Phụ Nữ Mang Thai Nên Kiêng Những Gì?

Khi mang bầu, nhất là lần đầu, phụ nữ mang thai thường lưỡng lự trước các thông tin như không nên ăn gì? không nên uống gì? kiêng kị những gì nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe cho cả mẹ và con

Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu và tốt cho cả thai nhi

Hoa quả bà bầu không nên ăn

Quả táo mèo

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu đã qua thực nghiệm của nhiều nhà khoa học, quả táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp mạnh, gây sẩy thai và sinh non ở phụ nữ mang bầu.

Quả nhãn

Đông y cho rằng, quả nhãn có tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy quả nhãn sẽ rất có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không ổn định, điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa.

Ăn quả nhãn hoặc long nhãn trong một thời gian dài sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng đau bụng, nhiệt, xuất huyết, đây là dấu hiệu của sẩy thai, sinh non.

Khoai tây

Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh khi đó khoai tây chứa một độc tố được gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Rau chân vịt

Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.

Lạc

Ăn lạc trong thời ký thai nghén làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.

Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Đu đủ xanh

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc hường chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sẩy thai.

Gừng, ớt

Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.

Đậu tương, đậu nành

Một nghiên cứu mới trên động vật của Viện Hopkins đã làm dấy lên câu hỏi liệu ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tốt nhất là chúng ta tự nên tránh vì đậu tương có thể là an toàn, nhưng đối với thai nhi hoặc trẻ em, chúng ta vẫn chưa đủ thông tin về độ an toàn của nó.

Thực phẩm bà bầu không nên ăn

Bà bầu không nên ăn các loại cá họ kiếm như cá ngừ, cá thu đại dương, cá kiếm, cá mập, cá cờ… Vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Một lượng lớn kim loại này có thể huỷ hoại hệ thần kinh của con người, đặc biệt ở những bào thai đang phát triển. Nhưng không phải loại cá nào cũng chứa thủy ngân. Có những loại hải sản bạn có thể ăn thường xuyên như: tôm, cá hồi,…Bạn có thể ăn kết hợp với các loại tôm cá nước ngọt.

Quẩy

Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm – một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.

Gan động vật

Những phụ nữ có thai, nói chung chỉ được ăn lương vitamin A có trong thực phẩm trong khoảng 8.000 đến 10.000 đơn vị. Hàm lượng vitamin A có trong gan của con lợn có thể gấp 3-4 lần lượng cần thiết này. Ngoài ra, qua thí nghiệm trên con bò, người ta thấy thức ăn được đổi chất và chuyển hoá qua gan của nó, vì thế mà trong gan có lắng đọng lượng chất độc hại rất nhiều, các chất độc hại đó có hại vô cùng lớn đối với những phụ nữ có thai.

Nhiều công trình nghiên cứu về việc phụ nữ mang thai không nên ăn gì đã cho rằng Vitamin A có tác dụng gây dị dạng thai nhi rất mạn, cho nên người mẹ mang thai nếu dùng quá lượng vitamin A cần thiết sẽ làm cho thai nhi bị dị dạng. Ở Anh, ở Mỹ và một số nước khác cũng đã công bố các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của vitamin A đối với người mang thai, có những công trình nghiên cứu có giá trị học thuật cao đề xuất những ý kiến là phụ nữ có thai không nên ăn gan động vật.

Thức ăn chưa chín, thịt tái, sống

Tuyệt đối không được ăn các loại thức ăn chưa nấu chín kỹ hoặc các đồ nem, chạo, gỏi cá…Thậm chí, kiêng ăn các loại rau, củ, quả nấu chưa chín nhừ.

Trong tất cả các loại thịt sống bao gồm thịt lợn, bò, gia cầm… đều có chứa các loại vi khuẩn coliform, toxoplasmosis, và salmonella… rất có hại cho bà bầu. Lời khuyên từ các chuyên gia là trong thời gian mang bầu bạn đặc biệt không nên ăn bất kì loại thịt đang còn sống hoặc tái chín.

Đồ biển

Nếu gia đình bạn đang có một kì nghỉ thú vị và thưởng thức những món ăn đặc sản biển, bạn cần phải cân nhắc trước khi thưởng thức để đảm bảo an toàn nhất cho em bé trong bụng. Đối với các loại hải sản như nghêu, sò, ốc… dù được chế biến rất kỹ lưỡng thì nguy cơ nhiễm khuẩn từ tảo biển trong đó vẫn có thể xảy ra. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn chỉ nên ăn ở một mức độ nhất định, không nên ăn quá nhiều.

