Mới Mang Thai Nên Ăn Gì Uống Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mới Mang Thai Nên Ăn Gì

Ngoài viên bổ sung, bầu cũng nên tăng cường folic trong thực đơn mỗi ngày của mình thông qua những nguồn thực phẩm như các loại cây lá xanh, đậu lăng và họ hàng nhà đậu, các loại bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt…

– Từ bỏ một số thói quen ăn uống không phù hợp

Tránh xa những các loại thịt sống hoặc không được nấu chín kỹ, các loại cá nước sâu với hàm lượng thủy ngân cao và những loại sữa hoặc nước ép chưa được tiệt trùng.

– Chú ý cân nặng

Trong khi những mẹ bầu thiếu cân có nguy cơ sinh con thiếu ký thì những mẹ bầu thừa cân lại có nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh cao hơn bình thường. Tùy thuộc đến trọng lượng trước khi mang thai, bầu nên cố gắng duy trì chế độ ăn phù hợp, tránh nạp quá nhiều năng lượng trong mỗi bữa ăn. Trung bình, trong suốt 9 tháng mang thai bầu nên tăng thêm khoảng 11-15 kg. Những người mang thai đôi nên tăng khoảng 16-20 kg.

– Hút thuốc làm tăng 20% nguy cơ bị dị tật như sứt môi, hở hàm ếch… Thậm chí, dù bạn không hút thuốc, nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường thuốc lá cũng sẽ khiến bé cưng bị ảnh hưởng.

– Không chỉ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, uống rượu khi mang thai còn là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, nhận biết và phát triển các giác quan của trẻ.

– Sử dụng thuốc không được sự cho phép của bác sĩ trong thai kỳ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các dị tật bẩm sinh và sự phụ thuộc vào thuốc ở trẻ em và trẻ nhỏ sau sinh.

– Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau trong thời gian mang thai. Nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu sử dụng các loại thuốc giảm đau, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật tim cao gấp 2 lần so với những phụ nữ khác.

Mới Có Thai Không Nên Ăn Gì Và Uống Gì Để Đảm Bảo Sức Khỏe

Không ăn rau quả, trái cây chưa được rửa sạch: Để tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn, bạn cần rửa sạch các loại rau củ quả trước khi ăn bằng nước muối.

Không ăn dưa muối: Dưa muối thường được trộn chung với một số loại thân, hoa, lá, củ, quả khác để lên men. Ăn nhiều dưa muối sẽ khiến vi sinh chuyển hóa nitrat thành nitric gây hại cho cơ thể mẹ bầu.

Không ăn sống các loại rau mầm: Rau mầm là món ăn tiếp theo nằm trong danh sách mới có thai không nên ăn gì và uống gì bạn cần biết. Trong rau mầm sống chứa một lượng lớn vi khuẩn gây hại tới sự phát triển của thai nhi.

Không ăn trứng hoặc thịt gia cầm chưa nấu chín: Thịt khi chưa được nấu chín sẽ chứa toxoplasma hay một số vi khuẩn khác. Nếu ăn vào bụng có thể tác động trực tiếp tới thai nhi.

Không ăn hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Một số loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân rất lớn. Nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng tới trí não và hệ thần kinh của trẻ.

Không ăn hải sản tươi sống: Nhiều người có thói quen ăn hải sản tươi sống và chưa chế biến kỹ. Chính điều này sẽ khiến vi khuẩn hay các loại vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho bé.

Không ăn các loại thịt nguội, xúc xích: Chất listeria phát triển thuận lợi trong tủ lạnh. Nên phụ nữ mang thai nên tránh ăn các loại thịt nguội, xúc xích lưu trữ lâu ngày. Hãy ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe.

