Phụ Nữ Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Cảm Cúm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Bị Cảm Cúm Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu 2

Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ rất dễ bị cảm cúm do những thay đổi trong cơ thể, do hệ miễn dịch suy giảm . Trong giai đoạn này, nếu gặp thời tiết thay đổi thất thường, mẹ rất dễ bị cảm cúm, với biểu hiện thường thấy là xổ mũi, hắt hơi, đau đầu.

Bệnh cảm cúm thông thường có thể không để lại di chứng và hậu quả nhiều, nhưng với phụ nữ bị cảm cúm khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi, ảnh hưởng đến trẻ sau khi chào đời

Cảm cúm khi mang thai khiến mẹ bầu rất mệt mỏi

1. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và các loại bệnh cúm thường gặp

Nếu nguyên nhân cảm cúm là do nhiềm Rubella thì có tới 90% thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, có khả năng gây di tật thai nhi cao với 70 – 80% gây tổn thương mắt và hệ thần kinh. Để biết có phải bị cúm do Rubella không, cần làm xét nghiệm IgM và IgG. Nếu đã nhiễm Rubella, các bác sĩ thường khuyên bỏ thai.

Khi gặp thời tiết thay đổi, mẹ có thể bị cảm cúm theo mùa với triệu chứng của bệnh nặng thường gặp là sốt cao, nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Cúm theo mùa nặng có thể làm thai lưu hoặ sảy thai sớm. Virus cảm cúm cũng có thể gây ra một số dị tật ở thai nhi, thường gặp là hở hàm ếch, sứt môi, Down…

Để sớm phát hiện những dị tật ở thai nhi, cần siêu âm định kỳ 2 tuần/lần trong thời kỳ mang thai 2 tháng đầu và khám thai định kỳ sau đó theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu bị cảm cúm ở tháng đầu tiên mang thai, kèm các triệu chứng bao gồm chóng mặt, buồn nôn… mẹ không được tự ý dùng thuốc mà cần đi khám và được bác sĩ kê đơn, chỉ định thuốc. Tự ý sử dụng thuốc cảm cúm trong thời gian này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

3. Phụ nữ cảm cúm khi mang thai tháng thứ hai

Nếu bị cảm cúm ở tháng thứ 2 mang thai, khả năng thai nhi bị dị tật như hở hàm ếch, Down, sứt môi sẽ tăng lên. Ở lần khám thai định kỳ tuần thứ 7, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh như Double test, Triple test để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không, từ đó có phương án hợp lý và kịp thời.

Cần hỏi ý kiến bác sĩ và làm các xét nghiệm nếu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu

4. Phụ nữ cảm cúm khi mang thai tháng thứ ba

Tháng thứ 3 thường là tháng cuối của giai đoạn ốm nghén. Lúc này, mẹ đã dần quen với sự xuất hiện của bé, cũng như các triệu chứng nghén giảm dần, sức đề kháng đã dần ổn định. Nếu mắc cảm cúm trong giai đoạn này, mẹ có thể thực hiện các siêu âm màu 3D, 4D để phát hiện sớm những dị tật có thể có ở thai nhi. Những dị tật thông thường như thoát vị đốt sống, dị tật ở tim, thận, não, ruột… đều có thể được những máy siêu âm hiện đại phát hiện ra.

Bị bệnh trong thời gian mang bầu là vấn đề không thể tránh khỏi, trong đó cảm cúm là bệnh thường gặp nhất. Tuy nhiên, không phải loại cảm cúm nào cũng có khả năng gây dị tật ở thai nhi. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà – Phòng khám sản phụ khoa hiếm muộn cho biết, “các tài liệu cho rằng cảm cúm có thể gây sứt môi, đục thủy tinh thể mắt cho thai nhi, nhưng không hề đưa ra các tỉ lệ dị tật có độ chính xác hay tính thuyết phục”. Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai, cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, siêu âm màu 3D, 4D để có kết luận chính xác về những dị tật do cảm cúm có thể có ở thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ cho những lời khuyên về việc nên giữ thai, hay bỏ thai hợp lý nhất.

Cảnh Giác Cảm Cúm Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu?

