Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan B / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan B Có Nguy Hiểm Không

(10/02/2023)

Thời kì mang thai, người phụ nữ luôn cần phải cẩn thận với tình trạng sức khỏe của mình, nhất là với bệnh viêm gan B.

Viêm gan B là tình trạng bệnh gan đang xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Mặc dù đã có vacxin phòng ngừa, nhưng số ca mắc mới hàng năm vẫn rất cao. Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể dẫn đến những nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe của em bé sau này.

Thực trạng bệnh viêm gan B ở Việt Nam

Viêm gan B được coi là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm với tốc độ lây lan gấp 100 lần so với bệnh HIV. Viêm gan B mạn tính gây ra những tổn thương ở gan, tạo thành những sẹo trong gan. Những vết sẹo này nếu tiếp tục phát triển mà không được điều trị đúng cách sẽ dễ dàng phát triển thành ung thư gan, suy gan, thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo thống kê của WHO, 10-20% dân số nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Trong đó, khoảng 1/4 số người bệnh trên sẽ chết vì các bệnh gan nếu không được điều trị kịp thời.

Phụ nữ có thai bị viêm gan B rất nguy hiểm. Bởi một trong những còn đường lây nhiễm hàng đầu của căn bệnh gan này chính là lây truyền từ mẹ sang con. Đây chính là lý do rất nhiều đứa trẻ khi chào đời đã nhiễm virus viêm gan B. Với những trẻ này, bệnh viêm gan B sẽ đeo đẳng các bé suốt đời và 25% trẻ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ sẽ tử vong vì các bệnh gan: ung thư gan, xơ gan, … sau này.

Đối với phụ nữ mang thai bị viêm gan B, nếu em bé sinh ra không được chủng ngừa kịp thời, 90% trong số này sẽ nhiễm virus viêm gan B. Do đó, việc chuẩn đoán kịp thời cùng tiêm vacxin chủng ngừa là rất quan trọng với cả mẹ và bé.

Phòng ngừa viêm gan B cho phụ nữ có thai

Cẩn thận tuyệt đối trong khi tiêm, truyền các loại dịch, thuốc khi chữa bệnh, làm xét nghiệm.

Không sử dụng các biện pháp xăm mình, xăm mày hay phun môi, các biện pháp làm đẹp có nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu cao.

Không quan hệ tình dục bừa bãi, thực hiện tình dục lành mạnh, an toàn với bao cao su.

Thực hiện các xét nghiệm, chuẩn đoán kịp thời với tình trạng sức khỏe của mình trước và trong thời gian mang thai, kiểm tra sức khỏe định kì đều đặn.

Chích ngừa viêm gan B theo đúng yêu cầu của bộ Y tế để loại trừ nguy cơ lây nhiễm viêm gan B.

Làm gì với bé khi mẹ bị viêm gan B?

Quan trọng nhất, bé nên được kiểm tra kháng thể chống viêm gan B khi được 12-15 tháng tuổi để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của bé và hiệu quả của việc chích ngừa vacxin.

BẠN THƯỜNG XUYÊN UỐNG RƯỢU BIA, GAN NÓNG, MẨN NGỨA, SUY GIẢM CHỨC NĂNG GAN ?

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hovenia Plus Hỗ trợ tăng cường chức năng gan – Hỗ trợ giải rượu, hỗ trợ bảo vệ gan, hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau uống rượuSố XNQC: 01592/2023/XNQCThực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Điều Trị Viêm Gan B Ở Phụ Nữ Mang Thai

Việc điều trị viêm gan B ở phụ nữ mang thai cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây tổn thương cho sức khỏe của mẹ và thai nhi đồng thời hạn chế tối đa sự lây nhiễm virus viêm gan B cho thai nhi.

Điều trị viêm gan B ở phụ nữ mang thai có nên dùng thuốc?

Việc điều trị viêm gan B ở phụ nữ mang thai có nên dùng thuốc hay không cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Tùy vào tình trạng tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp. Tuy nhiên, thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, thai nhi và trong khi sinh nở. Đặc biệt đối với các bà mẹ mang thai có nhiễm virus viêm gan B cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc. Trên thực tế phần lớn thuốc từ máu mẹ có thể thấm qua nhau thai vào máu thai gây hại cho thai trong tất cả các giai đoạn nhưng nguy hiểm nhất là 3 tháng đầu và sau đó 3 tháng cuối của thai kỳ. Do vậy khi mang thai tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thiết (kể cả những thuốc bổ gan).

