Ốm nghén là thử thách lớn nhất mà các mẹ bầu phải trải qua trong những tháng đầu. Mẹ bị “bao vây” bởi biết bao triệu chứng khó chịu, từ mệt lử, buồn ngủ không dứt đến chán ăn, buồn nôn, đau lưng… Những cơn nghén thường xảy ra nhất vào buổi sáng, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày khiến cho cuộc sống của mẹ bầu bị đảo lộn.
Vậy cơn nghén bắt nguồn từ đâu?
Ốm nghén khi mang thai do tác động từ nhiều yếu tố và sự xuất hiện của thai nhi trong cơ thể mẹ. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng ốm của thai nghén thông thường ở bà bầu đó là:
Nồng độ HCG tăng mạnh
Trong giai đoạn sớm của thai kỳ, hCG được tạo ra với nồng độ rất lớn, thông thường nồng độ hCG sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 48-72 giờ. Nồng độ hCG trong máu sẽ đạt đỉnh trong khoảng tuần 8-11 của thai kỳ, sau đó sẽ có xu hướng ổn định và giảm xuống. hCG gây ra các triệu chứng thai nghén như chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm,… Do đó, giai đoạn đầu, nồng độ hormone hCG cao do đó các triệu chứng thai nghén thường nặng hơn các giai đoạn sau của thai kỳ.
Estrogen tăng khiến mẹ bầu nhạy cảm với mùi hương
Lúc mang thai Estrogen tăng gấp 100 lần so với bình thường, dẫn đến tình trạng nhạy cảm với mùi và gây ra tình trạng nôn ẹo ở bà bầu.
Progesterone dẫn đến tăng axit dạ dày
Ốm nghén là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bạn mang thai. Một số chuyên gia cho rằng ốm nghén có thể là một sự thích ứng tiến hóa để bảo vệ bà mẹ mang thai và con khỏi bị ngộ độc thực phẩm. Thai nhi dễ bị nhiễm độc nhất trong khoảng từ 6 đến 18 tuần, khi mà hầu hết các cơ quan đang trong quá trình hình thành và phát triển.
Nếu người phụ nữ bị ốm nghén không cảm thấy thích ăn thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn, chẳng hạn như gia cầm, trứng hoặc thịt; và thích các loại thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm thấp như gạo, bánh mì và bánh quy… nghĩa là cơ thể đang loại bỏ những yếu tố bất lợi để làm tăng khả năng an toàn cho mẹ và con.
Tại sao có sự khác nhau ở mức độ nghén?
Ngoài ra, với những mẹ mang bầu đa thai có xu hướng nghén nặng hơn so với các mẹ khác. Bởi lượng HCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên gấp đôi so với những phụ nữ bầu thai đơn, dẫn đến biểu hiện nghén cũng nghiêm trọng hơn.
Tiền đình kém cũng là nguyên nhân khiến mẹ phải trải qua những triệu chứng nặng hơn so bình thường. Hoặc lần đầu mang thai mẹ cũng bị nghén, lần bầu sau dễ bị ốm nghén trở lại và nặng hơn so với trước.