Phụ Nữ Mang Thai Bị Sùi Mào Gà / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Sùi Mào Gà Ở Phụ Nữ Có Thai!!!

1. Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc là sự phát triển lành tính (không phải ung thư) xuất hiện khi virus lây nhiễm vào da.

Virus gây ra mụn cóc được gọi là papillomavirus ở người (HPV) – để dễ hiểu, chúng tôi sẽ gọi là virus sùi mào gà. Bạn có nhiều khả năng bị nhiễm một trong những loại virus này nếu bề mặt da của bạn bị tổn thương.

Mụn cóc là bệnh truyền nhiễm. Tổn thương da này có thể bị lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc hoặc chạm vào thứ gì đó đã tiếp xúc vào nó.

Mụn cóc thường có màu trùng với màu da, khi sờ có cảm giác sần sùi. Đôi khi chúng có thể có màu sẫm (nâu hoặc xám đen), phẳng và mịn.

2. Virus sùi mào gà (HPV) là gì?

HPV thực chất là một loài virus có rất nhiều nhóm nhỏ, lên đến hơn 210 loại HPV khác nhau đã được ghi nhận.

Virus HPV như đã ghi nhận, rất dễ dàng lây truyền từ người sang người. Vị trí lây nhiễm chủ yếu của virus này là da, niêm mạc (bề mặt ẩm ướt lót bên trong các cơ quan).

Hầu hết các bệnh nhân dễ dàng được chẩn đoán HPV thông qua việc thăm khám, hỏi bệnh. Tuy nhiên, con số bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng rất khiêm tốn so với tổng số lượng đối tượng nhiễm bệnh.

2.1 HPV và ung thư cổ tử cung

2.2 Sùi mào gà và ung thư cổ tử cung

Các chủng virus HPV gây ra ung thư là 6, 11, 16, 18, và các chủng này không thường gây ra sùi mào gà. Ngược lại rất hiếm khi các chủng HPV gây ra sùi mào gà làm xuất hiện ung thư. Tuy nhiên, một bệnh nhân có thể nhiễm 1 lần nhiều chủng HPV khác nhau!!!. Do đó, bác sĩ sẽ không kết luận những đối tượng mắc phải sùi mào gà sẽ không xuất hiện ung thư về sau!!!.

3. Triệu chứng của virus HPV gây ra là gì?

Đa số các trường hợp, đặc biệt là phụ nữ trẻ tuổi (20 – 25 tuổi), có sức đề kháng tốt, có thể tự loại bỏ viurs này một cách nhanh chóng khỏi cơ thể. Do đó, ít khi xuất hiện các triệu chứng.

3.1 Mụn cóc sinh dục – Sùi mào gà

Chúng xuất hiện dưới dạng tổn thương phẳng hoặc u gồ nhỏ giống như cây súp lơ hoặc có các phần nhô ra giống như thân cây nhỏ.

Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục xuất hiện chủ yếu ở âm hộ (phần bao quanh âm đạo) nhưng cũng có thể xảy ra gần hậu môn, trên cổ tử cung hoặc trong âm đạo.

Ở nam giới, mụn cóc sinh dục xuất hiện trên dương vật và bìu hoặc xung quanh hậu môn.

Mụn cóc sinh dục hiếm khi gây khó chịu hoặc đau, mặc dù chúng có thể ngứa hoặc cảm thấy đau một cách mơ hồ.

3.2 Mụn cóc thông thường

Tổn thương này thông thường xuất hiện dưới dạng sần sùi, như nổi mụn và thường xuất hiện ở bàn tay và ngón tay.

Trong hầu hết các trường hợp, mụn cóc thông thường chỉ đơn giản là làm mất thẩm mỹ.  Nhưng đôi khi chúng cũng có thể gây đau hoặc dễ bị thương hoặc chảy máu.

3.3 Mụn cóc bàn chân

Mụn cóc bàn chân là những nốt sần cứng, phát triển thường xuất hiện ở lòng bàn chân, gót chân, có thể mọc thành đám. Những mụn cóc này có thể gây khó chịu như cảm thấy có đá, sỏi trong giày dép khi bước đi. Khi bị đè ép lâu dài, các mụn này có thể dẹt lại, biến thành màu đen. Loại mụn cóc này khó trị khỏi.