Phomat

Phomat là thực phẩm thự sự không an toàn cho bà bầu. Các loại phomat nên tránh trong thời kì bầu bí bao gồm: phomat camembe, phomat rôcơpho, phomat feta, phomat gorgonzola và các loại phomat có nguồn gốc từ Mehico. Trong thành phần của các loại phomat này có chứa các loại vi khuẩn có thể gây sảy thai ở bà bầu. Bạn chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng.

Đồ uống bà bầu nên tránh

Cà phê

Dù bạn có thực sự đam mê loại đồ uống này thì cũng cần loại bỏ ngay khi bắt đầu mang thai. Trong ba tháng đầu mang thai, bạn cần đặc biệt tránh dùng cà phê và các loại thực phẩm chế biến từ cà phê.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trong thời gian mang bầu, nếu thai phụ dùng quá nhiều cà phê, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Nguy hiểm hơn còn dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc teo thai. Có chăng bạn chỉ nên dùng 300 mg cà phê mỗi lần.

Rượu

Rượu là loại đồ uống cấm kị trong thời gian mang bầu. Bà bầu uống rượu sẽ làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi và gây nhiều biến chứng không tốt cho em bé sau này.

Thói quen bà bầu nên tránh

Đồ ngọt

Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virut.

Đồ ăn quá mặn

Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu…). Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.

Thức ăn nhiều dầu, mỡ

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền gia tộc. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục. Các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

Thực phẩm nhiều chất chua

Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, thời kỳ đầu thai nghén nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua (axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi, đồng thời dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dạng. Vì thế, phụ nữ mang thai trong 2 tuần đầu không nên ăn và uống nhiều đồ chua.

Thực phẩm để lâu

Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc có biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bị quái thai, dị tật bẩm sinh.

Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu, các chất độc gây nhiễm độc cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Lạm dụng thuốc bổ

Khi mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp.

Mặt khác, dịch vị dạ dày của bà bầu tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống như thuốc bổ, nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón, thậm chí còn sảy thai hoặc thai bị chết lưu.

Ăn chay dài ngày

Có một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai muốn có thân hình gọn gàng, thon thả, hoặc một số người vì điều kiện kinh tế hạn chế, thường ăn chay dài ngày, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các nhà y học, nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu lượng mỡ hấp thụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.

Theo gocbangai.com

Phụ Nữ Mang Thai Kiêng Những Gì Thì Tốt?

Giai đoạn mang thai vốn khá nhạy cảm với nhiều mẹ bầu, bạn lo lắng không biết khi mang thai kiêng những gì và như thế nào để an toàn và tốt nhất cho thai nhi.

Ngoài một chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, mẹ bầu còn phải cẩn trọng với môi trường xung quanh, những thói quen tưởng chừng bình thường nhưng có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Làm đẹp khi mang thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ không nên làm tóc vì những hóa chất có trong thuốc nhuộm, duỗi uốn đều có thể gây hại cho thai nhi, nhất là giai đoạn thai nhi mới hình thành.

Mẹ bầu cũng không nên sử dụng các dịch vụ tắm hơi, xông hơi vì trong giai đoạn mang thai, sự gia tăng nhiệt độ cơ thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

Bên cạnh đó, việc làm móng trong quá trình mang thai cũng là điều không nên. Theo một nghiên cứu của trường đại học Y tế công cộng Mailman (Columbia), mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất phthalates (có nhiều trong các loại sơn móng tay) thì trẻ sinh ra thường có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ khác.

Đến những nơi có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Nhiều mẹ bầu không để ý rằng môi trường xung quanh cũng có tác động ít nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Một số nơi mẹ bầu không nên đến như:

– Trường mầm non: Mẹ bầu có thể mắc các bệnh truyền nhiễm khi tiếp xúc trong môi trường nhiều trẻ nhỏ (vì vốn dĩ sức đề kháng của các bé rất yếu nên dễ mắc nhiều bệnh). Bên cạnh đó, trẻ nhỏ hiếu động có thể xô đẩy, va chạm vào bụng mẹ bầu gây ảnh hưởng đến thai nhi.

– Trại chăn nuôi: Đây là nơi chứa nhiều mầm bệnh vì ddoojngd vật là nguồn lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm. Thông qua vết da bị trầy xước, các vi khuẩn gây bênh có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

– Cơ sở sửa chữa: Các hóa chất được sử dụng ở những cơ sở này đều chứa nhiều yếu tố độc hại và là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Nếu hít nhiều các loại chất này, sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng.

