Mang Thai Tháng Thứ 5 Đau Bụng Dưới / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 5

Khi mang thai tháng thứ 5, nhiều mẹ thường cảm thấy đau bụng dưới và rất lo lắng. Liệu những cơn đau bụng dưới ở giai đoạn này có nguyên nhân do đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi là những câu hỏi thường gặp.

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Nhóm cơ dây chằng căng. Theo các chuyên gia y tế, khi mẹ mang thai tháng thứ 5 và cảm thấy cơn đau bụng dưới ngày càng tăng có thể là do các nhóm cơ và dây chằng căng ra nhằm hỗ trợ cho sự mở rộng tử cung.

Nói một cách khoa học thì những cơn đau này được biết tới như là “đau dây chằng tròn” (nhưng có thể mẹ sẽ không thèm quan tâm những chuyên gia gọi nó là gì khi mẹ bị cơn đau này tấn công), hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua chuyện này.

Tử cung căng. Tử cung của mẹ được nâng đỡ bởi những dây chằng đi từ vùng bụng và chạy xuống háng (bẹn) cho nên khi khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển lớn lên sẽ khiến những dây chằng này căng ra, và mẹ sẽ thấy những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới và lan rộng tới háng.

Sự tích tụ của niêm mạc tử cung hay do lưu lượng máu tăng để nuôi dưỡng thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đau vùng bụng dưới.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Mặc dù đây là tình trạng thường gặp, nhưng mỗi mẹ bầu lại có những trải nghiệm đau khác nhau.

Cơn đau có thể giống như bị co rút, đau nhói và giống như ai đó bị đâm.

Thường xuất hiện khi mẹ thay đổi vị trí đột ngột, khi mẹ đứng/ngồi dậy, hoặc đơn giản là khi mẹ ho, hắt hơi và cả khi cười.

Có thể xảy ra nhanh hoặc kéo dài nhiều giờ.

Nếu những cơn đau bụng dưới khi mang thai chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, không kéo dài và không có triệu chứng nào đi kèm (như sốt, ớn lạnh, chảy máu, hoặc choáng váng) thì mẹ có thể yên tâm, đó chỉ là một biểu hiện bình thường của phụ nữ mang thai.

Đau bụng dưới là dấu hiệu sẩy thai?

Những cơn đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị sẩy thai muộn nhưng mẹ hãy nhớ rằng khả năng sẩy thai muộn là rất ít (chỉ khoảng 1% thôi) và thường sẽ đi kèm với việc đau bụng và chảy máu nhiều.

Trong trường hợp mẹ bị đau kèm theo chảy máu/dịch âm hộ ít thì hãy gọi cho bác sĩ để hỏi thêm ý kiến, còn khi bạn chảy nhiều máu hãy đến cơ sở y tế gần nhất ngay nhé.

Mẹo hay giúp mẹ giảm đau bụng dưới khi mang thai

Thư giãn và nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái như ngồi hoặc nằm sẽ mang đến cho mẹ bầu một cảm giác dễ chịu, tránh được tình trạng chuột rút.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thêm những cách dưới đây:

Nếu đau bụng bên trái, mẹ cần nằm nghiêng bên phải và gác chân lên.

Dùng túi ấm chườm ở vùng bụng dưới.

Thư giãn tinh thần bằng việc nghe nhạc, đọc báo hay xem hài để quên đi cơn đau.

Nếu đi tắm, mẹ nên tắm với nước ấm để thả lỏng toàn bộ cơ thể.

Nhờ chồng hoặc người thân massage vùng lưng.

Và nếu những cơn đau bụng dưới này thật sự khó chịu, hãy nói cho bác sĩ của mẹ biết vào lần khám thai tiếp theo nhé, có thể sự chia sẻ với những người có chuyên môn sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn và đảm bảo những cơn đau này chỉ là một phần trong quá trình mang thai mà thôi.

Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5

Đến tháng thứ 5, thai nhi hầu như đã phát triển khá ổn định, tạm thời mẹ bầu sẽ ít phải đối mặt với những nguy cơ dọa sảy hay động thai. Tuy nhiên không ít người lại bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 khiến tâm trạng không khỏi bồn chồn, lo lắng. Vậy những triệu chứng đau bụng ở giai đoạn này có nguy hiểm gì với mẹ và bé? Nguyên nhân là do đâu? Và mẹ bầu nên làm thế nào để có biện pháp xử lý tốt nhất? Hãy cùng nhà thuốc An Bình tham khảo ngay bài viết sau nhé.

