Phụ Nữ Mang Thai Org / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai

– Trong thời gian mang bầu, cơ thể có rất nhiều thay đổi khác lạ khiến chị em hoang mang liệu đây có phải là dấu hiệu xấu đối với sức khỏe của mẹ và bé hay không. Đặc biệt, sự thay đổi dễ nhận thấy nhất là đôi chân trở nên sưng to, phù và nặng nề.

– Phù chân trong khi mang thai là một trong những hiện tượng thường gặp ở chị em nhất là ở các bộ phận chi dưới như: bắp chân, bàn chân, mắt cá chân. Phụ nữ gặp phải tình trạng này vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ trở lên.

– Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phù chân chủ yếu do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ, cụ thể như sau:

Phụ nữ mang thai bị phù chân do đâu?

+ Lượng máu và chất lỏng tăng đột biến

– Khi mang bầu, cơ thể mẹ buộc phải sản sinh lượng máu và chất lỏng gấp 50% so với thông thường để cung cấp và nuôi lớn cho bào thai. Việc này dẫn tới hiện tượng phù nề. Đặc biệt, sự thay đổi về máu trong quá trình có bầu cũng khiến chất lỏng xâm nhập vào mô trong cơ thể, gây phù chân.

+ Do sức ép của tử cung lên các tĩnh mạch

– Một khi bào thai ngày càng lớn lên và nặng thêm sẽ khiến kích thước tử cung cũng tăng, tạo ra sức ép đến khu vực chi dưới nơi có chứa các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ khiến dòng máu lưu thông từ chi dưới lên tim bị chậm lại và ứ đọng. Hậu quả là chất lỏng từ tĩnh mạch dễ xâm nhập vào các mô tại khu vực này dẫn đến tình trạng phù chân.

+ Sự thay đổi hormone trong cơ thể

– Trong thời kỳ mang thai, một số hormone trong cơ thể tăng cao, gây ảnh hưởng khiến thành mạch mềm hơn, máu vận chuyển từ chân đến tim cũng chậm hơn, gây ra hiện tượng phù chân.

– Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như: thời tiết nắng nóng, chế độ dinh dưỡng hấp thụ quá nhiều muối, thiếu kali, uống cà phê liên tục, đứng quá lâu, vận động mạnh,… cũng khiến tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai nặng nề hơn.

– Chị em hoàn toàn không cần phải lo lắng nếu tình trạng phù chân ở mức bình thường. Các xét nghiệm trong quá trình thăm khám định kỳ nhất là huyết áp và nước tiểu ổn định và an toàn thì không ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể.

Phụ nữ mang thai bị phù chân có sao không?

– Tuy nhiên, nếu phù chân nặng nề thì có thể là biểu hiện của chứng tiền sản giật, thăm khám bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.

– Ngoài ra, nếu không chỉ phù ở chân mà một số bộ phận khác đặc biệt là gương mặt và bàn tay sưng to bất thường thì hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay. Có thể sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.

– Phụ nữ mang thai bị phù chân tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe và sẽ biến mất sau khi sinh nhưng lại khiến chị em di chuyển bất tiện, tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy, để tình trạng phù chân giảm bớt, bạn có thể áp dụng các phương pháp như:

+ Massage giảm phù chân khi mang thai

– Các động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông tuần hoàn màu tốt hơn, hạn chế tình trạng tĩnh mạch chi dưới ứ đọng, giảm bớt hiện tượng phù nề.

+ Bấm huyệt giúp thả lỏng giảm phù chân

– Ngoài các động tác massage thì mẹ bầu cũng có thể đến các cơ sở đông y uy tín để được chuyên viên bấm huyệt, thư giãn các huyệt đạo giảm tình trạng sưng phù ở chân.

+ Ngâm nước ấm, thảo dược

– Ngâm chân 10-15 phút trong nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp giảm tình trạng phù nề ở chân. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bác sĩ thêm vào các loại thảo dược vào nước ấm để tăng cường sức khỏe, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và tinh thần thư thái.

Phụ nữ mang thai bị phù chân nên làm gì?

– Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng cần thực hiện theo các lưu ý sau để ngăn ngừa và giảm thiểu tôi đa tình trạng phù nề ở chân.

+ Hạn chế đứng quá lâu, vận động quá mạnh khi đang mang thai. Thỉnh thoảng đi bộ nhẹ nhàng trong thời gian ngắn để máu huyết lưu thông.

+ Không nên mang giày, tất quá chật, không mang giày cao gót để giảm áp lực lên bàn chân.

+ Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế cà phê, muối, đường, chất béo.

+ Khi ngủ, có thể chèn gối thấp ở dưới chân để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn.

