Xông hơi là phương pháp chăm sóc sức khỏe, thư giãn… quen thuộc, đặc biệt đây là liệu pháp dưỡng da được các chị em yêu thích. Như chúng ta đã biết thì xông hơi chính là sử dụng hơi nóng để tác động lên cơ thể, điều này khiến thân nhiệt cơ thể rất cao. Với người khỏe mạnh bình thường thì sẽ rất tốt vì nó giúp thư giãn, giảm đau cơ… đẩy các độc tố ra ngoài đồng thời tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm bám trên da. Thế nhưng với các mẹ bầu thì nên cẩn thận với nhiều rủi ro có thể gặp phải!
1. Lỡ xông hơi khi mang thai có làm sao không?
Các rủi ro có thể gặp phải nếu xông hơi khi mang thai đó là:
Xông hơi là liệu pháp sử dụng hơi nước nóng nên sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, có thể phá hủy các tế bào, từ đó ngăn cản quá trình cung cấp oxy cho em bé. Dễ dẫn đến sảy thai, thai nhi bị chết trong bụng mẹ nếu xông ở nhiệt độ 39- 40 độ C.
Khi nhiệt độ cơ thể người mẹ trên 38 độ C, thai nhi rất dễ bị khuyết tật ống thần kinh và mất nước trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Sau 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai xông hơi sẽ có thể ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị dị dạng, vẹo cột sống, xương khớp.
Áp lực của hơi nước nóng kết hợp với không gian bí bách, kín mít khi xông có thể làm xuất hiện tình trạng chóng mặt, ngạt thở, thậm chí tụt huyết áp, ngất xỉu, nguy hiểm tới tính mạng. Đồng thời, việc huyết áp bị tụt làm ảnh hưởng tới quá trình cung cấp máu cho thai nhi.
Xông hơi khiến nhịp tim tăng lên, cơ thể đốt cháy calo nhiều hơn bình thường làm cho cơ thể bị mất nước, xuất hiện tình trạng mệt mỏi, kiệt sức. Đặc biệt, xông hơi nhiều còn khiến da bị khô ráp, nếp nhăn xuất hiện gây ám ảnh cho chị em phụ nữ.
PGS.TS Vương Tiến Hòa – Bệnh viện Phụ sản Trung ương, xông hơi giải cảm là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả khá tốt. Thế nhưng, đối với phụ nữ mang thai, việc này lại có thể gây hại. Vì vậy, với phụ nữ mang thai dù ở tháng nào cũng tuyệt đối không được xông hơi hay dùng lá xông giải cảm, gây nguy hiểm tính mạng em bé trong bụng”. Bác sĩ cũng chia sẻ thêm rằng các việc giải cảm cho phụ nữ mang thai, việc bấm huyệt, xoa bóp, cạo gió với bà bầu cũng cần phải tránh. Bởi lẽ, việc này có thể làm kích thích tử cung dẫn đến sẩy thai hoặc gây nguy hiểm cho thai nhi.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được xông hơi vì có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai. Lương y phân tích: “Khi xông hơi, phụ nữ mang thai phải ngồi trong chăn kín và chịu sức nóng rất lớn từ nồi nước xông. Điều này làm nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên kéo theo tình trạng nước ối cũng nóng dần, không tốt cho bào thai. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, nguy cơ sẩy thai là rất lớn”.
Bà bầu cần chú ý giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt, khi ra khỏi nhà cần mặc ấm, quàng khăn, đeo găng tay, đi tất chân đầy đủ. Bên cạnh đó, kết hợp tập luyện các bài tập đơn giản như yoga, đi bộ… để tăng cường sức đề kháng.
Phụ nữ khi mang thai luôn có tâm lý lo sợ các loại mỹ phẩm sẽ gây hại cho em bé nên đã bỏ luôn công đoạn chăm sóc da trong suốt thai kỳ. Trong đó, quá trình mang thai còn làm thay đổi nội tiết tố. Đây là 2 nguyên nhân chính khiến cho da ngày càng sạm đi và xuất hiện nhiều mụn. Bên cạnh đó thì mẹ còn dễ bị cảm cúm do cơ thể lúc này yếu ớt hơn so với bình thường, trong đó triệu chứng ngạt mũi là khiến các mẹ khó chịu nhất.
Bước 1: Chuẩn bị
Công thức 1: Xông mặt với lá tía tô, kinh giới
Cách xông này có tác dụng rất tốt trong việc trị ngạt mũi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cũng như điều trị mụn. Cả 2 nguyên liệu này đều là gia vị trong các bữa ăn hàng ngày nên việc tìm mua rất dễ, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Đây là công thức hiệu quả mà ai cũng biết đến, có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và trị mụn cũng như giải cảm cực tốt nhờ các tinh chất trong củ gừng và sả. Cách làm này còn giúp chống lão hóa và làm da trắng hồng tự nhiên.
Chị em có thể lựa chọn một trong hai công thức trên để tiến hành xông. Nguyên liệu rồi rửa sạch để ráo nước, có thể ngâm qua nước muối pha loãng cho sạch.
Gừng đập dập hoặc thái lát đều được, chanh thái lát, sả đập dập. Các loại lá thì có thể vò dập để dễ dàng tan các tinh chất ra nước.
Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nước đun sôi trong 5 phút.
Vệ sinh da mặt bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt thiên nhiên, dành cho mẹ bầu.
Có thể cho nước ra bát to hoặc để cả trong nồi đều được. Đặt nước trước mặt rồi dùng khăn tắm to trùm kín đầu vừa để hơi nước tập trung vào vùng mặt vừa tránh bị thoát hơi ra ngoài.
Ngồi xông trong khoảng 5 – 10 phút là được.
Kết thúc quá trình xông thì dùng khăn sạch thấm khô mặt rồi nghỉ ngơi. Đợi khoảng 5 phút rửa lại mặt rồi bôi kem dưỡng ẩm để dưỡng da.
2. Một số lưu ý khi bà bầu xông mặt
Khi xông các mẹ nhớ lưu ý những điều sau đây nha:
Quá trình xông nếu thấy có khó chịu gì cần dừng ngay lại và đi khám kiểm tra ngay
Chú ý nhiệt độ nước và để mặt cách nước khoảng 30- 40cm để tránh làm bỏng da.
Chỉ thực hiện mỗi tuần 1- 2 lần, không nên lạm dụng phương pháp này
Làm sạch da trước xông mặt để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da. Như thế sẽ tăng hiệu quả và tránh chất bẩn thấm ngược vào da
Dùng khăn mềm thấm hết nước đọng trên da. Nghỉ ngơi một lát cho da mặt bớt nóng rồi rửa lại bằng nước sạch. Việc này sẽ giúp da không da săn chắc, không bị chảy sệ và sốc nhiệt
Sử dụng nguyên liệu sạch, chọn tinh dầu đúng loại tránh bị kích ứng da
Như vậy chúng ta đã có được lời giải đáp cho vấn đề phụ nữ mang thai có được xông hơi và c ách xông da mặt cho bà bầu. Chúc các mẹ sẽ chọn được cho mình cách xông phù hợp cũng như thực hiện an toàn.