Đau bụng bên phải khi mang thai tháng thứ 5 – những nguy hiểm không thể lường trước

Khi đến tháng thứ 5 thai kỳ hầu như đã bám chắc vào tử cung, tim thai và trí não cũng đang dần phát triển. Lúc này mẹ bầu sẽ giảm bớt phần nào hoặc chấm dứt những cơn ốm nghén, việc ăn uống trở nên đơn giản hơn. Đặc biệt những hiện tượng như động thai, dọa sảy, bong màng nhau nuôi… sẽ ít có nguy cơ xảy ra.

Cùng theo thống kê, chỉ có khoảng 1% phụ nữ bị sảy thai muộn (sau 3 tháng mang thai). Do đó mẹ bầu có thể đi lại vận động bình thường.

Nhưng cũng chính vì vậy mà khi bị đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu cần đến siêu âm xét nghiệm ngay. Bởi dù chỉ là những dấu hiệu nho nhỏ nhưng cũng có thể là hiểm họa không lường đe dọa đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé.

Những cơn đau sẽ thường xuất phát từ dưới bên phải. Triệu chứng đau lâm râm. Sau đó sẽ ngày một rõ rệt. Nặng nhất sẽ dẫn đến chảy máu ở vùng kín. Ban đầu là giọt máu hồng nhạt lâu dần có thể nhiều hơn, xuất hiện cục máu đông, máu màu nâu sẫm.

Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhật cho thấy mẹ đang đứng trước nguy cơ sảy thai. hoặc dọa sảy do bong nhau thai đấy nhé.

Cũng có nhiều trường hợp mẹ bị đau lâm râm nhưng không ra máu, 2 – 3 ngày từ khỏi nên thường không chú ý lắm. Sau đó cơn đau lại đột ngột xuất hiện một cách dữ dội hơn gấp nhiều lần và biến mất nhanh chóng thì nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai cao đến 70 – 75%.

Rất có thể nhau thai bị bóc tách khỏi nội mạc thành tử cung và bị đẩy ra ngoài tử cung nên mẹ sẽ chuyển từ đau bụng dưới bên phải sang đau dữ dội sau đó thì biến mất vì thai nhi đã bị đẩy ra ngoài.

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai cũng có thể là do mẹ bầu bị viêm ruột thừa.

Hiện tượng đau bụng bên phải sẽ kèm theo các triệu chứng sốt cao (thường từ 38 độ C trở lên, sốt liên tục), mạch đập nhanh, lưỡi bẩn, môi khô, cơ thể mệt mỏi, thiếu nước…

Tuy nhiên theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa thì tỉ lệ bị viêm ruột thừa khi mang thai là khá thấp nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Biện pháp tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để siêu âm và có những chẩn đoán chính xác để kịp thời có phác đồ điều trị dứt điểm.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ở mẹ bầu:

Nhiễm trùng đường tiểu tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không được chủ quan đặc biệt là ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo cảm giác căng tức lồng ngực, khó thở, buồn nôn, sốt cao, đi tiểu có cảm giác bỏng rát…

Nguyên nhân khiến đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

Đau bụng khi mang thai ở tháng thứ 5 có nhiều nguyên nhân. Trong đó đáng lo ngại và có khả năng ảnh hưởng mạnh nhất xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Do hiện tượng táo bón thai kỳ:

Táo bón trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện cơ đau ở bụng dưới bên phải. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển, tử cung căng tròn chèn ép đường ruột khiến ruột bị giảm chức năng chuyển hóa làm cho mẹ bầu thường xuyên bị táo bón hơn.

Đã từng sinh mổ, khoảng cách sinh quá ngắn:

Những bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa, viêm tắc ruột thừa, viêm tụy… cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau bụng của mẹ bầu ở tháng thứ 5 khi mang thai.

Trong tất cả các nguyên nhân thì có lẽ bong nhau thai là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với cả mẹ và bé. Mặc dù hiện tượng này sẽ thường xuất hiện ở 3 tháng đầu nhưng không có nghĩa 3 tháng giữa là hết hoàn toàn.

Trong quá trình mẹ vận đồng mạnh, mang vác đồ nặng… sẽ làm nhau thai bị bong tách khỏi lớp nội mạc thành tử cung. Lúc này mẹ thường bị xuất huyết âm đạo, mức độ tăng dần khi không được phát hiện kịp thời. Và nguy cơ sảy thai hoặc sinh non là không tránh khỏi

Đau bụng bên phải khi mang thai tháng thứ 5, biện pháp khắc phục hiệu quả nhất

Dù đau bụng do bất cứ nguyên nhân nào thì ngay khi có triệu chứng, việc đầu tiên mẹ bầu cần làm là đến gặp bác sĩ để siêu âm, khám và kịp thời điều trị để tránh trường hợp xấu xảy ra.

