Phụ Nữ Mang Thai Những Tháng Đầu Cần Làm Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Tháng Đầu Tiên Cần Kiêng Những Gì?

Mang thai 3 tháng đầu, đặc biệt là tháng đầu tiên là thời gian mẹ bầu cần phải kiêng cữ nhiều thứ, ăn uống khoa học và phù hợp cho cơ thể. Những tháng đầu mang thai có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Bên cạnh việc biết được mình cần phải ăn gì, làm gì để tốt nhất cho con, mẹ bầu cũng nên nắm rõ mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì? Cùng Phunugiadinh tìm hiểu trong bài viết sau!

Phụ nữ mang thai tháng đầu kiêng ăn gì?

Gan động vật

Gan động vật là nguồn thực phẩm có chứa rất nhiều độc tố, đặc biệt là retinol có khả năng khiến mẹ bầu sảy thai. Tuy gan dồi dào hàm lượng sắt nhưng mẹ bầu có thể ăn các loại thực phẩm giàu sắt khác để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Các loại thực phẩm khiến tử cung co thắt mạnh

Dứa, rau ngót, đu đủ xanh, ngải cứu, rau chùm ngây, cam thảo, rau răm, cua,…. là những loại thực phẩm có thể khiến tử cung của mẹ bầu co thắt mạnh hơn, khiến mẹ đau bụng dữ dội, gây động thai, thậm chí là sảy thai.

Hải sản

Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì? Đó chính là hải sản bởi loại thực phẩm này có chứa hàm lượng thủy ngân nhất định, tác động xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần tránh ăn các loại tôm, cá biển, mực, cua, ghẹ,…

Sữa chưa được tiệt trùng

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc mang thai tháng đầu có được uống sữa tươi không? Ở đây, sữa tươi chưa tiệt trùng sẽ không tốt cho mẹ bầu bởi nó chứa nhiều vi khuẩn và các loại vi sinh vật có hại cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Do đó, mẹ bầu chỉ nên uống sữa tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho thai nhi, đồng thời cung cấp năng lượng cho mẹ và bé.

Đồ uống có chứa chất kích thích

Cụ thể là các loại đồ uống chứa cồn, gas, cafein như nước ngọt có gas, rượu, bia,… Các loại thực phẩm này có thể gây dị tật ở thai, chứa các chất gây độc cho thai, khiến thai chậm phát triển, sảy thai, thai chết lưu, sinh non nếu mỗi ngày mẹ uống đến 200ml rượu, bia và 5 ly cafe.

Trứng sống

Trứng sống hay trứng lòng đào đều là những thực phẩm mẹ bầu cần kiêng bởi chúng có thể khiến thai nhi bị nhiễm khuẩn, đau bụng, gây sảy thai.

Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn

Những thực phẩm như thịt hộp, mì tôm, nem chua,… đều có chứa rất nhiều chất phụ gia và thuốc bảo quản, do đó nó cực kỳ không tốt cho thai nhi.

Mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì?

Bên cạnh việc biết được cần kiêng những loại thực phẩm nào thì mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề mang thai tháng đầu cần kiêng gì trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bởi trong giai đoạn này thai nhi chưa ổn định.

Mẹ cần tránh vận động mạnh như: chạy bộ, tập gym, mang vác đồ nặng,…

Kiêng quan hệ: Vợ chồng cần kiêng quan hệ hoặc chỉ quan hệ nhẹ nhàng, tránh động thai.

Không cố làm việc quá sức, khiến mẹ lao lực, gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

Không ngồi xổm: Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ không nên ngồi xổm vì sẽ tác động đến thai nhi.

Không đứng lên hoặc ngồi xuống một cách đột ngột.

Không chơi các trò chơi có cảm giác mạnh.

Kiêng tắm nước quá nóng hay nước lạnh.

Không đi giày cao gót tránh ngã, sảy thai.