3.4 Mụn cóc phẳng.

Đây là những tổn thương phẳng, hơi nổi lên. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhưng trẻ em thường lấy chúng trên mặt, đàn ông có xu hướng xuất hiện mụn cóc phẳng ở khu vực ria mép, râu. Phụ nữ có xu hướng xuất hiện mụn cóc phẳng ở chân.

4. Nguy cơ mắc phải virus HPV là gì?

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng HPV bao gồm

Số lượng bạn tình.

Bạn càng có nhiều bạn tình, bạn càng có nhiều khả năng bị nhiễm virut sinh dục. Quan hệ tình dục với bạn tình đã có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ của bạn.

Tuổi tác.

Mụn cóc thường xảy ra ở trẻ em. Mụn cóc sinh dục xảy ra thường xuyên nhất ở thanh thiếu niên và thanh niên. 

Hệ thống miễn dịch suy yếu. Những người có hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ nhiễm trùng HPV cao hơn. 

Da bị tổn thương. Các khu vực da bị thủng hoặc rách, trầy dễ bị mụn cóc thông thường.

Dùng chung dụng cụ cá nhân. 

5. Sùi mào gà ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Nếu một phụ nữ mang thai bị mụn cóc sinh dục, bác sĩ sẽ theo dõi để xem mụn cóc có lớn hơn không. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến mụn cóc nhân lên hoặc lớn hơn. Đôi khi mụn cóc trên người thai phụ sẽ chảy máu.

5.1 Ảnh hưởng lên thai

Như chúng ta đã biết, trẻ em được sinh thường sẽ đi ra ngoài qua đường âm đạo, do đó  nếu mụn cóc to đến mức có thể gây tắc nghẽn đường ra âm đạo, chúng có thể cần phải được loại bỏ nó trước khi thai phụ sinh con. Thông thường, mụn cóc sinh dục sẽ được điều trị sau sinh.

Nguy cơ lây truyền virus HPV sang em bé khi sinh rất thấp. Ngay cả khi trẻ sơ sinh nhiễm virus HPV, cơ thể chúng thường tự loại bỏ virus dễ dàng.

Do đó, hầu hết trẻ được sinh ra bởi thai phụ có HPV, mụn cóc sinh dục sẽ không có vấn đề gì.

5.2 Papillomatosis hô hấp trẻ nhỏ

Trong những trường hợp rất hiếm (0.25%), một đứa trẻ sinh ra từ một người phụ nữ bị mụn cóc sinh dục sẽ phát triển mụn cóc ở cổ họng. Tình trạng nghiêm trọng này được gọi là papillomatosis hô hấp và cần phẫu thuật laser thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời để ngăn ngừa mụn cóc ngăn chặn đường thở của em bé.

Thông thường, bệnh lý papillomatosis hô hấp trẻ em thường được phát hiện khi trẻ đạt 2 – 5 tuổi.

Có rất nhiều nghiên cứu tìm cách để ngăn chặn bệnh lý này được thực hiện. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp từ chích vaccin ngừa HPV cho mẹ, cho đến cắt mụn cóc từ sớm trong quá trình mang thai hay mổ sinh cũng không đưa lại một hiệu quả khả quan nào. Điều này đã được khẳng định một lần nữa khi hiểu HPV từ mẹ lây sang con từ trước khi sinh ra.

Và ngay cả khi người mẹ mắc phải một loại virus HPV gây ung thư cổ tử cung, em bé vẫn có thể được sinh an toàn.

6. Mối liên hệ giữa HPV và thai kỳ?

Như đã biết, HPV hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà thai phụ không tầm soát HPV trước và trong khi mang thai!!!.

6.1 Trường hợp không rõ có nhiễm HPV hay không

Nếu thai phụ tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP test) từ trước khi mang thai đều đặn, thường xuyên thì dựa vào kết quả đó bác sĩ sẽ có quyết định tìm HPV cho thai phụ hay không. PAP test âm tính thì có thể loại trừ HPV, nếu dương tính, hoặc nghi ngờ thì bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để khẳng định.

Trường hợp thai phụ không làm PAP test thường xuyên.

Bác sĩ sẽ thực hiện PAP ngay lần đầu tiên đến khám thai. PAP có kết quả nghi ngờ hoặc dương tính, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm khác.

6.2 Trường hợp người phụ nữ muốn có thai nhưng đã biết mình nhiễm HPV

Dựa vào các dấu hiệu như có sùi mào gà, PAP test bất thường thậm chí có ghi nhận tổn thương ung thư thì hầu như chắc chắn bệnh nhân đã nhiễm HPV.