Thông tin bên lề:

Mới có thai không nên ăn gì và uống gì? – Thức uống không nên uống

Thức uống chứa cồn hoặc cà phê: Chất caffein trong cà phê có thể đi vào nhau thai làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Bên cạnh đó, rượu bia hay các thức uống có cồn khác cũng nên tránh nếu không muốn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Đồ uống có ga: Đồ uống có ga hay các loại nước ngọt đóng chai thường chứa một lượng đường hóa học lớn. Uống nhiều có thể tác động tới sự phát triển của bé sau này.

Nước ép dứa: Mặc dù nước ép từ dừa chứa rất nhiều vitamin C và rất thích hợp để giải nhiệt. Nhưng với phụ nữ mới mang thai, uống nhiều nước ép dứa có thể khiến tử cung co bóp mạnh hơn, hậu quả là gây sảy thai.

Nước ép dưa hấu: Uông nước ép dưa hấu lạnh có thể khiến bà bầu dễ bị tiêu chảy, đau bụng không kiểm soát. Vậy nên bạn cần hạn chế uống.

Trà thảo mộc: Mặc dù hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy trà thảo mộc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nhưng để đảm bảo sự an toàn cho bé và mẹ trong thai kỳ, bạn cũng nên hạn chế sử dụng.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA Củ Chi – TPHCM

– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM

1226 tỉnh lộ 10, Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM

– Hotline: 098 367 88 72

– Email: phongkhamana@gmail.com

Không Nên Ăn Gì Khi Mới Mang Thai?

Khi biết mình có tin vui, ngoài việc vạch ra một lịch nghỉ ngơi hợp lý thì một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều mẹ nên làm để giúp thai nhi có được bước phát triển vững chắc ban đầu. Ngoài việc bà bầu nên ăn gì khi mới mang thai thì các loại thực phẩm cấm tiệt thai phụ cũng là điều mẹ nên tìm hiểu kỹ để có thai kỳ khỏe mạnh.

Khi mới mang thai, ngoài việc nạp nhiều thực phẩm lành mạnh thì mẹ bầu còn cần chú ý đến các loại thực phẩm không mang ích lợi gì cho sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Tháng đầu của thai kỳ

Tháng thứ nhất của thai kỳ là giai đoạn trứng chuẩn bị rụng đến kết thúc tuần thứ 4, lúc này, phôi thai có bước phát triển quan trọng. Vì vậy việc ăn uống kiêng khem là cần thiết để hỗ trợ phôi thai phát triển tốt. Nhóm các thực phẩm mẹ bầu cần tránh trong tháng đầu của thai kỳ gồm:

-Cá chứa nhiều thủy ngân: Đây là khuyến cáo của các chuyên gia dành cho thai phụ không chỉ trong tháng đầu của thai kỳ mà còn suốt hành trình 40 tuần thai. Cá chứa nhiều thủy ngân có thể kể đến là cá ngừ xanh, cá kiếm, cá thu, trứng cá tầm muối, lươn vàng, … Dù cá chứa nhiều omega-3 có lợi nhưng chúng lại có chứa thủy ngân – một chất có thể gây ra tác động tiêu cực cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi nếu mẹ bầu ăn phải.

-Thực phẩm gây co thắt dạ con: Mẹ bầu cũng tránh nốt các loại trái cây như dứa, đu đủ xanh bởi chúng là nguyên nhân gây nên các cơn co thắt dạ con có thể dẫn đến sảy thai.

-Phô mai mềm: Thực phẩm này được chế biến từ sữa chua chưa tiệt trùng chứa nhiều vi khuẩn Listeria monocytogenes dễ gây sảy thai.

Tháng thứ hai của thai kỳ

Đến tháng thứ hai của thai kỳ, những dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy hơn ở mẹ bầu. Bên cạnh việc dùng các thực phẩm góp phần hạn chế ốm nghén thì mẹ cũng cần phải kiêng cữ một số thực phẩm dưới đây.

-Gan động vật: Trong gan động vật giàu cholesterol có thể gây hại cho tim mạch và huyết áp mẹ mang thai. Vitamin A trong gan động vật cũng có thể gây ra tình trạng thừa vitamin này, dẫn đến dị tật thai nhi.