Không tiếp xúc với các loại hóa chất do hóa chất vô cùng có hại tới thai nhi, gây dị tật cho thai nhi. Khi mang bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu nên kiêng nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân hay dùng phấn son,…

Không sử dụng thuốc nếu chưa được chỉ định bởi bác sĩ: Tự ý uống thuốc có thể gây độc cho em bé, dị dạng thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu khi bị bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được khám và điều trị phù hợp..

Không hút thuốc lá hay ngửi khói thuốc lá: Khói thuốc lá tác động xấu tới thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai, gây dị tật, thai lưu, sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai.

Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, lạc quan.

Đi dạo mỗi tối và tập bài tập yoga cho bà bầu.

Thường xuyên tâm sự với bạn bè, người thân, tránh trầm cảm.

Xem các chương trình giải trí, vui vẻ, hài hước.

Mát xa, thường xuyên thư giãn.

Khám thai định kỳ.

Mặc quần áo rộng, thoải mái, tốt nhất là váy bầu, tránh đồ ôm sát, ép bụng.

Đi dép lê, giày bệt.

Những điều mà mẹ bầu 3 tháng đầu mang thai nên làm

Qua bài viết, mong rằng các mẹ đã biết được mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, tránh sảy thai, dị tật thai nhi trong bụng mẹ.

Phụ Nữ Mang Thai Cần Chú Ý Những Gì Trong 3 Tháng Đầu?

Phụ nữ mang thai cần chú ý những gì trong 3 tháng đầu?

Trong thời gian này, cần bổ sung axit folic cho cơ thể và cho thai nhi. Việc chăm sóc này cực kỳ quan trọng, nhất là trong 3 tháng đầu. Vì, đây là giai đoạn cơ thể bà bầu rất cần axit folic. Các mẹ nên bổ sung mỗi ngày khoảng 400mcg axit folic cho cơ thể. Muốn thai nhi phát triển tốt ngay từ đầu, chị em hãy nhớ đáp ứng đủ axit folic cho thai nhi và cơ thể.

Những bà mẹ nếu có thời gian rảnh có thể viết nhật ký cho bé yêu ngay từ bây giờ. Việc viết nhật ký cũng giúp tinh thần của mẹ thư thái, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và rất tốt cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần chú ý những gì trong việc siêu âm?

Trong thời gian 6 tuần đầu: Thời gian này hoạt động của tim thai được nhận thấy qua siêu âm. Các mẹ nên nhớ đến gặp bác sỹ để siêu âm, xác nhận thai kỳ đang phát triển, tránh những rủ ro biến chứng về sau.

Phụ nữ mang thai cần chú ý những gì cần phải quan tâm đặc biệt đến việc siêu âm. Hãy nhớ thời gian mang bầu của mình để đi siêu âm cho chính xác, tránh tình trạng siêu âm quá muộn hoặc quá sớm.

Phụ nữ mang thai nên làm gì trong 3 tháng đầu?

Phụ nữ mang thai cần chú ý những gì, theo đó, để tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, chị em nên thực hiện những hoạt động sau:

Mẹ bầu khi mang thai nên đi bộ nhẹ nhàng, thực hiện những hoạt động nhọp nhạc sẽ khiến thai nhi thoải mái và dễn chịu hơn.

Trồng thêm một ít cây xanh trong nhà. Sở dĩ nên trồng cây xanh vì trong nhà chắc chắn có những hóa chất tẩy rửa đồ gia dụng. Vì thế, trồng nhiều cây xanh để góp phần loại bỏ các loại khí độc. Tuy nhiên, không nên trồng cây trong phòng ngủ.

Tập Yoga thường xuyên sẽ cung cấp thêm oxy cho thai nhi, làm dịu hệ thần kinh, đặc biệt, những động tác Yoga sẽ giúp tăng cường oxy cho bào thai.