Quan hệ vợ chồng

Trong ba tháng đầu thai kỳ, nếu bạn gặp phải một số trường hợp nhất định như: bạn có tiền sử sinh non hoặc xảy thai, bạn có nguy cơ sảy thai cao, bạn có dấu hiệu bất thường về nhau thai hoặc nước ối… thì không nên quan hệ tình dục để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nếu không gặp phải bất cứ trường hợp nào như trên hoặc theo tư vấn của bác sĩ, bạn vẫn có thể quan hệ khi mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn vẫn nên tránh các hành động quá mạnh mẽ.

Những hoạt động mạnh

– Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không lên làm việc nặng hay leo cao để tránh những tình huống xấu có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

– Mẹ bầu không nên đứng quá lâu hay đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột, điều này có thể làm mẹ bầu bị chóng mặt gây mệt mỏi.

– Mẹ bầu không nên bắt chéo chân khi đang ngồi, việc này sẽ làm hạn chế sự lưu thông máu, gây suy giãn tĩnh mạch.

Phụ Nữ Mang Thai Cần Kiêng Kỵ Những Gì

Mang bầu và sinh con là công việc hệ trọng nhất của người phụ nữ. Trong quá trình ấy ngoài việc ăn uống khoa học để đảm bảo sức khoẻ, còn 1 số công việc mà chị em nên tránh để khi sinh nở được mẹ tròn con vuông.

Sơn nhà Sơn có chứa rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Y học đã chứng mình, mẹ đang mang bầu mà tiếp xúc nhiều với sơn sẽ khiến con bị mắc chứng hở thành bụng. Thường khi chuẩn bị chào đón đứa con sắp chào đời, gia đình thường có tâm lý sơn sửa lại nhà cửa. Hãy lánh nạn trong thời gian này, để ông xã đứng ra lo việc đó.

Quan hệ tình dục Nếu trước đó bạn gặp vấn đề rắc rối như sinh non, sảy thai thì tốt nhất hãy xin lời khuyên của bác sĩ khi muốn quan hệ tình dục. Còn nếu bạn hoàn toàn cảm thấy khỏe mạnh thì các bạn vẫn có thể quan hệ được nhưng nên nhẹ nhàng và lựa chọn tư thế sao cho phù hợp. Để phòng xa, tránh quan hệ 2 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu bác sĩ khuyên không nên quan hệ. Hai bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ.

Ăn đậu phộng Đậu phộng là món ăn giàu dưỡng chất, tuy nhiên không phải ai cũng hợp với món ăn này. Mẹ ăn nhiều đậu phộng trong thời gian mang thai dễ khiến thai nhi bị dị ứng. Ảnh hưởng từ tình trạng này chính là bị sốt, bị hen suyễn và chứng eczema. Thế nên mẹ bầu tốt nhất tránh xa món này, mình ăn thấy ngon miệng nhưng con mình tương lai phải chịu hậu quá đấy.

Xoa bóp bằng dầu thơm Massage rất tốt nhất là đối với mẹ bầu vì sẽ giúp thư giãn và giảm stress nhất là trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường hay có tâm lý bất ổn, dễ nổi cáu, cơ thể hay mệt mỏi. Tốt nhất là bạn hãy ra tiệm massage để các nhân viên biết bạn đang mang thai sẽ chọn những loại tinh dầu massage phù hợp. Bởi không phải sử dụng loại nào cũng an toàn. Một số loại dầu có chứa juniperberry chẳng hạn sẽ gây kích thích co thắt tử cung gây sinh non.

Tắm hơi Phòng xông hơi sẽ làm thay đổi nhiệt độ nhanh chóng sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng xấu đối não thai nhi và có thể gây các khuyết tật về xương sống. Ngoài ra các mẹ có thể bị sảy thai nếu thường xuyên đi tắm hơi trong giai đoạn mang thai. Mẹ bầu thường rất nhạy cảm đối với những thay đổi đến từ môi trường xung quanh. Môi trường trong phòng xông hơi có nhiệt độ cao hơn cơ thể mẹ bầu rất nhiều.

Đi giày cao gót Đi giày cao gót ảnh hưởng đến xương chậu và xương sống nên không tốt cho mẹ bầu. Mẹ bầu khi mang thai rất hay bị đau lưng và đau hông. Ngoài ra khi mang bầu, cơ thể người mẹ giữ thăng bằng rất kém nên đi giày cao gót sẽ rất dễ bị ngã gây nguy hiểm cho thai nhi. Hãy tránh xa giày cao gót, hãy chọn cho mình một đôi giày bệt mềm mại, nhẹ nhàng, khiến bạn dễ dàng khi di chuyển và giảm trọng lượng dồn lên mũi chân.

Phụ Nữ Mới Mang Thai Nên Kiêng Những Gì?

