Phụ Nữ Mang Thai Nên Ăn Các Loại Rau Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Nên Ăn Những Loại Rau Gì?

Rau củ quả là thực phẩm rất tốt cho tất cả mọi người bởi chúng chứa một lượng lớn chất xơ và các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Rau củ quả cũng có rất nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu như tránh tiểu đường thai kỳ, tránh bị táo bón và bổ sung dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong thai kỳ cần được đặc biệt chú ý, không phải loại rau củ quả nào mẹ cũng có thể ăn mà cần chọn lọc. Vậy bà bầu nên ăn rau gì sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.

Bà bầu nên ăn những loại rau gì?

Trước hết, các mẹ cần biết những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu có thể lấy từ rau củ quả bao gồm:

Vitamin C: Giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giúp răng và xương chắc khỏe.

Beta carotene: Góp phần vào sự phát triển của các tế bào, mô, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi.

Kali: Giúp điều hòa huyết áp cho mẹ bầu

Axit folic: Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và giúp trẻ sơ sinh không bị nhẹ cân khi sinh

Chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón và tiểu đường thai kỳ

Canxi: Có vai trò rất quan trọng để hình thành xương và răng cho thai nhi

Vì vậy, mẹ bầu nên lựa chọn các loại rau củ quả có chứa nhiều những dưỡng chất này trong bữa ăn hàng ngày của mình. Các loại rau mẹ bầu nên ăn có thể chia thành các nhóm như sau:

Trong nhóm này, mẹ nên chọn các loại rau có màu xanh đậm hoặc sặc sỡ như: Súp lơ xanh, tần ô, xà lách, rau dền, rau má, rau muống, cải ngọt, rau cần, mồng tơi, rau lang…. Nhóm rau này mang tới cho mẹ bầu một nguồn dồi dào các loại vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, kali, folate, chất xơ, vitamin A, C, K… đồng thời chúng còn giàu chất chống oxy hoá, chứa các hợp chất hữu cơ có lợi cho hệ miễn dịch & tiêu hóa.

– Mùi tây: Chứa nhiều protein, vitamin E, riboflavin ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

– Cải bó xôi (rau bina): Chứa nhiều chất xơ, carotenoids và folate giúp thanh lọc hệ tiêu hóa, giảm đường và mỡ trong máu.

– Súp lơ xanh: Loại rau này chứa nhiều vitamin C, K và folate rất cần thiết cho sự hình thành & phát triển não bộ thai nhi.

– Cải xoong: Giàu khoáng chất như kali, magie, kẽm, sắt, canxi, các loại vitamin A, B6, C, B2… giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, hình thành hệ xương chắc khoẻ, hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển bình thường.

– Củ cải đường: Cung cấp vitamin và chất xơ, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi

– Khoai lang: Đây là một loại củ rất phổ biến mà mẹ bầu nào cũng bổ sung trong thực đơn của mình bởi khoai lang chứa nhiều beta carotene để chuyển hoá thành vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào và mô cũng như sự phát triển của thai nhi. Khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

– Cà rốt: Loại củ này giàu vitamin A, falcarinol poly acetylen, vitamin A, K, C, B6…. giúp tăng cường thị lực, hệ miễn dịch…

– Củ sen: Cùng với hạt sen, ngó sen thì củ sen cũng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có tác dụng lưu thông máu, cân bằng huyết áp…. Mẹ có thể chế biến củ sen thành các món củ sen hầm sườn, củ sen nấu tôm,…

Không chỉ để chế biến các món ăn bình thường, một vài loại rau lấy quả có thể được sử dụng và chế biến thành nước ép rất tốt cho bà bầu và thai nhi như cà chua….

– Đậu que: Chứa nhiều chất xơ, vitamin C, K rất tốt cho mẹ bầu

– Cà chua: Giàu sắt, vitamin C, K, biotin giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc khi mang thai, ngoài ra cà chua còn giúp giảm stress và chống lão hoá.

– Bí đao: Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu thường bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, bí đao giúp hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm chứng phù chân.

– Bí đỏ: Dưỡng chất trong bí đỏ giúp thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào thần kinh thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não. Bên cạnh đó, bí đỏ còn có tác dụng ngừa cao huyết áp, giảm tình trạng phù chân, hạn chế chảy máu sau sinh.

Bên cạnh các loại rau, củ, quả, các mẹ bầu không nên bỏ qua nguồn dinh dưỡng dồi dào đến từ các loại hạt. Chúng cung cấp một lượng lớn Folate, Chất xơ, Sắt, Magie, Kali… Trong đó Folate là dưỡng chất cực kỳ quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.