Phụ nữ mang thai cần chú ý những gì? Theo đó, chị em cũng cần chú ý về thực đơn khi mang thai. Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, chị em nên năn trứng và rau cải bó xôi, vì 2 thực phẩm này có chứa nhiều chất choline rất quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thần kinh cho thai nhi. Hơn nữa, nó sẽ cung cấp các chất như vitamin A và C, cũng như canxi, sắt, magiê, kali và vitamin B6 cho thai nhi.

Khi mang thai trong 3 tháng đầu, dĩ nhiên cơ thể sẽ rất mệt mỏi vì phải hoạt động hết sức để hỗ trợ cho thai nhi. Vì thế, cần phải nghỉ ngơi nhiều trong thời gian này, nó sẽ giúp tăng cường năng lượng cho thai nhi để có một khởi đầu tốt đẹp.

Mang thai 3 tháng đầu thường mất ngủ

Khi mang thai 3 tháng đầu phụ nữ thường mất ngủ do thường xuyên buồn tiểu vào ban đêm. Thời gian này, tử cung vẫn còn nhỏ, chưa bị đẩy khỏi khung xương nên gây sức ép tới bàng quang khiến cơ thể thường xuyên mót tiểu.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến chị em mất ngủ trong thời gian này là do sự thay đổi của hormone progesterone khiến cơ thể mệt mỏi. Khi quá mệt mỏi, bà bầu cũng khó ngủ.

Để không bị mất ngủ, chị em cần tránh các loại đồ uống như rượi, cà phê, hút thuốc lá. Đồng thời, duy trì thói quen tuân thủ thời gian đi ngủ, không ngủ quá muộn hoặc quá sớm và nhớ tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

Trước Khi Mang Thai Cần Làm Gì? Phụ Nữ Cần Bổ Sung Những Gì Trước Thai Kỳ?

1. Phụ nữ trước khi mang thai cần làm gì?

1.1 Nói chuyện với người bạn đời

Trước khi mang thai cần làm gì? Vẫn biết rằng, việc sinh con “mang nặng đẻ đau” là thuộc về bạn nhưng chắc chắn một điều là bạn không thể sinh và nuôi con một mình. Vì vậy hãy nói chuyện nghiêm túc và thẳng thắn với chồng, bởi đó là điều thật sự cần thiết trước khi bắt đầu kế hoạch mang thai. Hai vợ chồng có thể cùng nhau chia sẻ công việc nhà, chăm sóc con, cùng tiết kiệm ngân sách nuôi con,…chia sẻ những nỗi sợ hãi của mình cùng chồng trước khi bắt đầu một thai kỳ chính thức.

1.2 Nói không với rượu và thuốc lá

Tuy không gây ảnh hưởng nhiều như thuốc lá và rượu nhưng caffeine trong cà phê cũng tác động nhiều tới khả năng sinh sản cũng như sự phát triển của thai nhi. Ngoài cà phê thì trà, nước ngọt, nước tăng lực,…cũng có một hàm lượng caffeine nhất định nên bạn cũng cần hạn chế dùng quá nhiều. Chú ý, nếu muốn có con, cần tránh nạp quá 200mg caffeine mỗi ngày.

Những người nào quá ốm hay quá mập thì khả năng thụ thai cũng thấp hơn so với những chị em phụ nữ có thân hình, vóc dáng cân đối. Không chỉ vậy mà vấn đề cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và điều đáng nói là quá trình sinh con cũng diễn ra suôn sẻ thuận lợi hơn.

1.5 Thiết lập ngân quỹ cho con

Trước khi mang thai cần làm gì? Đó là hãy thiết lập ngân quỹ riêng cho con vì khi có em bé, bạn sẽ tốn khá nhiều khoản tiền như tiền sinh con, tiền bỉm tã, tiền đi học, tiền sữa,…Ngay từ lúc dự định sinh con, các ông bố bà mẹ nên tiết kiệm tiền đi là vừa rồi đấy.

