Phụ Nữ Mang Thai Bị Ong Đốt / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Bị Ong Đốt Là Điềm Gì? Bị Ong Đốt Đánh Đề Con Gì?

Như được biết ong là một loại động vật tốt, mang lại nhiều điều may mắn cho con người. Tuy nhiên, nếu như bị ong đốt, đặc biệt là những loại ong có nọc đôc thì trước tiên sẽ mang lại những ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe. Bị ong đốt khiến cho ta bị sưng tấy, đau nhức, nhiều loại ong có độc tố cao có thể gây ra các ảnh hưởng thần kinh.

Tuy nhiên, nếu như bạn bị ong đốt thì đây là một điều báo may mắn đến cho bạn. On g được ví như là mật ngọt, một tinh hoa của tự nhiên, bị ong đốt như là sự truyền tinh hoa cho người bị đốt, bạn sẽ gặp được nhiều điều may mắn trong các công việc kinh doanh.

Nhưng không phải lúc nào bạn bị ong đốt cũng có thể mang lại nhiều điều may mắn. Đây chỉ là những quan niệm xa xưa, trên thực tế chưa ai có thể khẳng điọnh được nhiều này. Bị ong đốt nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe của bạn. vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh để bị ong đốt.

Khi bị đốt, trước nên bạn cần nên di chuyển ra xa khu vực co ong, để tránh ong sẽ tấn công tiếp. Tiếp theo bạn nên nhanh chóng rút vòi chích của ong ra. Không nên dùng tay ép nọc độc ra vì có thể làm nọc độc lan ra. Nên rửa sạch vùng bị ong đốt, khử trùng bằng oxy già hoặc các chất sát trùng khác. Sau đó có thể chườm đá lạnh để hạn chế đau nhứ, uống nhiều nước để loại bỏ độc tố hiệu quả.

Nếu có các triệu chứng nặng như nhức đầu, nôn mửa, sốt khi bị ong chích thì cần nên các trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Bị ong đốt đánh đề con gì?

– ong tượng 82, 06, 43, 88

– ong tái 40, 45, 80, 85

– ong sư 16, 61, 36

– ong tướng 82, 28

– ong trời 37

Mong rằng bài viết Bị ong đốt là điềm gì? Bị ong đốt đánh đề con gì? đã có thể giúp bạn đọc tìm ra được câu trả lời. Tuy nhiên, đây chỉ là những quan niệm của người xưa, không có một cơ sở khoa học nào chứng minh những điềm báo này, do vậy những điềm báo này chỉ là những niềm tin của người xa xưa.

3 Giờ Cứu Thai Phụ Nguy Kịch Vì Bị Ong Đốt

Bác sĩ Phạm Văn Học, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho hay 16h45 ngày 2/9, kíp trực nhận được thông tin thai phụ Vũ Thị Kim Huệ (xã Ngọc Quan huyện Đoan Hùng) bị ong đốt.

Khi bác sĩ đến nơi, chị Huệ đang ở giai đoạn tiền hôn mê khi bị hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, phổi có tiếng thở rít do phù nề thanh môn cấp và bắt đầu rối loạn ý thức.

Xác định bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc phản vệ rất nặng do ong đốt, các bác sĩ liền cấp cứu theo phác đồ của Bộ Y tế. Bệnh nhân được tiêm nửa ống Adrenalin và trong suốt quãng đường 15 km đến viện, liều Adrenalin được tiêm nhắc lại sau mỗi 5 phút. Tuy nhiên, tình trạng sốc phản vệ vẫn tiếp tục có chiều hướng xấu hơn.

Các bác sĩ xác định đây là trường hợp sốc phản vệ đặc biệt nghiêm trọng và rất khó xử trí vì bệnh nhân đang mang thai ở tuần thứ 36, mỗi mũi tiêm chống sốc cho mẹ đều bất lợi cho thai nhi.

Sức khỏe của em bé hiện rất tốt. Ảnh: BVCC.

Ngay khi nhận được thông tin, Ban giám đốc đã phát động “báo động đỏ” toàn bệnh viện, kíp cấp cứu với đầy đủ các chuyên khoa.