Khi vì điều kiện bắt buộc phải dùng thuốc, kể cả với thuốc không nằm trong chế độ bắt buộc kê đơn cũng phải có sự chỉ định của thầy thuốc, không nên tự ý dùng. Người bệnh có thể dùng phương pháp chườm lạnh, uống nhiều nước và tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm gan B lây nhiễm từ mẹ sang con?

Với những chị em trong lứa tuổi sinh sản phát hiện mình bị nhiễm virus viêm gan B cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa gan mật giỏi tư vấn, theo dõi về tình trạng nhiễm virus của mình, các nguy cơ có thể xảy ra. Tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm sang con, người bệnh cần điều trị viêm gan virus về mức cho phép trước khi mang thai.

Theo nghiên cứu cho thấy có tới 90% trẻ trở thành người mang HBsAg mạn tính do lây nhiễm từ mẹ. Vì vậy, những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ nhiễm virus viêm gan B cần được tiêm phòng vaccin viêm gan b mũi đầu ngay trong vòng 12 giờ sau sinh và đủ 4 mũi trong năm đầu, phối hợp với gammaglobuline miễn dịch đặc hiệu chống virus viêm gan (Hbig) ngay sau sinh.

Phụ nữ mang thai mắc viêm gan B cần được theo dõi thường xuyên. Định kì thăm khám đồng thời cả hai chuyên khoa gan mật, chuyên khoa sản để được bác sĩ thăm khám, theo dõi nếu có bất kỳ tiến triển gì nghiêm trọng có thể xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trong trường hợp khi xét nghiệm men gan tăng, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, chế độ ăn uống tăng hoa quả, tăng đạm, hạn chế mỡ.

Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm do đó việc phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ là rất cần thiết. Các bà mẹ bị viêm gan B cần hết sức lưu ý, hiểu về căn bệnh này và sự lây nhiễm của nó để có các biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho con.

Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan B Thì Nên Làm Thế Nào?

I. Phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ điều trị bằng thuốc kháng virut thì lúc nào có thể mang thai?

Thí nghiệm động vật chưa phát hiện loại thuốc này ảnh hưởng tới thai nhi và sinh dục, nhưng với con người có nị nguy hiểm không, chưa có tài liệu nào nói rõ. Thông thường cho rằng sau khi ngừng uống thuốc kháng virut được ½ năm thì mang thai mới coi là an toàn.

Có tài liệu cho rằng, hệ số tử vong chứng viêm gan B mạn tính trong thời kỳ mang thai sẽ gấp 3 lần so với người bị viêm gan không mang thai. Gan là khí quan điều tiết sự thay thế và giải độc, với phụ nữ bị mang thai thì gan phải gánh vác nặng nề hơn, nhất là ở cuối kỳ mang thai di sự thay cũ đổi mới thịnh vượng, nhiệt lượng cần dùng hằng ngày tăng 20% so với bình thường, nhu cầu các chất sắt, calci, protein và vitamin cũng tăng lên đáng kể. Nếu do gan viêm mà dẫn tới ăn uống không ngon, chán dầu mỡ, hơn nữa người mang thai bị nôn mửa, làm cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể kém đi, nhất là thiếu protein, càng dễ làm cho gan bị tổn thương. Ngoài ra việc hô thấp, bài tiết của thai nhi phải dựa vào mẹ, thế tất làm cho gan của mẹ phải gánh chịu nặng nề hơn. Như phụ nữ mang thai mắc chứng gan B mạn tính mà năng lực thay thế của gan tốt và công năng gan tương đối ổn định, thông thường cho rằng mang thai không ảnh hưởng tới người mang thai, chỉ cần nghỉ ngơi và dinh dưỡng thì sẽ không biến thành viêm gan B loại nặng. Nhưng loại người bệnh này vẫn thuộc về mang thai nguy hiểm cao, cần được thầy thuốc theo dõi chặt chẽ trong thời kỳ mang thai, đến khi sắp sinh phải vào viện, sinh đẻ ở đấy, đề phòng phát triển thành viêm gan loại nặng. Còn người mang thai bị gan B mạn tính có chứng viêm gan hoạt động rõ rệt, thì không thích hợp tiếp xúc mang thai, để phòng ngừa phát sinh viêm gan loại nặng.