Phụ Nữ Mang Thai Cần Biết

Mang thai là một sự kiện lớn đối với phụ nữ. Đảng và Nhà nước hiện nay kêu gọi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ một đến hai con vì sức khỏe của phụ nữ khi mang thai rất quan trọng. Đến bệnh viện kiểm tra trước khi sinh cố nhiên là quan trọng nhưng sự giám hộ của gia đình cũng không thể thiếu được. Gia …

Mang thai là một sự kiện lớn đối với phụ nữ. Đảng và Nhà nước hiện nay kêu gọi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ một đến hai con vì sức khỏe của phụ nữ khi mang thai rất quan trọng. Đến bệnh viện kiểm tra trước khi sinh cố nhiên là quan trọng nhưng sự giám hộ của gia đình cũng không thể thiếu được. Gia đình giám hộ chính là kịp thời phát hiện những tình trạng khác thường trong quá trình mang thai ở điều kiện sinh hoạt bình thường để kịp thời điều trị, điều này còn gọi là phụ nữ có thai tự giám hộ …

Thai cựa biểu thị sự tồn tại của thai nhi, hàng ngày giám sát thai cựa có thể đoán biết được sự an, nguy của thai nhi, phương pháp này có giá trị thực dụng rất lớn. Phụ nữ có thai nói chung khi mang thai được 4 – 5 tháng mới có thể cảm thấy thai cựa (trên thực tế, từ khi còn trong thời kỳ phôi thai, thai nhi đã bắt đầu hoạt động, chỉ do hoạt động của nó yếu ớt quá nên không phát giác được), nói chung vào tuần thứ 18 sản phụ bắt đầu cảm thấy thai cựa, từ tuần thứ 29 – 38 tuần thai cựa mạnh mẽ nhất cho đến khi đủ tháng mới giảm bớt, mang thai quá kỳ khi thai cựa là có thể đếm được số lần thai cựa. Phương pháp là: vào thời gian cố định sáng, trưa, tối, sản phụ tính số lần thai cựa trong vòng một tiếng vào mỗi buổi, nhân tổng số lần thai cựa của ba giờ với 4 ta được số lần thai cựa trong mười hai giờ [*] . Thai cựa của mỗisản phụ có quy luật riêng của mình, nói chung trong 12 giờcó 30 lần thai cựa là bình thường, 20 Lần trở xuống là khác thường, giữa 20 và 30 là giáp giới. Khi trong tử cung thai nhi bị thiếu ôxy. thai cựa biến đổi có hai tình trạng: Một là trước hết số lần thai cựa tăng lên rõ ràng, kế đó thai cựa giảm đi cho đến khi ngừng hẳn cựa (thai ngừng cựa từ 24 – 28 giờ là thai nhi sẽ chết); loại kia là thai cựa dần dần ít di cho đến khi ngừng cựa hẳn. Trong 12 giờthai cựa dưới 20 lần là khác thường, cho thấy thai nhi thiếu ôxy, nên lập tức đến bệnh viện chữa trị để bác sĩ đo lại tim thai và số lần thai cựa. Nếu chính xác là thai nhi đang quẫn bách trong tử cung thì nên kịp thời nhập viện, cấp cứu thai nhi. Đồng thời sản phụ còn phải hướng dẫn chồng, hàng ngày định giờ nghe tim thai, liên tụcgiám sát tim thai và thai cựa như thế mấy ngày sẽ có lợi cho việc kịp thời phát hiện thai nhi đang quẫn bách trong tử cung để tránh thai nhi tử vong.

Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai

Chăm sóc bà bầu đúng cách có thể hạn chế các cơn ốm nghén khó chịu – Ảnh Internet

1. Cải thiện tình trạng ốm nghén cho phụ nữ mang thai thời kỳ đầu

Ốm nghén là vấn đề khó chịu nhất mà mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Những triệu chứng ốm nghén thường gặp như: buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, chuột rút… có thể khiến bà bầu thậm chí không thể ăn được gì vì khó chịu.

Bà bầu nên chuẩn bị một ít đồ ăn vặt – Ảnh Internet

Ngoài ra, để giảm bớt những cảm giác khó chịu của thời gian đầu mang thai, các mẹ có thể ăn những thực phẩm như gừng, củ cải, cam, chanh… để giúp tăng sức đề kháng và chống mệt mỏi.

2. Chăm sóc phụ nữ mang thai bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý

Nuôi dưỡng thai kỳ bằng chế độ ăn lành mạnh là bước đầu tiên cần lưu ý khi chăm sóc phụ nữ mang thai. Chế độ ăn uống dành cho bà bầu cần phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu để nuôi dưỡng thai nhi một cách toàn diện nhất. Các chuyên gia khuyến cáo thai phụ cần hạn chế trà, cà phê, rượu bia…và tránh xa những loại thức ăn nhanh hay thực phẩm chứa nhiều calo. Bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé sau này. Bố hãy nhắc nhở mẹ về thói quen sở thích ăn uống thật lành mạnh.

