Phụ Nữ Mang Thai Những Tháng Đầu / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Tháng Đầu Tiên Cần Kiêng Những Gì?

Mang thai 3 tháng đầu, đặc biệt là tháng đầu tiên là thời gian mẹ bầu cần phải kiêng cữ nhiều thứ, ăn uống khoa học và phù hợp cho cơ thể. Những tháng đầu mang thai có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Bên cạnh việc biết được mình cần phải ăn gì, làm gì để tốt nhất cho con, mẹ bầu cũng nên nắm rõ mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì? Cùng Phunugiadinh tìm hiểu trong bài viết sau!

Phụ nữ mang thai tháng đầu kiêng ăn gì?

Gan động vật

Gan động vật là nguồn thực phẩm có chứa rất nhiều độc tố, đặc biệt là retinol có khả năng khiến mẹ bầu sảy thai. Tuy gan dồi dào hàm lượng sắt nhưng mẹ bầu có thể ăn các loại thực phẩm giàu sắt khác để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Các loại thực phẩm khiến tử cung co thắt mạnh

Dứa, rau ngót, đu đủ xanh, ngải cứu, rau chùm ngây, cam thảo, rau răm, cua,…. là những loại thực phẩm có thể khiến tử cung của mẹ bầu co thắt mạnh hơn, khiến mẹ đau bụng dữ dội, gây động thai, thậm chí là sảy thai.

Hải sản

Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì? Đó chính là hải sản bởi loại thực phẩm này có chứa hàm lượng thủy ngân nhất định, tác động xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần tránh ăn các loại tôm, cá biển, mực, cua, ghẹ,…

Sữa chưa được tiệt trùng

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc mang thai tháng đầu có được uống sữa tươi không? Ở đây, sữa tươi chưa tiệt trùng sẽ không tốt cho mẹ bầu bởi nó chứa nhiều vi khuẩn và các loại vi sinh vật có hại cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Do đó, mẹ bầu chỉ nên uống sữa tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho thai nhi, đồng thời cung cấp năng lượng cho mẹ và bé.

Đồ uống có chứa chất kích thích

Cụ thể là các loại đồ uống chứa cồn, gas, cafein như nước ngọt có gas, rượu, bia,… Các loại thực phẩm này có thể gây dị tật ở thai, chứa các chất gây độc cho thai, khiến thai chậm phát triển, sảy thai, thai chết lưu, sinh non nếu mỗi ngày mẹ uống đến 200ml rượu, bia và 5 ly cafe.

Trứng sống

Trứng sống hay trứng lòng đào đều là những thực phẩm mẹ bầu cần kiêng bởi chúng có thể khiến thai nhi bị nhiễm khuẩn, đau bụng, gây sảy thai.

Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn

Những thực phẩm như thịt hộp, mì tôm, nem chua,… đều có chứa rất nhiều chất phụ gia và thuốc bảo quản, do đó nó cực kỳ không tốt cho thai nhi.

Mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì?

Bên cạnh việc biết được cần kiêng những loại thực phẩm nào thì mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề mang thai tháng đầu cần kiêng gì trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bởi trong giai đoạn này thai nhi chưa ổn định.

Mẹ cần tránh vận động mạnh như: chạy bộ, tập gym, mang vác đồ nặng,…

Kiêng quan hệ: Vợ chồng cần kiêng quan hệ hoặc chỉ quan hệ nhẹ nhàng, tránh động thai.

Không cố làm việc quá sức, khiến mẹ lao lực, gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

Không ngồi xổm: Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ không nên ngồi xổm vì sẽ tác động đến thai nhi.

Không đứng lên hoặc ngồi xuống một cách đột ngột.

Không chơi các trò chơi có cảm giác mạnh.

Kiêng tắm nước quá nóng hay nước lạnh.

Không đi giày cao gót tránh ngã, sảy thai.

Không tiếp xúc với các loại hóa chất do hóa chất vô cùng có hại tới thai nhi, gây dị tật cho thai nhi. Khi mang bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu nên kiêng nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân hay dùng phấn son,…

Không sử dụng thuốc nếu chưa được chỉ định bởi bác sĩ: Tự ý uống thuốc có thể gây độc cho em bé, dị dạng thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu khi bị bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được khám và điều trị phù hợp..