17h05, bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu trong tình trạng hôn mê, SPO2 dao động 70-75%, mạch nhanh, huyết áp tụt, có lúc không đo được.

Do tác dụng của thuốc cấp cứu, thai nhi 36 tuần tuổi đã rơi vào tình trạng xấu. Các bác sĩ hội ý và quyết định mổ lấy thai càng nhanh càng tốt. Đây là biện pháp duy nhất để có thể cứu cả mẹ lẫn con.

Chưa đầy 10 phút, khi chưa kịp làm bất cứ xét nghiệm nào, bệnh nhân được đưa vào phòng mổ cấp cứu. Khi được đưa ra khỏi bụng mẹ, niêm mạc thai nhi nhợt nhạt, da toàn thân tím tái đáp ứng phản xạ yếu.

Sau 15 phút hồi sức tích cực sơ sinh đáp ứng tương đối tốt. Bé được lưu tại buồng hồi sức sơ sinh dưới sự giám sát đặc biệt của các bác sĩ, điều dưỡng của liên khoa phụ sản và sơ sinh.

Sau khi mổ, các bác sĩ đã hồi sức tích cực, sử dụng các thuốc điều trị sốc phản vệ với liều tối đa, các chỉ số sinh tồn của sản phụ dần cải thiện, tình trạng phản vệ và sốc đã được kiểm soát.

Tuy nhiên, đây là lần mổ lấy thai lần hai và trên nền bệnh nhân sốc, tình trạng co hồi tử cung chậm, nguy cơ đờ tử cung rất cao. Nhiều phút sau khi lấy thai các bác sĩ gây mê hồi sức và phẫu thuật viên đã áp dụng những biện pháp tích cực nhất có thể nhưng tình trạng chảy máu vẫn khó kiểm soát.

“Khi bên buồng hồi sức sơ sinh em bé cất những tiếng khóc đầu tiên cũng là lúc tình trạng chảy máu của sản phụ được kiểm soát, đường khâu cuối cùng được kết thúc lúc 19h05. Chúng tôi không ai nói với ai câu nào nhưng khi rời khỏi phòng mổ cả hai kíp cấp cứu, một cho mẹ và một cho con đều nhìn nhau và nở những nụ cười rạng rỡ nhất”, bác sĩ Học chia sẻ.

Hiện, tình trạng sức khoẻ của mẹ con chị Huệ đều rất tốt.

Sơ Cứu Khi Bị Ong Đốt

Theo các bác sĩ chuyên khoa chống độc, khi bị ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời, một số trường hợp nạn nhân có thể chết ngay trong 30 phút đầu tiên. Nguy cơ tử vong không tùy thuộc vào lượng nọc ong mà tùy thuộc vào cơ địa, sự phản ứng của cơ thể mỗi người. Điều này đồng nghĩa với chỉ một con ong cũng có thể làm chết người.

Sơ cứu khi bị ong đốt

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên cao để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác (không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công) và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Sau đó, cần thực hiện một trong những cách sơ cứu sau:

– Sơ cứu theo y học hiện đại: Lập tức nhổ ngay kim chích (nếu có). Bình tĩnh và thận trọng dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim… để khều kim chích ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim, túi độc vì như thế sẽ tạo điều kiện cho nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể. Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt. Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương. Để nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết thanh chống độc.

– Sơ cứu theo y học cổ truyền: Dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những “chất kết tủa”, từ đó giúp giải nọc độc. Trước hết, phải nhổ ngay kim chích (nếu có). Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.

Phòng tránh ong đốt

Để phòng tránh bị ong đốt, tuyệt đối tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong; thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà vì ong thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên những cành cây hay bụi cây hoặc quanh nhà. Khi có ong xuất hiện, cần đứng yên, không chạy.

Khi đi vào rừng, đi dã ngoại, không nên mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không nên đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín khi cần có việc ra ngoài đồng, vườn hoặc rừng.