Trong suốt quá trình mang thai, các chị em luôn luôn phải có tâm lý thoải mái. Cần có sự sẻ chia giữa vợ và chồng để giảm bớt những lo âu căng thẳng. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, đồng thời con có thể bị dị tật khi sinh.

Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý

Ngoài ra mẹ cũng cần vệ sinh vùng kín cẩn thận tránh nguy cơ viêm nhiễm hay mắc một số bệnh phụ khoa. Bởi đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai.

Ngoài ra mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo nho nhỏ để trị tức thời cơn đau:

Khi đau bên phải, mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái, chân gác cao lên.

Dùng túi sưởi ấm để chườm lên phần bụng bị đau, massage bụng nhẹ nhàng

Thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, đọc báo

Tắm với nước ấm để thả lỏng cơ thể

Nhờ chồng hoặc người thân massage nhẹ nhàng vùng thắt lưng để quên đi cảm giác đau bụng.

Sử dụng bài thuốc từ củ gai để điều trị bong nhau thai ở tháng thứ 5

Bong nhau thai là nguyên nhân nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong thai nhi lên đến 30 – 60 %, do đó cần có phác đồ điều trị hiệu quả từ bác sĩ. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai thường chúng ta phải hạn chế tối đa việc dùng thuốc tây để không ảnh hưởng đến trẻ. Do đó các chuyên gia tại nhà thuốc An Bình khuyên mẹ bầu nên dùng củ gai tươi chữa đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai.

có chứa hàm lượng acid chlorogenic, acid caffeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic giúp nội mạc thành tử cung dày hơn, thai nhi bám chắc hơn, phát triển khỏe mạnh hơn.

Đồng thời củ gai có khả năng cầm máu rất tốt nên khi xuất hiện máu ở âm đạo thì cũng nên sử dụng.

Tuy nhiên để tránh tình trạng bong nhau khi thai nhi đã phát triển đến tháng thứ 5 thì lời khuyên tốt nhất cho các mẹ là nên sử dụng nước từ củ gai tươi ngay khi có thai và trong suốt quá trình mang thai vừa để tránh các trường hợp không mong muốn, vừa giúp thai nhi phát triển ổn định, khỏe mạnh, thông minh.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai, sinh non ở mẹ bầu. Biết được nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời sẽ giúp mẹ tích lũy được những kiến thức tốt nhất trong suốt thời kỳ mang thai. Để được tư vấn hỗ trợ phương pháp điều trị tốt nhất từ củ gai tươi, các mẹ hãy gọi cho nhà thuốc An Bình theo hotline: .

Cảnh Giác Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5

Nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

– Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do thay đổi tư thế đột ngột, hoạt động mạnh hoặc đứng quá lâu. Hiện tượng này phát sinh do dây chằng bị giãn nở, kéo căng để bao bọc tử cung ngày 1 phình to. Hiện tượng này có thể diễn ra trong vài phút và tự biến mất khi mẹ tìm được tư thế thoải mái hơn.

– Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do hiện tượng táo bón thai kỳ. Có lẽ đây là hiện tượng mẹ bầu nào cũng gặp phải. Sự chèn ép của tử cung lên các cơ quan tiêu hóa cùng tác động của hormone thai kỳ khiến tình trạng này diễn ra thường xuyên. Đồng thời nó cũng gây ra các cơn đau khó chịu cho mẹ.

– Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do mẹ bị một số bệnh đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Đồng thời sự nhạy cảm của cơ thể cũng khiến mẹ mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, nấm, viêm cổ tử cung…gây đau bụng.

– Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do mẹ bị viêm ruột thừa. Khi bị viêm ruột thừa, các cón đau khá dữ dội xuất hiện ở 1 bên dụng dưới. Kèm theo các dấu hiệu như sốt, chóng mặt, buồn nôn. Nếu không được cấp cứu kịp thời, viêm ruột thừa sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho mẹ và bé.

Mẹ nên làm gì để hạn chế đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 của thai kỳ?

Các cơn đau giai đoạn này đa phần không nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi kỹ các cơn đau, không nên mang tâm lý chủ quan, tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Mẹ nên thực hiện các việc sau khi bị đau bụng ở tháng thứ 5:

– Bình tĩnh theo dõi cơn đau, cảm nhận mức độ và quan sát các dấu hiệu đi kèm nếu có. Nếu cơn đau kéo dài đồng thời xuất hiện các dấu hiệu bất thường, hãy tới ngay các cơ sở ý tế.

– Giữ chế độ nghỉ ngơi và hoạt động hợp lý. Tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng. Tránh làm việc quá sức cũng như không đứng, ngồi, nằm 1 chỗ quá lâu.

