thứ 5. Trên trang cá nhân, nữ ca sĩ hạnh phúc viết: ‘Thật ra Thủy chưa muốn công bố với mọi người vì muốn cho con khỏe mạnh cứng cáp hơn rồi mới thông báo cho mọi người chia vui cùng gia đình Thủy!’.

Chia sẻ lại khoảnh khắc khi biết tin mang thai, Thu Thủy cho biết cô hồi hộp, mất ngủ cả đêm, 6 giờ sáng hôm sau dậy liền lấy ngay que thử. Đến khi xuất hiện 2 vạch, cả 2 vợ chồng đều mừng rỡ, không kiềm được xúc động liền gọi điện thông báo cho cả 2 bên gia đình.

Sau khi kết hôn 1 năm, cặp đôi hạnh phúc chào đón ‘trái ngọt’ đầu tiên.

Ông xã Kin Nguyễn tỏ ra vô cùng hạnh phúc khi sắp được ‘lên chức’ bố: ‘Khi biết mình sắp được làm bố, anh Kin mừng rỡ ôm Thủy vào lòng rất sung sướng. Anh còn lập tức gọi cho 2 bên nội ngoại để báo tin vui. Sau đó cả hai vợ chồng cũng thu xếp về Đà Lạt vài ngày, không riêng anh Kin mà cả gia đình bên nội cũng nôn nóng nhiều tháng qua.’

Không những thế, bé Henry – con trai của Thu Thủy trong cuộc hôn nhân trước đó cũng tỏ ra vô cùng hào hứng. Ngày nào bé cũng ôm lấy bụng mẹ và nói chuyện với em bé. Có khi còn xoa bóp tay chân cho mẹ khiến Thu Thủy càng thêm hạnh phúc.

Trong giai đoạn mang thai,Thu Thủy chọn thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Ông xã Kin Nguyễn cũng vô cùng cẩn thận và chăm sóc vợ từng li từng tí. ‘Trong những tháng đầu, Thủy cũng nghén khá nhiều. Mà không chỉ Thủy nghén đâu, cả anh Kin cũng cùng nghén với Thủy. Có nhiều đêm anh thức để chăm sóc cho Thủy. Anh kỹ lắm, dù là lần đầu làm bố nhưng anh đã có tìm hiểu kỹ trên báo chí, internet để có thể chăm sóc bà xã tốt nhất. Thủy thèm ăn gì là anh vào bếp ngay, những lúc Thủy nhức mỏi anh ân cần bóp chân, mát xa cho bà xã. Anh luôn bên cạnh trò chuyện cùng bà xã hầu như không rời.’ – Thu Thủy hạnh phúc kể lại.

Hiện tại, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, Thu Thủy từ chối tất cả lời mời diễn show. Thay vào đó, cô nàng sẽ cover những ca khúc còn đang dang dở và sắp ra mắt 2 bài hát mới trong thời gian sắp tới.

Bi Kịch Cô Gái Vừa Mang Thai Đã Phát Hiện Ung Thư Xương

Tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ thiên chức vĩ đại là được làm mẹ. Thế nhưng, số phận nghiệt ngã khiến một người phụ nữ mắc căn bệnh ung thư xương ngay từ lúc mang thai. Vừa sinh đứa con của mình cũng là lúc người phụ nữ đó phải nhập viện điều trị.

Gặp Trần Thị Giang (25 tuổi, quê ở thôn 6, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tại khoa Nhi, bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội, bất kỳ ai cũng đều thương cảm cho hoàn cảnh của chị và xót xa khi hay tin đứa con bé bỏng đang thiếu bàn tay nâng niu chăm sóc, nguồn sữa ngọt ngào từ người mẹ.

Trò chuyện với chúng tôi, ánh mắt Giang u buồn, chất chứa đầy rẫy những cảm xúc. Không chỉ đối mặt với căn bệnh ung thư xương quái ác, Giang còn ngổn ngang nỗi lo cho đứa con trai mới chào đời của mình.

Được biết, Giang nằm trong số những bệnh nhân mới nhất của Khoa. Gần Tết Nguyên đán năm 2017, thời điểm Giang đang mang thai thì bắt đầu xuất hiện những cơn đau ở chân trái. Có những ngày, cơn đau hành hạ khiến Giang không thể đi lại được. Chỉ đến khi sinh con xong, Giang mới có điều kiện đi khám bệnh.

“Ban đầu, các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chẩn đoán em bị sưng chân, tĩnh mạch giãn. Lấy thuốc về uống không khỏi, em ra bệnh viện Việt Đức khám vào tháng 5/2017. Các bác sĩ tại bệnh viện Việt Đức giới thiệu em sang bệnh viện K Tân Triều làm sinh thiết. Cầm kết luận bị K xương chày khối u đã di căn sang xương mác từ bác sĩ tại bệnh viện K Tân Triều, em như chết đứng và suy sụp hoàn toàn”, Giang ngậm ngùi kể.

Theo lời chia sẻ của Giang, lúc đó nghĩ đến bệnh, Giang chỉ muốn chết đi để gia đình bớt gánh nặng nhưng khổ một nỗi, con còn quá nhỏ, Giang lại gạt đi. Lúc đó, Giang mới sinh con, kinh tế gia đình hết sức khó khăn, chồng chị đi làm ăn tận trong miền Nam với mức lương 4 triệu đồng/tháng không đủ trang trải cho gia đình. Hơn nữa, bố chồng Giang mới mất vì bệnh ung thư phổi.

Khó khăn cứ bủa vây lấy người mẹ bất hạnh. Con trai của Giang phải gửi mẹ đẻ trông hộ. Nằm trên giường bệnh, những cơn đau hành hạ không thấm tháp gì so với nỗi nhớ con mà Giang đang trải qua. Bản năng làm mẹ khiến Giang không thể yên tâm điều trị được bởi đứa con bé bỏng mới 5 tháng tuổi không có mẹ bên cạnh. Hàng đêm, những giọt nước mắt được Giang giấu kín vào trong tim. Giang luôn tự nhủ phải cố gắng điều trị để sớm được về bên đứa con thân yêu.

Giang có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Niềm vui được làm mẹ của em ngắn chẳng tày gang khi những tháng ngày sắp tới sẽ phải nằm viện khá dài, không biết đến bao giờ mới được nhìn thấy con. Rất mong sự chia sẻ từ cộng đồng để hỗ trợ em phần nào.

N.Giang