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus xâm nhập qua đường hô hấp gây ra. Đây là một bệnh lý hết sức phổ biến, mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Không giống như cảm lạnh, cảm cúm là do nhóm vius cúm gây ra. Có rất nhiều chủng cúm khác nhau như cúm A, cúm B. cúm C… và theo thời gian các chủng cúm thời biến đổi và đột biến thành một chủng mới, nguy hiểm và khó chữa trị hơn.

Phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm

Nhiều mẹ bầu có thói quen nhận định rằng cứ hắt hơi, xổ mũi là cảm cúm những đôi khi đó chỉ là những biểu hiện của cảm lạnh thông thường. Những nhận định sai từ ban đầu sẽ dẫn đến việc điều trị sai cách không giúp tình trạng bệnh khuyên giảm mà con gây tâm lý hoang mang, lo lắng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Cảm cúm rất dễ lây lan và đặc biệt không có thuốc đặc trị. Các mẹ bầu nếu nghi vẫn mình bị cúm thì tốt nhất nên gặp bác sĩ và tìm lời khuyên từ các chuyên gia trong vòng 48 giờ đầu tiên để có các biện pháp chữa trị và phòng tránh biến chứng hiệu quả nhất.

Cảm cúm khi mang thai có gây dị tật thai nhi

Cách chữa trị cảm cúm cho bà bầu

Bài thuốc với kinh giới, tía tô: Hai vị thuốc này đều có tính ấm, giúp chữa trị giải cảm rất tốt. Bạn chỉ cần lấy khoảng 15g tía tô, kinh giới sắc cùng 2,5 g cam thảm để lấy nước uống. Ngày uống khoảng 4,5 lần sẽ có tác dụng rất nhanh.

Bài thuốc với gừng: Gừng là một trong những gia vị có vị ấm, chống virus hết sức hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản chỉ cần xắt nhỏ vài lát gừng tươi, pha vào cốc nước nóng để khoảng 15 phút rồi uống khi còn ấm. Cách này giúp bạn giải cảm và đẩy lùi cảm cúm rất nhanh đó.

Bài thuốc với bưởi: Trong đông y vỏ bưởi là một vị thuốc có vị ngọt tính ấm, tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Bạn phơi khô vỏ rồi sắc lấy nước uống. Lá bưởi có chứa tinh dầu, có thể kết hợp các loại lá thơm khác như chanh, xả, hương nhu dùng để xông hơi trị cảm, giảm nhức đầu rất tốt cho bà bầu.

Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Tiêm phòng cúm: là biện pháp hiệu quả và tối ưu để có thể bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kì. Bạn có thể tiêm chủng ngừa cúm trong bất kì giai đoạn nào mà không ảnh hưởng hay gây bất kì tác dụng phụ không mong muốn nào để bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Hạn chế tiếp xúc những nơi đông người, những nguồn bệnh sẵn trong cộng đồng: Virus cúm có thể lây lan qua đường hô hấp khi bạn nói chuyện hoặc tiếp xúc với người bị bệnh. Vì vậy nếu có thể hãy tránh xa những người đang mắc bệnh.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Mẹ bầu nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng để tránh vius xâm nhập

Bị Cảm Cúm Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, sốt, mệt mỏi, đau đầu… Bệnh hình thành do virus gây nên. Vì vậy tốc độ lây lan rất nhanh thông qua đường hô hấp. Bị cúm khi cần đặc biệt cẩn trọng.

Virus cảm cúm có rất nhiều biến thể khác nhau. Ngoài virus cúm A, cúm B thường gặp còn có các loại nguy hiểm khác như: H5N1, H1N1, H7N9, Rubella,… Khi nhiễm bạn mắc các loại virus này vẫn có triệu chứng như cảm cúm thông thường nhưng không phát hiện đúng loại để điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh dai dẳng và gây nhiều hệ lụy khác.

Virus cúm lây lan từ người sang người theo đường hô hấp rất nhanh. Thông qua đường hô hấp, nước bọt, dịch mũi, hắt hơi… đều có thể làm lây lan virut cúm. Đây là nguyên nhân gây suy giảm hô hấp, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Do vậy mẹ bầu không thể chủ quan khi bị cúm khi mang thai, nhất là những tháng đầu thai kì.

