Phụ Nữ Mang Thai Nên Ăn Hải Sản Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Ăn Hải Sản?

VTV.vn – Phụ nữ có thai thường bị khủng hoảng với một danh sách những thứ họ không thể ăn khi mang thai và thường có quan niệm sai lầm về ăn hải sản trong thời gian mang thai.

Sự thật là các bà mẹ có thể và nên ăn cá trong khi mang bầu (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

Tại sao nên ăn cá

Không thể phủ nhận rằng không phải tất cả mọi loại cá đều an toàn cho phụ nữ có thai, nhưng việc tránh hoàn toàn việc ăn hải sản cũng không hề tốt. Phụ nữ có thai nên đặt mục tiêu “nạp” từ 230 gram – 340 gram hải sản một tuần và sau đây là lý do.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam: cá chứa nhiều protein và giàu sắt. Phụ nữ khi mang bầu cần ít nhất 27 mg sắt/ngày (khoảng 18 mg trước khi mang thai) để giúp phòng bệnh thiếu máu và 71 gram protein/ngày (khoảng 46 gram trước khi mang thai) để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi về mặt cơ thể của người mẹ. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jessica Crandall thuộc Viện Dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ, những người sắp làm mẹ nên được cung cấp đủ lượng protein cần thiết trong thai kỳ. Cá là loại thực phẩm được khuyến khích do nó là nguồn cung cấp cả protein và sắt.

Cả mẹ và bé đều cần các acid béo omega-3. Dầu các loại cá như cá hồi và cá bơn chứa nhiều acid docosahexaenoic (DHA) là một loại acid béo omega-3. Crandall nói: “Các acid béo omega-3 rất có ích trong việc làm giảm triệu chứng viêm và kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Ăn nhiều loại protein giàu omega-3 như cá còn rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang thai.”

Việc kén ăn có thể làm thu hẹp giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn. Những phụ nữ sắp làm mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên việc mang thai có thể hạn chế sự dung nạp một số loại đồ ăn. Cá là một thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng và nên được thêm vào thực đơn của các bà bầu.

Do acid béo omega-3 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ, Crandall khuyến cáo những phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn giữa việc ăn cá hay sử dụng dầu thực vật thay thế trong trường hợp họ không thể dung nạp hải sản. Bà nói: “Việc lựa chọn thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai luôn là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên các chế phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng có thể hữu ích trong trường hợp những phụ nữ này không cung cấp đủ lượng omega-3 cần thiết.”

Hải sản nào là an toàn cho phụ nữ có thai

Hãy tránh xa hải sản chứa nhiều methyl thủy ngân hay các chất độc khác khi mang thai. Methyl thủy ngân có thể làm tổn hại đến sự phát triển não bộ, thận và hệ thần kinh trung ương của phôi thai. Đây là một hóa chất độc hại có thể tích lũy với hàm lượng cao trong các loại cá biển. Chất này sẽ đi qua nhau thai và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Thủy ngân có thể tồn tại tự nhiên trong môi trường hoặc có mặt trong các chất thải công nghiệp. Trong không khí và nước, nó ở dạng methyl thủy ngân. Một số loại cá bị tích lũy nhiều thủy ngân hơn các loại khác, phụ thuộc vào thức ăn, môi trường sống, kích thước và tuổi thọ của loài cá đó.

– Nên ăn khoảng 170 gram/tuần: cá ngừ trắng

– Tránh ăn các loại sau: cá kiếm, cá thu vua, cá kình, cá sống (bao gồm sushi, sashimi, ceviche và carpaccio), các hải sản đông lạnh hun khói do nguy cơ nhiễm độc kim loại.

Một số lưu ý khi ăn cá và hải sản

Chỉ ăn các loại cá đã chế biến bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng

Hãy kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của cá trước khi quyết định ăn bất kỳ một loại cá nào. Nếu có nghi ngờ, hãy giảm mức tiêu thụ xuống còn 170 gram cá/tuần.