Không hút thuốc lá hay ngửi khói thuốc lá: Khói thuốc lá tác động xấu tới thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai, gây dị tật, thai lưu, sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai.

Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, lạc quan.

Đi dạo mỗi tối và tập bài tập yoga cho bà bầu.

Thường xuyên tâm sự với bạn bè, người thân, tránh trầm cảm.

Xem các chương trình giải trí, vui vẻ, hài hước.

Mát xa, thường xuyên thư giãn.

Khám thai định kỳ.

Mặc quần áo rộng, thoải mái, tốt nhất là váy bầu, tránh đồ ôm sát, ép bụng.

Đi dép lê, giày bệt.

Những điều mà mẹ bầu 3 tháng đầu mang thai nên làm

Qua bài viết, mong rằng các mẹ đã biết được mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, tránh sảy thai, dị tật thai nhi trong bụng mẹ.

Phụ Nữ Mang Thai 3 Tháng Đầu Nên Bổ Sung Những Chất Gì

Mô tả

(ĐSPL) – 3 tháng đầu với bà bầu là vô cùng quan trọng, tạo bước đệm để thai nhi phát triển tốt về sau. Bà bầu rất cần chú ý chế độ ăn để thai nhi phát triển tốt trong thời kỳ này.

Đặc điểm thai kỳ 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.

Trong thời gian này, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường, căn bản chỉ cần tăng trong khoảng từ 0,9 kg tới 2,3 kg. Đối với các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân thêm.

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu sẽ hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Lúc đó là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.

Bà bầu nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu Mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:

Chất sắt: Chất sắt giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu đối với bà bầu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

Chất này có nhiều trong các thực phẩm như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt….

Canxi: Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

Vì thế, trong 3 tháng đầu, bà bầu cần bổ sung canxi để giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…

Vitamin B9 (Acid folic): Đây là loại vitamin giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.

Vitamin D: Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.

Vitamin D có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Thai phụ cần phơi nắng trực tiếp khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt).

Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Những điều cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Vì thế cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Không ăn quá mặn

Nhiều thai phụ có thói quen ăn mặn, nhưng điều này hoàn toàn không tốt vì sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.

Không ăn cá có lượng thùy ngân cao

Thủy ngân nhiễm trong một số loại cá biển như cá thu, cá mập, cá kiếm… nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá này.

Bên cạnh đó, các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con.

Không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…

Ngoài ra, không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Những Thực Phẩm Phụ Nữ Nên Ăn Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi được hình thành nên việc ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, với những phụ nữ mới mang thai lần đầu thì việc: mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì rất được họ chú tâm. Giảm ốm nghén bằng sung được không?

3 tháng đầu, thai nhi mới hình thành cơ thể người mẹ bắt đầu có sự thay đổi hormone sinh dục dẫn đến cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn. Việc ăn gì để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho thai nhi là vấn đề cực kỳ quan trọng.

Đặc biệt trong 3 tháng đầu bà bầu thường bị ốm nghén. Tình trạng này kéo dài khiến sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng tới bào thai. Bởi vậy, nhiều bà bầu đã tìm cách chống nghén bằng việc ăn sung.

Quả sung còn có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Loại quả dân dã này thực chất là một “kho tàng” dinh dưỡng mà mẹ bầu có thể tận hưởng trong suốt thai kỳ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng sung là loại quả bà bầu nên ăn trong 3 tháng mang thai đầu tiên. Bởi sung chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin B6, omega-3, đồng, mangan, kali, axit pantothenic… có lợi cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Đặc biệt, trong sung có nhiều vitamin B6 có tác dụng chống lại tình trạng ốm nghén, phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật, ổn đinh mức cholesterol trong máu, tốt cho hệ tiêu hóa…

Bà bầu ăn sung còn giúp ngăn ngừa táo bón. Quả sung khá giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của các mẹ bầu hoạt động hiệu quả hơn, làm mềm chất thải và nhờ đó, giảm tình trạng táo bón khi mang thai. Bà bầu có thể trị táo bón bằng phương thuốc sau: Sắc 9g sung tươi uống hàng ngày hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày.