Bà Bầu Bị Ong Đốt Nên Ăn Gì ? Thực Phẩm Dành Cho Bà Bầu Bị Ong Đốt

Bà bầu bị ong đốt nên ăn gì ? Cá cơm

Cá cơm là cá nhỏ, phần lưng màu xanh lục với ánh phản chiếu màu xanh lam do một sọc dọc theo thân màu trắng bạc, chạy từ gốc vây đuôi. Mặc dù nhỏ bé, trong cá cơm lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho cơ thể.

Hải sản thường có hàm lượng không lành mạnh của thủy ngân và các chất độc môi trường khác. Cá cơm là một lựa chọn tốt hơn vì ít có chứa chất độc nhờ vào vòng đời ngắn của chúng. Cho nên bà bầu hoàn toàn yên tâm khi ăn loại cá này.

Cá cơm rất giàu selen và axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy và giúp vết thương mau lành. Vitamin C có khả năng chống viêm, tránh nhiễm trùng và mưng mủ.

Gợi ý món ăn chế biến từ cá cơm:

Cá cơm tươi kho mặn

Cá cơm tươi lăn bột chiên

Cá cơm kho khô ăn cùng cơm nóng

Cá cơm kho tiêu

Tỏi và nghệ

Tỏi và nghệ là gia vị truyền thống được sử dụng trong rất nhiều món ăn và còn có tác dụng chữa bệnh.

Hai thực phẩm này có thành phần kháng khuẩn và chống viêm và rất giàu vitamin giúp tăng đề kháng cơ thể. Vì vậy ăn tỏi và nghệ hàng ngày có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và sưng tấy do bị ong đốt hiệu quả.

Theo các bác sĩ, bà bầu nên bổ sung khoảng 2-4 gram tỏi tươi mỗi ngày như một loại thực phẩm bổ sung. Bà bầu nên cho thêm tỏi vào chế biến cùng các món ăn hàng ngày như món xào, nước xốt…

Trong thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể ăn nghệ và chỉ nên xem nghệ là một loại gia vị trong món ăn. Không nên bổ sung viên nghệ trong quá trình mang thai. Vì sẽ dễ làm sảy thai và vàng da (nhất là giai đoạn đầu).

Rau cải bẹ xanh

Trong rau cải bẹ xanh có hàm lượng lớn beta-carotene và các loại vitamin có tác dụng giải phóng các gốc tự do, chống viêm và phá vỡ histamine. Vì vậy, ăn rau cải bẹ xanh khi bị ong đốt có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, tăng đề kháng và phục hồi vết thương nhanh chóng.

Gợi ý món ăn từ cải bẹ xanh:

Canh cải bẹ xanh nấu với thịt bằm

Cải bẹ xanh nhúng lẩu

Cải bẹ xanh cuốn ăn cùng với thịt

Các loại hoa quả

Người bị ong đốt nên ăn nhiều các loại hoa quả như táo, ổi, quýt, dâu tây, cam, nước chanh, đu đủ, thanh long, chuối….

Một phần các loại hoa quả sẽ bổ sung các vitamin cho cơ thể. Phần khác ăn hoa quả vừa bổ sung nước, viatmin C và khoáng chất giúp vết đốt mau lành hơn.

Bà bầu bị ong đốt nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

Bà bầu không nên sử dụng các thực phẩm có thể gây ra phản ứng khi kết hợp với nhau.

Các thực phẩm có mùi tanh.

Các thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng như hải sản, sữa bò, trứng, đậu phộng, lúa mì, đậu nành…

Những điều lưu ý dành cho bà bầu bị ong đốt nên ăn gì ?

Không dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh ở những vết ong đốt sẽ khiến vết thương lan rộng và nặng hơn.

Khi đi ra ngoài cần che chắn kỹ vùng da bị ong đốt để tránh tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm môi trường.

Khi bị ong đốt người bệnh vẫn có thể tắm rửa bình thường. Nhưng tránh tình trạng kỳ cọ mạnh ở vùng da bị ong đốt khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ong đốt và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: Tổng hợp

Bà Bầu Bị Ong Đốt Có Sao Không?