Hãy xách máy ảnh lên và chụp lại tất cả những gì mà bạn muốn lưu lại. Đó có thể là ngôi nhà, là hình ảnh của bạn trước khi mang thai, là những khoảnh khắc hạnh phúc bên chồng,…Tất cả những điều đó sẽ nhắc bạn về khoảng thời gian trước thai kỳ và bạn có thể xem lại vào một ngày đẹp trời nào đó.

1.9 Khám sức khỏe trước khi mang thai

Trước khi mang thai cần làm gì? Các chuyên gia khuyên mẹ nên khám sức khỏe trước khi mang thai từ 3 đến 6 tháng. Bởi một số căn bệnh phụ khoa có thể làm ảnh hưởng tới quá trình thụ thai của bạn. Thêm nữa là có những loại vắc xin cần được chủng ngừa trước khi mang thai để bảo đảm an toàn.

1.11 Dừng các phương pháp ngừa thai

Hãy ngưng sử dụng các loại thuốc tránh thai trước khi cố gắng mang thai. Nhờ việc làm này mà bạn có thể xác định được chu kỳ bình thường của mình là bao nhiêu ngày, từ đó bạn cũng sẽ tìm ra được thời điểm trứng rụng, cơ hội thụ thai cao nhất trong tháng. Có thể sẽ mất một khoảng thời gian trước khi hoocmon chính thức hoạt động lại bình thường nên có thể bạn sẽ mất vài tháng theo dõi.

Trong thời gian mang bầu, chắc hẳn không ít mẹ sẽ cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi phải ngồi yên một chỗ. Không những vậy mà việc thường xuyên mắc tiểu cũng làm cản trở buổi xem phim vui vẻ cùng chồng. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị mang thai, hãy rũ chồng đi xem phim càng nhiều càng tốt, trước khi sự hứng thú của bạn chuyển sang sự khó chịu.

1.13 Giảm lo âu căng thẳng

Trước khi mang thai cần làm gì? Nếu bạn đang không hài lòng với chỗ ở hiện tại của mình thì hãy chuyển tới một nơi khác và cần tiến hành ngay từ bây giờ. Một cảm giác tốt về nơi ở mới cũng sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn cho kế hoạch mang thai của mình đó. Trên thực tế thì mang thai quả thật không phải là thời gian phù hợp cho việc chuyển đổi hay sửa sang lại nhà cửa.

1.15 Tham khảo kinh nghiệm của người thân

Mẹ của bạn đã từng có tiền sử sảy thai như thế nào, có xảy ra biến chứng thai kỳ nghiêm trọng nào không hay có gặp phải hiện tượng sinh con ngôi thai ngược không? Tại sao lại phải tìm hiểu trước như vậy vì bạn cần hiểu rằng, một số yếu tố về di truyền, nhiều khả năng có thể khiến thai kỳ bạn bị ảnh hưởng. Giải pháp tốt nhất là nên trao đổi thật kĩ mọi điều này với bác sĩ sản khoa của mình.

2. Cần bổ sung những gì là cần thiết trước khi mang thai?

2.1 Bổ sung kiến thức về sức khỏe sinh sản

Trước khi thụ thai, các chị em cần phải tìm hiểu trước mọi kiến thức về sức khỏe sinh sản. Có như vậy mới tạo điều kiện chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình cũng như hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng. Dựa theo đó, các bạn nên nghiên cứu kĩ hơn về những loại thực phẩm cần bổ sung trước và trong khi mang thai, cách chăm sóc mẹ bầu như thế nào là tốt nhất, phải làm sao để thụ thai an toàn nhanh chóng hiệu quả,…cùng nhiều vấn đề cấp thiết khác nữa.