III. Phụ nữ mang thai bị viêm gan B mạn tính có thể uống những loại thuốc bảo vệ gan gì?

Phụ nữ bị gan B mạn tính trong thời kỳ mang thai, cần hết sức giảm bớt sử dụng các loại thuốc, nhưng nếu công năng gan khác thường, vẫn phải tự suy tính tích cực tiến hành điều trị bảo vệ gan. Hiện nay có tư liệu chứng nhận, thuốc sử dụng an toàn có đường gluco, vitamin C, vitamin K, thuốc bổ gan, acit amin, có một số thuốc đông y chế sẵn như thùy bồn thảo, ích gan linh cũng có thể dùng được. Hiện nay nhiều thuốc bảo vệ gan có đủ an toàn với thai nhi đang còn chờ nghiên cứu, nói chung không nen sử dụng, nhưng đàn bà mang thai đừng lo không có thuốc để dùng. Trên thực tế tác dụng thuốc bảo vệ gan rất hạn chế. Điều trị tổng hợp giữa nghỉ ngơi với tăng cường dinh dưỡng, có thể làm cho bệnh tình số lớn người phụ nữ mang thai được cải thiện, người bị gan B mạn tính trong thời kỳ mang thai tốt nhất nên đến sản khoa chuyên môn bệnh gan để khám, thầy thuốc ở đấy sẽ cân nắc một cách toàn diện bệnh gan và tình hình mang thai của bạn mà định ra phương án điều trị tổng hợp.

Về y học gọi là truyền bá mẹ con, hiện nay cho rằng chủ yếu truyền bá những con đường sau đây:

(1) Người mang thai trong quá trình sinh đẻ đem virut gan B truyền nhiễm cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh qua con đường sinh đẻ dễ bị rách niêm mạc trên da hoặc hút huyết của mẹ có chứa virut gan B, nước ối và chất phân tiết ở âm đạo mà bị nhiễm, thường chiếm 80% ca mẹ truyền qua còn.

(2) Ngoài ra một số ít bị lây nhiễm trong tử cung virut gan B xuyên qua nhau thai mà truyền nhiễm cho thai nhĩ, gọi là truyền bá ở tử cung, chiếm 5% – 15% ca mẹ truyền sang con, nhưng những trường hợp ít thấy.

Theo Healthplus.vn

Một Số Điều Cần Biết Đối Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan B

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc với máu, các chất dịch cơ thể hoặc qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể truyền bệnh sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.

1. Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Virus rất dễ lây nhiễm và dễ dàng xuyên qua da bị tổn thương hoặc trong các mô mềm như mũi, miệng và mắt. Viêm gan B có thể lây qua quá trình sinh nở do bệnh lây qua máu.

2. Ảnh hưởng của viêm gan B mạn tính trên thai kỳ

3. Ảnh hưởng của thai kỳ trên bệnh gan

Những thay đổi miễn dịch, chuyển hóa và huyết động xảy ra trong khi mang thai có khả năng làm xấu đi hoặc làm lộ rõ bệnh gan nền. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan có thể khó khăn trong quá trình mang thai do những thay đổi sinh lý bình thường có thể lẫn với các biểu hiện lâm sàng của bệnh gan mạn tính. Bệnh nhân xơ gan tiến triển ít khi có thai, vì những bệnh nhân này thường giảm khả năng sinh sản do chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng. Phụ nữ xơ gan giai đoạn đầu dễ có thai hơn. Điều quan trọng là phải xác định và theo dõi những bệnh nhân này, vì họ có nguy cơ đáng kể bị các biến chứng chu sinh và kết cục xấu cho mẹ và thai nhi, bao gồm: tăng huyết áp thai kỳ, nhau bong non, chảy máu do phình tĩnh mạch, xơ gan mất bù, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhiễm trùng trong tử cung, sinh non và thai chết lưu. Nhiễm viêm gan B trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén.

