Phụ Nữ Mang Thai Ăn Gì Tốt Nhất Sức khỏe của phụ nữ mang thai phải hết sức chú trọng. Vì vậy ăn gì để tốt cho sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu. Đậu phụ, súp lơ xanh, sữa chua… rất giàu vitamin C, axit folic và canxi – cần thiết cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. 1. Nước cam Trong các loại đồ uống thì nước cam tươi giữ vị trí quán quân do chứa nhiều dưỡng chất. Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.Cách dùng: Bạn nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc bạn uống cách một ngày, bạn lại nghỉ một ngày cho đỡ chán. Bạn nên hạn chế các loại nước cam đóng hộp dù chúng được giới thiệu là nước cam tươi nguyên chất. Các loại nước hoa quả đóng hộp đều được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng. 2. Sữa chua Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Cách dùng: Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính. 3. Mật ong Mật ong là một sản phẩm quý giá của tự nhiên giúp chăm sóc sắc đẹp cho mọi người, có thể bổ từ trong và dưỡng từ ngoài đều tốt. Đối với phụ nữ mang thai mật ong là một thức uống quý giá và bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ và thai nhi. Cách dùng: Thai phụ không được uống mật ong sống bởi vì trong mật ong sống có thể có vi sinh vật hoặc khi cất giữ có thể mật ong đã bị nhiễm khuẩn. Thai phụ nếu sử dụng mật ong sống dễ sinh bệnh tật, đau bụng. Vì vậy khi uống bạn nên hòa mật ong với nước đun sôi để uống vừa phát huy được tác dụng của mật ong vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thì không nên sử dụng mật ong vì trong thành phần dinh dưỡng của mật ong có chứa hàm lượng đường rất cao. 4. Súp lơ xanh Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ. Cách dùng: Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được. 5. Đậu phụ Đậu phụ được chế biến từ nguyên liệu chính là đậu tương nên rất phong phú protein, chất sắt, folate, canxi và kẽm, rất cần thiết cho sự phát triển của em bé. Cách dùng: Đậu phụ là loại thực phẩm phổ biến và an toàn nên bạn có thể dùng theo nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, các sản phẩm từ đậu tương như sữa đậu nành… cũng rất tốt cho thai phụ. 6. Thịt bò Loại thịt này chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, kẽm và đặc biệt là colin (một chất kích thích não bộ thai nhi phát triển). Tuy nhiên, thịt bò cũng chứa nhiều cholesterol, vì vậy, bạn nên ăn điều độ để tránh tăng lượng cholesterol trong máu. Cách dùng: Thịt bò chế biến theo cách nào cũng rất giàu dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng. Bạn tuyệt đối nên tránh các món làm bằng thịt bò tái hoặc các món thịt bò đi kèm với nhiều loại gia vị cay, nóng. Mỗi tuần bạn nên dùng 2-3 bữa thịt bò. 7. Khoai lang Khoai lang là loại thức ăn bình dân giàu vitamin C, folate, photpho và được xem như liều thuốc nhuận tràng hữu ích cho nhóm thai phụ mắc táo bón. Cách dùng: Bạn có thể ăn vài ba củ khoai lang luộc (hoặc nướng, hấp) mỗi tuần nhưng tuyệt đối tránh khoai lang sống. 8. Trứng gà Trứng gà là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể, cải thiện trí nhớ, giúp đầu óc tỉnh táo, thúc đẩy tế bào gan tái sinh. Cách dùng: các bà mẹ tương lai không nên ăn trứng gà sống bởi dễ gây lây nhiễm vi khuẩn, hơn nữa cũng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.Có nhiều cách chế biến trứng gà, nhưng cách nấu nào đem lại nhiều dinh dưỡng nhiều nhất? Luộc trứng gà cung cấp 100% dinh dưỡng, xào trứng là 97%, chiên rán là 98%, đánh với sữa và nước sôi là 92%, ăn sống là 30 – 50%. Người sắp làm mẹ cần chú ý, không nên ăn trứng luộc trong nước trà, vì trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày đường ruột.
