Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Đường Tiết Niệu / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Viêm Đường Tiết Niệu Ở Phụ Nữ Mang Thai

Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân là do khi mang thai nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao, làm giãn đường tiết niệu. Điều này làm chậm dòng chảy của nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm còn xảy ra khi vi khuẩn đường ruột di chuyển từ trực tràng vào niệu đạo và sinh sôi trong đường tiết niệu của mẹ bầu, thậm chí có thể gây nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là viêm bàng quang.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không? Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm có thể gây viêm bàng quang, viêm thận, bể thận cấp và làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Thể nhiễm khuẩn: Thường không có triệu chứng lâm sàng mà chỉ có thể chẩn đoán qua xét nghiệm nước tiểu khi thai phụ đi khám thai

Thể viêm bàng quang: Đái buốt, đái dắt, có khi đái ra máu cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái. Không sốt, người mệt mỏi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp

Khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39-40 độ, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp.

Có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục. Nếu không điều trị kịp thời vì viêm thận – bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp tính, suy thận cấp…thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non…

Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 25% các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu không có triệu chứng sẽ dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu có triệu chứng. Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai như: thai kém phát triển trong tử cung, các tình trạng dọa sẩy thai, sẩy thai, đẻ non, thậm chí là thai chết trong tử cung

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, phụ sản cần được điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng kháng sinh loại không có hại cho thai.

Đối với việm thận, viêm bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu lẫn sản khoa. Tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sỹ.

Đi đôi với việc xử trí các triệu chứng về tiết niệu cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai…

Chế độ ăn uống : Ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhạt nếu thấy phù hoặc tăng huyết áp, uống nước đầy đủ ( ít nhất 1,5 lít nước/ ngày )

Chế độ vệ sinh : Giữ vệ sinh sinh dục hàng ngày. Vệ sinh vùng âm hộ – hậu môn từ trước ra sau. Không nên nhịn đi tiểu, nên đi tiểu ngay khi giao hợp, khi đi đại tiện.

Đi khám thai làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ : Để đề phòng những căn bệnh đường tiết niệu, bạn nên định kỳ khám thai ( thử nước tiểu, đo huyết áp, cân thai phụ, siêu âm thai và nghe tim thai). Có thể khám bất kỳ lúc nào thấy cơ thể bất thường, đặc biệt khi tiểu ít, đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu.

Viêm đường tiết niệu là một bệnh thường gặp trong thai kỳ. Phụ nữ khi mang thai, cần kiểm tra nước tiểu định kỳ, xét nghiệm tế bào vi khuẩn trong nước tiểu định kỳ. Khi phát hiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu thai phụ cần đi khám thai sớm. Chế độ phòng bệnh là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt là duy trì chế độ vệ sinh và uống đủ lượng nước 2 lít/ ngày.

# 1 Viêm Đường Tiết Niệu Ở Phụ Nữ Mang Thai

25/12/2014 10.902 lượt xem

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: đẻ non, dọa sẩy, sẩy thai. Bởi vậy các mẹ bầu nên có kiến thức đúng, đủ về bệnh để tránh các biến chứng khó lường.Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Đường tiết niệu là tên gọi chung của cơ quan bao gồm: thận, bàng quang, niệu đạo. Viêm đường tiết niệu là tình trạng các cơ quan thuộc đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Khi các vi sinh vật ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và sinh sản, chúng sẽ xâm nhập vào bàng quang và gây viêm bàng quang. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ lây lan đến thận qua đường niệu quản, từ đó gây viêm thận.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu, mẹ bầu cần hết sức lưu ý:

Đường niệu đạo ngắn: Cấu trúc đường niệu đạo đến hậu môn ngắn, nếu không vệ sinh vùng kín đúng cách vi khuẩn có thể tấn công vào niệu đạo và di chuyển đến các bộ phận khác của đường tiết niệu như bàng quang, thận gây viêm nhiễm.

Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai: Sự rối loạn hormone trong thai kỳ có thể dẫn đến những thay đổi trong hoạt động của đường tiết niệu, điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bà bầu.

Sự thay đổi tử cung trong quá trình mang thai: Khi mang thai, tử cung dần dần lớn lên gây chèn ép vào đường tiểu, khiến nước tiểu dễ bị ứ đọng, trào ngược, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Thói quen “lười” uống nước hoặc tình trạng bị són tiểu: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Có cảm giác nóng rát và buốt khi đi tiểu

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Đau vùng thắt lưng, xương chậu, đôi khi cơn đau lan xuống cả bộ phận sinh dục

Có thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói

Cảm giác ớn lạnh, sốt đổ mồ hôi

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm thận – bể thận gây nguy hiểm cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Sản phụ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp,…thai nhi bị suy thai hoặc đẻ non.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Với những mẹ bầu mới “chớm” mắc bệnh ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu thường sẽ là điều trị bằng thuốc tại nhà kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tái khám, làm xét nghiệm lại theo chỉ định của bác sĩ.