Bà bầu ăn quả sung giúp giảm sinh non và sảy thai. Bởi sung sẽ bổ sung một lượng omega-3 khá chất lượng cho cơ thể. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời cần thiết để giảm tỷ lệ sinh non. Nếu thiếu omega-3, mẹ không chỉ có nguy cơ sinh non nhiều hơn mà nguy cơ sảy thai cũng cao hơn.

Bà bầu chỉ nên ăn sung ở mức độ vừa phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng

Một số thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Thời điểm này bà bầu cần đặc biệt chú ý tới việc ăn uống của mình. Ăn uống đầy đủ là cách tốt nhất giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng bào thai. Một số loại thực phẩm bà bầu nên bổ sung là:

Súp lơ: đây là loại rau chứa nhiều axit folic, sắt rất cần thiết cho thai nhi. Ăn súp lơ thường xuyên còn giúp bổ sung chất xơ, chống lại chứng táo bón ở phụ nữ mang thai.

Đậu phộng: Ăn đậu phộng khi mang thai có thể giúp giảm khả năng dị ứng ở trẻ sau khi sinh. Mặt khác đậu phộng cũng có nhiều protein, chất béo tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ăn đậu phộng còn tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ.

Các loại quả có múi: cam, quýt… là trái cây bà bầu nên ăn. Bởi trong chúng có chứa nhiều axit folic, vitamin C giúp hỗ trợ hấp thu sắt, tốt cho hệ miễn dịch.

Thịt bò: thực phẩm có chứa nhiều sắt rất tốt cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn thịt bò khi được chế biến chín kỹ để đảm bảo an toàn.

Trứng: là thực phầm giúp bổ sung protein, vitamin D cần thiết cho cho sự phát triển của thai nhi.

Cá hồi: chứa nhiều canxi giúp hỗ trợ quá trình phát triển xương khớp và tế bào não của thai nhi.

Phụ Nữ Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Biết

Thời gian: 8h30 – 12h và 13h – 17h30 thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 từ 8h30 – 12h, ngoài giờ hành chính bạn có thể email tới support@thongtingia.com

Chúng tôi không bán hàng trực tiếp. Để liên hệ mua hàng, vui lòng xem thông tin người bán tại trang chi tiết sản phẩm. Xin cảm ơn!

thongtinmevabe

– Cần Thơ – 16:03 | 31-08-2012 – 19829 lượt xem – 2 lượt phản hồi

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần biết – Mang thai 3 thang dau. Tham khảo phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, thai nhi 12 tuần tuổi, những điều cần biết khi mang thai, có bầu

Nguồn: suckhoedoisong

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần biết:

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Những thay đổi ở người mẹ

Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.

Mệt mỏi

Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.

Buồn nôn và nôn

Thường được gọi là ốm nghén , triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).

Đi tiểu thường xuyên

Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.

Nhiễm virus cúm

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu , cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.

Tăng cân nhẹ

Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Dinh dưỡng và ăn uống

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín.

Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin…

Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt, canxi…

Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá mập, cá kiếm)

Thuốc và vitamin

Cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị khi có bệnh.

Có thể uống các loại thuốc vitamin tổng hợp để bổ sung, nhưng nên tham khảo kỹ hoặc hỏi bác sĩ trước khi uống. Không nên lạm dụng.

Không sử dụng thuốc Đông y nếu không hiểu rõ loại thuốc.

Lưu ý các loại thuốc sử dụng trên mặt, thuốc nhuộm tóc vì nó có thể thấm vào mạch máu tới thai nhi

Trang phục

Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt.

Tránh sử dụng giầy cao gót.

Đồ nội y cũng cần rộng rãi, dễ hút ẩm.

Siêu âm

Siêu âm để kiểm tra sức khỏe và phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi

Siêu âm để phát hiện song thai, đa thai

Sảy thai

Nguy cơ xảy thai cao vào 12 tuần đầu tiên. Phụ nữ mang thai cần tránh lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu

Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai không bị cấm, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai khá cao, do vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển.

Tập thể dục

Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.

Để tham khảo các thông tin cẩm nang cần thiết cho mẹ và bé, mang thai, dưỡng thai, các thông tin về tuần, thứ của thai nhi, cách chăm sóc, giáo dục bé yêu của bạn… mời các bạn tham khảo tại:

THÔNG TIN MẸ VÀ BÉ. COM

(www.thongtinmevabe.com )

phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Có phải bạn đang tìm kiếm ?