Theo bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương), 3 tháng đầu là giai đoạn quyết định cho thai nhi có phát triển tốt được về sau này hay không, do đó các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý.

Mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn gì?

Bác sĩ Trần Vũ Quang chia sẻ: “3 tháng đầu là giai đoạn quyết định cho thai nhi có phát triển tốt về sau hay không. Vì thế, giai đoạn này mẹ nên cung cấp đầy đủ các nguồn dưỡng chất khác nhau: đạm, lipit, khoáng chất… và mẹ cần tránh thực phẩm cay nóng, đồ uống có chứa chất kích thích và những đồ gây dị ứng cao…”

– Đối với những mẹ chưa có kinh nghiệm mang thai lần đầu thì phải hết sức chú ý. Để tránh tình trạng dị tật, dọa sảy thì mẹ cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn thực phẩm. Một số thực phẩm dễ gây ra tình trạng kích ứng như ngải cứu mẹ không nên ăn trong giai đoạn mang thai.

– Thực phẩm chưa chín, chưa qua tiệt trùng mẹ cũng không nên sử dụng vì trong chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại đến sự phát triển của thai nhi.

– Không nên hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm…), thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

– Không nên uống rượu và đồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.

– Không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafein có thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Khi mang thai cần kiêng những hoạt động nào?

Khi mới mang thai, mẹ bầu cần tránh làm việc nặng và các hoạt động mất nhiều sức lực vì trong những tháng đầu mang thai, tuần hoàn máu vẫn chưa ổn định. Cụ thể, mẹ bầu nên kiêng những hoạt động sau đây:

– Kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột.

– Kiêng leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn này còn khá “mỏng manh”.

– Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời, việc này cũng có thể gây suy giãn tĩnh mạch, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Các mẹ nên tham khảo các bài tập thể dục tốt cho bà bầu để tập luyện hàng ngày.

– Kiêng gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não.

– Kiêng tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng,…

Có cần kiêng quan hệ khi mang thai không?

Hầu hết các mẹ bầu đều chia sẻ rằng họ “cấm vận” chồng tuyệt đối trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ Quang cho rằng: “Chỉ những người có tiền sử sảy thai, dọa đẻ non hoặc đang trong tình trạng dọa sảy, đau bụng thì cần kiêng tuyệt đối. Còn nếu hoàn toàn bình thường thì trong quan hệ vợ chồng cần cẩn thận, nhẹ nhàng, thì cũng không ảnh hưởng gì đến vấn đề của thai.”

Ba tháng đầu là khoảng thời gian thai nhi bắt đầu hình thành, vì thế việc quan hệ trong khoảng thời gian này bố mẹ cần lưu ý chỉ nên quan hệ nhẹ nhàng, tránh thô bạo và không nên quan hệ quá lâu.

Theo khuyến cáo của bác sĩ thì chỉ có một số trường hợp đặc biệt chị em nên kiêng quan hệ trong ba tháng đầu thai kì như: Có tiền sử sảy thai hoặc có nguy cơ sảy thai, âm đạo chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc nổi mẩn, đau bụng hoặc bị chuột rút, cổ tử cung không vững chắc, mang song thai hoặc đa thai, có nhau thai thấp (nhau tiền đạo).

Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt, ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.

Chị Em Phụ Nữ Mang Thai Phải Kiêng Những Gì?

Mang thai phải kiêng những gì là điều bất cứ chị em phụ nữ nào cũng cần phải biết. Bởi có kiêng cữ nghiêm ngặt, hợp lý và khoa học thì mới đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thời gian mang thai.

Vậy chị em nên kiêng cữ như thế nào cho an toàn và khoa học, nhất là những chị em lần đầu tiên mang thai? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời thích hợp nhất, bạn nhé.

Mang thai phải kiêng những gì là điều chị em nào cũng cần biết

Mang thai phải kiêng những gì trong ăn uống?

Chắc hẳn mẹ nào cũng sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ gia đình, bạn bè hay những người xung quanh khi mang bầu. Đôi khi quá nhiều nguồn thông tin sẽ khiến mẹ bầu bối rối và lo lắng. Do đó, điều cần làm lúc này là phải tìm hiểu và chọn lọc thông tin trước khi vội vàng thực hiện theo.

Trong giai đoạn đầu mang thai, thai nhi còn khá nhỏ và chưa ổn định nên rất dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thì trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai mẹ bầu cần tránh các thực phẩm sau đây:

Mang thai không nên ăn gì? Thịt gia súc, gia cầm sống hoặc tái, thức ăn ướp lạnh, các loại thực phẩm có chứa trứng sống, phô mai mềm chưa tiệt trùng, pate đông lạnh,…Những thực phẩm này thường chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của thai nhi.

