Phụ Nữ Mang Thai Nên Nằm Ngủ Như Thế Nào / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Nên Nằm Ngủ Tư Thế Nào Là Tốt Nhất

Theo các chuyên gia thì nằm nghiêng bên trái là tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu. Tư thế nằm đúng chuẩn là nằm nghiêng về bên trái, chân trái duỗi, chân phải co lại, nếu nằm lâu tư thế đó quá bà bầu có thể thay đổi tư thế khoảng vài phút sau đó lại quay lại tư thế nghiêng bên trái. Viếc này giúp sức nặng của thai nhi không đè nén lên các tĩnh mạch, giúp sự vận chuyển máu và oxi từ mẹ đến thai nhi nhanh chóng và thông suốt. Tư thế này giúp thai nhi cảm thấy thoải mái, cử động tốt hơn, giảm sưng chân tay ở mẹ.

– Khi nằm nghiêng, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối trước người để đỡ bụng và gác chân để mẹ bầu có thể cảm thấy thoải mái nhất.

– Nếu nằm lâu quá mẹ bầu cảm thấy đau lưng thì kê thêm một chiếc gối đằng sau lưng để tựa sang mõi khi mỏi mà không bị nằm ngửa quá.

– Đặt gối giữa hai chân để giảm áp lực lên các khớp xương chậu.

Khi bạn chưa mang thai thì tư thế nằm của bạn có thể tự do hơn, nhưng khi mang thai có những tư thế nằm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy tư thế nằm ngủ nên được các bà bầu lưu tâm hơn để tạo điều kiện thoải mái nhất cho cả bản thân mình và thai nhi.

Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Ba tháng đầu là thời điểm bà bầu mệt mỏi nhất, đó là thời điểm thai nghén, nôn, ói, là thời điểm mẹ bầu phải thích nghi với sự thay đổi lớn trong cơ thể, có một sinh linh bé nhỏ đang lớn lên trong cơ thẻ mình. Vì vậy cơ thể phải thích nghi với sự thay đổi đó, nó khiến bà bầu mệt mỏi, mất ăn mất ngủ. Ba tháng đầu khi thai nhi chưa to, tư thế ngủ của các mẹ bầu có vẻ thoải mái hơn, có thể nằm ngửa, quay trái, quay phải tùy ý, khi nào mỏi thì có thể đôi tư thế. Nhưng tuyệt đồi không nên nằm sấp vì đối với người bình thường nằm sấp đã rất có hại cho sức khỏe rồi thì đối với bà bầu lại càng có hại khi lượng oxi cần cung cấp nhiều hơn người bình thường. Nếu mẹ bầu nằm sấp thì lượng oxi cung cấp cho thai nhi thiếu hụt trầm trọng.

Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Bà Bầu Nên Nằm Ngủ Như Thế Nào Trong Từng Tam Cá Nguyệt?

Singlemum – Bà bầu nên nằm ngủ như thế nào trong từng tam cá nguyệt? Ứng với mỗi giai đoạn mang thai, bà bầu có tư thế nằm khác nhau để có cảm giác thoải mái và giấc ngủ ngon.

Trong thời kỳ đầu mang thai, hầu hết các mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi và có thể đi vào giấc ngủ gần như ở bất cứ nơi nào và với bất cứ tư thế nào. Và cùng với thời gian, khi thai nhi trở nên lớn hơn, việc tìm kiếm một vị trí nằm thoải mái càng trở nên khó khăn. Nhiều bà bầu còn lo sợ rằng nằm ngủ không đúng tư thế còn có thể làm gãy chân, gãy tay con và tư thế ngủ là một trong những điều gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu nuôi bào thai. Vậy, đâu là tư thế nằm khi mang thai chuẩn xác nhất:

1. Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu

Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ còn, bào thai và thận. Tư thế này còn giúp bé cử động tốt hơn, giảm sưng ở mắt cá chân và tay ở mẹ.

– Nếu mẹ muốn nằm nghiêng, đặt một chiếc gối phía trước chân để gác chân lên sẽ giúp mẹ có một tư thế nằm thoải mái.

– Đặt một chiếc gối giữa hai chân để giữ khoảng cách giữa hai chân sẽ giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu.