4. Làm cách nào để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm viêm gan B?

Đối với các phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ. Cần liên hệ ngay với bác sỹ chuyên khoa trước khi có thai, khi có thai, sau khi sinh nở để được tư vấn và điều trị./.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

Xử Trí Nhiễm Virus Viêm Gan B Ở Phụ Nữ Mang Thai

Xử trí phụ nữ mang thai HBsAg dương tính vẫn dựa vào e-markers.Có các bằng chứng thuyết phục rằng 1 liều globulin miễn dịch viêm gan B sớm nhất có thể sau sinh , cùng với 1 đợt vaccine HBV làm giảm rõ rệt nguy cơ người lành mang trùng ở những đứa trẻ sinh ra từ mẹ HBeAg dương tính.Mẹ mang thai với HBeAg dương tính có nồng độ HBV DNA trên 107/mL trước tuần 32 cần đánh giá chuyên khoa để xem xét điều trị kháng virus, vì điều này giúp giảm nguy cơ lây truyền cho trẻ sau này.Không có các bằng chứng thuyết phục để hỗ trợ việc sử dụng globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B ở các đứa trẻ có mẹ anti-HBe dương tính. Không có tình trạng mang trùng mạn tính khi những đứa trẻ này được điều trị với vaccine HBV lũy tiến.Phụ nữ không có e-marker (HBeAg và anti – Hbe âm tính) nên được xử trí tương tự phụ nữ mang thai HBeAg dương tính.

I.GIỚI THIỆU

Lây truyền thẳng đường mẹ-con của virus HBV chiếm khoảng 35-40% nhiễm trùng mạn tính toàn thế giới. Lây truyền thẳng có thể xảy ra trong giai đoạn chu sinh, trong quá trình sinh hay ngay sau sinh, mặc dù phần lớn lây truyền diễn ra trong chuyển dạ và sinh con. Lây nhiễm từ mẹ HBeAg dương tính trong giai đoạn này thường dẫn đến tình trạng mang trùng mạn tính.

II.XỬ TRÍ PHỤ NỮ MANG THAI CÓ HBsAg DƯƠNG TÍNH

Việc nhất trí trên lý thuyết rằng xử trí phụ nữ mang thai lây nhiễm mạn tính là dựa vào sự xuất hiện của HBeAg hoặc anti-HBe. Với nhiều kinh nghiệm tích lũy từ việc định lượng thường quy HBV DNA, khuyến cáo này có thể thay đổi. Nếu mẹ có HBeAg dương tính và không được miễn dịch dự phòng, trên 85% khả năng là con sẽ nhiễm trùng mạn với HBV. Nếu mẹ dương tính với anti-HBe và không có miễn dịch dự phòng, dưới 5% con sinh ra sẽ nhiễm trùng mạn với HBV. Tuy nhiên, trẻ sinh ra từ mẹ anti-HBe dương tính thường có nguy cơ viêm gan HBV cấp và hoại tử, mặc dù điều này hiếm nhưng tỷ lệ tử vong lên đến 75%. Miễn dịch thụ động và chủ động cho trẻ có mẹ HBeAg dương tính thường đưa đến kết quả là giảm 90% nguy cơ lây truyền thẳng xuống còn khoảng giữa 1.1% và 15%. Mức dao động này có vẻ phản ánh sự dung nạp khác nhau với chương trình theo dõi vaccine được khuyến cáo. Khi liều tích lũy HBV được bắt đầu trong vòng 24 tiếng sau sinh cho trẻ có mẹ anti-HBe dương tính, lây truyền thẳng giảm còn ít hơn 1% với sự giảm đáng kể nguy cơ viêm gan cấp hoại tử.

