Phụ Nữ Mang Thai Nên Ăn Rau Quả Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Không Nên Ăn Rau Gì?

Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều các loại rau quả như mướp đắng, rau răm, ngải cứu, dứa… thì sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Trong thời kỳ mang thai, ăn uống là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai là rất cao, vì vậy phụ nữ mang thai nên chú ý. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra với em bé, các bà mẹ nên tránh ăn các loại rau củ quả sau đây.

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì sau đây

Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ và cũng là một loại thảo dược chữa bệnh. Hàm lượng folate trong mướp đắng là rất cần thiết cho thai kỳ vì mục đích là để tránh khuyết tật về ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Mướp đắng có chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các chất độc. Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi phát triển.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn rau mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…

Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn rau mướp đắng. Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.

2. Rau sam: Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, nó sẽ kích thích tử cung mạnh nên phụ nữ mang thai không nên ăn rau sam. Hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

3. Rau ngải cứu: Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung nên phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngải cứu. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.

4. Rau ngót: Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn sử dụng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.

Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bào thai, các bà mẹ không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép của lá rau ngót sống. Do đó phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót.

5. Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa): Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Loại rau này được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ và Italia. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây có lượng vitamin C cao hơn 7 lần so với cam. Về canxi, chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với sữa; về protein, nó nhiều gấp hai lần sữa. Chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt về vitamin A, hơn 3 lần chuối về kali.

Tuy nhiên, phụ nữ ở một số vùng trên thế giới dùng loại rau này để tránh thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – chất tương tự như estrogen nên có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn rau chùm ngây.

6. Rau răm: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

Phụ Nữ Mang Thai Nên Ăn Những Loại Rau Gì?

Rau củ quả là thực phẩm rất tốt cho tất cả mọi người bởi chúng chứa một lượng lớn chất xơ và các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Rau củ quả cũng có rất nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu như tránh tiểu đường thai kỳ, tránh bị táo bón và bổ sung dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong thai kỳ cần được đặc biệt chú ý, không phải loại rau củ quả nào mẹ cũng có thể ăn mà cần chọn lọc. Vậy bà bầu nên ăn rau gì sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.

Bà bầu nên ăn những loại rau gì?

Trước hết, các mẹ cần biết những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu có thể lấy từ rau củ quả bao gồm:

Vitamin C: Giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giúp răng và xương chắc khỏe.

Beta carotene: Góp phần vào sự phát triển của các tế bào, mô, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi.

Kali: Giúp điều hòa huyết áp cho mẹ bầu

Axit folic: Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và giúp trẻ sơ sinh không bị nhẹ cân khi sinh

Chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón và tiểu đường thai kỳ

Canxi: Có vai trò rất quan trọng để hình thành xương và răng cho thai nhi

Vì vậy, mẹ bầu nên lựa chọn các loại rau củ quả có chứa nhiều những dưỡng chất này trong bữa ăn hàng ngày của mình. Các loại rau mẹ bầu nên ăn có thể chia thành các nhóm như sau:

Trong nhóm này, mẹ nên chọn các loại rau có màu xanh đậm hoặc sặc sỡ như: Súp lơ xanh, tần ô, xà lách, rau dền, rau má, rau muống, cải ngọt, rau cần, mồng tơi, rau lang…. Nhóm rau này mang tới cho mẹ bầu một nguồn dồi dào các loại vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, kali, folate, chất xơ, vitamin A, C, K… đồng thời chúng còn giàu chất chống oxy hoá, chứa các hợp chất hữu cơ có lợi cho hệ miễn dịch & tiêu hóa.

– Mùi tây: Chứa nhiều protein, vitamin E, riboflavin ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

– Cải bó xôi (rau bina): Chứa nhiều chất xơ, carotenoids và folate giúp thanh lọc hệ tiêu hóa, giảm đường và mỡ trong máu.

– Súp lơ xanh: Loại rau này chứa nhiều vitamin C, K và folate rất cần thiết cho sự hình thành & phát triển não bộ thai nhi.