Các loại hạt mà mẹ nên ăn như: Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen, đậu phộng…

Mẹ bầu nên ăn khoảng 500g rau củ/ngày, tùy vào sở thích mà mẹ có thể đa dạng cách chế biến để hợp khẩu vị nhất. Mẹ cũng nên đa dạng các loại rau, củ để tránh bị chán. Mẹ nên hạn chế ăn rau sống, nhưng nếu muốn đổi vị bằng món salad thì mẹ hãy chú ý rửa sạch để không bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có hại cho cả mẹ và bé.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:

Phụ Nữ Sau Sinh Ăn Được Rau Gì? 15 Loại Rau Bà Đẻ Nên Ăn

Lợi và hại của rau xanh đối với phụ nữ sau sinh

Tất cả mọi người đều được khuyên nên tăng cường rau xanh trong các khẩu phần ăn hàng ngày bởi chúng mang đến quá nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó, sử dụng rau không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác hại không mong muốn mà phụ nữ sau sinh phải cẩn thận.

Lợi ích của rau xanh với phụ nữ sau sinh

– Chống ngán: Sau sinh là lúc người mẹ phải ăn rất nhiều loại thịt, cá, trứng… để có sữa cho con bú. Một đĩa rau luộc hoặc một bát canh rau sẽ cứu rỗi mẹ khỏi những bữa cơm ngán ngẩm đó.

– Chống táo bón: Tất cả các loại rau xanh đều giàu chất xơ, chúng có tác dụng kích thích tiêu hóa, phòng chống táo bón hiệu quả.

– Tốt cho da và mắt: Vitamin C và chất chống oxy hóa trong rau giúp da mịn màng, căng bóng hơn. Còn vitamin A lại giúp mẹ giải tỏa những căng thẳng của đôi mắt.

– Hỗ trợ giảm cân: Rau giàu dinh dưỡng nhưng lại ít calo nên mẹ có thể yên tâm ăn thật nhiều rau mà không sợ béo. Ngoài ra, chất xơ trong rau cũng tạo cảm giác no lâu, giúp mẹ giảm những bữa ăn vặt không cần thiết.

– Giảm căng thẳng, stress: Vitamin B có trong rau tốt cho dẫn truyền thần kinh, nếu bà đẻ ăn rau sẽ cảm thấy vui vẻ và bớt cáu gắt hơn.

– Lợi sữa: Khi bà bầu sau sinh ăn rau xanh, tất cả các thành phần dinh dưỡng trong đó đều sẽ được chuyển hóa một phần vào sữa mẹ, điều này giúp mẹ có nhiều sữa hơn và con bú mẹ cũng khỏe mạnh hơn.

– Giảm rụng tóc: Nguyên nhân chính khiến bà đẻ bị rụng tóc là do thiếu vitamin và thay đổi nội tiết. Bằng cách ăn rau xanh, người mẹ sẽ bổ sung một lượng vitamin đáng kể vào cơ thể, giúp mái tóc mềm mượt, óng ả hơn.

– Tốt cho xương khớp: Một số loại rau giàu canxi, vitamin K có thể giúp xương khớp chắc khỏe hơn, trong khi đó các loại rau nhiều nhớt lại tốt cho chất nhờn và độ trơn tru của các khớp.

– Phòng bệnh ung thư: Thường xuyên ăn nhiều rau xanh làm giảm lượng cholesterol xấu nạp vào cơ thể, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh ung thư.

Tác hại khi bà đẻ dùng rau xanh không đúng cách

– Ăn rau muống ngay sau khi sinh: Lúc này, cơ thể mẹ có một số vết thương hở, chẳng hạn như vết khâu ở tầng sinh môn hoặc vết rạch ở bụng. Nếu ăn rau muống khi vết thương chưa lành có thể làm mẹ bị sẹo lồi rất xấu xí.

– Ngộ độc do rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Tình trạng rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng không hợp vệ sinh đã không còn là chuyện mới. Nếu ăn phải, bà đẻ và em bé có thể bị đau bụng, đi ngoài, thậm chí là ngộ độc rất nguy hiểm.

– Sơ chế và chế biến rau sai cách: Thái nhỏ rau sau đó mới rửa, nấu rau quá kỹ hay nấu rau xong không ăn ngay sẽ làm mất hết vitamin có trong rau.

– Ăn rau còn sống: Phụ nữ sau sinh không nên ăn rau sống vì nó có thể chứa nhiều vi khuẩn, chất hóa học dễ gây đau bụng.

