Nằm Nghiêng Bên Trái Khi Mang Thai Bị Đau Bụng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Nằm Nghiêng Bên Phải Có Sao Không, Nằm Nghiêng Bên Nào Tốt

Bà bầu nằm nghiêng bên nào thì tốt?

Tư thế ngủ của mẹ là một trong những yếu tốảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu nuôi bào thai. Vậy mẹ bầu nên nằm ngủ ở tư thế nào là tốt nhất?!

Bà bầu nên nằm nghiêng bên trái khi mang thai

Các mẹ bầu lưu ý nên nằm ngủ nghiêng bên trái, đây là tư thế tốt nhất cho mẹ bầu vì những nguyên nhân sau:

Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái giúp làm tăng lưu lượng máu tới thai nhi đồng nghĩa với tăng lượng dinh dưỡng cho bé.

Nằm nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi và làm giảm chứng huyết áp thấp ở bà bầu.

Khi nằm nghiêng sang bên trái, thận có thể dễ dàng bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể từ đó làm giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể giúp bà bầu tránh được nguy cơ mắc chứng phù thũng ở mắt cá, chân, bàn tay.

Mẹ bầu nằm nghiêng sang bên trái ít có khả năng sinh non hơn những thư thế ngủ khác.

Những tư thế ngủ khi mang thai mẹ bầu nên tránh

Mẹ bầu không nên nằm nghiêng về bên phải

Mẹ bầu lưu ý không nên nằm nghiêng về bên phải, vì khi đó trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực lên các dây chằng và màng tử cung bị kéo căng, mạch máu cũng bị kéo căng, cản trở quá trình lưu thông máu cho thai nhi, điều này khiến việc cung cấp máu cho em bé bị gián đoạn, khiến thai nhi thiếu dưỡng khí. Ngoài ra, nếu mẹ cũng nằm nghiêng sang phải thì tử cung cũng nghiêng sang bên phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung.

Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái khi mang thai, vì tư thế ngủ này có thể cải thiện tình trạng trên, đồng thời giúp máu lưu thông dễ dàng, thai nhi cũng không bị thiếu oxy.

Mẹ bầu tránh nằm ngửa khi mang thai

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu có thể nằm ngửa, tư thế này có thể không gây ảnh hưởng quá lớn vì trong giai đoạn này trọng lượng của thai nhi vẫn chưa lớn. Tuy nhiên, từ tuần thứ 16 của thai kỳ, các mẹ bầu lưu ý không nên nằm ngửa, vì tư thế này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi ở giai đoạn này, cụ thể như sau:

Nằm tư thế ngửa sẽ khiến trọng lượng của thai nhi sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn, từ đó gây nguy cơ bị đau các khớp, nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm giảm lượng máu cung ứng cho thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bào thai trong bụng.

Tư thế nằm ngửa khiến cho các chất độc hại cơ thể mẹ khó được đào thải ra ngoài cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mẹ bầu nằm ngửa trong một thời gian dài, cung ứng huyết dịch của thận cũng không đầy đủ, làm tăng hàm lượng angiotensin trong huyết quản gây co thắt huyết quản.

Nằm ngửa còn có thể làm giảm huyết áp gây ra triệu chứng đau thắt ngực, chóng mặt cho bà bầu, gây ra tình trạng ngáy ngủ, tăng cân và thậm chí ngừng thở khi ngủ, và có thể gây ngạt thai nhi và thậm chí tử vong.

Mẹ bầu không nên nằm sấp hoặc gục xuống bàn

Nhiều mẹ bầu có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút khi làm việc mệt mỏi, tuy nhiên có thể mẹ không biết rằng tư thế này không chỉ gây ra sự khó chịu cho bà bầu mà còn rất dễ gây tổn thương cho thai nhi. Khi mẹ nằm sấp hoặc gục xuống bàn sẽ khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.

Những lưu ý khi mang thai

Ngoài việc lưu ý đến tư thế nằm khi mang thai, mẹ bầu cũng cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

Mẹ bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và đắp chăn làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt khi ngủ phải có màn.

Mẹ bầu không nên nằm ngủ nhiều.

Mẹ bầu nên luyện tập vận động, thể dục nhẹ nhàng để mẹ bầu có được cơ thể khỏe mạnh. Khi luyện tập, mẹ bầu lưu ý giữ mát cho cơ thể, tập luyện đều đặn với thời gian khoảng 30 phút/ngày, 3 lần/tuần là hợp lí nhất.

Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng lưu ý không tập những động tác nằm thẳng lưng.

Mẹ phải luôn bổ sung năng lượng suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nên uống nhiều nước trong và sau khi tập luyện.

Bà Bầu Nằm Nghiêng Bên Trái Bị Khó Thở Là Vì Sao? Làm Sao Để Khắc Phục?

Nhiều bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở nên lo lắng không biết có nguy hiểm gì không. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem nguyên nhân là do đâu và mẹ bầu nên làm gì trong trường hợp này nhé!

Bà bầu có nên nằm nghiêng bên trái không?

Trong những tháng đầu, bà bầu có thể nằm ở bất kỳ tư thế nào tùy thích từ nằm ngửa, nằm nghiêng đến cả nằm sấp nếu chỉ mới cấn thai. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, tư thế nằm của bà bầu rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sự an toàn của thai nhi.

Theo các chuyên gia, tử cung thường sẽ xoay về bên phải trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, để làm giảm áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, bà bầu nên nằm nghiêng trái.

Ngoài ra, nằm nghiêng bên trái còn giúp tăng cường lưu thông máu, tạo điều kiện cho hệ tim mạch hoạt động bình thường, giúp các dưỡng chất được cung cấp đến thai nhi một cách dễ dàng nhất, đồng thời hỗ trợ thận dễ dàng bài tiết chất thải, tránh được nguy cơ phù nề khi mang thai.

Vì sao bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở?

Việc bà bầu nằm nghiêng bên trái khó thở là do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến có thể bạn gặp phải:

Do sự thay đổi hormone

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sinh ra hormone progesterone. Hormone này tác động trực tiếp đến phổi và kích thích các trung tâm hô hấp ở não, gây ra hiện tượng khó thở, hụt hơi. Một số mẹ bầu chia sẻ, ban đêm nằm nghiêng bên trái sẽ càng cảm thấy khó thở.

Kích thước tử cung lớn dần

Tử cung của mẹ mang thai sẽ ngày một lớn dần theo kích thước thai nhi. Đến một kích cỡ nhất định, tử cung có thể gây chèn ép lên phổi, làm hạn chế sự co bóp của phổi khi mẹ bầu hít thở. Tình trạng khó thở sẽ nặng hơn khi bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Khó thở do thiếu máu

Nhiều mẹ bầu bị khó thở do thiếu máu nhưng lại không biết do tình trạng thiếu máu cũng không để lại dấu hiệu rõ rệt gì. Thiếu máu kéo dài khiến người mẹ thường xuyên cảm thấy khó thở và còn có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Vậy bà bầu nên nằm tư thế nào là tốt nhất để không còn khó thở?

Bà bầu có nên nằm nghiêng bên phải không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu nằm nghiêng bên phải không gây ra nguy hiểm gì. Tuy nhiên, trên thực tế, bà bầu nằm nghiêng bên trái thường sẽ tốt hơn và ít có nguy cơ sinh non hơn bà bầu nằm nghiêng bên phải. Bên cạnh đó, nằm bên phải sẽ khiến lượng máu chảy đến thai nhi giảm, làm cản trở việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé.

Bà bầu nằm ngửa có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Nằm ngửa khi mang thai khiến trọng lượng thai nhi bị đè lên cột sống, cơ lưng, ruột, các mạch máu lớn và đặc biệt là tĩnh mạch chủ dưới khiến máu không được đưa đến thai nhi, đồng thời khiến mẹ bị tăng nguy cơ bị đau các khớp hơn. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị tình trạng hạ huyết áp, chóng mặt, ngáy ngủ và thậm chí ngừng thở nếu nằm ngửa khi ngủ.

Mẹ bầu tuyệt đối không nằm sấp khi mang thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối

Nằm sấp khi thai đã lớn không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn gây tổn thương cho bé. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên nằm tư thế này khi ngủ nhé!

Kết luận

Các chuyên gia cho rằng, khi mang thai mẹ bầu nên tránh căng thẳng. Do đó, mặc dù nằm nghiêng bên trái tốt hơn bên phải nhưng nếu bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở, hãy nằm tư thế mà bạn yêu thích. Tốt hơn hết bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm để cảm thấy thoải mái hơn và không bị mỏi. Nếu muốn an tâm hơn, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về tư thế ngủ đúng.