Các loại cá đạt chất lượng phải có những đặc điểm sau

– Mắt cá trong và sáng

– Cá còn nguyên vẹn

– Thịt chắc khi ấn

– Được giữ lạnh dưới 4 độ C và không có tinh thể nước đóng băng trong cá

Hãy bảo quản cá trong tủ lạnh ngay sau khi mua về và ăn trong vòng 1 – 2 ngày, chế biến cá tới nhiệt độ tối thiểu khoảng 63 độ C để phòng nguy cơ ngộ độc.

Hãy thưởng thức hương vị ngon lành từ món cá và các giá trị dinh dưỡng nó mang lại cho bạn và đứa con sắp chào đời của bạn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Mang Thai Nên Ăn Hải Sản Gì

“Bà bầu có được ăn hải sản”, “mang thai có nên ăn ốc không” là những thắc mắc chung thường gặp của rất nhiều mẹ bầu. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, nếu ăn và chế biến hải sản đúng cách sẽ rất tốt cho bà bầu vì hải sản giàu omega 3 và các dưỡng chất cần thiết khác cho bào thai. Hướng dẫn các bà bầu ăn hải sản đúng cách để tốt cho mẹ lẫn con

Hải sản là nguồn dưỡng chất cực tốt cho bà bầu nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn bạn cần đặc biệt chú ý.

Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò, ốc… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi như protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn thai phụ cần đặc biệt chú ý.

Lợi ích của hải sản dành cho phụ nữ mang thai

Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân. Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ ăn biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…

Những điều cần tránh khi mang thai

Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản

Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.

Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?

Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.

Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?

– Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.

– Một tuần nên ăn khoảng 340 gram hải sản.

– Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…

– Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.

Bà bầu có được ăn ốc?

Khi mang thai, chị em phụ nữ thường loại khỏi thực đơn món ốc vì nghe “đồn” ăn món này thì con sẽ bị chảy nước dãi. Thế nhưng, theo Bác sĩ Đức Sơn, giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi thịt ốc rất tốt cho thai phụ.

Bác sĩ Sơn cho biết mình đã gặp nhiều câu hỏi thắc mắc về việc ăn ốc tốt hay không của nhiều thai phụ. Có người lo lắng ăn ốc sẽ gây nóng cho cơ thể vì các loại nước chấm thường có ớt, gừng hay sinh con ra sẽ bị chảy nước dãi… Thật ra, cho đến giờ, vẫn chưa có một nghiên cứu, thống kê hay tổng kết nào chứng minh được những “lời đồn” trên, mà về góc độ dinh dưỡng cho thấy thịt ốc rất tốt cho thai phụ.

Khi có thai, đặc biệt là từ tháng thứ 3 trở đi cho đến lúc sinh nở, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của thai phụ tăng lên rất nhiều. Theo nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng cho người VIệt Nam của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai cần ăn thêm mức năng lượng khoảng 300 – 500kcal và cần tăng cường ăn thêm khoáng chất như canxi, sắt… mỗi ngày để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Trong rất nhiều nhóm thực phẩm dành cho bà bầu như: thịt nạc, các loại hạt, trứng, bông cải xanh… thì các món ăn chế biến từ nghêu, sò, ốc, hến… cũng là những lựa chọn hay.

Về mặt dinh dưỡng, ốc là thực phẩm cung cấp năng lượng, đặc biệt là bổ sung chất đạm, khoáng chất (canxi, sắt…), mỡ, cacbon hydrate… cho cơ thể. Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam, cứ 100g ốc bươu cung cấp được 84kcal; 11,2g chất đạm và 1.320mg canxi. Bên cạnh đó, thịt ốc có vị ngọt, tính hàn rất dễ ăn và không gây ngán như các món ăn khác nên đây cũng là loại thực phẩm rất tốt cho thai phụ.

