Ngay cả những thuốc không kê đơn phổ biến khi sử dụng ở đối tượng này cũng có nguy cơ gây ra những tác dụng không mong muốn.
Trong đó, paracetamol (Hapacol) là một thuốc giảm đau, hạ sốt vô cùng quen thuộc với nhiều người và được xem là khá an toàn khi dùng đúng liều lượng.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu mẹ cho con bú có uống được hay không. Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Thuốc paracetamol là gì?Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn được sử dụng rất phổ biến. Cơ chế hoạt động chính xác của thuốc vẫn chưa được biết đến.
Thuốc paracetamol thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt. Thuốc giúp giảm đau trong trường hợp viêm khớp nhẹ nhưng sẽ không có tác dụng đối với viêm và sưng trong khớp.
Thuốc cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác do bác sĩ chỉ định mà không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không?Thuốc paracetamol (Hapacol) là một lựa chọn tốt để giảm đau và hạ sốt cho người mẹ đang cho con bú bị cảm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện có paracetamol trong sữa của mẹ đang cho con bú nhưng với lượng rất nhỏ.
Một nghiên cứu khác thu thập nước tiểu trong 1-3,5 giờ sau khi bú ở 6 trẻ sơ sinh từ 2-6 ngày tuổi. Những đứa trẻ này có mẹ đã sử dụng 1-2g paracetamol từ 2-4 giờ trước khi cho con bú.
Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh đào thải trung bình 401mcg paracetamol và các chất chuyển hóa của nó qua nước tiểu trong khoảng thời gian trên.
Tốt hơn hết, bạn chỉ nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn và tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo.
Bạn có thể hỏi ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ hay tham khảo thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Tác dụng phụBên cạnh tác dụng chữa trị các triệu chứng đau, sốt thì paracetamol cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Mặc dù tất cả tác dụng phụ này không phải sẽ luôn xảy ra nhưng nếu phát hiện, bạn sẽ cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp đã được ghi nhận như:
Phân có máu hoặc đen như hắc ín
Nước tiểu có máu hoặc đục màu
Sốt có hoặc không có ớn lạnh (tình trạng này không xuất hiện trước khi sử dụng thuốc điều trị)
Đau ở lưng dưới hoặc đau một bên
Có các đốm đỏ xuất hiện trên da
Phát ban, mề đay hoặc mẩn ngứa
Đau họng (không xuất hiện trước khi điều trị và không được gây ra bởi tình trạng đang được điều trị)
Có vết lở, loét hoặc các đốm trắng trên môi hay bên trong miệng
Lượng nước tiểu giảm đột ngột
Chảy máu bất thường hoặc bầm tím
Mệt mỏi bất thường
Mắt hay da có màu vàng
Nếu sử dụng quá liều paracetamol hoặc nghi ngờ ngộ độc paracetamol bạn có thể biểu hiện các triệu chứng dưới đây và tốt nhất hãy đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời:
Tác dụng phụ được ghi nhận ở trẻ sơ sinh bú mẹTình trạng phát ban nổi sần ở phần thân trên và mặt của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể là do paracetamol có trong sữa mẹ gây ra.
Hai báo cáo khác lại cho thấy 14 phụ nữ cho con bú sau khi uống paracetamol hoặc tiền dược của thuốc này và không thấy tác dụng phụ trên con của họ.
Cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm paracetamol phối hợpMột số biệt dược chứa paracetamol trên thị trường được kết hợp với các hoạt chất khác, chẳng hạn như codein.
Vậy nên, bạn cần đọc kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
Tủ thuốc gia đình cần có gì? 9 cách hạ sốt nhanh cho trẻ em
Tham khảo:
Can I take paracetamol while I’m breastfeeding? https://www.nhs.uk/common-health-questions/medicines/can-i-take-paracetamol-while-i-am-breastfeeding/
Acetaminophen use while Breastfeeding. https://www.drugs.com/breastfeeding/acetaminophen.html