– Cải xoong: Giàu khoáng chất như kali, magie, kẽm, sắt, canxi, các loại vitamin A, B6, C, B2… giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, hình thành hệ xương chắc khoẻ, hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển bình thường.

– Củ cải đường: Cung cấp vitamin và chất xơ, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi

– Khoai lang: Đây là một loại củ rất phổ biến mà mẹ bầu nào cũng bổ sung trong thực đơn của mình bởi khoai lang chứa nhiều beta carotene để chuyển hoá thành vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào và mô cũng như sự phát triển của thai nhi. Khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

– Cà rốt: Loại củ này giàu vitamin A, falcarinol poly acetylen, vitamin A, K, C, B6…. giúp tăng cường thị lực, hệ miễn dịch…

– Củ sen: Cùng với hạt sen, ngó sen thì củ sen cũng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có tác dụng lưu thông máu, cân bằng huyết áp…. Mẹ có thể chế biến củ sen thành các món củ sen hầm sườn, củ sen nấu tôm,…

Không chỉ để chế biến các món ăn bình thường, một vài loại rau lấy quả có thể được sử dụng và chế biến thành nước ép rất tốt cho bà bầu và thai nhi như cà chua….

– Đậu que: Chứa nhiều chất xơ, vitamin C, K rất tốt cho mẹ bầu

– Cà chua: Giàu sắt, vitamin C, K, biotin giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc khi mang thai, ngoài ra cà chua còn giúp giảm stress và chống lão hoá.

– Bí đao: Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu thường bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, bí đao giúp hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm chứng phù chân.

– Bí đỏ: Dưỡng chất trong bí đỏ giúp thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào thần kinh thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não. Bên cạnh đó, bí đỏ còn có tác dụng ngừa cao huyết áp, giảm tình trạng phù chân, hạn chế chảy máu sau sinh.

Bên cạnh các loại rau, củ, quả, các mẹ bầu không nên bỏ qua nguồn dinh dưỡng dồi dào đến từ các loại hạt. Chúng cung cấp một lượng lớn Folate, Chất xơ, Sắt, Magie, Kali… Trong đó Folate là dưỡng chất cực kỳ quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.

Các loại hạt mà mẹ nên ăn như: Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen, đậu phộng…

Mẹ bầu nên ăn khoảng 500g rau củ/ngày, tùy vào sở thích mà mẹ có thể đa dạng cách chế biến để hợp khẩu vị nhất. Mẹ cũng nên đa dạng các loại rau, củ để tránh bị chán. Mẹ nên hạn chế ăn rau sống, nhưng nếu muốn đổi vị bằng món salad thì mẹ hãy chú ý rửa sạch để không bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có hại cho cả mẹ và bé.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:

Phụ Nữ Sau Sinh Nên Ăn Rau Gì

Trước đây, nhiều mẹ phải trải qua chế độ ăn “khắc khổ” khi ở cữ. Quan điểm về dinh dưỡng sau sinh đã thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Mẹ được khuyến khích ăn nhiều rau xanh, củ quả để vừa có nhiều sữa, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân. 15 món rau thơm ngon sau đây sẽ là đáp án tuyệt vời cho câu hỏi: Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì.

Canh rau ngót được coi là món canh “truyền thống” của các bà đẻ. Rau ngót chứa nhiều vitamin A,B,C và canxi… Không chỉ giúp mẹ tăng lượng sữa, rau ngót còn giúp co thắt dạ con đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh và chống các chứng viêm nhiễm có thể xảy ra.

2. Rau mồng tơi

Với những mẹ bị ít sữa thì rau mồng tơi là một gợi ý tuyệt vời. Trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh.