Ăn đúng sẽ khỏe

Tuy giàu dinh dưỡng nhưng do đặc điểm môi trường sống, các loại ốc rất có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cũng như có nhiều mầm bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy nếu ăn loại ốc chưa chế biến kỹ, thai phụ có thể nhiễm sán từ ốc (sán từ ốc có thể vào cơ thể người, cư trú ở phổi và gan, sinh ra các bệnh sán lá phổi, sán lá gan…) ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ Sơn lưu ý thêm.

Ngoài ra, bà bầu cần phải lưu ý về tính cân đối và hợp lý của các thực phẩm cũng như chế độ ăn đa dạng chứ không nên chỉ vì thích mà ăn nhiều một món ốc. Một tuần chỉ nên ăn 1 – 2 bữa ốc, còn với những bà bầu bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài, bị loét bao tử thì nên tránh ốc.

Hướng dẫn chế biến ốc an toàn dành cho bà bầu

Để có được các món ăn từ ốc an toàn, chị em phụ nữ cần lưu ý:

– Nên mua ốc ngoài chợ về nhà tự chế biến vì nếu dùng thức ăn ở tiệm, ốc có thể chỉ được rửa vội, sơ sài trước khi chế biến nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Cần rửa sạch và ngâm ốc bằng nước vo gạo hoặc nước muối pha loãng khoảng 1 – 2 giờ trước khi chế biến để ốc nhả hết bùn ra.

– Nếu không có thời gian, hãy pha nước chanh, giấm chua hoặc ớt thật cay rồi cho ốc vào ngâm để chúng nhanh chóng nhả chất bẩn ra hết.

– Không nên ăn dạng tái chanh, bóp giấm… mà phải chế biến cho thật chín.

– Khi làm món ốc luộc, có thể cho vào một nồi ít lá chanh, sả để khử mùi tanh.

Các món ngon với hải sản cho mẹ bầu Cua hấp bia

Nguyên liệu:

– Cua thịt, bia, hành tây, gừng, ớt sừng, hành lá, hạt nêm, tiêu

Cách chế biến:

– Dùng vòi xịt mạnh vào mình cua, dùng bàn chải đánh sạch, lột bỏ mai, bóc bỏ phổi (bộ lọc giống như mang cá), chặt bỏ bớt phần đầu các chân, rửa sạch lại, chặt cua làm bốn.

– Gừng, hành tây, ớt sừng, hành lá sơ chế sạch, xắt sợi.

– Xếp nguyên hình con cua vào đĩa sâu lòng, rắc gừng, ớt sừng, hành lên trên. Nêm hạt nêm vừa miệng rồi rót bia lên.

– Hấp cua đến khi chín kỹ rồi lấy ra ăn nóng, chấm với muối tiêu chanh.

Canh ngao (nghêu) thì là – Món ngon cho mẹ bầu

Nguyên liệu:

– 200g ngao thịt, 1 cây đậu hũ non, 4 quả cà chua, 1/2 muỗng cà phê tỏi băm, thì là, hành lá, muối, tiêu, nước mắm.

Cách chế biến:

– Ngao ngâm rửa sạch, tách lấy thịt. Cà chua cắt múi. Đậu hũ cắt cỡ đốt tay.

– Phi vàng tỏi cho cà chua vào xào, thấy cà chua săn mặt, cho nước vào nấu sôi.

– Cà chín, hạ lửa cho đậu hũ và ngao vào, nêm nếm canh ngao bằng muối và nước mắm vừa ăn.

– Múc ra tô cho hành lá, thì là cắt khúc vào. Rắc thêm chút tiêu lên mặt. Canh ngao thì là ăn với cơm trắng.

Cháo cá chép – Món ăn khi mang thai phải dùng

Nguyên liệu:

– 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg, gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm, 1 nắm gạo nếp, gia vị, mì chính, hạt nêm, 4 củ hành khô, lá ngải tươi, rau mùi ta, thì là.

Cách chế biến:

– Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu), rửa sạch khu vực mang cá.

– Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40′ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.

– Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.

Cá hồi viên rán

Nguyên liệu:

– 500gr cá hồi, 2 bó thì là, hành lá, 1 quả trứng gà, 100gr bột mỳ, muối, hạt tiêu, dầu ăn.

Cách chế biến:

– Cá hồi hấp chín, gỡ thành từng miếng nhỏ.

– Cho rau thì là, hành lá thái nhỏ, bột mỳ, hạt tiêu, muối, đập trứng gà vào, trộn đều.

– Nặn thành các viên bằng nhau, tròn và dẹt.

– Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, chú ý không để dầu nóng quá sẽ khiến cá dễ cháy ở vỏ bên ngoài.

– Cho những viên cá vào chảo rán. Rán nhỏ lửa đến khi cá chín vàng 2 mặt.

– Cá chín vằng, giòn tan, không bị béo, chấm cùng nước mắm chua ngọt. Rất ngon khi ăn với cơm nóng.

Tôm xào măng tây

Nguyên liệu:

– 1 củ cà rốt, ½ bắp cải thảo, 1 bó măng tây (cỡ 300g), 300g tôm tươi, tỏi, muối, nước mắm, tiêu xay.

Cách chế biến:

– Măng tây rửa sạch, cắt khúc dài 6-7cm, chẻ đôi.

– Tôm về rồi bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ rồi rửa sạch.

– Cải thảo cắt miếng dài 6-7cm.

– Cà rốt cắt xéo, sau đó cắt đôi lại thành miếng dài 6-7cm. Tỏi xắt lát mỏng.

– Làm nóng chảo với chút dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm rồi thêm tôm vào xào nhanh tay đến khi tôm chín thì cho ra đĩa, để riêng.

– Dùng chảo đã xào tôm, cho cà rốt vào xào trước, thêm ít nước cho cà rốt mềm và không bị cháy chảo. Sau đó trút măng tây vào xào sơ.

– Cuối cùng cho cải thảo vào, khi cải thảo vừa chín sơ thì cho tôm vào xào chung, nêm nếm với ít muối hoặc bột nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

– Lấy món tôm xào ra dĩa, rắc ít tiêu xay vào.

– Món này có thể chấm với nước tương trộn chút tương ớt sẽ rất hợp.

Ăn Hải Sản Tốt Hay Không Đối Với Phụ Nữ Mang Thai

Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết

Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân.

Hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu

Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…

– Bà bầu cần tuyệt đối tránh đồ ăn biển sống

– Bà bầu cần tuyệt đối tránh ăn những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm Salmonella, Toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.

– Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản

Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.

Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?

Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.

Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?

Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.

Một tuần chỉ nên ăn khoảng 340 gram hải sản.

Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…

Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.

Lưu ý: Không nên ăn quá hàm lượng trên trong tuần vì phần lớn đồ hải sản thường mặn do vậy sẽ không tốt cho quá trình mang thai. Có thể gây ra phù nhiều ở cuối thai kỳ hoặc có hại cho những thai phụ bị bệnh cao huyết áp, tim mạch v.v.

Benh.vn (Theo MYC)

Mang Thai Có Nên Ăn Hải Sản Không?

Một nghiên cứu ở Anh cho rằng phụ nữ mang thai ăn hải sản sẽ giúp con sinh ra thông minh hơn trong khi các nghiên cứu khác khẳng định hải sản chứa nhiều thuỷ ngân không hề tốt cho bà bầu. Vậy các mẹ bầu có nên ăn hải sản không?

Thực tế , các kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học Mỹ có thấy thuỷ ngân thường có nhiều trong cá và hải sản. Một lượng lớn kim loại trong hải sản có thể tích tụ trong cơ thể gây huỷ hoại hệ thần kinh của con người.

Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây dưới sự hướng dẫn của giáo sư Joseph Hibbeln của Viện sức khoẻ quóc gia Hoa Kỳ khi tiến hành theo dõi thói quen ăn uống của 11.875 phụ nữ mang thai ở Bristol, Anh. Người ta theo dõi phụ nữ mang thai trong suốt 32 tuần về việc tiêu thụ hải sản. Sau đó, các nhà nghiên cứu còn theo dõi sản phụ suốt 8 năm sau khi đẻ em bé, tiến hành những bài kiểm tra về kĩ năng giao tiếp, quan hệ xã hội, sự kết hợp giữa tay và mắt. Kết quả cho thấy những trẻ em được sinh ra khi ở phụ nữ ăn hơn 340 g hải sản hay cá mỗi tuần đều có con thông minh, các kỹ năng phát triển tốt hơn so với phụ nữ không ăn hải sản. Thực tế, 48 % số trẻ em có mẹ không ăn hải sản có IQ thấp hơn các đứa trẻ có mẹ ăn nhiều hải sản khi mang thai.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mẹ bầu nên ăn 3 lần cá hay 1 lần hải sản mỗi tuần để đạt hiệu quả cao. Họ cũng khẳng định rằng việc hạn chế tiêu thụ hải sản cũng làm suy giảm lượng dưỡng chất cần thiết cung cấp cho sự phát triển của hệ thần kinh ở thai nhi.

Mẹ bầu ăn hải sản như thế nào ?

Hải sản cung cấp nguồn chất dinh dưỡng giàu có như protein, acid omega 3, khoáng chất, iot … đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi. Thật vậy, nhờ ăn hải sản mẹ bầu có thể giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh, hạn chế đẻ non, đẻ con thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Theo cục quản lý thực phẩm và dươc phẩm (FDA) khuyên phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Đặc biệt các loại cá phải được nấu chin ở nhiệt độ trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi đem vào chế biến.

Các mẹ cũng chú ý nên chọn nguồn hải sản sạch đáng tin tưởng. Bởi hiện nay một vài loại cá bị nhiễm độc do sốn tại vùng biển ô nhiễm, có lượng thuỷ ngân trong thịt khá cao, khi ăn sẽ rất nguy hiểm. Hàm lượng thuỷ ngân cao trong cá ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của thai nhi gây ra những dị tật nguy hiểm.

Bạn cũng nên hạn chế ăn các loại cá sống, gỏi cá, sushi … Khi chế biến cá phải đặc biệt được nấu chí, để tránh nhiễm khuân chúng tôi và sán có trong thịt cá. Không nên ăn các loại nội tạng của cá. Bạn có thể ăn luân phiên các loại thuỷ sản như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò … rất tốt cho sức khoẻ.

Khi bảo quản hải sản mẹ bầu nên chọn loại thực phẩm tươi ngon, không nên để quá lâu các loại hải sản ngoài trời nắng nóng. Tránh tình trạng bỏ từ tủ lạnh ra ngoài dã đông, rồi lại bỏ lại trong tủ lạnh, làm đi làm lại nhiều lần, sự thay đổi nhiệt độ bảo quản liên tục sẽ làm sẽ hỏng mà mẹ không biết.

Mẹ bầu có thể tham khảo các loại hải sản có lượng thuỷ ngân thấp, an toàn cho sức khoẻ mẹ và bé như: cá hồi Alaska, cá đù Đại Tây Dương, cá đối, sò điệp, hàu, mực, cua, cá tuyết, cá minh thái, cá bơn, tôm, cá mòi, cá hương, cá da trơn …

Từ khóa được tìm kiếm:

bà bầu ăn hải sản

bà bầu có nên ăn hải sản không

https://babaucanbiet com/mang-thai-co-nen-hai-san-khong/

hải sản tốt cho bà bầu

bà bầu ăn hải sản tốt không

mang thai 10 tuần ăn hải sản được không

bà bầu có nên ăn đồ hải sản

có thai ăn hải sản được không

ba bau co nen an lau hai san khong

co bau an tom cua tich co tot ko