Các loại thuốc bổ và dưỡng chất rất cần cho các mẹ trước lúc mang thai như:

Axit folic: Bổ sung axit folic sẽ làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày để ngoài tránh khuyết tật ống thần kinh còn tránh được các biến chứng sảy thai, sinh non, thiếu máu,…

Acid béo omega3 DHA/EPA: Nếu bổ sung chất này đầy đủ cũng làm tăng khả năng thụ thai vì nó giúp làm tăng dòng máu tới tử cung và cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự làm tổ của bào thai.

Sắt: Chất sắt khá quan trọng cho cả mẹ lẫn thai nhi, thiếu sắt sẽ gây thiếu máu và dễ dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy dinh dưỡng,…

Trước khi mang thai cần làm gì, cần bổ sung gì? Ngoài axit folic là vitamin B9 ra thì khi mang thai, bạn cũng nên dung nạp thêm một số loại vitamin quan trọng như:

Vitamin C: Loại vitamin này giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn và đồng thời cũng làm giảm một số nguy cơ mắc tai biến trong lúc vượt cạn sinh con.

Vitamin B6: Vitamin B6 giúp giảm hiệu quả chứng ốm nghén và nó cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chuyển hóa đạm và chất béo để tham gia vào quá trình hình thành máu trong cơ thể.

Vitamin B12: Vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển số lượng các tế bào máu đỏ, đồng thời giúp tổng hợp methionin và quá trình nhân lên của tế bào trong cơ thể bé.

3. Những điều mẹ cần phải tránh trước khi chuẩn bị mang thai

Trước khi mang thai cần làm gì và cần tránh gì? Cũng là câu hỏi của nhiều bà mẹ nên chúng tôi sẽ liệt kê ra vài điều phụ nữ cần phải tránh, đó là:

Mẹ cần tránh những tác nhân gây căng thẳng và phải luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất có thể.

Tránh làm việc nặng nhọc khiến cơ thể mệt mỏi và đuối sức.

Tránh hóa chất độc hại và nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm.

Không nên bổi bổ quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng tăng cân nhiều trước khi mang thai, điều này sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp thai kỳ tăng cao, nó không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ bầu mà còn nguy hiểm cho cả thai nhi.Không chỉ người mẹ mà người cha cũng cần tránh dùng các chất kích thích, các loại thức uống có cồn như bia, rượu, thuốc lá, chất gây nghiện,…

Bảo Yến tổng hợpMẹ – Bé – Tags: trước khi mang thai cần làm gì

Khi Mang Thai Phụ Nữ Cần Phải Làm Gì

Khám thai định kì

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ.

Cải thiện tình trạng ốm nghén!!

Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén. Nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:

Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ.

Đối với các chị em da dầu, nhờn nên rửa mặt 2 lần/ ngày giúp da khô thoáng hơn, hạn chế tình trạng mụn xuất hiện. Lúc này các mẹ nên lựa chọn dòng sữa rửa mặt được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, hữu cơ, tuyệt đối nói không với các sản phẩm sữa rửa mặt tổng hợp, nhiều bọt, dạng hạt lớn dễ gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, thậm chí là viêm nhiễm.

Gợi ý dành cho bạn: Sữa rửa mặt từ thiên nhiên Tanamera, làm sạch, cấp ẩm,mạ bầu dùng được.

Đối với chị em da khô, chỉ nên rửa mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng có thể dùng toner để làm sạch da nhẹ nhàng, điều này giúp da không bị khô nhưng vẫn sạch và giữ được độ ẩm cần thiết, hạn chế tình trạng lão hóa sớm.

Gợi ý dành cho bạn: Dùng nước hoa hồng của Tanamera để loại bỏ bụi bẩn sâu dưới lỗ chân lông, làm giúp cấp ẩm, làm mịn, sáng da chỉ trong 1 bước.

Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai.

Website: chúng tôi Fanpage: https://www.facebook.com/congtythegioimevabe/ Youtube: https://www.youtube.com/user/congtythegioimevabe ☎ Hotline: 090.666.5483 – 0909.97.91.94