3. Bảo vệ giấc ngủ cho bà bầu là một trong những cách chăm sóc phụ nữ mang thai rất tốt

Tư thế ngủ là điều cần lưu ý khi chăm sóc phụ nữ mang thai – Ảnh Internet

Những dấu hiệu mang thai khó chịu xuất hiện trong thai kỳ có thể khiến thai phụ bị mất ngủ. Trong những cách chăm sóc phụ nữ mang thai, giấc ngủ là một phần quan trọng cần chú ý. Theo các chuyên gia, tư thế ngủ nằm nghiêng sang trái sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, bố hãy nhớ tránh cho mẹ ăn những món nhiều dầu mỡ trước khi ngủ và nên thay bằng một ly sữa nóng sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

4. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai bằng những bài tập nhẹ nhàng

Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu – Ảnh Internet

5. Khám thai định kỳ trong suốt 9 tháng thai nghén

Khi chăm sóc phụ nữ mang thai, tuyệt đối không được phớt lờ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là những mốc khám thai quan trọng. Nếu không được kiểm tra đúng thời điểm, bố mẹ có thể sẽ không phát hiện được các bất thường cũng như dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì thế, thực hiện khám thai định kỳ là việc làm cần thiết giúp bố mẹ nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình cũng như theo dõi từng bước phát triển của em bé trong bụng, từ đó có cách chăm sóc tốt nhất.

Và mỗi lần khám thai, bố hãy cố gắng nhất có thể để đưa mẹ đi khám, nhất là những mốc quan trọng. Điều này sẽ khích lệ tinh thần rất lớn đối với mẹ.

Ánh Ngọc tổng hợp

Bại Hông Ở Phụ Nữ Mang Thai

Qua mỗi giai đoạn trong thời kỳ mang thai, cảm giác đau nhức do bại hông sẽ tăng dần lên. Do đó, khi bị chứng này, mẹ bầu thường rất lười đi lại, vì càng di chuyển nhiều, mẹ bầu càng đau.

Bại hông ở phụ nữ mang thai xuất hiện ở tháng thứ mấy?

Hiện tượng bại hông ở phụ nữ mang thai gây cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu là “tác dụng phụ” thông thường của việc mang thai. Ở mỗi người, hiện tượng này bắt đầu vào những quảng thời gian mang thai khác nhau. Có nhiều người cảm thấy bị đau hông ngay từ tháng 3, thứ 4 của thai kỳ. Nhiều mẹ bị bại hông nặng phải vịn tường để đi, khi ngủ muốn trở mình thì phải nhờ chồng đỡ.

Bị bại không khi mang thai là do vị trí, tư thế và cân nặng của thai nhi, tạo ra áp lực lên vùng chậu, xung quanh tử cung ngày càng tăng lên theo quá trình phát triển của thai nhi và việc cơ thể phải “nới rộng ra” thực sự sẽ làm cho mẹ bầu đau đớn. Bên cạnh đó, dây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra nên thai phụ sẽ càng thấy đau xương chậu.

Phần lớn, những bà bầu bị chứng bại hông ở mức độ nặng thường có tiền sử đau hông từ trước khi mang thai, người lao động chân tay nhiều, người tăng cân quá mức khi mang bầu và những người mang đa thai.

Khi bị bại hông ở phụ nữ mang thai thì phải làm sao?

Khi bị bại hông chị em có thể nằm nghỉ ngơi thoải mái để làm giảm cảm giác đau. Ảnh internet

– Lưu ý trong việc chọn dép

Những cơn đau hông sẽ tăng lên nếu đôi chân bị gò bó lâu trong giày, dép. Mang giày, dép quá chật còn viêm sưng kẽ chân, xuất hiện những vết sần chân… Thời gian mang giày càng lâu thì những vết chai chân càng nghiêm trọng và cơn đau vùng hông cũng tỷ lệ thuận theo. Đặc biệt là độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, đặc biệt là vùng xương chậu. Giày càng cao càng khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi và xuất hiện những cơn đau vùng hông, vùng khớp háng. Vì thế để làm giảm tình trạng bại hông ở phụ nữ mang thai, khi ở nhà, hoặc làm việc trong phòng nên tháo bỏ giày, dép để đôi chân được thư giãn.

– Nên tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn là cách giúp cơ bắp linh hoạt, rắn khỏe và tăng cường oxy cho cơ thể. Khi tập luyện hợp lý sẽ khuyến khích thai nhi thay đổi vị trí, nhờ thế sẽ giảm thiểu được lực ép của trọng lượng thai nhi lên một bên cơ thể người mẹ. Đồng thời, giúp mẹ kiểm soát trọng lượng và giảm thiểu chứng phù nề, tránh được áp lực và những cơn đau lên vùng xương chậu.

Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những cách làm giảm bại hông hiệu quả. Ảnh internet

Ngoài ra, các chị em cũng cần chú ý đến tư thế ngủ của mình, nếu đau quá thì nên đi thăm khám để bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp, để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.