-Đồ uống có cồn: Rượu, bia có chứa cồn gây ra dị tật cho thai nhi nếu mẹ bầu phớt lờ cảnh báo và sử dụng các thức uống nguy hại này trong thai kỳ. Chưa kể, các loại đồ uống này hoàn toàn không tốt cho lá gan của mẹ.

-Pate và sữa tươi chưa tiệt trùng: Cũng như phô mai mềm, pate và sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé trong bụng mẹ.

-Xúc xích, thịt hun khói, nem chua, giăm bông: Các món này chưa chín kỹ có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho mẹ mang thai.

-Trứng chưa nấu chín: Trong trứng sống chứa một loại vi khuẩn có tên gọi salmonella có thể gây hại cho phôi thai vì thế mẹ bầu cần tránh các món từ trứng nấu chưa chín như trứng ốp la, lòng đào.

Tháng thứ ba

Là tháng cuối của tam cá nguyệt thứ nhất, tháng thứ 3 cũng là giai đoạn mà các cơ quan cần thiết của bé cưng đã có mặt một cách đầy đủ. Mẹ cũng có một danh sách các thực phẩm không nên ăn trong tháng thứ ba của thai kỳ.

-Thức ăn nhanh: Các loại thức ăn nhanh như pizza, khoai tây rán, gà rán, hamburger, … bởi chúng chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe thai phụ cùng việc chúng được chế biến với mức nhiệt độ cao làm mất đi gần hết các dưỡng chất có lợi.

-Đồ ăn đóng hộp: Các loại đồ ăn đóng hộp này dễ làm bà bầu cao huyết áp bởi chúng chứa nhiều muối. Cao huyết áp khi mang thai sẽ khiến thai nhi không thể nhận được chất dinh dưỡng cần thiết.

3 tháng đầu tiên mang thai, mẹ cần nhiều cẩn trọng bởi phôi thai đang hình thành chưa cứng cáp. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cần thiết để hỗ trợ thai nhi phát triển ổn định. Mẹ đừng quên tránh các món ăn không tốt được liệt kê trong bài viết này để có thai kỳ khỏe mạnh.

Từ khóa được tìm kiếm:

mới có thai không nên ăn gì

https://babaucanbiet com/khong-nen-an-gi-khi-moi-mang-thai/

mang thai không nên ăn gì

moi mang thai khong nen an gi

không nên an gì khi mang thai

khi mang thai không nên ăn gì

co thai khong nen an gi

mơi có bầu không nên ăn gì

bà bầu không nên ăn gì

co bau khong nen an gi

Chuẩn Bị Mang Thai: Mẹ Nên Uống Thuốc Bổ Gì Mới Tốt?

Ngoài những lời khuyên về dinh dưỡng, lối sống, bạn cũng cần chú ý đến việc sử dụng các loại thuốc bổ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Việc bổ sung đúng lúc, đúng liều lượng sẽ giúp phòng thiếu hụt các vi chất quan trọng cho bé

Bạn có thực sự cần uống thuốc bổ?

Trên thực tế, các loại “thuốc bổ” không được xem là thuốc mà là thực phẩm bổ sung, có tác dụng cung cấp thêm các chất dinh dưỡng ngoài bữa ăn của người sử dụng. Những dưỡng chất được bổ sung thường là vitamin và các khoáng chất vi lượng dễ bị thiếu hụt do ăn uống không đủ chất hoặc do bị phân hủy trong quá trình chế biến, đun nấu thức ăn. Khi chuẩn bị mang thai, hầu hết phụ nữ đều được khuyên uống bổ sung các viên đa vi chất để đảm bảo cơ thể không thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển ban đầu của thai nhi.

Bạn thường bỏ một bữa hoặc nhiều hơn mỗi ngày?

Bạn bị dị ứng thực phẩm hoặc không hấp thu một số loại thực phẩm nào đó?

