Phụ Nữ Mang Thai Ở Tuổi 40 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai Ở Tuổi 40

Mang thai ở tuổi 40 có bình thường không?

Khả năng sinh sản của người phụ nữ tỷ lệ nghịch với tuổi tác, tức là tuổi càng cao thì khả năng sinh sản càng giảm.

Bạn sẽ phải cực kỳ cẩn thận và cần được chăm sóc kỹ càng hơn rất nhiều khi mang thai ở độ tuổi này, vì mang thai ở độ tuổi 40 gặp nhiều vấn đề nguy hiểm hơn so với những cô gái mang thai ở độ tuổi 20.

Thậm chí khi bạn có một “lý lịch sức khoẻ” cực kỳ tốt, bạn vẫn có nguy cơ bị huyết áp cao và bệnh tiểu đường khi mang thai. Hai nguy cơ này lại dễ dẫn đến nhiều tai biến cho thai nhi như tiền sản giật, đẻ non, dị tật bẩm sinh…

Bên cạnh đó, nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ 40 tuổi cũng là một sự khác biệt lớn, lên tới 1/3. Nguyên nhân là vì xuất hiện khiếm khuyết ở thành tử cung (thành tử cung không đủ độ dày); nhau thai không bám được vào thành tử cung; khả năng vận chuyển máu vào trong thai nhi không được tốt…

Hội chứng Down ở thai nhi cũng là một vấn đề nghiêm trọng khác cần hết sức chú ý khi mang thai ở độ tuổi 40. Nếu tỷ lệ thai nhi bị Hội chứng Down ở các cô gái mang thai độ tuổi 20 là 1/10.000 thì tới độ tuổi 40, con số này chỉ còn 1/100.

Nếu vẫn quyết tâm mang thai, phụ nữ 40 tuổi cần phải làm gì?

Đầu tiên, để xác suất đậu thai được cao hơn, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như axit folic và canxi từ ba tháng trước khi mang thai. Việc bổ sung này cũng cần được kiểm soát chặt chẽ bên cạnh việc ăn uống, để tránh nguy cơ tiểu đường. Cân nặng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới việc đậu thai, có tới 12% phụ nữ không thể đậu thai vì lý do quá gầy hoặc quá béo.

Có một cách rất đơn giản để kiểm tra xem cân nặng của bạn có hợp lý không, đó là dùng chỉ số BMI, được tính bằng công thức: cân nặng / (chiều cao x chiều cao) (trong đó cân nặng tính bằng kg và chiều cao tính bằng m). Nếu chỉ số này thấp hơn 18 hoặc cao hơn 25, buồng trứng của bạn có thể gặp rắc rối với việc rụng trứng. Thuốc lá, stress, thậm chí cả chất bôi trơn khi quan hệ cũng ảnh hưởng tới việc đậu thai.

Cụ thể thuốc lá và stress có thể gây mãn kinh sớm và ngăn chặn hoặc chậm lại quá trình rụng trứng, chất bôi trơn khi quan hệ gây cản trở đường bơi của tinh trùng hoặc thậm chí có thể giết chết chúng. Khi đã đậu thai, thường xuyên kiểm tra tiểu đường và huyết áp để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng.

Siêu âm dị tật thai nhi càng sớm càng tốt để có biện pháp xử lý kịp thời. Nói chung, khi đã đậu thai và có quyết tâm với việc sinh con, bạn sẽ phải tuân thủ một lịch khám bệnh, cũng như ăn uống và tập luyện nghiêm chỉnh để có được sức khoẻ tốt nhất khi mang thai.

Việc mang thai vốn đã không phải là một việc dễ dàng, với phụ nữ ở tuổi 40, việc này còn khó gấp nhiều lần. Nhưng có một lợi thế bạn nên lấy làm tự hào khi mang thai ở độ tuổi này, đó là bản lĩnh về tinh thần, về độ trưởng thành và kinh nghiệm sống, chắc chắn những lợi thế này sẽ giúp cho phụ nữ tuổi 40 vượt qua những khó khăn trong việc mang thai dễ dàng hơn các cô gái trẻ.

Phụ Nữ Mang Thai Ở Tuổi 40 Có Nguy Cơ Sinh Non Cao

Mang thai muộn làm tăng nguy cơ sinh non

Theo The HealthSite, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nguy cơ sinh non và độ tuổi của bà bầu. Các nhà nghiên cứu tại Canada đã phân tích dữ liệu từ 32 bệnh viện ở Canada trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011. Kết quả chỉ ra rằng, những bà bầu có độ tuổi càng cao thì nguy cơ trẻ sinh non càng cao.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, ngoài việc ngủ đủ giấc, chị em có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng, giúp đáp ứng nhu cầu tăng cao về dưỡng chất trong thai kỳ.