Với chị em đang mang thai, sức đề kháng thường kém hơn so với người bình thường. Nếu bị cúm trong thời gian đầu thai kì, cúm có thể dai dẳng và gây viêm phổi nặng. Các triệu chứng đau rát cổ họng, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi… sẽ nặng nề hơn rất nhiều.

Cúm có thể thông qua nhau thai và xâm nhập vào thai nhi. Virus làm tăng nguy cơ bị tổn thương não bộ, ảnh hưởng hệ thần kinh, tăng nguy cơ bị dị dạng đầu nhỏ, sứt môi, hở hàm ếch, teo não, tim bẩm sinh, tụ huyết não….

Nếu mẹ bầu bị sốt do cúm còn có thể gây nhiễm trùng thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai và sinh non. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoảng 80% mẹ bầu nhiễm virus cúm Rubella sinh con sẽ bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy tốt nhất mẹ bầu nên đi khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nếu bị nhiễm bệnh.

Cần làm gì khi bị nhiễm cúm trong 3 tháng đầu thai kì?

– Điều trị bằng thuốc Tây y:

Hiện nay không có phác đồ điều trị cúm triệt để cho bất kì đối tượng nào. Với riêng mẹ bầu, việc điều trị bằng thuốc Tây chỉ có tác dụng loại trừ bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên. Bạn có thể được tư vấn sử dụng các loại thuốc như:

+ Thuốc chống virus: Các loại thuốc Tamiflu sẽ được bác sĩ kê đơn để kháng virus sau khoảng 2 ngày sử dụng. Thuốc phải được dùng theo đúng đơn của bác sĩ.

+ Acetaminophen: Áp dụng cho mẹ bầu bị sốt cao, đau đầu, mệt mỏi cơ thể. Tuyệt đối không tự ý mua các thuốc chứa thành phần acetaminophen nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

+ Thuốc chữa ho: Các loại thuốc như Mucinex, Robitussin hoặc Vicks 44 được cho là an toàn với phụ nữ mang thai nhưng phải dùng đúng liều lượng quy định.

+ Thuốc xịt mũi: Bạn có thể ngăn chặn kích ứng mũi bằng thuốc xịt mũi có chứa steroid.

+ Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin là thuốc giúp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi. Tuy nhiên không dùng thuốc này cho những bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu.

Điều trị cúm càng sớm càng tốt cho bạn và thai nhi. Nhưng tuyệt đối không sử dụng bất kì loại thuốc nào không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

+ Uống nhiều nước để giảm đau rát họng, hạ sốt cho cơ thể.

+ Sát trùng miệng bằng nước muối ấm 2 lần mỗi ngày.

+ Bổ sung nhiều thực phẩm chứa Vitamin C để tăng cường các loại quả bưởi, cam, quýt cùng với rau xanh, súp lơ, cà chua kết hợp với nhóm thực phẩm nhiều kẽm như ức gà, ngũ cốc, đậu xanh, hạt bí ngô…

+ Ăn nhiều thức ăn lỏng như cháo loãng, súp, canh…

+ Xông hơi bằng các loại lá dân gian: Bạn có thể dùng 1 nắm lá bưởi, tía tô, kinh giới… để xông hơi giúp giảm các triệu chứng cảm cúm.

+ Gừng: Bạn dùng gừng giã nhỏ, đun sôi uống mỗi ngày 2 cốc cũng giúp ngăn ngừa virus hiệu quả.

Muốn phòng tránh tốt nhất bạn nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Nếu bạn lo lắng có thể tiêm phòng trong thời điểm mang thai theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vệ sinh cá nhân, tăng cường bổ sung vitamin C để tăng hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật.

Bà Bầu Bị Cảm Cúm 3 Tháng Cuối

Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, việc bà bầu bị cảm cúm sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như ở 3 tháng đầu hoặc giai đoạn giữa thai kỳ. Bởi lúc này, thai nhi đã hình thành và phát triển đến một mức độ nhất định. Tuy nhiên, việc bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối, kèm theo những biểu hiện sốt cao, cảm cúm kéo dài… lại là các dấu hiệu nguy hiểm và cần được quan tâm cụ thể.