Cách để bà bầu thoải mái và dễ ngủ hơn

Không để bụng no trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ 2-3 tiếng, bà bầu không nên ăn no để tránh bị ợ nóng, đồng thời tránh việc đi tiểu thường xuyên giữa đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.

Tạo môi trường ngủ thoải mái

Để thoải mái hơn khi ngủ, mẹ nên ngủ trên giường nệm êm ái, tránh ngủ dưới đất cứng dễ khiến mẹ bị đau nhức người. Phòng ngủ cần thoáng mát, yên tĩnh. Mẹ nên mở đèn ngủ ánh sáng vàng nhẹ và tắt hết các thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, điện thoại di động,… để tập trung ngủ hơn nhé.

Sử dụng gối cho bà bầu

Gối cho bà bầu được bán rất nhiều trên mạng, nếu có điều kiện mẹ nên đặt mua để giấc ngủ được chất lượng hơn. Nếu không có gối ngủ cho bà bầu, mẹ cứ đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối hoặc kê dưới bụng, kê thêm gối sau lưng để cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.

Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục khiến mẹ khó chịu, hãy đến tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác nhé!

Xem thêm:Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bà Bầu Nằm Nghiêng Bên Nào Thì Tốt?

“Hiện tại em mang thai 27 tuần rồi nhưng bụng bầu em to lắm. Đi ra đường ai cũng bảo em sắp đẻ đến nơi, thế mới khổ chứ. Em cũng lo lắng và đem băn khoăn này hỏi bác sĩ, nhưng bác sĩ nói em bé vẫn đang phát triển bình thường, không có vấn đề gì cả. Thế nhưng bụng bầu to cũng khiến em vô cùng khó khăn trong việc nằm ngủ. Ngay từ trước khi có thai, em đã có thói quen nằm ngửa để ngủ. Khi bầu bí những tháng đầu em vẫn nằm trong tư thế này nhưng giờ bụng bầu to rồi, nhiều đêm em không thể ngủ được vì nằm không thoải mái. Đã thế hôm qua, trong câu chuyện với cô bạn thân, đã từng mang thai và sinh con, cô ấy bảo em không được nằm ngửa nữa vì như thế sẽ gây hại cho thai nhi, khiến em bé không thể lấy được oxy thông qua nhau thai. Bạn em nói nằm ngửa quá lâu có thể khiến thai nhi chết lưu nữa. Em nghe xong mà hoảng vô cùng, liệu những điều bạn em nói có đúng không. Bầu bí nặng nề như em thì nên nằm tư thế nào để tốt cho cả mẹ và con đây?”

Khi mang thai, bà bầu nên nằm nghiêng sang trái

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ CKII Lê Thị Chu (Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh) cho biết: “Thai đơn to có thể là do mẹ bầu béo và có chế độ ăn uống nhiều chất. Việc đầu tiên mẹ bầu này cần làm là nên đi kiểm tra tiểu đường vì bị bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến thai nhi to.”

Bà bầu nằm nghiêng bên nào thì tốt là thắc mắc của rất nhiều người

Về tư thế nằm khi mang thai, bác sĩ Chu cũng cho biết khi có bầu, mọi động tác nằm xuống hoặc ngồi dậy với mẹ bầu đều phải nhẹ nhàng, từ từ. Khi bà bầu đang nằm mà muốn ngồi dậy thì nên nghiêng sang trái sau đó từ từ ngồi dậy chứ không nên nằm ngửa rồi ngồi dậy luôn. Khi ngồi, muốn nằm cũng những như vậy nhưng theo hướng ngược lại.

Vì sao mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái?

Bác sĩ cũng chia sẻ về nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi nằm là do thai to nên có thể gây ra tình trạng mạch máu chèn ép vào động mạch chủ bụng, lưu thông máu không tốt gây nặng nên ở vùng sinh dục. Tư thế nằm giúp mẹ bầu thoải mái nhất là thỉnh thoảng nên quay sáng trái, nằm nghiêng về bên trái và gác chân lên cao một chút. Nằm nghiêng sang trái sẽ giúp máu ở động mạch chủ vào tử cung dễ hơn, cung cấp oxy nhiều hơn cho thai nhi.

Một số chú ý khác về tư thế nằm của bà bầu

Ngoài ra, bác sĩ Chu cũng khuyên sản phụ Thu để được an toàn nhất thì nên đến khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa sản.