Lựa chọn điều trị phụ thuộc:

Loại tổn thương cụ thể.

Mong muốn của bệnh nhân.

Điều trị y tế sẵn có.

Sau khi thống nhất, bác sĩ sẽ đưa ra một phương hướng điều trị, theo dõi phù hợp.

7. Điều trị sùi mào gà ở phụ nữ có thai như thế nào?

Những mối lo ngại về việc ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi. Cũng như các nguy cơ có thể xuất hiện như sinh non,…do đó, số biện pháp dùng để điều trị ở thai phụ bị hạn chế rất nhiều.

7.1 Dùng thuốc

Trichloroacetic acid (TCA).

Đây là một hoá chất “ăn da”, phá huỷ mụn cóc sinh dục – sùi mào gà rất thường được sử dụng. Dung dịch TCA dùng điều trị sùi mào gà có nồng độ rất cao, lên đến 80 – 90%. Phương pháp dùng là thoa một lớp mỏng TCA trực tiếp lên sùi mào gà. Thông thường, bác sĩ còn sẽ dùng một số gel hoặc thuốc mỡ thoa lên vùng da xung quanh. Chủ yếu vì lo ngại TCA sẽ “ăn” luôn các vùng da lành lân cận (Lidocain Jelly). Sau khi bôi thuốc, bệnh nhân không được ngồi, đứng hay mặc quần. Liệu trình kéo dài khoảng 4 – 6 tuần, tuy nhiên hiệu quả kém ở những sùi to. Nếu thoa vùng quá rộng vào da lành có thể dùng xà bông để trung hoà.

Đây là một thuốc rất độc nếu dùng sai cách. Do đó chỉ được bán dưới toa bác sĩ tại nhà thuốc ở các bệnh viện chuyên khoa.

7.2 Phẫu thuật

Phương pháp áp đông:

Dùng dung dịch nitrogen áp trực tiếp lên sùi mào gà. Tạo một nhiệt độ ở mức đông lạnh ở đây, huỷ mô bằng nhiệt độ lạnh là cơ chế của phương pháp này. Liệu pháp này được thực hiện hàng tuần đến khi tổn thương biến mất.

Phương pháp cắt đốt bằng laser:

Phương pháp này gây đau sau, nhiễm trùng sau khi thực hiện thủ thuật, cũng như 2 bề mặt bị laser đốt có thể dính lại với nhau!!!. Do đó, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân thật kỹ để tránh các tình trạng này xảy ra.

8. Kết luận

Sùi mào gà là một triệu chứng do HPV gây ra. Các loại virus HPV gây ra sùi mào gà ít khi làm xuất hiện ung thư. Tuy nhiên một bệnh nhân có thể nhiễm nhiều loại HPV khác nhau cùng lúc. Do đó, việc tầm soát HPV trước sanh là cần thiết.

Điều trị sùi mào gà có thể sử dụng thuốc, áp đông hoặc phẫu thuật laser vì các kỹ thuật khác ảnh hưởng đến thai nhi.

Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân

Bệnh Sùi Mào Gà Ở Phụ Nữ Mang Thai

Bệnh sùi mào ở phụ nữ mang thai

Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, gây ra do virus Human Papilloma Virus (HPV). Các vết sùi mào gà thường mọc ở cả bên trong và bên ngoài cơ quan sinh dục của nữ giới, vách ngăn giữa cổ tử cung và cơ quan sinh dục hoặc mọc quanh hậu môn.

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có thời gian ủ bệnh từ 3 – 8 tháng. Sau khi nhiễm bệnh từ 2 – 8 tháng, thai phụ sẽ xuất hiện các vết sần sùi như mào gà, màu hồng, bề mặt thô ráp. Các vết này có chiều dài từ vài mm đến vài cm, có thể liên kết với nhau thành từng mảng rộng, bề mặt mủn, ấn vào dễ bị chảy nước mủ.

Đối với phụ nữ mắc sùi mào gà khi đang mang thai khi cho tay vào âm đạo sẽ thấy niêm mạc sần sùi, dễ bị chảy máu âm đạo.

Một số trường hợp nữ giới bị sùi mào gà không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng ung thư.

Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai xảy ra chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn, lây qua đường máu, qua các tiếp xúc trực tiếp hay qua sử dụng các đồ vật trung gian nhiễm mầm bệnh.

Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Cụ thể như sau:

Biến chứng đối với thai phụ

Gây ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung.

Gây chảy máu kéo dài, nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu sinh thường các vết sùi mào gà tại âm đạo có thể gây cản trở đến quá trình sinh sản.

Biến chứng đối với thai nhi

Virus sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con thông qua nước ối hay trong quá trình sinh thường.

Virus sùi mào gà thường xâm nhập vào mắt, đường hô hấp của trẻ dẫn đến suy giảm thị lực, suy đường hô hấp, tử vong.

Cần làm gì nếu mắc bệnh sùi mào gà khi đang mang thai

Khi mang thai chị em cần đi khám thai định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm. Việc điều trị sớm sẽ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con.

Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khác nhau như điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi hoặc các phương pháp ngoại khoa.

Phụ Nữ Mang Thai Bị “Sùi Mào Gà” Phải Làm Sao ?

Bà bầu bị sùi mào gà có nguy hiểm không?

Nếu chẳng may bị nhiễm sùi mào gà khi đang mang thai, sẽ rất nguy hiểm. Con đường lây nhiễm sùi mào gà qua đường tình dục là thường gặp nhất nhưng cũng có nhiều trường hợp lây qua đường tiếp xúc, dùng chung đồ vật, quần áo với người bị bệnh.

Khi phát hiện bị sùi mào gà khi đang mang thai bạn cần phải điều trị ngay hoặc tìm cách sinh con an toàn nhất. Bởi vì sùi mào gà gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi như:

1.Gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Bệnh nhân bị sùi mào gà dễ gặp những biến chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đại tiện khó khăn, sốt cao… Chưa kể dịch chảy có mùi hôi, khiến chị em không khỏi ngại ngùng và tự ti khi giao tiếp.

2.Gây ảnh hưởng đến tâm lý

Khi bị sùi mào gà, bệnh nhân thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi, mất ăn mất ngủ, suy nghĩ tiêu cực, khiến thai phụ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, chán nản. Từ đó ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

3.Gây bội nhiễm

Bệnh nhân là thai phụ thì nguy cơ bội nhiễm sẽ cao hơn bình thường bởi lúc này sức đề kháng không được cao.

Khi bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có xu hướng nặng thêm, lan rộng và sâu thì rất dễ dẫn đến hiện tượng mất máu, đồng thời cản trở quá trình sinh con, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

5.Thúc đẩy ung thư

Bệnh sùi mào gà khi mang thai là một trong những nhân tố thúc đẩy nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ và hậu môn ở nữ giới.

6.Gây ảnh hưởng đến thai nhi

Khi phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai, trong tử cung cũng sẽ chứa virut HVP rất nguy hiểm và có thể lây trực tiếp sang em bé.

Vì vậy các bác sĩ thường khuyến cáo các bệnh nhân là thai phụ khi bị sùi mào gà thì cần có hướng sinh đẻ phù hợp như sinh mổ.

Vậy bà bầu bị Sùi mào gà phải làm sao ?

Khi phát hiện bị sùi mào gà, mẹ bầu cần bình tĩnh và phải tìm hướng điều trị kịp thời. Dùng thuốc và nơi uy tín để điều trị, tốt nhất là đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị.

Các cách chữa sùi mào gà khi mang thai phổ biến có thể kể đến hiện nay gồm có:

Dùng thuốc bôi:

Để điều trị sùi mào gà khi mang thai có thể sử dụng một số loại thuốc bôi khác nhau như: Dung dịch Podophyllotoxin 20 – 25%, Dung dịch Trichloactic axit, chỉ định cho nốt sùi mào gà nhỏ, mới xuất hiện, không được bôi vào sâu trong cổ tử cung hoặc trong lỗ hậu môn để tránh loét niêm mạc.

Thuốc bôi ngoài còn có Viêm da bảo phương, an toàn và không có tác dụng phụ, tuy nhiên cần phải kiên trì điều trị. Đối với bệnh nhân là thai phụ thì cần an toàn và cũng phải nhanh chóng chữa dứt điểm.

Ngoài ra để có tác dụng nhanh hơn, còn có cách chữa theo phương pháp hiện đại như đốt điện, đốt laser.

*Đặc biệt lưu ý:

– Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh sùi mào gà trước khi mang thai thì tốt nhất nên điều trị cho khỏi hẳn rồi mới mang thai.

– Nếu mang thai rồi mới phát hiện bệnh thì nên nhờ sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả và hợp lý.

– Nếu phát hiện muộn gần thời điểm sinh thì nên chọn phương pháp sinh mổ để tránh lây bệnh cho thai nhi qua cửa mình. Sau khi sinh con nên điều trị ngay trước khi bệnh nặng hơn chữa sẽ rất khó khăn.

Phòng Tránh Bệnh Sùi Mào Gà Ở Phụ Nữ Mang Thai

Cập nhật: 12/09/2014 17:25 – 5488 Lượt xem

Trong thời kỳ mang thai hệ miễn dịch và các hoocmon sinh lý bị có sự thay đổi lớn. Phụ nữ dễ là đối tượng của nhiều căn bệnh trong đó không thể kể đến sùi mào gà – căn bệnh xã hội mang lại những tác hại lớn đến cả mẹ và bé. Vì vậy, bạn nên có cách phòng tránh bệnh sùi mào gà khi mang thai để bảo vệ bạn và bé.

Phòng tránh bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai thế nào?

Đừng chủ quan với thời kỳ nay khi bạn bầu bí thì chồng bạn có thể tìm đến “của lạ” và mang mầm bệnh về cho bạn. Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm hãy phòng ngừa sùi mào gà khi mang thai bằng những cách sau:

2. Sử dụng bao cao su khi quan hệ

Đừng chủ quan vì cái thai là biện pháp an toàn để bạn có thể quan hệ tình dục thoải mái, cản thận bị nhiễm sùi mào gà đấy. Sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp bạn phòng ngừa được các bệnh lây lan qua đường tình dục trong đó có sùi mào gà. Tuy nhiên, nếu bạn tình của bạn đã nhiễm bệnh thì việc mang bao cao su không có nghĩa là bạn không có nguy cơ nhiễm virut. Bởi bao cao su chỉ bao trùm được độ dài của dương vật, còn các khu vực xung quanh không được bảo vệ. Tuy nhiên, cho đến nay việc sử dụng bao cao su vẫn là phương pháp quan hệ tình dục an toàn nhất mà bạn vẫn nên sử dụng, đặc biệt là khi quan hệ với “người lạ”.

Sống chung thủy và hạn chế số lượng bạn tình giúp giảm thiểu những nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Đây cũng là điểm cốt yếu nhất trong số những phương pháp phòng tránhsùi mào gà ở phụ nữ mang thai cho chị em phụ nữ an toàn và hiệu quả nhất.



Bị Sùi Mào Gà Khi Mang Thai

Quan niệm tình dục của đa số giới trẻ hiện nay ngày một thoáng, trào lưu quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng có xu hướng gia tăng, đây chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ lây nhiễm các bệnh xã hội, trong đó bệnh sùi mào gà có xu hướng tăng nhanh nhất. Bệnh đặc biệt nguy hiểm và có tầm ảnh hưởng lớn đối với phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai. Hãy cùng các chuyên gia về bệnh xã hội tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Điểm qua một vài thông tin về bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra, thường gặp nhất ở những người sinh hoạt tình dục không an toàn, hay ân ái bằng những động tác thô bạo, làm tổn thương đến cơ quan sinh dục,… Hoặc virus khi xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc.

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 1 – 8 tháng. Sau đó, chúng kích thích tăng sinh tế bào đáy, dẫn đến sự hình thành những tổn thương ở biểu mô, tạo nên những nốt sùi mào gà có hình dạng như hoa súp lơ hay mào gà.

Bên cạnh đó, người có bộ phận sinh dục ẩm ướt, viêm âm hộ, âm đạo, suy giảm miễn dịch hoặc đi kèm bệnh hoa liễu khác cũng dễ mắc phải sùi mào gà hơn. Con đường lây truyền sùi mào gà có thể kể đến:

– Lây qua đường tình dục: Đây là con đường chủ yếu lây bệnh sùi mào gà, có một nghiên cứu cho thấy, nếu có một bạn tình, tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 17%, nhưng có 5 bạn tình thì con số này sẽ lên đến 81%.

– Từ mẹ sang con: Virus HPV có ở niêm dịch miệng, họng, đường hô hấp trên, đường tiêu hóa trên, dịch ối và đây cũng chính là đường làm lan rộng sự lây nhiễm bệnh sùi mào gà.

Phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai như thế nào?

Phụ nữ có thai bị sùi mào gà thường có những mụn nhỏ sần sùi ở tầng sinh môn, môi lớn hay mép sau âm hộ, người bệnh sẽ không có triệu chứng đau, ngứa nhưng chúng rất dễ chảy máu. Điều này thai phụ có thể thấy khi cho tay vào âm đạo lúc tắm rửa hoặc có hiện tượng ra huyết.

Ở một số trường hợp, sùi mào gà hợp thành đám lớn, thậm chí có khi chiếm hết cả thành âm đạo hay cổ tử cung, gây chảy máu nhiều. Với những người có thai, có lẽ do sự giảm miễn dịch nên sùi mào gà sẽ phát triển nhanh hơn.

Sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai không chỉ làm ảnh hưởng đến thai nhi do bị lây từ mẹ trong lúc sinh đẻ, hay gặp ở niêm mạc ngoài cơ quan sinh dục như mắt, mũi, miệng mà chính bản thân thai phụ còn có thể phải đối mặt với những tai họa như: Chảy máu khó cầm, gây nguy hiểm đến tính mạng, phải mổ lấy thai.

Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn. Do đó, việc tích cực hỗ trợ điều trị trước khi sinh là điều cần thiết để tránh lây truyền từ mẹ sang con cũng như giúp thai phụ bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bản thân.

Cách hỗ trợ chữa sùi mào gà khi mang thai

Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ chữa sùi mào gà khi mang thai, có thể kể đến như:

Chữa bệnh sùi mào gà bằng laze và đốt điện:

Đốt sùi mào gà khi mang thai bằng laser CO2 hay đốt điện được xem là giải pháp hỗ trợ chữa trị sùi mào gà hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp chữa bệnh này không những gây ra đau đớn cho bệnh nhân mà còn tồn tại nhược điểm như điều trị không triệt để, chỉ đẩy lùi được các nốt sùi mà không thể loại bỏ được virus gây bệnh, vì thế mà bệnh hay tái phát.

Thuốc chấm được dùng để chấm trực tiếp vào các nốt sùi cho đến khi vùng sùi này xuất hiện màu trắng. Tuy nhiên, nếu người bệnh có nốt sùi ở bên trong âm đạo hay cổ tử cung thì dung dịch này không nên sử dụng, bởi bạn sẽ không thể kiểm soát được mức độ viêm loét niêm mạc do thuốc gây ra.

Không khác gì thuốc chấm, thuốc bôi cũng được dùng để thoa trực tiếp lên các nốt sùi xuất hiện ở âm hộ. Bôi khoảng 1 lần/tuần, mỗi lần tầm 1-3 tiếng, sau đó bạn phải vệ sinh sạch sẽ để tránh bị ảnh hưởng đến phần da lành. Thuốc này cũng không được dùng với những đám sùi xuất hiện trong âm đạo, cổ tử cung hoặc hậu môn hay khoang miệng.

Lưu ý: Đối với những trường hợp phụ nữ bị bệnh sùi mào gà ở nữ khi mang thai thì việc áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, nếu bạn thấy hoặc nghi ngờ mình có các dấu hiệu của bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được tư vấn kịp thời, thai phụ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Đại Tín đang áp dụng phương pháp ALA-PDT để chữa bệnh sùi mào gà. Đây là phương pháp mới, tiên tiến và hiện đại, mang lại hiệu quả cao do sở hữu những ưu điểm vượt trội như: An toàn, hiệu quả, không tái phát, không để lại biến chứng, diện tích tổn thương ít, nhanh phục hồi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh.

Đặc biệt, phương pháp tiên tiến này được thực hiện dưới bàn tay khéo léo của đội ngũ bác sĩ cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị y khoa hiện đại. Phòng Khám Đa Khoa Đại Tín tự tin sẽ mang lại quy trình hỗ trợ điều trị sùi mào gà an toàn, hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề bị sùi mào gà khi mang thai. Mọi thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ theo số (02)74 3685 999 hoặc nhấp vào biểu tượng chat trên website để được tư vấn miễn phí.

Phòng khám đa khoa đại tín

Địa chỉ: 306 Đại lộ Bình Dương,Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoai: (02)74 3685 999

Thời gian hoạt động: Từ 08:00h đến 20:00h hàng ngày, làm việc kể cả chủ nhật và lễ – Tết.