Mang thai phải kiêng những gì? Kiêng các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình. Bởi chúng có hàm lượng thủy ngân cao, sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi.

Mẹ bầu nên kiêng ăn đu đủ, rau răm, rau ngót, rau sam, nước dừa (3 tháng đầu), cam thảo và các loại nước mát.

Sơn trà gây co thắt tử cung, dễ sinh non nên mẹ bầu cũng cần kiêng ăn chúng trong thai kỳ. Ngoài ra, không ăn trái đào và long nhãn vì dễ gây xuất huyết trong thai kỳ.

Kiêng mực, cua trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mẹ bầu nên kiêng các thức ăn có sử dụng phèn chua như quẩy, các món dưa muối chua…. Chúng làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Tránh các món ăn gây đầy bụng: các món chiên, xào nhiều dầu mỡ, các món ăn quá béo. Tránh các món nướng, xông khói, các món ăn có quá nhiều gia vị.

Ngải cứu có thể làm sảy thai ngay lập tức, do đó nên kiêng ăn chúng, nhất là trong lúc đang bị động thai.

Kiêng ăn đồ mặn để tránh phù thũng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai.

Trong gan động vật có nhiều Vitamin A, quá liều có thể gây dị dạng thai nhi nên không nên ăn gan. Không cần bổ sung nhiều vitamin A trong 3 tháng đầu (bởi mắt thai nhi chỉ thực sự mở từ tuần 28 trở đi và sau khi ra đời mới bắt đầu phát triển).

Tránh đồ hộp chưa hâm nóng lại.

Không ăn quá ngọt để tránh nguy cơ tăng cân quá mức hoặc tiểu đường cho mẹ và thai nhi.

Tránh không ăn đồ quá bổ như yến sào, gà tần…trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tránh ăn ngải cứu khi mang thai

Mang thai phải kiêng những gì trong hoạt động?

Mang thai phải kiêng những gì? Mẹ bầu nên nhớ:

Tránh làm việc nặng và các hoạt động mất nhiều sức lực trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai vì trong những tháng đầu mang thai, tuần hoàn máu vẫn chưa ổn định, thai nhi còn yếu nên rất dễ bị động thai hoặc sẩy thai. Cụ thể, mẹ bầu cần tránh xa hoạt động sau đây:

Không leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi rất yếu trong 3 tháng đầu.

Không thường xuyên gập người lên xuống để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não.

Mang thai phải kiêng những gì? Mẹ bầu nên kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời, gây suy giãn tĩnh mạch.

Mẹ bầu không nên đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống quá đột ngột.

Không tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng,…vì chúng rất độc có thể gây hại cho thai nhi.

Thay vào đó, trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên đi đi bộ nhẹ nhàng, thực hiện các phương pháp thai giáo. Đồng thời, mẹ bầu nên chia sẻ, tâm sự với người thân để tâm lý luôn được thoải mái, đảm bảo sức khỏe.

Mang thai phải kiêng những gì trong làm đẹp?

Khoa học chưa đưa ra bằng chứng về sự ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, nhưng để an toàn, mẹ bầu không nên nhuộm tóc trong thai kỳ nhé.

Mang thai phải kiêng những gì? Kiêng xông hơi và bồn tắm massage

Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên kiêng xông hơi.

Mang thai phải kiêng những gì? Kiêng sơn móng tay

Một nghiên cứu tại Trường Đại học Y tế công cộng Mailman, Columbia cho biết những trẻ em tiếp xúc nhiều với phthalates (hóa chất chứa nhiều trong sơn móng tay) thường có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ khác. Ngoài ra, mùi sơn móng tay và các hóa chất trong tiệm làm tóc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu nên kiêng sơn móng tay khi có thai.

Kiêng tẩy trắng răng khi mang thai

Bạn có biết ngay cả những bác sĩ chuyên khoa cũng không biết chính xác kem tẩy trắng răng có gây ra nguy hiểm gì cho bà bầu không. Tuy nhiên, nướu răng của mẹ bầu rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì thế, tốt nhất mẹ bầu nên đợi đến khi sinh xong hãy tẩy trắng răng.

Mẹ bầu không nên tẩy trắng răng khi mang thai

Có thai đã khó, giữ cho thai nhi luôn khỏe mạnh và phát triển tốt lại càng khó hơn. Đặc biệt tỷ lệ sẩy thai trong 3 tháng đầu cực kì cao. Vì thế các bà mẹ nên nắm vững mang thai phải kiêng cữ những gì để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé.

Hường

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.