Bạn có bị quầng thâm dưới mắt?

Bạn có bị stress vì công việc hay áp lực tâm lý nào khác?

Bạn có ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn?

Bạn có ăn đủ 2 phần trái cây mỗi ngày?

Bạn có ăn đủ 3 phần rau củ mỗi ngày?

Bạn có thường xuyên bị bệnh?

Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn chảy máu màu sậm hoặc đen, bị chuột rút và có cục máu đông?

Bạn có ngủ đủ?

Bạn có ăn ít nhất 1 loại rau có lá xanh đậm mỗi ngày?

Nếu bạn gặp phải những vấn đề kể trên, bạn đang thuộc nhóm cần bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị mang thai.

Khi nào bắt đầu uống bổ sung dinh dưỡng?

Bước bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng). Việc bổ sung đúng các chất dinh dưỡng thích hợp vào lúc này chính là bước chuẩn bị tuyệt vời cho giai đoạn có tính “khởi động” nhưng lại đóng vai trò quyết định đối với sức khỏe lâu dài của bé. Nếu bạn đợi đến tận buổi khám thai đầu tiên mới bắt đầu uống các loại thuốc bổ thì đã bỏ qua mất giai đoạn chuẩn bị tối quan trọng cho sự phát triển của thai nhi rồi đấy.’

Những dưỡng chất nào quan trọng khi chuẩn bị mang thai?

Ba dưỡng chất quan trọng nhất mà bạn cần bổ sung từ trước khi mang thai và kéo dài ít nhất đến hết tam cá nguyệt thứ nhất, đó là axit folic, sắt và canxi.

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh (những dị tật xảy ra ngay từ ngày thứ 28 sau khi thụ thai, khi ống thần kinh hình thành).

Sắt tham gia quá trình vận chuyển oxy tối cần thiết cho sự phát triển của thai, đồng thời giúp mẹ tránh nguy cơ thiếu máu.

Canxi là nguyên liệu chính để hình thành xương và răng của bé. Trong thai kỳ, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì bé sẽ sử dụng chính canxi từ cơ thể mẹ.

Loại thuốc bổ nào nên được sử dụng trong giai đoạn này?

Việc chọn lựa các viên uống trong giai đoạn chuân bị mang thai không phụ thuộc vào tên thuốc hay thương hiệu mà cần xem xét thành phần của viên uống. Bạn cần bác sỹ tư vấn kỹ để chọn loại nào phù hợp nhất với nhu cầu dinh dưỡng của bản thân. Chẳng hạn, nếu bạn đã có thói quen uống sữa, ăn các thực phẩm giàu canxi thì có thể bác sỹ sẽ chỉ khuyến khích bổ sung viên đa vi chất chứa axit folic và sắt. Ngược lại, khi chế độ ăn của bạn chưa cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, bạn thường cần phải kết hợp uống cả viên đa vi chất và canxi dạng nước hay dạng viên mỗi ngày. Nhưng quan trọng nhất vẫn là bổ sung sao cho đầy đủ 3 dưỡng chất axit folic – 400 mcg mỗi ngày, sắt – 27 mg mỗi ngày và canxi – 1000 mg mỗi ngày.

Ngoài ra, hãy chú đến thành phần DHA và vitamin D trong các loại viên uống bổ sung của bạn. Các thống kê đã chỉ ra rằng, các bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D. Hãy đảm bảo bạn bổ sung khoảng 200 IU vitamin D mỗi ngày, kết hợp tắm nắn 2 lần mỗi tuần. Đối với DHA, bạn cần khoảng 200 mg mỗi ngày và có thể bổ sung thông qua viên uống hoặc một số loại dầu thực vật hay cá béo.

Ở giai đoạn chuẩn bị mang thai, bạn cũng nên tránh những loại thuốc bổ chứa quá nhiều vitamin A, D, E, K, bởi liều cao quá mức khuyến nghị có thể gây dị tật bẩm sinh cho bé.