Còn đối với những trường hợp nặng hơn như mẹ bầu bị viêm thận, bể thận cấp thì cần nhập viện theo dõi và điều trị theo phác đồ riêng của bác sĩ, kết hợp với việc theo dõi chặt chẽ các chỉ số phát triển của thai nhi để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách phòng trị cho bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh, để chủ động phòng tránh viêm đường tiết niệu mẹ bầu nên lưu ý:

Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh và ăn uống hợp lý để tăng đề kháng cơ thể

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Tuyệt đối không nhịn tiểu

Vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày

Xét nghiệm nước tiểu định kỳ mỗi lần khám thai hoặc tối thiểu 3 tháng/lần

Điều trị sớm và triệt để các bệnh viêm nhiễm vùng kín, tránh để vi khuẩn lây lan sang đường tiết niệu

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tại Bệnh viện Thu Cúc

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai là căn bệnh khá nghiêm trọng, mẹ bầu tuyệt đối không nên “lơ là”. Thấu hiểu điều đó, Bệnh viện Thu Cúc đã xây dựng dịch vụ thai sản trọn gói với lộ trình thăm khám, xét nghiệm, siêu âm được lên lịch chi tiết, đầy đủ. Đặc biệt khi đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói, trong mỗi lần khám thai, bên cạnh việc siêu âm để nắm bắt sự phát triển của thai nhi các mẹ bầu còn được tổng phân tích nước tiểu để kịp thời phát hiện những bất thường về đường tiết niệu.

Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành và phác đồ điều trị hiện đại, hiệu quả tại Thu Cúc, các mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu chẳng may phát hiện mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, mẹ còn được tư vấn đầy đủ các biện pháp phòng tránh để tránh tái phát, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra với dịch vụ thai sản trọn gói tại Thu Cúc, các mẹ bầu sẽ được trải nghiệm vô vàn tiện ích cao cấp, hoàn hảo như siêu âm 5D, chiếu Plasma sau sinh cho vết khâu nhanh lành, lưu viện tại phòng tiện nghi, hiện đại, được hỗ trợ chăm sóc 24/24 chỉ với một lần ấn chuông đầu giường… Có Thu Cúc đồng hành, chắc chắn hành trình đón con yêu chào đời của mẹ sẽ là những kỷ niệm hạnh phúc và tuyệt vời nhất. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ thai sản trọn gói hoặc còn những thắc mắc cần được giải đáp, các mẹ bầu vui lòng gọi tới tổng đài 1900 55 88 96.

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Vì Sao Phụ Nữ Mang Thai Hay Bị Viêm Đường Tiết Niệu?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai thường xảy ra vào tháng thứ 4 của thai kỳ với các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, sốt và đau bụng. Bệnh sẽ tiến triển nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai, nhiễm trùng thai nhi…

1. Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ đặc biệt phụ nữ trong thời kỳ mang thai sức đề kháng suy yếu tạo cơ hội cho các vi khuẩn từ da, âm đạo hay trực tràng xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu như thận, ống niệu quản, ống niệu đạo và đôi khi bệnh tiến triển âm thầm và không có nhiều triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh…

Viêm đường tiết niệu khi mang thai bao gồm một số thể nhiễm khuẩn như sau:

Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng: Vi khuẩn đã sinh sôi và phát triển trong niệu đạo, tuy nhiên người bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng

Thể viêm bàng quang: Vi khuẩn phát triển rộng và có một số biểu hiện cụ thể

Thể viêm thận – bể thận cấp: Bệnh phát triển nặng và triệu chứng rõ rệt hơn, thai phụ phải đến bệnh viện điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

2. Vì sao phụ nữ mang thai hay bị viêm đường tiết niệu?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến phụ nữ mang thai hay bị viêm đường tiết niệu hơn so với người bình thường, trong đó:

Sức đề kháng của phụ nữ mang thai thường suy yếu hơn so với bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển và gây ra bệnh

Khi mang thai, do sức ép của tử cung lên bàng quang khiến lượng nước tiểu của thai phụ trong bàng quang khó xuất hết, lượng nước tiểu còn sót lại đó chính là nguồn lây nhiễm khi trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo, là môi trường để vi khuẩn phát triển.