2. Tư thế nằm theo giai đoạn

Nếu bạn có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên thay đổi ngay bây giờ, vì đây không phải là tư thế tốt cho thai nhi và cũng không mang cho bạn một giấc ngủ ngon . Tuy nhiên ở ba tháng đầu này, bào thai còn nhỏ nên sự tác động lên cơ thể của mẹ là không đáng kể, vì vậy các mẹ bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều được.

Tư thế nằm tốt cho ba tháng giữa thai kỳ:

Ở giai đoạn ba tháng giữa của thai kì, nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.

Tư thế nằm cho ba tháng cuối thai kỳ:

Giai đoạn cuối có ảnh hưởng lớn tới an toàn của thai nhi, nên bà bầu càng phải chú ý. Trong giai đoạn này, tử cung thường xoay về phía bên phải, nếu bà bầu nằm nghiêng phải sẽ càng làm tăng áp lực lên các động mạch và vùng xương chậu ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu và hạn chế cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, vì vậy các mẹ bầu nên nằm nghiêng trái để thai nhi được khỏe mạnh. Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, giảm phù nề.

Thông thường tư thế nằm phải đảm bảo yêu cầu là thoải mái cho mẹ và an toàn cho bé. Do đó, nếu bạn thấy nằm ngửa thoải mái thì bạn vẫn có thể nằm ngửa nhưng nên đổi tư thế thường xuyên. Thực ra, rất nhiều bà bầu khi thai nhi đã to nhất định thì họ rất khó nằm ngửa vì nó tác động lên các động mạch và xương vùng chậu.

3. Tư thế nằm bà bầu cần tránh

– Mẹ cũng nên lưu ý đến loại đệm nằm. Cần lựa chọn loại đệm cứng (bông ép) sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, không ảnh hưởng đến cổ, lưng…, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi thức dậy.

– Nếu các biện pháp trên không có tác dụng, mẹ có thể thử tư thế nửa nằm, nửa ngồi (nằm nhiều hơn ngồi để tránh mỏi lưng và mông). Tư thế này giúp giảm áp lực đè lên bụng và tim hơn so với tư thế nằm ngửa.

Không nên nằm sấp hoặc gục xuống bàn

Khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.

Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần hết sức lưu ý, hãy tìm cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi.

Singlemum tổng hợp

Phụ Nữ Có Thai Nên Ăn Uống Như Thế Nào?

Tăng thêm năng lượng: người mang thai có nhu cầu năng lượng cao, đặc biệt là 3 tháng cuối. Nếu phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2.200 kcal/ngày thì thai phụ ở 3 tháng cuối cần thêm 350 kcal.

Bổ sung chất đạm và chất béo: cần tăng thêm 15 g chất đạm/ngày, chất béo phải chiếm 20% tổng năng lượng. Sử dụng chất đạm động vật như: sữa, thịt, trứng, thủy sản tôm, cua, cá, ốc… và các loại đạm thực vật có trong đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc.

Bổ sung các chất khoáng:

– Sắt: tình trạng thiếu sắt ảnh hưởng xấu đến sự tăng trọng của mẹ trong thời gian mang thai và cân nặng của trẻ sơ sinh, kèm theo những biến chứng sản khoa. Nên bổ sung 60 mg sắt/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại và vừng lạc.

– Tổng lượng canxi tích trữ trong thời gian mang thai là gần 30 g, gần tương ứng với lượng cần thiết để tạo bộ xương cho thai nhi trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Cần 800-1.000 mg canxi/ngày trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, các loại rau xanh và sữa.

– Kẽm: thiếu kẽm là nguyên nhân gây vô sinh, sẩy thai, sinh non và sinh già tháng, chết gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém. Lượng kẽm cần thiết là 15 mg/ngày.

– Iốt: thiếu iốt trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn, hoặc bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc câm, mắt lác. Cần dùng 175-200 mcg iốt/ngày. Sử dụng muối, bột canh có iốt và những thức ăn từ biển (cá, sò, rong biển).

Bổ sung các vitamin:

– Axit folic: thiếu axit folic sẽ dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai để hạn chế những khiếm khuyết của ống thần kinh. Nên bổ sung 300-400 mcg acid folic/ngày. Nguồn của acid folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.