15 loại rau tốt nhất bà đẻ nên ăn

Ngoại trừ các loại rau gây mất sữa (đã kể ở trên) thì bà đẻ có thể ăn bất cứ loại rau gì mà họ cảm thấy ngon miệng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn đưa ra danh sách 15 loại rau tốt nhất cho bà đẻ cùng với công dụng và hàm lượng một số chất dinh dưỡng chính trong đó để các mẹ tham khảo.

Nguồn: chúng tôi

Phụ Nữ Mang Thai Không Nên Ăn Rau Gì?

Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều các loại rau quả như mướp đắng, rau răm, ngải cứu, dứa… thì sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Trong thời kỳ mang thai, ăn uống là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai là rất cao, vì vậy phụ nữ mang thai nên chú ý. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra với em bé, các bà mẹ nên tránh ăn các loại rau củ quả sau đây.

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì sau đây

Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ và cũng là một loại thảo dược chữa bệnh. Hàm lượng folate trong mướp đắng là rất cần thiết cho thai kỳ vì mục đích là để tránh khuyết tật về ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Mướp đắng có chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các chất độc. Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi phát triển.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn rau mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…

Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn rau mướp đắng. Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.

2. Rau sam: Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, nó sẽ kích thích tử cung mạnh nên phụ nữ mang thai không nên ăn rau sam. Hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

3. Rau ngải cứu: Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung nên phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngải cứu. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.

4. Rau ngót: Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn sử dụng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.

Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bào thai, các bà mẹ không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép của lá rau ngót sống. Do đó phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót.

5. Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa): Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Loại rau này được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ và Italia. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây có lượng vitamin C cao hơn 7 lần so với cam. Về canxi, chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với sữa; về protein, nó nhiều gấp hai lần sữa. Chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt về vitamin A, hơn 3 lần chuối về kali.

Tuy nhiên, phụ nữ ở một số vùng trên thế giới dùng loại rau này để tránh thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – chất tương tự như estrogen nên có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn rau chùm ngây.

6. Rau răm: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

Những Loại Rau Phụ Nữ Mang Thai Không Nên Ăn, Bạn Cần Chú Ý

Rau răm – loại rau tuyệt đối không được ăn khi mang thai

Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế hoặctránh xa rau răm bởi rau răm dễ làm bạn bị mất máu, ngoài ra trong rau răm còn chứa chất có khả năng gây ra tình trạng co bóp tử cung, vì vậy nếu ăn nhiều sẽ khiến tử cung bị co bóp lại dẫn đến hiện tượng xảy thai, nếu thai phụ dùng rau răm với số lượng lớn.

Do đó, rau răm luôn được khuyến cao là những loại rau phụ nữ mang thai không nên ăn để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Rau ngót – có thể gây sảy thai

Rau ngót là loại thực phẩm giàu chất đạm, chứa nhiều vitamin, kali, canxi, magiê, B1, B2, B6, muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin. Rau ngót có tính mát, có chức năng giải nhiệt rất tốt, bên cạnh đó còn sở hữu lượng protid đáng kể.

Tuy với hàm lượng vitamin tốt cho cơ thể như vậy, xong rau ngót lại được liệt kê vào danh sách những loại rau phụ nữ mang thai không nên ăn. Bởi rau ngót chứa hàm lượng papaverin cao có khả năng gây ra hiệntượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em dễ sảy thai.

Do đó, những bà mẹ có tiền sử sảy thai liên tục hay sinh non, nên tuyệt đối hạn chế ăn rau ngót. Và để giữ an toàn cho thai nhi, các bà mẹ cũng không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép rau ngót sống.

Rau chùm ngây – không an toàn cho thai nhi

Tuy với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều công dụng mang đến cho sức khỏe, xong rau chùm ngây cùng là loại rau được khuyến cáo những loại rau phụ nữ mang thai không nên ăn. Do rau chùm ngây có chứa chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, các nhà khoa học nhắc nhở những phụ nữ mang thai nên tránh xa hoàn toàn loại rau này khi đang mang thai.

Rau ngải cứu – Nguy cơ sảy thai và sinh non

Ngải cứu được xem là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Ngải cứu có công dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng, an thai. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho thấy ngài cứu không hoàn toàn có lợi cho bà bầu, mà ngược lại còn là những loại rau phụ nữ mang thai không nên ăn, do ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Rau sam – kịch độc cho người mang thai

Tuy nhiên rau sam lại ở trong nhóm những loại rau phụ nữ mang thai không nên ăn, bởi nó sẽ kích thích tử cung mạnh, gia tăng tần suất co bóp, làm tăng nguy cơ xảy thai cho phụ nữ mang bầu.

Khám phá công dụng của râu ngô với sức khỏeKhám phá 9 lợi ích của rau má đối với sức khỏe và làm đẹp