Bị ong đốt không phải là tình trạng hiếm gặp và cũng có thể gây nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy đối với bà bầu bị ong đốt có sao không và có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị ong đốt là tai nạn thường gặp, nhưng nhiều người lại chủ quan với loài động vật này. Trong khi nọc độc ong nếu không biết cách xử lý có thể gây nguy hiểm, ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Bà bầu bị ong đốt có sao không?

Bà bầu bị ong đốt có sao không?

Bị ong đốt cần xử trí càng nhanh càng tốt. Rất nhiều trường hợp khi bị ong đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến tình trạng nhiễm độc nặng và tốn nhiều thời gian điều trị. Trong trường hợp độc tích tụ nhiều có thể gây suy đa tạng và nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với bà bầu bị ong đốt thì lại càng đáng quan tâm hơn. Bởi lúc này sức khỏe của mẹ cần được đảm bảo đầy đủ, nhưng lỡ bị ong đốt phải có thể dẫn đến nhiễm độc hay sốc phản vệ, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Thực tế, đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ong đốt trong tình trạng nguy kịch vì sốc phản vệ. Điển hình là câu chuyện của thai phụ 36 tuần ở tỉnh Phú thọ. Chị nhập viện trong tình trạng tiền hôn mê khi bị hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, phổi có tiếng thở rít do phù nề thanh môn cấp và bắt đầu rối loạn ý thức.

Các bác sĩ xác định chị bị sốc phản vệ nặng do bị ong đốt nên đã cấp cứu theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, bệnh nhân được tiêm thuốc chống sốc phản vệ. Tuy nhiên, những mũi tiêm này đều có thể gây bất lợi đến thai nhi. May mắn là nhờ cấp cứu kịp thời cùng với chuyên môn của bác sĩ, tính mạng của mẹ và bé đều được bảo toàn.

Đây là trường hợp điển hình nhưng không hiếm gặp. Và quả thực, bà bầu bị ong đốt không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn nguy hiểm đến em bé trong bụng nếu không có các biện pháp xử lý nhanh.

Cần làm gì khi bà bầu bị ong đốt?

Khi bà bầu bị ong đốt, điều quan trọng là cần được sơ cứu đúng cách sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có chuyên môn để được điều trị sớm. Bởi bất cứ khi nào tình trạng nguy hiểm cũng có thể xảy ra, nhất là khi chúng ta không có chuyên môn để xác định độc tính của loài ong tấn công mình.

Mỗi loài ong có độc tính khác nhau.

Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong một cách nhanh nhất có thể.

Lấy vòi chích của ong ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Bạn có thể khều nhẹ hoặc dùng nhíp kẹp. Tuy nhiên, cần tránh việc nặn ép bằng tay vì hành động này có thể khiến nọc độc ngày càng lan rộng.

Giúp người bệnh rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng, nước ấm. Sau đó, bôi dung dịch sát trùng cồn 70 độ lên vết đốt.

Có thể chườm lạnh lên vết đốt. Đây là cách giảm sưng do ong đốt rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bệnh phải uống thật nhiều nước. Khi uống nhiều nước, nọc độc của ong sẽ được bài tiết qua nước tiểu, từ đó, giúp nạn nhân giảm nguy cơ suy đa tạng.

Sau khi tiến hành những bước sơ cứu trên, bạn nên thông báo ngay cho cơ sở y tế để được hướng dẫn các bước chăm sóc tiếp theo.

Chườm đá lên vết ong đốt giúp giảm sưng đau.

Do bà bầu bị ong đốt có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, nên bạn cần theo theo dõi sát sao tình trạng của thai phụ, ghi nhận lại những biểu hiện trên nạn nhân để báo với bác sĩ. Đặc biệt lưu ý các biểu hiện sau:

Bị ong đốt nhiều nốt và ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ,…

Bà bầu bị ong đốt có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu,…

Nếu có thể, bạn nên xác định loài ong đã tấn công để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm. Cũng cần thông tin đến bác sĩ.

Thụy Anh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.