Đu đủ chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những thực phẩm lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng. Nếu mẹ không muốn ăn chân giò có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá lóc

4. Lá rau lang

Dân gian thường cho rằng, mẹ sau sinh ăn rau lang dễ bị lạnh bụng, sôi bụng khiến em bé cũng gặp vấn đề về tiêu hoá. Thực ra, với vị ngọt thơm, không độc, tính mát, luộc hoặc xào rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

Cũng như rau lang, dân gian thường khuyên bà đẻ không nên ăn rau đay vì tính hàn, nhớt dễ gây tiêu chảy. Tuy nhiên, ăn với lượng vừa phải thì rau đay lại là loại rau rất tốt. Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200gr rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần từ 200-250gr sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa mẹ và lượng chất béo trong sữa.

Giá đỗ đậu nành chứa rất nhiều protein, vitamin C, cellulose – nguyên liệu chính cho sự phát triển của các tế bào mô, ngăn chảy máu nhiều sau sinh và giảm bệnh táo bón cho các bà mẹ trẻ.

Củ sen chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, tinh bột, tốt cho lá lách và dạ dày, lợi sữa, thanh nhiệt. Củ sen góp phần loại bỏ những tích tụ trong ổ bụng còn tắc nghẽn, lợi cho đường tiêu hoá, tăng sự thèm ăn, tiết sữa…

Rong biển giàu i-ốt và sắt. I-ốt là nguyên liệu chính để sản xuất thyroxine và sắt là nguyên liệu chính để tạo tế bào máu. Bà mẹ mới sinh ăn rong biển sẽ tăng hàm lượng sữa và chất lượng sữa cũng tốt khi cho con bú.

Phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng hoa chuối hột, hoặc hoa chuối sứ như một loại rau bình thường. Theo đông y, hoa chuối cũng giúp lợi sữa. Hơn nữa, ăn hoa chuối khá an toàn vì không phải lo có thuốc trừ sâu hay các chất kích thích như trong rau xanh.

10. Các loại trái cây tươi

Trong những trái cây chín luôn có chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời để đáp ứng những nhu cầu của phụ nữ mới sinh. Những loại trái cây chín mọng chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và sẽ cung cấp đầy đủ carbohydrate, giúp bạn duy trì năng lượng.

11. Rau thì là

Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một nghiên cứu, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin – cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, luộc, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước.

Món ăn tưởng chừng lạ lẫm với nhiều người này có rất nhiều tác dụng tốt với bà mẹ sau sinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo…

Cà chua chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe. Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ.

Theo đông y, mướp lành tính, có khả năng giúp khí huyết lưu thông tốt, làm dịu các cơn đau do co thắt tử cung sau sinh.

15. Các loại đậu

Các loại đậu xanh, đâu đen, đậu nành đều có tính mát, lợi sữa cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể thay đổi bữa ăn bằng món chè đậu hoặc đậu hầm với gạo nếp, xương…

Với những gợi ý kể trên, mẹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tìm hiểu “phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì”. Tích cực ăn rau củ quả giúp mẹ duy trì được chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng và bé cưng cũng sẽ được hưởng lợi lớn từ đó!

Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Ăn Rau Ngót?

Không chỉ người Việt hay dùng bồ ngót để nấu canh ăn giải nhiệt, mà các nước như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia cũng sử dụng bồ ngót rất nhiều trong các món ăn hàng ngày. Không chỉ giải được nhiệt, theo y học cổ truyền bồ ngót có nhiều dược tính bổ ích khác. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai đã kiêng không dám ăn loại rau này đến tận khi sinh nở, vì nghĩ rằng ăn nhiều sẽ bị sẩy thai. Kinh nghiệm dân gian còn có bài thuốc uống nước rau ngót vào lúc đói để phá thai. Thực hư về chuyện này?

Trong bồ ngót tươi có chứa papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sẩy thai.

Vừa mát vừa bổ

Bồ ngót còn có tên bù ngót, rau ngót, tính mát (khi nấu chín sẽ bớt hàn), vị ngọt, được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, tiêu ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.