Những điều cần biết khi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối

1.Nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ có thể do hệ miễn dịch trong suốt thời gian mang thai của người mẹ khá yếu. Do đó, các virus, vi khuẩn có hại trong môi trường có thể dễ dàng xâm nhập. Từ đó, bà bầu dễ dàng mắc phải các chứng cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt…

Bên cạnh đó, những chuyển biến của cơ thể trong giai đoạn cuối thai kỳ để chuẩn bị sinh nở cũng là điều kiện khiến các bà bầu dễ mắc phải cảm cúm.

2.Ảnh hưởng của cảm cúm đến bà bầu

Giai đoạn 3 tháng cuối này thai nhi đã được hình thành gần như toàn diện và khỏe mạnh. Nếu bà bầu bị cảm cúm, những triệu chứng thông thường có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé và việc chăm sóc cơ thể tốt hơn sẽ giúp bà bầu lấy lại được sức khỏe nhanh chóng.

Tuy vậy nếu tình trạng cảm cúm đột ngột chuyển biến một cách bất thường, với những biểu hiện nghiêm trọng thì bà bầu nên lưu ý để tránh những nguy cơ biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể kể đến như viêm phổi, sốt cao, sảy thai, sinh non…

3.Chữa trị cảm cúm cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ

Tuy bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ an toàn hơn các giai đoạn còn lại, song chúng ta vẫn nên hết sức thận trọng khi chữa trị cảm cúm. Ngay khi có những biểu hiện ban đầu, cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Những liệu pháp nghỉ ngơi trong môi trường nhiệt độ ổn định cũng vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp bà bầu ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả hơn. Đối với những trường hợp có biểu hiện sốt nhẹ, hãy chườm mát tự nhiên để nhiệt độ cơ thể ổn định. Không dùng thuốc hạ sốt bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước và các loại nước ép, sinh tố, bổ sung vitamin cho cơ thể thời kì cuối thai kỳ. Đặc biệt cảm cúm trong giai đoạn này cũng tăng khả năng mất nước nhiều hơn.

Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp xông hơi hay giải cảm. Dù cho đây là liệu pháp tự nhiên, song như vậy nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng cao và không có khả năng giảm sốt. Nhiệt độ cơ thể người mẹ cao hơn 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh. Bên cạnh đó là các nguy cơ hạ huyết áp và giảm số lượng máu đang nuôi dưỡng thai nhi bên trong.

4.Phòng tránh cảm cúm ở bà bầu 3 tháng cuối

Việc phòng tránh nguy cơ bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ được ưu tiên nhiều hơn cả. Lưu ý một số biện pháp sau để phòng tránh hiệu quả hơn:

Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt, các loại vitamin A, B, C, D, E… thông qua các thực phẩm an toàn từ thiên nhiên như rau củ, quả…

Luyện tập với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền… để tăng cường sức khỏe, tinh thần thoải mái…

Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, tăng khả năng lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi.

Súc miệng bằng nước muối loãng mỗi sáng và tối để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Hạn chế tiếp xúc hoặc sống trong khu vực đang có dịch bệnh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bất kỳ loại bệnh nào giai đoạn mang thai.

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, ăn ngủ đủ giấc và khoa học.

Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai 3 tháng là cách tốt nhất giúp mẹ ngăn chặn nguy cơ cảm cúm trong giai đoạn mang thai.

Tìm hiểu thêm những biện pháp phòng ngừa cảm cúm và tham khảo các loại thuốc an toàn mà bà bầu có thể sử dụng từ bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối tuy không gây nguy hiểm như giai đoạn ban đầu. Song gia đình và bản thân mẹ bầu cần có những biện pháp chăm sóc, kiêng cữ hợp lý. Tránh để bệnh phát triển và tác động vào bên trong thai nhi. Giữ gìn và phòng tránh các virus cúm xâm nhập chính là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.