Trong thời kỳ mang thai, các hormone thai kỳ sẽ làm giãn trương lực cơ niệu quản khiến dòng chảy của nước tiểu chậm hơn so với bình thường và thời gian đi qua đường tiết niệu mất nhiêu thời gian hơn khiến vi khuẩn có thời gian để sinh sôi và gây ra bệnh.

3. Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai thường xảy ra vào tháng thứ 4 của thai kỳ với các biểu hiện không rõ ràng và nhiều người thường nhầm lẫn với các thay đổi do mang thai. Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể không giống nhau giữa mỗi người nhưng nhìn chung đều có những biểu hiện như sau:

Nhiễm trùng bàng quang: Thai phụ cảm thấy đau, nóng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên mặc dù có rất ít hoặc không có nước tiểu trong bàng quang, khi đi tiểu thấy vẩn đục hoặc đôi khi có máu kèm theo, nước tiểu có mùi hôi khó chịu, thai phụ cảm thấy đau bụng dưới, có thể sốt nhẹ kèm theo.

Nhiễm trùng thận: Sốt nặng kèm theo ớn lạnh, run hoặc đổ mồ hôi, đau ở nhiều vị trí như thắt lưng, một hoặc cả hai bên xương sườn, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn. Khi đi tiểu thai phụ có thể thấy máu hoặc mủ trong nước tiểu.

4. Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai như thế nào?

Phụ nữ mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà bằng các kháng sinh ít có hại cho mẹ và bé, sau đợt điều trị thai phụ phải đi xét nghiệm lại nước tiểu để đánh giá tình trạng bệnh tránh để bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm cho thai phụ.

Đối với các trường hợp viêm đường tiết niệu khi mang thai thể nặng như viêm thận, bể thận cấp… thai phụ cần tích cực đến bệnh viện để phối hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Thai phụ sẽ được theo dõi sát sao và tiến hành các xét nghiệm cần thiết cho quá trình điều trị cũng như được chăm sóc sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai...

Bên cạnh việc điều trị thì việc phòng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai là yếu tố cần mà mỗi thai phụ nên tuân thủ để tránh mắc phải căn bệnh này. Thai phụ có thể giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu bằng các cách như sau:

Uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít nước một ngày để làm loãng nước tiểu, góp phần loại bỏ các vi khuẩn có trong nước tiểu

Không nên nhịn tiểu, nên đi khi cảm thấy buồn và đảm bảo tiểu sạch hoàn toàn

Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục

Vệ sinh sau khi đi tiểu như dùng giấy nhẹ nhàng thấm khô, dùng nước rửa…

Vệ sinh âm đạo đúng cách, tránh việc đưa vi khuẩn từ hậu môn quay ngược trở lại âm đạo

Dùng quần lót làm từ chất liệu cotton, không mặc quần quá bó sát, không ngâm bồn tắm quá lâu và thường xuyên…

Hạn chế đi giày cao gót

Thai phụ nếu bị các bệnh viêm nhiễm âm đạo nên điều trị dứt điểm để tránh lây nhiễm sang các vùng khác

Thai phụ nên đi thử nước tiểu định kỳ để sớm phát hiện viêm nhiễm nếu có.

Để bảo vệ sức khỏe thai phụ và bé trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tại Sao Phụ Nữ Mang Thai Dễ Bị Viêm Đường Tiết Niệu?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tiết niệu bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn chúng tôi và vi trùng gây nên và phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu

Khi mang thai, mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường, không kiểm soát được tiểu tiện do thai nhi phát triển trong tử cung gây chèn ép bàng quang. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại ngược dòng thâm nhập vào trong cơ thể gây viêm đường tiết niệu.

Một lý do khác là do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên khoảng cách giữa âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau dễ bị lây nhiễm bệnh vi khuẩn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn cũng sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Phụ nữ mang thai dễ bị viêm đường tiết niệu. Ảnh internet.

Mẹ bầu nếu không phát hiện và điều kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi tùy theo mức độ bệnh. Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp, thậm chí có thể lây sang cổ tử cung, tử cung làm tăng nguy cơ rỉ ối, nước ối bị nhiễm trùng dẫn đến lưu thai, sảy thai, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

Viêm đường tiết niệu chia thành 3 thể tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ở giai đoạn đầu khởi phát bệnh, mẹ bầu sẽ gặp thể nhiễm khuẩn và không có dấu hiệu rõ ràng mắc bệnh nên chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu khi đi khám thai.