Những nghiên cứu về thành phần của rau bồ ngót cho thấy loại rau này chứa nhiều chất đạm (4.8g/100g) gồm nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể nên có thể dùng bồ ngót để thay thế đạm động vật mà ít gây hại cho cơ thể như sạn thận hoặc gout. Bồ ngót còn giúp điều hoà mật độ canxi trong máu, do đó giúp phòng chống loãng xương ở người lớn tuổi; lại chứa nhiều khoáng tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt và nhiều vitamin C nên còn giúp chữa thiếu máu.

Bồ ngót còn là thực phẩm tốt để phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ nhờ hàm lượng chất xơ cao. Ăn bồ ngót có tác dụng giảm cân và điều hoà lượng đường trong máu, nên người tiểu đường đừng nên bỏ qua loại rau này. Phụ nữ sau sanh ăn canh rau bồ ngót rất tốt vì giúp làm sạch máu và bồi bổ cơ thể, nhưng nên thêm vài lát gừng để giảm bớt tính hàn. Bồ ngót có màu xanh đậm nhưng chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin A, vì vậy trước khi nấu nên rửa sạch rồi thái nhỏ, thêm ít dầu ăn để vitamin A dễ hấp thu vào cơ thể và khi nước sôi hãy cho rau vào để tránh phân huỷ vitamin nhóm B.

Bồ ngót còn có tác dụng chống oxy hoá tế bào nên có lợi để phòng chống lão hoá. Một số nghiên cứu cho thấy bồ ngót làm tăng sự hấp thu của hệ tiêu hoá, ngăn ngừa mệt mỏi và ngăn chặn sự xuất hiện các bệnh mạn tính của mạch máu. Nó còn được dùng để chữa mụn nhọt, viêm loét, tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng tiết collagen duy trì làn da khoẻ mạnh, giảm cholesterol, hạ huyết áp, giúp vết thương mau lành và cải thiện tuần hoàn não. Bồ ngót giúp tăng thị lực và còn được xem là thực phẩm tốt cho nam giới vì làm gia tăng chất lượng và số lượng tinh trùng. Có nghiên cứu cho thấy bồ ngót chứa một nhóm hoạt chất sterol có tác dụng như hormone sinh dục nên có thể làm hưng phấn tình dục.

Tại Indonesia, lá bồ ngót thường được dùng để làm tăng sự tiết sữa ở sản phụ cho con bú sữa mẹ. Nước này sản xuất ra khoảng mười sản phẩm giúp tăng tiết sữa được lưu hành ở Indonesia từ năm 2000. Ở Mỹ, bồ ngót được chế biến thành các dạng thức ăn nhanh cho người béo phì.

Nấu chín chắc ăn

Tuy bồ ngót nhiều công dụng, nhưng nhiều tài liệu cũng cảnh báo uống nhiều bồ ngót ở dạng lá tươi xay nhuyễn lấy nước có thể dẫn đến một số phản ứng phụ:

– Gây bệnh nghẽn phổi: một số người dân Đài Loan dùng rau ngót xay lấy nước để uống vài ly mỗi ngày để giảm cân thì thấy xuất hiện hiện tượng mất ngủ, khó thở và ăn uống kém (theo Naturally Healthy).

– Gây co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai, tiêu chảy, co thắt mạch máu gây đau nhức cơ, mất ngủ, nhức đầu, cao huyết áp hoặc thiếu máu não ở người lớn tuổi. Cũng do những tính chất trên nên không được dùng bồ ngót tươi cho các trường hợp nhức nửa đầu, tăng huyết áp nội sọ, táo bón, ngủ gật ban ngày, bệnh phù niêm mạc do suy tuyến giáp.

Nguyên nhân của các hiện tượng này là trong bồ ngót tươi có chứa một chất có cấu trúc như papaverin (alkaloid có trong á phiện). Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Do bồ ngót tươi có chứa một hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sẩy thai.

Tốt nhất là nên nấu chín, quá trình đun sôi giúp loại bỏ phần nào các yếu tố có thể là nguyên nhân gây phân huỷ hoạt chất trong lá và phát sinh chất có hại.