Tư thế nằm giúp mẹ bầu thoải mái nhất là thỉnh thoảng nên quay sáng trái, nằm nghiêng về bên trái và gác chân lên cao một chút

Ở 3 tháng đầu, khi bụng bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon và an toàn cho thai kỳ.Đến 3 tháng giữa, nếu mẹ bầu có nước ối quá nhiều hoặc mang song thai thì nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có kê chân lên gối mềm.

Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và mặc đồ chật chội. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon.

Theo GDVN

Bị Đau Bụng Bên Trái Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Có Nguy Hiểm Không?

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 là tình trạng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi hoặc triệu chứng mà mình chưa bao giờ gặp phải. Vậy khi bị đau bụng bên trái, bạn nên làm gì? Bài viết cung cấp cho sản phụ các thông tin cần thiết để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng bên trái khi mang thai ở tháng thứ 4

Mẹ bầu không cần lo lắng khi bị đau bụng bên trái khi mang thai ở tháng thứ 4. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường mà thai phụ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên nếu cơn đau dai dẳng và có dấu hiệu xấu như chảy máu nhiều thì đây là một vấn đề nghiêm trọng. Lúc này mẹ cần đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và được can thiệp y tế kịp thời.

Các nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng bên trái khi mang thai ở tháng thứ 4

Tử cung bị kéo dài dẫn đến dây chằng bị kéo giãn: Ở tháng thứ 4, khi các dấu hiệu ốm nghén đã hầu như biến mất. Mẹ bầu có thể ăn lại bình thường và ăn nhiều hơn. Nhờ vậy, thai nhi cũng phát triển và nặng hơn. Giãn dây chằng làm cho mẹ dễ bị đau bụng khi đứng lên ngồi xuống.

Sự mở rộng của tử cung cũng khiến cho dây chằng chéo bị kéo giãn khiến cho mẹ bị những cơn đau cả bên trái và phải. Nếu mẹ đau bên trái nhiều hơn thì có thể tử cung của mẹ nghiêng về bên trái nhiều hơn.

Táo bón và đầy hơi cũng gây ra hiện tượng đau bụng bên trái

Viêm tuyến tuỵ do ăn nhiều chất béo cũng là nguyên nhân gây gián tiếp làm mẹ bị đau bụng trái

Những nguyên nhân khác nguy hiểm hơn

Bên cạnh những dấu hiệu nói trên, không phải các biểu hiện của việc đau bụng trái ở tháng thứ 4 đều bình thường và an toàn. Vẫn còn các nguyên nhân nghiêm trọng khác khiến cho mẹ bị đau bụng trái không nên bỏ qua:

Phần còn lại của nang buồng trứng không co lại sau 3 tháng mẹ mang bầu. Ngược lại, nó vẫn tồn tại, dẫn đến một khối u và làm đau nhói bên trái bụng của mẹ bầu.

Mang thai ngoài tử cung cũng khiến mẹ bị đau bụng.

Sỏi thận hoặc nhiễm trùng nếu mẹ bị đau bụng trái dai dẳng, chảy máu. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Những cách khắc phục khi đau bụng trái ở tháng thứ 4

Với những nguyên nhân tự nhiên không nguy hiểm, mẹ bầu chỉ cần thay đổi một chút về thói quen sinh hoạt thì có thể giảm thiểu được hiện tượng đau bụng.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Thời điểm này mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh, nếu mặc quần áo chật và bó thì có thể gây chèn ép, không tốt cho thai nhi và dễ bị đau bụng.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Mẹ có thể tập các bài như đi bộ, yoga hoặc bơi. Tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ làm giảm đau bụng mà còn giúp việc tiêu hoá được thuận lợi hơn.

Để ý khi nằm

Khi nằm thư giãn, các mẹ nên nằm nghiêng bên trái, không nên cúi gập người hay với tay lên cao khi bụng đã trở nên to.

Ăn nhiều thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá

Khi mẹ bị đau bụng vì táo bón, lúc này mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá. Bạn có thể bổ sung bơ, sữa, rau củ và uống đủ nước mỗi ngày.

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 là một hiện tượng bình thường. Bất kì sản phụ nào cũng có thể gặp phải trong giai đoạn thai kỳ. Mẹ bầu không cần quá lo lắng để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Bạn chỉ cần theo dõi các triệu chứng và thực hiện thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu bị đau nhiều hoặc bị chảy máu, bạn thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám.