Đây là câu hỏi chung của đa số bà mẹ. Có nhiều chị em trước khi mang thai có sức khỏe răng miệng rất ổn định và chưa từng bị sâu răng. Tuy nhiên, thời gian mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi lớn. Chúng ta cần phải rất cẩn thận chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ này, bao gồm cả sức khỏe răng miệng. Phụ nữ mang thai dễ bị sâu răng bởi vì:
✤ Thói quen ăn uống và sinh hoạt thay đổiTrong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ thường có rất nhiều biến đổi. Cụ thể là: lượng hormone estrogen và progesterone gia tăng dễ gây sưng lợi. Nướu sưng đỏ, đau và dễ bị chảy máu khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong. Bên cạnh đó, khi mang thai, tính chất cũng như lượng nước bọt tiết ra bị giảm là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển.
Các tác dụng phụ khác của việc mang thai như mệt mỏi, dễ buồn ngủ, dị ứng kem đánh răng, hóa chất… cũng một phần cản trở thói quen chăm sóc răng miệng của chị em. Điều này khiến nguy cơ sâu răng lại càng tăng lên.
Thói quen ăn rải rác thành nhiều bữa còn khiến dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn làm răng bị mất khoáng. Nội tiết góp phần làm cho mảng bám hình thành nhiều hơn. Như vậy, răng sẽ yếu đi rất nhiều trong khi lượng vị khuẩn lại tăng lên. Đây chính là lý do khiến các bà bầu bị sâu răng.
Khi thai nhi ở 24 – 25 tuần tuổi, hệ xương của bào thai bắt đầu hình thành mạnh mẽ. Lúc này, nhu cầu canxi cung cấp cho bào thai sẽ cao hơn các tháng trước đó. Nhu cầu này cũng sẽ tăng dần, kéo dài suốt thai kỳ đến khi bé chào đời. Thông thường, canxi sẽ được bào thai hấp thu từ cơ thể mẹ.
Vì vậy, nếu lượng canxi từ mẹ không đủ cung cấp thì cần bổ sung qua ăn, uống. Nếu không, cơ thể mẹ sẽ thiếu hụt canxi nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến răng và xương.
Đối với các bà bầu khỏe mạnh thường sẽ không cảm nhận rõ điều này. Tuy nhiên nếu cơ thể mẹ vốn đã khá yếu, việc sụt giảm canxi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Thiếu hụt canxi khiến răng yếu, dễ bị ố vàng, nguy cơ mắc viêm nha chu tăng cao.
2/ Những ảnh hưởng khi sâu răng trong thai kỳ và cách điều trị ✤ Phụ nữ mang thai bị sâu răng có nguy hiểm không?Bà bầu bị sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Trên thực tế, đã có khá nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa các bệnh răng miệng và sức khỏe thai nhi. Từ năm 1996, các nhà khoa học đã chứng minh: phụ nữ mang thai bị sâu răng thường có nguy cơ sảy thai, sinh non cao hơn.
Nguy hiểm hơn, bà bầu bị sâu răng còn làm tăng nguy cơ sâu răng cho bé ngay từ khi mới sinh. Trẻ em có mẹ bị sâu răng trong thai kỳ khi sinh ra thường có hệ miễn dịch kém. Chưa kể, bộ máy tiêu hóa của các bé cũng hoạt động ít hiệu quả hơn.
Sâu răng khi mang thai có ảnh hưởng lớn như vậy nhưng liệu điều trị sâu răng trong thai kỳ có nên không?
Trong khi điều trị sâu răng sẽ phải thực hiện một vài lần chụp X-quang. Nhiều mẹ lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhỉ. Tuy nhiên, hệ thống máy móc hiện đại ngày nay đã khắc phục hoàn toàn nỗi lo này.
Các trung tâm nha khoa uy tín ngày nay đều sử dụng thiết bị chụp X-quang cảm biến điện. Những tia phát ra từ thiết bị này sẽ thấp hơn từ 10 – 20 lần mức thông thường. Hơn nữa, các phòng khám đều có trang phục chuyên dụng để tránh ảnh hưởng từ tia X. Như vậy, các mẹ sẽ không cần phải lo lắng gì cả.
Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc gây tê cục bộ không chứa chất gây co mạch. Đây là cách chữa sâu răng cho bà bầu an toàn nhất hiện nay.
Điều trị sâu răng trong thai kỳ là vô cùng cần thiết. Việc này không hề khó và nguy hiểm như chúng ta tưởng. Quan trọng là các chị em nên tìm hiểu và lựa chọn những nha khoa uy tín để tiến hành chữa trị.
3/ Phòng ngừa sâu răng trong thời kỳ mang thai như thế nào?Chữa trị cho phụ nữ mang thai bị sâu răng không quá khó. Tuy nhiên, điều này cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho tâm lý của chị em. Chính vì vậy, chị em phải có kế hoạch chăm sóc răng miệng ngay khi bắt đầu hoặc có dự định mang thai.
✤ Chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thaiPhụ nữ mang thai muốn tránh sâu răng cần chú ý:
Đánh răng đầy đủ 2 lần/ngày.
Làm sạch các kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa.
Luôn súc miệng sạch sau khi ăn. Bạn có thể pha sẵn nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng.
Lấy cao răng và đi nha sỹ kiểm tra định kỳ. Thói quen này sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh sớm. Việc đi khám nha sỹ định kỳ cũng quan trọng như bạn đi khám thai vậy.
Thời gian mang thai là giai đoạn cơ thể mẹ cần bổ sung lượng lớn chất dinh dưỡng. Bạn nên tăng cường thực phẩm giàu canxi, photpho trong các bữa ăn.
Canxi và photpho là hai chất rất cần thiết cho sự hình thành răng và xương của trẻ. Nếu dinh dưỡng của mẹ không hợp lý, bé sinh ra sẽ gặp nhiều nguy cơ bệnh lý về răng.
Canxi đặc biệt rất tốt cho quá trình phát triển răng sau này, tạo cho bé hàm răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, bổ sung canxi, photpho cũng giúp cơ thể mẹ ngăn ngừa loãng xương, mệt mỏi.
Các thực phẩm giàu canxi, photpho mẹ nên ăn: Thủy hải sản, rau củ có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc…
Thông qua bài viết, chúng tôi hi vọng các chị em có kiến thức đúng đắn về sâu răng trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai bị sâu răng không phải bệnh lý khó chữa trị.