Phu Nu Mang Thai Khong Nen Lam Gi / TOP 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Phu Nu Mang Thai Khong Nen Lam Gi được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Phu Nu Mang Thai Khong Nen Lam Gi hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Download Ba Bau Khong Nen An Dua Hau Uop Lanh
Bà bầu không nên ăn dưa hấu ướp lạnh Các chuyên gia cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hấu, đặc biệt trong những ngày hè oi bức, nhưng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, cũng không nên ăn quá nhiều. Quan niệm dân gian cho rằng bà bầu không nên ăn dưa hấu nếu không muốn bị… sảy thai. Đứng trên góc độ khoa học hiện đại, dưa hấu là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè. Vậy, nên nhìn nhận thế nào cho đúng? Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. 94% dưa hấu là nước, do đó, loại quả này đặc biệt được yêu thích trong ngày hè với chất dinh dưỡng và tính giải nhiệt của nó. Vitamin A, B, C,Dl; protein, chất xơ, đường, kali, axitamin … đều có trong dưa hấu, có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh nhiệt miệng mùa hè, lợi tiểu, giảm stress… Với nhiều lợi ích như vậy, dưa hấu có ích cho bà bầu hay không? Các chuyên gia cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hấu, dưa hấu cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén. Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưa hấu còn giúp kích thích tuyến sữa, có lợi cho mẹ và bé sau này. Tuy nhiên bà bầu không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, và cũng không nên ăn quá nhiều. Trước và sau khi sinh, ăn dưa hấu sẽ giúp mẹ bổ máu, tăng cường sinh lực. Lượng đường trong dưa bổ sung lượng đường cho cơ thể, với những phụ nữ mới sinh, sẽ giúp bà bầu giảm bớt tình trạng bí tiểu, mất nước… Không nên ăn nhiều dưa hấu ướp lạnh Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường. Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.
Ba Bau Nen Kieng Gi, Bà Bầu Nên Kiêng Gì Cho Đúng
Ba bau nen kieng gi, bà bầu nên kiêng gì cho đúng, bà bầu kiêng ăn, bà bầu kiêng để giữ sức khỏe, bà bầu kiêng như thế nào
Dưới đây là 25 loại thực phẩm mẹ bầu tuyệt đối kiêng cử khi mang thai.
1. Bà bầu không được uống nước ép hoa quả tươi mua sẵn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.
2. Bà bầu không được ăn thịt chưa nấu chín trong suốt thai kỳ
Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.
3. Bà bầu không được ăn phô mai tươi và phô mai loại mềm trong suốt thai kỳ
Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
4. Bà bầu không được ăn thịt gia cầm sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.
5. Mẹ bầu không được ăn Cá có chứa thủy ngân trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ
Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.
6. Bà bầu không được ăn Sushi trong suốt thai kỳ
Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
7. Bà bầu không được ăn bánh có trứng sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng – trứng đánh bông mà không qua nướng chín.
8. Bà bầu không được ăn Salad trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích… Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.
9. Mẹ bầu không được ăn Thịt nguội và xúc xích trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ
Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.
10. Mẹ bầu không được ăn Rau củ quả chưa rửa
Mang thai không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.
11. Mẹ bầu không được ăn Rau mầm
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.
12. Mẹ bầu không được ăn Pate
Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.
13. Mang thai không được ăn động vật có vỏ sống
Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.
14. Mang thai không được ăn hải sản hun khói trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
15. Mang thai không nên uống sữa chưa được tiệt trùng
Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.
16. Mang thai nên kiêng ăn đồ buffet
Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.
17. Mang thai không nên ăn dưa muối
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.
Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
18. Bà bầu không kiêng ăn gừng héo trong 3 tháng đầu mang thai
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
19. Mang thai không nên uống caffein
Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.
20. Mang thai không nên uống đồ uống có cồn
Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng…
21. Mang thai nên kiêng ăn giá đỗ không có rễ
Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.
22. Bà bầu không nên ăn măng tươi trong suốt 9 tháng thai kỳ
Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.
23. Sắn (khoai mì)
Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ. Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước ít nhất 1 giờ, trong khi luộc không được đậy nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.
24. Mang thai không nên ăn củ dền
Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người. Củ dền có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em dễ gây ngộ độc… Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng củ dền ở phụ nữ mang thai.
25. Khi mang thai, không nên để thức ăn vào túi – hộp xốp
Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ.
Trên đây là tổng hợp 25 loại thực phẩm mà bà bầu cần kiêng kỵ trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu hãy lưu ý lựa chọn thức ăn sao cho tốt cho mẹ và tốt cho cả thai nhi nữa nhé.
Ba bau nen kieng gi, bà bầu nên kiêng gì cho đúng, bà bầu kiêng ăn, bà bầu kiêng để giữ sức khỏe, bà bầu kiêng như thế nào
Có an toàn không khi làm chuyện ấy?