III.MIỄN DỊCH VỚI GLOBULIN MIỄN DỊCH VIÊM GAN B (HBIG) VÀ VACCINE VIÊM GAN B

Hiệu quả của miễn dịch thụ động với HBIG là ngay lập tức và kéo dài từ 3 đến 6 tháng, tuy nhiên do giá cả đắt nên không được phổ biến ở các nước với tỷ lệ hiện mắc HBV thấp. Cũng như tất cả các chế phẩm máu từ người, nó chứa đựng nguy cơ tiềm tàng việc lây truyền tác nhân gây bệnh, cả những tác nhân đã được biết đến (chủng bệnh CJ mới) và các loại chưa được phát hiện. Đối với những đứa trẻ sinh ra từ mẹ HBeAg dương tính, việc tiêm HBIG đi kèm với 1 đợt vaccine giảm thiểu nguy cơ truyền thẳng hơn là sử dụng vaccine đơn độc. Tuy nhiên, mặc cho dự phòng vaccine thụ và chủ động đã được sử dụng theo phương thức đúng đắn, không phải tất cả lây truyền thẳng đều được dự phòng. Trong số 235 đứa trẻ sinh ra từ mẹ HBeAg dương tính ở Hồng Kông, 20% trong nhóm được nhận 1 liều HBIG và vaccine bị HBsAg dương tính vào năm 3 tuổi, và 35% số đứa trẻ được nhận liều vaccine lũy tiến bị HBsAg dương tính vào năm 3 tuổi so với 73% HBsAg dương tính trong nhóm chứng. Trong khi một số nhiễm trùng không lây truyền thẳng, lợi ích của HBIG ngay sau sinh ở trẻ có mẹ HBeAg dương tính là rõ ràng. Một chương trình tiêm chủng vaccine HBV cho trẻ sơ sinh trong 10 năm (1982-1992) ở Hà Lan cung cấp thêm các bằng chứng, trong số 705 đứa trẻ sinh ra từ mẹ có HBeAg dương tính, 8 (1.1%) trở nên HBsAg dương tính mặc dù có miễn dịch dự phòng thụ động và chủ động, không có khác biệt rõ ràng được tìm thấy giữa 2 nhóm nhận 1 hoặc 2 liều HBIG. Trong số 140 đứa trẻ sinh ra từ mẹ HBeAg dương tính ở Hong Kong, 6.8% đứa trẻ được nhận tiêm chủng thụ động và chủ động trở nên mang trùng mạn tính so với 21.0% ở nhóm chỉ nhận vaccine đơn thuần (với 73.2% mang trùng mạn tính ở nhóm chứng).

V.SỬ DỤNG HBIG Ở NHỮNG ĐỨA TRẺ MÀ MẸ DƯƠNG TÍNH VỚI ANTI-HBe

Một bài đánh giá Cochrane không xác định được bất kỳ thử nghiệm nào được tiến hành đúng mức về vấn đề thêm HBIG vào vaccine ở những đứa trẻ có mẹ anti-HBe dương tính. Nó đã không xác định được bằng chứng về vai trò của nồng độ anti-HBe dương tính trong việc hỗ trợ can thiệp trên mức tiêm chủng chủ động. Một nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy, 94 đứa trẻ nhận 1 liều HBIG và 1 đợt vaccine lũy tiến; 2 đứa trẻ có HBsAg dương tính vào 2 tháng tuổi, nhưng cả hai đều hết nhiễm trùng vào 7 tháng tuổi. Một nhóm khác gồm 122 đứa trẻ chỉ được nhận 1 đợt vaccine lũy tiến; 1 trẻ có HBsAg dương tính vào 2 tháng tuổi, nhưng 1 lần nữa lại hết nhiễm trùng vào 7 tháng tuổi. không 1 ai trong số 122 đứa trẻ chỉ nhận liều vaccine trở nên mang trùng mạn tính với HBV. Trong số 125 đứa trẻ Việt Nam sinh ra từ mẹ anti-HBe dương tính mà chỉ được nhận vaccine, không 1 đứa trẻ nào trở thành mang trùng mạn tính. Trong số 88 đứa trẻ sinh ra từ mẹ HBeAg dương tính, 12 đứa trở nên nhiễm trùng mạn tính mặc dù được tiêm chủng chủ động. Cuối cùng, trong số 125 đứa trẻ Anh Quốc từ mẹ anti-HBe dương tính được nhận vaccine, không 1 ai trở nên nhiễm trùng mạn tính. Trong 21 trường hợp sinh ra từ mẹ HBeAg dương tính, 6 đứa trở nên mang trùng mạn tính. Việc sử dụng HBIG ở những trẻ nhẹ hơn 1.5kg mà mẹ anti-HBe dương tính, mặc dù được sử dụng trong phác đồ, lại không dựa trên bằng chứng.

VI.XỬ TRÍ MẸ KHÔNG CÓ E-MARKERS

Khoảng 1% mẹ có HBsAg dương tính có HBeAg và anti-HBe âm tính. Hiện nay, nhóm này được khuyến nghị điều trị như nhóm mẹ có HBeAg dương tính.

Hình 1: Phác đồ xử trí mẹ mang thai HBsAg dương tính. Phác đồ này được phát triển theo 1 cuộc họp đồng thuận giữa Hiệp Hội Viêm Gan Virus Anh Quốc vào hè 2008. Nó trình bày 1 cách tiếp cận đối mẹ mang thai HBsAg dương tính.