– Tạo niềm vui cho bản than, loại bỏ lo lắng, stress.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe. Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt để giúp cơ thể tạo hồng cầu. Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, trĩ ở bà bầu.

– Thực hiện các xét nghiệm định kỳ thường xuyên, đặc biệt là xét nghiệm máu, nước tiểu. Khám phụ khoa và điều trị dứt điểm ngay khi bị bệnh để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé.

– Lựa chọn trang phục phù hợp. Ưu tiên quần áo rộng rãi, thoáng mát. Loại bỏ các loại quần dày, bó sát gây áp lực lên vùng bụng ảnh hưởng tới bé.

Mang Thai Tháng Thứ 4 Bị Đau Bụng Dưới Phải Làm Sao?

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, sức khỏe của mẹ bầu đã bắt đầu ổn định, tuy nhiên không ít chị em đối mặt với triệu chứng đau bụng dưới. Tình trạng đau bụng dưới ở tháng thứ 4 có nguy hiểm và cần xử lý ra sao?

Thương hiệu Uy Tín 7 Năm

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là hiện tượng bình thường

Rối loạn tiêu hóa: Nhẹ thì chị em có thể bị đầy hơi, trướng bụng, nặng hơn có thể bị táo bón, tiêu chảy. Nhiều bà bầu mang thai 3 tháng đầu thường bị rối loạn tiêu hóa và vẫn tiếp tục bị trong tháng thứ 4.

Tử cung to dần: Khi thai nhi ngày càng lớn dần, tử cung cũng phình to ra và chèn ép các mô và dây chằng xung quanh cũng gây ra các cơn đau bụng dưới ở mẹ bầu. Cũng từ tháng thứ 4, nhiều chị em đã bắt đầu lộ bụng bầu.

Bong nhau thai non cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 ở bà bầu. Nếu bạn chỉ đau bụng nhẹ, ra một chút ít máu tức là bong nhau thai ở mức độ độ nhẹ. Nều đau bụng nặng, tức bụng, ra nhiều máu nhau thai bong ở mức độ nghiêm trọng.

Trong tháng thứ 4, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Nhưng thời gian đau không lâu, chỉ thoáng qua hoặc thỉnh thoảng mới gặp phải thì chị em không cần quá lo lắng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể vì:

Bà bầu đau bụng dưới tháng thứ 4 không được chủ quan

Ngược lại, nếu mẹ bầu tháng thứ 4 bị đau bụng mà có kèm các dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, đau buốt lưng, hoa mắt chóng mặt… thì cần nhanh chóng đi khám. Những triệu chứng này có thể cảnh báo tình trạng thai nghén nguy hiểm.

Bong nhau thai non

Dọa sảy thai

Đây là hiện tượng rất nguy hiểm trong thai kỳ, vì vậy khi mẹ bầu có dấu hiệu đau tức bụng dưới nhiều, bụng có cảm giác hơi rát và mót đi vệ sinh thì có thể bạn đang bị dọa sảy thai. Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để kiểm tra cụ thể.

Mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn bị đau bụng âm ỉ và thi thoảng mới có cơn đau nhói, đặc biệt là trước đó bạn chưa đi khám thai lần nào thì cần lưu ý đến triệu chứng của mang thai ngoài tử cung. Thực tế, ngày nay người ta phát hiện sớm các trường hợp mang thai ngoài tử cung vì chị em đã có ý thức trong việc chăm sóc thai kỳ. Tuy nhiên ở nhiều vùng sâu, vùng xa, nông thôn phụ nữ mang thai tháng thứ 4 bị đau bụng dưới cũng có khả năng là do chửa ngoài tử cung.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Hiện tượng này rất thường gặp ở phụ nữ mang thai với các triệu chứng rõ ràng: đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu đục và hôi, đôi khi lẫn máu, đi tiểu đau rát, có cảm giác nóng ran.

Nên làm gì khi mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4?

Tháng thứ 4 mẹ bầu đang ở thời điểm đầu tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này cân nặng của chị em đã có thể tăng thêm 2-4 kg, bụng bầu bắt đầu nhô lên. Bạn đã có dáng dấp của một bà bầu thực sự rồi vì thế nên chọn cho mình những bộ quần áo bầu rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát bụng vì chúng có thể tạo áp lực khiến chị em bị đau bụng.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, chị em không nên đứng hay ngồi cùng một tư thế quá lâu mà cần đi lại nhẹ nhàng. Đặc biệt khi mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì càng nên tập thể dục. Mẹ bầu có thể lựa chọn vài môn thể thảo nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ…

Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép vùng bụng. Đồng thời không nên với tay lên cao, cúi ngập người… khi bụng bầu đã to.