Trong thực tế, quan hệ tình dục an toàn với hầu hết phụ nữ ở phần lớn thời gian thai nghén và điều băn khoăn thường chỉ là quan hệ tình dục ở tư thế nào là thích hợp. Tuy nhiên, cũng cần biết đến một số điều kiện có nguy cơ.
Khi thai nghén đang có nguy cơ cao bị chuyển dạ sớm thì không nên có quan hệ tình dục và có khoái cực (xuất tinh) vì trong tinh dịch có chất gây co bóp tử cung. Vì thế người chồng nên mang bao cao su trong suốt thời gian vợ có thai, đồng thời cũng để phòng nhiễm khuẩn. Tuy quan hệ tình dục không gây ra vỡ màng ối sớm nhưng nếu ra nước vào những tháng cuối thì cũng cần kiêng quan hệ tình dục để phòng nhiễm khuẩn cho thai. Vậy nên tránh quan hệ tình dục trong những trường hợp sau: Khi có ra máu không rõ nguyên nhân và có tiền sử sảy thai, có dấu hiệu song thai, rau tiền đạo, có bệnh sử hoặc tật hở eo tử cung, đã có tiền sử đẻ non, ra huyết (chảy máu) một vài lần trong thai kỳ, tiền sử vỡ ối sớm, bị nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ (biểu hiện nôn nhiều…), kèm theo cao huyết áp động mạch…
Tần suất “yêu” khi mang thai?
Có thai lần đầu dễ bị giảm ham muốn tình dục vì trạng thái buồn nôn, mệt mỏi, cơ thể nặng nề. Vào giai đoạn sau của thai nghén, nhiều phụ nữ mới tăng dần ham muốn tình dục do cơ thể đã thích nghi với những thay đổi về hormon và tăng thể tích máu, vú nhạy cảm hơn và tăng khoái cảm. Cũng có một số ít phụ nữ chuẩn bị làm mẹ cảm thấy hoàn toàn không ham muốn nữa nhưng có ai đó ngược lại thì cũng chẳng có gì lạ.
Thai kỳ của phụ nữ có thể chia làm ba giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Từ tháng đầu mang thai đến tháng thứ 3. Trong thời điểm này, sự đòi hỏi sinh lý và nhu cầu thoã mãn tình dục có dao động lên đôi chút, do về tâm lý được an định hơn trong đời sống gia đình. Tuy nhiên đa số phụ nữ mang thai ba tháng đầu đều có biểu hiện nôn nghén, mệt mỏi, kém hứng thú.
– Giai đoạn 2: Khoảng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của kỳ mang thai. Đa số thai phụ có tăng cường độ thỏa mãn và sự đòi hỏi hơn mức bình thường đôi chút, do tâm lý được ổn định. Đặc biệt có một số người, nhu cầu về thỏa mãn tình dục tăng cao gần gấp đôi hơn trước thời kỳ mang thai.
– Giai đoạn 3: Kể từ tháng thứ bảy đến cuối thai kỳ. Trong khoảng thời gian này, do nhiều yếu tố tác động và bản năng bảo vệ của người mẹ nên nhu cầu đòi hỏi về tính dục gần như mất hẳn sự ham muốn trong sinh hoạt ân ái.
Quan hệ tình dục khi mang thai có làm ảnh hưởng tới em bé không?
Nhiều cặp vợ chồng thường có tâm trạng lo lắng, rằng việc giao hợp trong thời điểm trước khi sinh sẽ gây nên ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, thậm chí khiến em bé chào đời sớm (sinh non). Tuy nhiên, xét về mặt y khoa thì đó là những suy đoán và những lo lắng hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Nếu trong suốt quá trình thai nghén cả vợ hoặc chồng và thai nhi đều không gặp phải bất kỳ rắc rối hay phiền toái nào thì việc “yêu đương” ấy trong thời kỳ thai nghén đều có thể an toàn. Thậm chí, đôi khi việc đạt đến cực khoái của bạn trong khi giao hợp có khả năng gây nên co bóp mạnh ở tử cung, cũng sẽ không dẫn đến nguy cơ sinh non.