– Vitamin A: đối với người có tình trạng dinh dưỡng tốt, không cần gia tăng về vitamin A trong suốt thời gian mang thai. Trong thời gian mang thai cần đảm bảo đủ nhu cầu 600 mcg/ngày. Sữa, gan, trứng… là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ.Tất cả các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ… là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.

– Vitamin D: giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phốtpho. Nếu mẹ thiếu vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%, gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp liền lâu. Cần bổ sung vitamin D 10 mcg/ngày và dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều. Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như: phomat, cá, trứng, sữa.Để dự phòng còi xương cho con nên uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000 UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000 UI.

– Vitamin B1: ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc, nhất là đậu đỗ để bổ sung đủ chất vitamin B1 cho cơ thể và chống bệnh tê phù. Nhu cầu vitamin B1 là 1,1 mg/ngày.

– Vitamin B2: có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu, bia. Các hạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng giảm đi nhiều qua quá trình xay xát. Nhu cầu là 1,5 mg/ngày.

– Vitamin C: có nhiều trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng. Vitamin C cần thiết hàng ngày cho phụ nữ có thai là 80 mg và bà mẹ cho con bú là 100 mg.

Một số lưu ý trong quá trình mang thai:

– Không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá…

– Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, giấm, tỏi.

– Nên ăn nhạt, bớt muối, nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi đẻ.

– Tránh dùng các thuốc kháng sinh như tetraxyclin làm hỏng răng, streptomyxin gây ù tai, nghễnh ngãng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Sức Khỏe & Đời Sống

Phụ Nữ Mang Thai Nên Bổ Sung Vitamin D3 Như Thế Nào?

Vitamin D đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ có thai bởi nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ trong giai đoạn này và cả sau khi chào đời.

Vì sao phụ nữ mang thai cần bổ sung vitamin D3?

Theo một kết quả nghiên cứu được trình bày tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Học thuật nhi khoa (PAS) ở Vancouver, Canada do Tiến sĩ Carol L. Wagner (thuộc Đại học Y khoa ở bang Carolina Nam của Mỹ) tiến hành thì bổ sung vitamin D trong thời kỳ mang thai không chỉ an toàn cho các bà mẹ và đứa bé, mà còn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non và nhiễm trùng.

Tiến sĩ Wagner cho biết: “Chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin D, trong khi đó chúng ta cũng không phơi nắng đủ” và nhấn mạnh, việc thiếu vitamin D trong thời kỳ mang thai là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Wagner cùng các cộng sự đã quyết định tiến hành thử nghiệm trên 494 phụ nữ đang mang thai từ tuần 12-16 và chia ngẫu nhiên thành ba nhóm điều trị. Nhóm một được nhận 400 IU vitamin D mỗi ngày, nhóm hai được nhận 2.000 IU vitamin D và nhóm thứ ba nhận 4.000 IU vitamin D. Những phụ nữ này được đánh giá hàng tháng để đảm bảo sự an toàn.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng xem xét những tác động của việc bổ sung vitamin D đối với các biến chứng trong thời kỳ mang thai, bao gồm tiền sản giật, tiểu đường lúc mang thai, nhiễm trùng hay sinh non. Kết quả cho thấy những phụ nữ đang mang thai mà uống 4.000 đơn vị vitamin D mỗi ngày sẽ có tác dụng tốt chức Y tế thế giới – WHO khuyến nghị, 1000 ngày vàng đầu đời (bao gồm giai đoạn trẻ trong giai đoạn bào thai và khi lọt lòng đến 2 tuổi) là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất của trẻ. Thời gian trẻ trong bào thai, nếu người mẹ ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng, chăm sóc tốt, tăng từ 10 – 25kg thì con sẽ PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyên Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng -Viện Dinh dưỡng, những người mẹ bị thiếu vitamin D trong thời kỳ có thai sẽ có lượng vitamin D sữa mẹ thấp, thậm chí giảm một nửa so với những người mẹ có đủ vitamin D. Khi sinh con ra, trẻ có dấu hiệu mềm xương, thóp rộng, suy dinh dưỡng…

Cũng theo bác sĩ Ninh, trọng lượng của thai nhi tăng gấp đôi trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, trong đó bộ khung xương với mật độ xương tăng 3 lần. Cơ và tế bào thần kinh của thai nhi cũng phát triển rất nhanh.