Không chỉ làm tăng nguy cơ sinh non, theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ), những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ mang thai ở độ tuổi 40 cũng gặp phải những khó khăn trong quá trình chào đời, ví dụ như dễ bị ngạt thở. Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi 40 cũng dễ gặp biến chứng sức khỏe trong những tháng cuối thai kỳ và trong quá trình sinh nở.

Còn theo một cuộc điều tra tại Đan Mạch, nguy cơ sẩy thai là 50% với những phụ nữ mang thai khi đã trên 40 tuổi. Khi càng cao tuổi thì khả năng giãn tĩnh mạch và tích trữ nước trong thai kỳ càng cao. Noãn bào già (tế bào sản sinh ra trứng) cũng đồng nghĩa với nguy cơ gia tăng rõ rệt các rối loạn do nhiễm sắc thể, ví dụ hội chứng down (tỷ lệ 1/100 đối với trẻ có mẹ mang thai ở độ tuổi 40 và 1/30 đối với trẻ có mẹ mang thai ở độ tuổi 45 so với 1/2.000 đối với chỉ số chung).

Gợi ý thực phẩm chức năng PreIQ tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và bà bầu:

Thực phẩm chức năng PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ.

TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Vui lòng truy cập website chúng tôi gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP * Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Câu Chuyện Về Hai Phụ Nữ Mang Thai Tuổi 40

Nicole Rogers

Tuổi: 41

Địa chỉ: Lafayette, California

Con: Michelle, 22, Morgan, 6, Christopher, 4, Madison, 2 và Trevor, 8 tháng

Nicole Rogers sinh hạ con gái Michelle, khi cô mới 20 tuổi. Michelle hiện đang là sinh viên đại học, 22 tuổi, và Nicole, ở tuổi 41, sanh thêm một bé, bên cạnh một bé 2 tuổi, một đứa 4 tuổi, và một đứa 6 tuổi. Mang thai không bao giờ là một vấn đề khó khăn đối với Nicole. “Tôi nghĩ rằng có thể mất nhiều thời gian hơn để có thể mang thai Madison và Trevor, hai đứa con nhỏ nhất của tôi, nhưng nếu có, cũng chỉ là một hoặc hai tháng, tôi cũng không để ý”, cô nói. Mặc dù việc sinh sản không bao giờ là vấn đề, thời điểm mang thai đã mang lại một số thách thức đáng kể.

Nicole còn đang học đại học khi cô ấy biết mình mang thai lần đầu tiên. Chồng cô đã tham gia quân đội thông qua chương trình College Fund. Trong khi anh ta đang tập luyện theo chương trình và chờ đợi để biết nơi đóng quân, Nicole đã về nhà ở với mẹ và tiếp tục đi học.

Cô kể: “Chồng tôi và tôi đều còn trẻ và chưa trưởng thành. Cả hai chúng tôi đã làm việc rất nhiều giờ và đã rất vất vả để trang trải cuộc sống. Khi chúng tôi có tiền mua một cái gì đó mới, chúng tôi sẽ rất buồn nếu Michelle làm đổ một thứ gì đó lên nó, bởi vì chúng tôi biết sẽ mất nhiều năm chúng tôi mới có thể mua một cái khác”. Nicole và người chồng đầu tiên của cô ly thân khi Michelle 3 tuổi. Là một người mẹ đơn thân, Nicole đã làm việc chăm chỉ và gặp khó khăn về tài chính. Khi nhìn lại, cô nói, các ưu tiên của cô đã khác. “Khi Michelle còn nhỏ, tôi đã không cố gắng sắp xếp thời gian chơi với con. Tôi quá mệt mỏi, và việc đó quá rắc rối. Bây giờ tôi đã thấy được giá trị của tình bạn đó đối với trẻ em và tôi sắp xếp thời gian cho các con chơi với các bạn”.

Nicole gặp người chồng thứ hai, John, và họ ở bên nhau hơn một thập kỷ trước khi kết hôn. “Tôi không muốn có con nữa, và anh ấy muốn có bốn đứa”, cô nói một cách buồn rầu. “Đó là lý do tại sao tôi từ chối kết hôn với anh ấy trong một thời gian dài”.