Người chồng và cả người vợ cần biết rằng bộ phận sinh dục nữ, khi có thai chứa nhiều máu hơn và có khuynh hướng to lên, mềm ra, dễ giãn rộng hơn và sâu hơn, song khi có kích thích tình dục thì âm đạo vẫn tiết dịch nhầy làm trơn niêm mạc và cổ tử cung thì vẫn đóng kín. Dương vật không có khả năng đụng chạm được tới bào thai. Tinh dịch vẫn chỉ chứa đựng trong các túi cùng sau mà không thể thấm vào trong tử cung được do cổ tử cung đã bị nút nhầy đóng chặt rồi.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: Nếu bạn thấy xuất hiện những biểu hiện sau trong thời kỳ thai nghén, thì cần dừng ngay việc quan hệ tình dục và đi gặp ngay bác sĩ sản khoa và tình dục học: có dấu hiệu sinh sớm, ra huyết nơi âm đạo, bị chuột rút nhiều lần, cổ tử cung yếu (hở eo), biểu hiện triệu chứng của bệnh phụ khoa nào đó (đau, khó chịu vùng phần phụ, ra huyết ít/ nhiều…).
Vấn đề kiêng hay không là do người thai phụ quyết định phải dựa trên cơ sở hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa và với người chồng, tránh việc giao hợp quá sâu và tránh kích thích âm đạo quá mức, tránh những tư thế đè nén vào tử cung và chú trọng vệ sinh cơ thể cho thai phụ. Hãy giữ lửa yêu thương ngay cả khi mang bầu.
Tags: Lời khuyên bà bầu quan hệ tình dục – góc con gái, Góc con gái, góc con gái chia sẻ, góc con gái tâm sự, đồ cho mẹ trước khi sinh.
Siêu thị Mevabe1080 chuyên đồ dùng cho mẹ và bé sơ sinh, giao hàng tận nhà tại TP HCM
Những Ai Nên Uống Giảo Cổ Lam? Tác Dụng Phụ Của Giảo Cổ Lam
Là một loại Dược liệu thiên nhiên đã được nghiên cứu, giảo cổ lam là một vị thuốc có nhiều công dụng đến sức khỏe người sử dụng. Vậy Những ai nên uống giảo cổ lam? Tác dụng phụ của giảo cổ lam là gì, hôm nay trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho mọi người như sau
Những ai nên uống giảo cổ lam?
Giảo cổ lam hay còn gọi là Ngũ diệp sâm, Thất diệp đảm, Cây trường thọ, … có chứa aponin, annin, phanoside, flavonoid, polysaccharide… là những hoạt chất dược tính có nhiều công dụng với sức khỏe, do đó những người thuộc đối tượng sau nên uống giảo cổ lam:
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mỡ máu, tim mạch, suy nhược, cơ thể mệt mỏi, người béo phì, thừa cân.
Những người mắc chứng cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, căng thẳng mệt mỏi, di chứng sau tai biến mạch máu não
Nhưng ai muốn tăng sức đề kháng, hay có sức khỏe bình thường sử dụng giảo cổ lam như trà uống hàng ngày cũng rất tốt cho cơ thể
Ngoài ra, tuy lành tính, nhưng những ai uống giảo cổ lam cũng đều cần những lưu ý sử dụng trà giảo cổ lam:
Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên dùng giảo cổ lam.
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên mới có thể sử dụng
Nên uống vào buổi sáng, không uống khi đói
Người bị cao huyết áp thì nên uống thuốc sau khi ăn hoặc thêm một vài lát gừng
Tác dụng phụ của giảo cổ lam:
Giảo cổ lam là một vị thuốc rất lành tính, cách sử dụng đơn gian nhất là nấu nước uống như trà hàng ngày, tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà khi sử dụng sẽ gây ra tác dụng phụ khác nhau. Để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi xin cung cấp các thông tin về Tác dụng phụ của giảo cổ lam cùng nguyên nhân và cách khắc phục khi gặp phải như sau:
Tác dụng phụ của giảo cổ lam Nguyên nhân Cách khắc phụcKhó ngủ, mất ngủ
Do đặc tính của giảo cổ lam giúp làm kích thích thần kinh, giúp tăng hưng phấn cho nên sẽ gây khó ngủ
Dùng giảo cổ lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, không uống vào buổi tối
Hạ huyết áp
Giảo cổ lam có tác dụng ổn định và hạ huyết áp. Người huyết áp thấp hoặc sử dụng quá liều sẽ gặp tình huống huyết áp thấp đột ngột
Khi sử dụng nên lưu ý liều lượng không vượt quá 79gram/1 ngày
Pha thêm gừng vào trà giảo cổ lam
Đầy bụng
Thông thường trường hợp này chỉ xảy ra khi người sử dụng dùng trà giảo cổ lam để qua đêm
Không sử dụng trà giảo cổ lam để qua đêm
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Phu Nu Mang Thai Khong Nen Lam Gi xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!