Bởi vậy, nếu người mẹ không cung cấp đủ canxi và vitamin D cho con trong 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa xương của thai nhi. Rối loạn chuyển hóa xương thường song hành với bệnh suy dinh dưỡng thời kỳ bào thai: trẻ đẻ ra thấp bé nhẹ cân, kém phát triển về thể lực, trí tuệ, giảm miễn dịch…

Một nghiên cứu khác cho thấy, bổ sung 1.000 IU vitamin D/ngày (25microgam) trong 3 tháng cuối của thai kỳ cho phụ nữ mang thai cũng làm tăng trọng lượng của mẹ và giảm 50% số trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai. Một năm sau khi sinh, con của những bà mẹ được bổ sung vitamin D tăng nhiều hơn 0,4kg cân nặng và 1,6cm chiều dài so với nhóm đối chứng.

Mẹ bầu nên bổ sung vitamin D3 như thế nào?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần ít nhất là 600 IU/ngày, tốt nhất là 1.500 IU/ngày nhưng không được vượt quá 4.000 IU/ngày.

Tắm nắng là cách rất tốt để mẹ có thể tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tắm nắng khi độ dài bóng nắng cơ thể ngắn hơn chiều cao của mẹ. Tức là khoảng sau 9h cho đến trước 15h. Lý do là bởi trước 9h sáng và sau 3h chiều không có tia UVB chiếu xuống trái đất, trong khi  tia này có tác dụng tạo ra vitamin D. Tắm nắng vào trước và sau hai thời điểm này đó, khi đã quen dần, bạn hãy tăng thời gian tắm nắng lên 5 – 10 phút vào mùa hè, 15 – 20 phút vào mùa đông, nếu tắm nắng càng gần buổi trưa thì nên ngắn hơn. Đội mũ rộng vành, đeo kính có khả năng chống tia UV khi tắm nắng, tránh ánh ánh nắng chiếu vào khu vực mặt, xung quanh mắt vì làn da mỏng nhất trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu mẹ đi làm và không có điều kiện tắm nắng thì có thể bổ sung qua thực phẩm như cá hồi, cá trích, trứng, nấm, gan bò, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, nước cam, sữa… Một cách hay được các mẹ đang mang thai lựa chọn là bổ sung vitamin D dạng bào chế vì đây là biện pháp vừa tiện, vừa cung cấp đủ hàm lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày. Lưu ý là cần bổ sung đúng liều lượng bởi nếu thừa vitamin D sẽ khiến mẹ bầu buồn nôn, choáng váng, đau bụng, huyết áp cao…

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại vitamin D3, trong đó, vitamin D3 Dimao là sản phẩm đang được rất nhiều bà mẹ có con nhỏ và phụ nữ mang thai ưa chuộng. Sản phẩm được thiết kế dạng xịt rất tiện dụng và khả năng hấp thu vượt trội nhờ được xịt trực tiếp vào khoang miệng – nơi chứa rất nhiều mao mạch giúp hấp thu nhanh. Hương vị dâu dễ chịu, dễ sử dụng, chuẩn liều (mỗi nhát xịt chứa 400 IU vitamin D3).

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu và phân phối độc quyền tại Việt Nam nên mẹ có thể an tâm về nguồn gốc xuất xứ và yên tâm sử dụng.

Phác đồ bổ sung vitamin D cho phụ nữ mang thai đang được nhiều nước áp dụng như sau:

– Bổ sung hàng ngày 400 IU vitamin D/ngày (10microgam) trong suốt thời gian có thai.

– Liều cao 1.000IU/ngày (25microgam) trong suốt 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc 100.000 đơn vị (2.500mg/d) một liều duy nhất vào ngày đầu của 3 tháng cuối mang thai. Phác đồ này được áp dụng cho những vùng tiêu thụ sữa ít, thiếu ánh sáng mặt trời hoặc ít có điều kiện được chăm sóc y tế.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh *Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.