Thứ 2 chính là thể viêm bàng quang. Lúc này, vi khuẩn đã bắt đầu lan rộng nên mẹ bầu sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu bí hoặc tiểu nhiều, có đôi khi sẽ lẫn máu trong nước tiểu.

Thể nặng nhất của bệnh chính là viêm thận, bể thận cấp. Song song với các triệu chứng trên thì mẹ còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm như sốt cao, tim đập nhanh, mệt mỏi, nôn ói. Lúc này, cơ thể thai phụ suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai…

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Ảnh internet.

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu mắc bệnh. Vì thế, ngay từ khi có những biểu hiện như nóng rát khi tiểu, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu lẫn máu, đau vùng lưng…thì mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu

Để phát hiện sớm bệnh viêm đường tiết niệu, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần đi khám thai. Hầu hết các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm nước tiểu trong lần đầu đi khám thai để xác định nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Để phòng bệnh, mẹ bầu nên uống nhiều nước khi mang thai, tốt nhất là 2 -3 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú trọng bổ sung thêm nước trái cây, trà thảo dược để vừa tăng cường sức khỏe vừa lợi tiểu.

Mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh để ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả. Ảnh internet.

Bên cạnh đó, thai phụ cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động bài tiết. Hạn chế tình trạng nín nhịn tiểu quá lâu sẽ gây hại cho hệ bài tiết, bàng quang và thận.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi, phát triển. Khi lau rửa mẹ bầu nên nhớ lau rửa âm đạo trước để tránh lây nhiễm vi khuẩn ngược từ hậu môn.

Phụ Nữ Dễ Bị Viêm Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Do sức đề kháng suy yếu nên hệ tiết niệu của bà bầu có thể bị nhiễm khuẩn.

1. Nguy cơ khi phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu

Trong quá trình mang thai, do sức đề kháng suy yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của bà bầu đều có thể bị nhiễm khuẩn. Phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể sẽ gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Vì vậy, bà bầu cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở thận, gọi là viêm bể thận cấp tính hay nhiễm trùng thận.

2. Tại sao mang thai 3 tháng cuối dễ bị viêm đường tiết niệu?

Ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối, tử cung người mẹ thường có xu hướng nghiêng sang phải, đè vào niệu quản và thận phải nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận khiến việc tiểu tiện khó kiểm soát làm ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Bên cạnh đó, phụ nữ có âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia. Thân nhiệt của phụ nữ mang thai cũng thường cao hơn so với bình thường, chứng nóng trong cũng gây nóng rát, đi tiểu buốt, dễ mắc viêm đường tiết niệu hơn.

3. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu chủ yếu là đi tiểu khó, rất hay buồn tiểu nhưng mỗi lần đi lại ra rất ít, tiểu buốt, đau rát, bệnh nặng có thể tiểu ra máu. Người bệnh thường bị đau, căng ở bàng quang, khó chịu vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, bứt rứt. Nước tiểu ở người bệnh thường đục và có màu hồng (máu lẫn trong nước tiểu).

Nếu người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng đau lưng, buồn nôn, sốt thì có thể vi khuẩn đã vào thận rất nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh về thận như viêm thận, suy thận… Lúc này bệnh nhân cần lập tức tới bệnh viện để khám, xét nghiệm và xử lý kịp thời.

4. Phòng bệnh viêm đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai Cách phòng bệnh

Để phòng tránh và phát hiện viêm đường tiết niệu sớm nhất, phụ nữ mang thai cần thường xuyên kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám thai, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của thai kỳ.

Người mẹ cũng nên bổ sung nhiều nước hơn so với bình thường, sử dụng thêm các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Lượng nước cần thiết bà bầu dung nạp vào cơ thể trong quá trình mang thai là khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày.

Khi muốn đi tiểu, cần đi ngay. Tuyệt đối không nín tiểu vì sẽ gây ứ đọng nước tiểu làm ảnh hưởng đến thận, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây nguy hiểm cho đường tiết niệu.

Bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, vệ sinh đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và trú ngụ. Nên làm sạch vùng kín và hậu môn bằng nước sạch sau mỗi lần vệ sinh.

Điều trị triệt để các bệnh như viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung để tránh lây sang đường tiết niệu.

Biện pháp điều trị

Nếu chẳng may bà bầu mắc bệnh, đối với các thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quang, bà bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và thời gian sau cần xét nghiệm lại để có kết quả chính xác.

Đối với thể viêm thận, bể thận cấp, thai phụ cần được nhập viện để điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Cần có sự chăm sóc sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai…thường xuyên. Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

XEM THÊM:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.