Qua thời gian, Nicole thay đổi suy nghĩ của mình về việc có thêm con. Hai người đã cưới nhau, và cô con gái Morgan ra đời. Christopher được sinh ra hai năm sau đó, và Madison hai năm sau Christopher. Rồi Trevor ra đời. Nicole nói, thằng bé là đứa cuối cùng.

“Michelle luôn muốn tôi sinh thêm, nhưng cuối cùng khi tôi đã sinh, con bé đã đến tuổi thiếu niên và không muốn điều đó nữa”, Nicole nói. “Khi tôi sinh đứa thứ hai, và rồi đứa thứ ba, con bé nói những người khác có giáo viên, bác sĩ, nhạc sĩ cho cha mẹ. Còn con có thỏ!”. Tuy nhiên, Nicole nói rằng Michelle là một chị gái chu đáo và biết yêu thương, và những đứa em cũng yêu quý con bé.

Tất cả những lần mang thai của Nicole đều tương đối dễ dàng, cô nói. Với Trevor, đứa con út của cô, Nicole bị nhau thai tiền đạo và phải nằm trên giường nghỉ ngơi trong vài tuần cuối.

Hiện tại, Nicole làm việc toàn thời gian với vị trí giám đốc kinh doanh tại San Francisco Marriott Hotel. Cô đã chế giễu những nhu cầu cạnh tranh của cô với sự hài hước, và dường như đang tận hưởng cuộc sống gia đình bận rộn của cô cũng như thời gian làm việc bận rộn của cô. Nicole nói: “Là một người mẹ lớn tuổi, tôi rõ ràng hơn về những điều quan trọng. Khi tôi về nhà, tôi nhìn những đứa trẻ và chúng cần được chơi đùa cùng, và tôi nhìn vào công việc nhà cần làm, và tôi làm gì? Tất nhiên tôi chơi với các con. Chồng tôi sẽ làm công việc nhà. Anh ấy là một người thích ngăn nắp và không thể đi qua một chậu rửa chất đầy chén bát mà không dừng lại và rửa chúng. Anh ấy là một người cha tuyệt vời. Không đời nào cuộc sống của chúng tôi có thể tốt đẹp đến vậy nếu không nhờ anh ấy”.

Nicole kết luận: “Tôi thực sự rất thích làm mẹ vào lúc này. Tôi chuẩn bị tốt hơn bởi vì tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn”.

Tammy, 42 tuổi, luôn muốn có con. Là chị cả trong năm anh chị em, cô nói cô đã chuẩn bị cho vai trò làm mẹ suốt cuộc đời của cô. “Tụi nhỏ luôn đến gặp tôi để được tư vấn”, cô kể. “Khi còn học đại học, tôi thường nhận được những cuộc điện thoại muộn của mấy đứa em khi tụi nó mới chia tay người yêu hoặc gặp vấn đề gì đó ở trường học”.

Mong muốn làm mẹ của Tammy có thể đã bị phá vỡ khi cô gặp Robert. “Khi chúng tôi hẹn hò, tôi đã nói với anh ấy, em muốn có con, nếu anh không muốn, anh nên cho em biết bây giờ trước khi em lãng phí thời gian của anh”. Tôi yêu anh ấy, nhưng tôi sẽ không thể ở bên cạnh anh ấy nếu anh ấy không muốn có con”. May mắn thay, Robert cũng thích có con giống như Tammy. Nhưng ngay sau khi họ kết hôn, anh ấy được chẩn đoán bị bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ khuyên họ nên hoãn việc cố gắng mang thai, bởi vì các loại thuốc hiệu quả mà Robert đang dùng có thể làm hỏng tinh trùng của anh ấy.

Nhiều năm trôi qua và sức khoẻ của Robert đã được cải thiện đủ để anh ấy có thể giảm bớt liều thuốc cần dùng. Các bác sĩ cho biết sẽ an toàn nếu bắt đầu tìm cách thụ thai. Tammy khi ấy 37 tuổi. Cô và Robert đã cố gắng trong một năm rưỡi nhưng không thành công. Tammy nói: “Có lẽ chúng ta nên nói chuyện với một chuyên gia từ trước đó, nhưng mẹ tôi có năm đứa con, vì vậy tôi không nghĩ mình sẽ gặp vấn đề gì”.

Chuyên gia mà họ gặp gỡ không thể tìm thấy bằng chứng cho thấy Tammy hoặc Robert có bất kỳ vấn đề rõ ràng nào có thể ức chế khả năng sinh sản của họ. Ông khuyến khích cặp vợ chồng bắt đầu thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ngay vì tuổi của Tammy không còn trẻ. Tammy được cung cấp các thuốc nội tiết để sản sinh thêm trứng (phụ nữ thường rụng một quả trứng một tháng). Cô ấy đã phải trải qua 4 chu kỳ mới sản xuất được trứng khả thi cho việc thụ tinh. Trong khi đó, những mũi tiêm nội tiết làm cho Tammy rất dễ xúc động. “Khi ấy, tôi rất dễ khóc”, cô chia sẻ.

Với mỗi lần thực hiện IVF, Tammy đã hy vọng, và rồi hy vọng ấy lại bị nghiền nát khi cô ấy nhận được kết quả thử thai âm tính. Có một quy trình đã được thực hiện rất tốt. “Tôi chắc chắn rằng tôi đã mang thai sau khoảng 2 ngày”, cô nhớ lại. “Tôi đã rất hạnh phúc, và ngay trước khi xét nghiệm, tôi biết rằng tôi đã không mang thai nữa. Tôi chẳng cảm thấy gì. Và tôi đã đúng”. Sau lần thử IVF cuối cùng thất bại, Tammy trải qua nhiều cuộc kiểm tra hơn. Kết quả cho thấy rằng mức tuyến giáp của cô ấy đã chuyển từ ​​bình thường sang nhược giáp trong một năm. Cô cũng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn đông máu có thể làm cho trứng thụ tinh khó bám vào tử cung. Cả hai vấn đề này đều đã được điều trị, nhưng các kết quả thử thai của cô ấy vẫn tiếp tục là âm tính. “Tôi chắc chắn rằng tuổi tác của tôi là một phần của vấn đề, nhưng tôi nghĩ rằng còn có một cái gì khác đang xảy ra, và các bác sĩ không thể hiểu nó là gì”, cô nói.

Sau một năm cố gắng, Tammy đã nhận được kết quả tích cực mà cô ấy đã chờ đợi, nhưng rồi cô ấy lại bị sẩy thai. Cô rất thất vọng, nhưng cô cũng được động viên, và các bác sĩ của cô cũng vậy, bởi vì nó cho thấy cô có khả năng mang thai. Bác sĩ đã khuyên cô nên thử IVF thêm một lần nữa, và đây sẽ là nỗ lực thứ mười hai của cô.

Nếu IVF không hiệu quả, Tammy, lúc này đã 42 tuổi, sẽ thử quy trình sử dụng trứng hoặc phôi được hiến tặng. Tammy ước tính, các phương pháp điều trị trong 2,5 năm qua có chi phí hơn 72.000 USD. Nếu cuối cùng cô ấy phải sử dụng trứng được hiến, thì sẽ mất thêm 29.000 USD nữa. Vào thời điểm đó, “quỹ nuôi con sẽ bị cạn kiệt”, Tammy nói. “Tôi không muốn chờ đợi quá lâu, bởi vì tôi không muốn bước vào tuổi 46 hoặc 47 mới có con”, cô nói. “Tuy nhiên, tôi cố gắng không nghĩ về tương lai quá nhiều. Bác sĩ của tôi muốn tôi tập trung vào những gì chúng tôi đang làm. Ông nói, “Tôi hiểu cô, nếu tôi đưa cho cô một danh sách các tùy chọn 1, 2 và 3, thì cô sẽ bắt đầu xem xét tất cả chúng”. Và ông nói đúng. Tôi đăng ký theo dõi một tạp chí y khoa mà các chuyên gia về khả năng sinh sản thường đọc. Tôi muốn học càng nhiều càng tốt, bởi vì các thông tin mang lại cho tôi sự kiểm soát trong tình huống mà tôi cảm thấy mình không có”.

Vô sinh thường gây áp lực cho một cuộc hôn nhân, nhưng Tammy nói rằng nó đã khiến cô và Robert gần gũi nhau hơn. “Tôi cảm thấy rất may mắn. Tôi biết rằng toàn bộ quá trình này có thể gây ra sự tàn phá đối với một mối quan hệ”, cô nói. “Có lẽ bởi vì chúng tôi đã trải qua rất nhiều chuyện cùng nhau, bệnh của chồng tôi rất nghiêm trọng, tôi thường thức dậy vào ban đêm và kiểm tra để chắc chắn rằng anh ấy vẫn còn đang thở, tôi rất sợ hãi rằng tôi sẽ mất anh ấy. Trải nghiệm đó đã giúp chúng tôi gắn bó với nhau và vượt qua những căng thẳng và thất vọng vì không thể có con”. Tammy cũng đã tìm thấy sự thoải mái thông qua Resolve, một tổ chức quốc gia cung cấp thông tin cho những người phải vật lộn với vô sinh. Cô đã bắt đầu tham dự các buổi gặp mặt từ một năm trước và bây giờ dẫn nhóm hỗ trợ Resolve tại địa phương mình, chủ trì các cuộc họp hàng tháng và hỗ trợ qua điện thoại giữa các cuộc họp.

“Tôi không nghĩ rằng mình có thể sống sót nếu không có Resolve”, cô chia sẻ. “Nó đã trở thành một trong những công cụ đối phó vĩ đại nhất của tôi. Thật là vui khi ở trong một căn phòng với những người khác đang trải qua cùng một vấn đề giống bạn. Bạn phải tiếp tục cuộc sống của mình, nhưng trong khi đó việc tìm kiếm một đứa trẻ sẽ kiểm soát và thiếu đốt bạn. Bạn có cảm giác như mình đã ngã khụy, khiếm khuyết, chỉ có một mình. Bây giờ tôi có đồng đội: Một vài phụ nữ khác mà tôi đã gặp thông qua Resolve và chúng tôi kiểm tra với nhau ít nhất một lần một tuần, đôi khi mỗi ngày”.

Mang Thai Sau Tuổi 40 Phụ Nữ Cần Lưu Ý Những Điều Gì?

Mang thai ở tuổi 40 không phải là lựa chọn của số đông phụ nữ bởi đây không còn là độ tuổi lý tưởng để mang bầu. Tuy nhiên nếu “món quà vô giá” xuất hiện hơi muộn thì bạn và gia đình cũng không cần phải quá lo lắng hay băn khoăn.

Những lợi ích và bất cập khi mang thai ở tuổi 40

Nếu đã quyết định trở thành mẹ bỉm sau tuổi 40 bạn nhất định phải biết những lợi ích và rủi ro khi mang thai vào thời điểm này.

Tuổi thọ cao hơn: Theo nghiên cứu của The North American Menopause Society năm 2015 cho thấy, phụ nữ sinh con cuối cùng vào tuổi 33 sẽ sống đến 95 tuổi, trong khi đó phụ nữ sinh con ở tuổi 29 chỉ có tuổi tho bằng một nửa.

Việc mang bầu ở độ tuổi sau 40 chính là bằng chứng cho thấy hệ thống sinh sản lão hóa chậm hơn so với những phụ nữ khác.

Giàu vốn sống và kinh nghiệm chăm sóc: Tuổi 40 người mẹ đã đủ kinh nghiệm sống, đã vừa đủ với một tuổi trẻ nồng nhiệt, không còn cảm thấy quá say mê với những cuộc vui quên thời gian. Lúc này đây mẹ có thể bỏ qua cái tôi, dành toàn tâm toàn ý cho việc chăm sóc con trẻ, vun vén hạnh phúc gia đình.

Ổn định về mặt tài chính: Phần lớn phụ nữ ở tuổi này đều đã có sự nghiệp ổn định, không phải quá chật vật về vấ đề công việc hay thu nhập. Chính bởi vậy nên họ có thể tập trung nhiều thời gian cho việc chăm em bé. Hơn nữa, ổn định về tài chính cũng chính là yếu tố quan trọng để giúp phụ nữ giảm bớt những căng thẳng trong quá trình chăm sóc và nuôi con trẻ.

Có nhiều biến chứng thai kỳ: Mang thai ở độ tuổi này mẹ sẽ phải đối mặt với một loạt iến chứng như: huyết áp tăng, đái tháo đường thai kỳ,… thậm chí là nguy cơ thai nhi dị tật, đột biến nhiễm sắc thể hoặc sảy thai.

Bên cạnh đó, trong quá trình sinh con mẹ có thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm như: sinh con nhẹ cân, lưu thai, bé sinh ra có nhiều bệnh lý bẩm sinh,…

Rối loạn di truyền: Tỷ lệ bé sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng Down khi mẹ mang thai ở tuổi 40 là 1/100.

Nguy cơ bị loãng xương cao hơn: Theo tạp chí Health, phụ nữ sinh con sau 35 tuổi có nguy cơ bị bệnh loãng xương cao gấp đôi so với những người sinh sớm.

Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh khi mẹ đã ở tuổi 40

Để có thai nhi phát triển mạnh khỏe, mẹ yên tâm, tinh thần thoải khi mang bầu ở tuổi 40, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý

Thường xuyên vận động, tập thể dục đúng cách.

Tránh lối sống không lành mạnh

Bố sung axit folic khi muốn mang thai ở tuổi 40