Phụ Nữ Mang Thai Phải Tiêm Phòng Những Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phải Tiêm Phòng Những Gì Trước Khi Mang Thai?

Care with Love – Mang thai là thời kì vô cùng quan trọng của cuộc đời người phụ nữ, có rất nhiều điều đáng lưu ý trong quá trình mang thai, trong đó việc bà bầu cần tiêm phòng đủ vacxin để có thể phòng tránh bệnh và bảo vệ thai nhi được tốt nhất là một trong những lưu ý quan trọng nhất.

Tại sao phải tiêm phòng khi mang thai?

Có rất nhiều bệnh có thể gây nguy hiểm cho bé bạn cần đề phòng và tiêm phòng khi mang thai để tránh những hậu quả nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, dị tật, dị dạng thai nhi…

Tiêm phòng khi mang thai là rất cần thiết để an toàn cho cả mẹ và con. Tùy vào điều kiện của từng người có thể tiêm nhiều hay ít các loại văcxin. Nhưng ít nhất, chị em nên tiêm văcxin cúm, mũi 3 trong 1, thủy đậu. Trong đó, văcxin cúm tiêm mỗi năm một lần, có thể giảm được ít nhất 70% nguy cơ bị mắc cúm trong thời gian mang thai. Mũi 3 trong 1 chỉ cần tiêm một lần cho cả đời. Còn với người nếu chắc chắn đã bị thủy đậu thì không cần tiêm văcxin này nữa.

Những loại Vacxin cần tiêm phòng khi mang thai

RUBELLA: Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 12 – 23 ngày (trung bình là 18 ngày). Nhiễm rubella trong đầu thai kỳ (3 tháng đầu hoặc 20 tuần đầu) có thể gây thai chết hoặc hội chứng rubella bẩm sinh, hội chứng này đặc trưng bởi nhiều khuyết tật, đặc biệt là với não, tim, tai và mắt. Virut rubella có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể trẻ mang dị tật bẩm sinh, thường là trên 1 năm và được bài xuất qua dịch tiết hầu họng, nước tiểu và đó là nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc.

Tất cả phụ nữ, vị thành niên nữ đều có thể tiêm phòng rubella, trừ các trường hợp: dị ứng với thành phần của thuốc, suy giảm miễn dịch; thận trọng khi có tiền sử dị ứng trứng, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, có thai. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban. Lưu ý: Tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.

Nguy cơ cao nhất là 2% ở tuổi thai từ 13-20 tuần. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban sau 1 – 3 tuần. Không tiêm vắc – xin thủy đậu cho các trường hợp: quá mẫn với thành phần của thuốc, có thai, suy giảm miễn dịch, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, thận trọng 2 ngày trước tiêm khi bị dị ứng, co giật. Lưu ý, nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.

Tiêm phòng viêm gan B: Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm. Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá tình trạng nhiễm HBV đang được áp dụng phổ biến là xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Cũng có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để có thêm dữ liệu về nguy cơ của người vợ, tình trạng nhiễm viêm gan B của chồng.

Tiêm phòng cúm: Bình thường cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, là bệnh đơn giản nhưng khi mang thai mắc bệnh này có thể khiến thai nhi của bạn bị ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Vì thế trước khi có ý định mang thai bạn nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát (tháng 11-tháng 3 năm sau).

– Nếu bạn bị nhiễm cúm, hắt hơi, sổ mũi trong quá trình mang thai thì cần phải đến chuyên khoa sản khám ngay để có được lời khuyên tốt nhất.

Trong quá trình mang thai nhất định bà bầu cần phải tiêm phòng vacxin uốn ván:

Các thai phụ có thể tiêm phòng khi mang thai trước hoặc khi mang thai đều không ảnh hưởng tới thai nhi. Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ:

– Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.

– Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.

– Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.

– Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.

– Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

Các loại bệnh khác phụ nữ có thể tiêm phòng khi mang thai: Ngoài ra, phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể tiêm phòng các loại bệnh khác như: cúm, viêm gan siêu vi A, thương hàn, phế cầu, viêm màng não do não mô cầu A+C…Khi có ý định mang thai, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sản, các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101

Tiêm Vaccin Phòng Dại Cho Phụ Nữ Mang Thai, Thai Phụ Bị Chó Cắn Có Nên Tiêm Vaccin Phòng Dại Không, Tiêm Phòng Dại Cho Thai Phụ, Vắc Xin Cho Phụ Nữ Mang Thai

Hiện nay tôi đang mang thai hơn 3 tháng. Cách đây 2 ngày bị chó cắn, có chảy máu. Lúc bị cắn, tôi chỉ thấm máu bằng bông. Tôi có hỏi những người hàng xóm quanh đó thì họ bảo con chó rất dữ, thấy ai đi qua cũngcắn. Về đến nhà tôi rửa dưới vòi nước nhưng không dùng xà phòng. Tôi vẫn liên lạc với chủ nhà nhờ theo dõi con chó. Tôi đang rất lo lắng không biết nên thế nào. Xin các bác sĩ một lời khuyên. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Trường hợp của bạn cần phải tiêm vaccin phòng dại. Phụ nữ có thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại được những phải có chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa và nên sử dụng loại vaccin phòng dại tế bào.

Hiện nay, vaccin phòng dại được sản xuất trên công nghệ nuôi cấy tế bào. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại vaccin này là có hiệu quả phòng bệnh cao, ít gây biến chứng nhưng giá thành lại khá cao. Nước ta không sử dụng loại vaccin trên do giá thành không phù hợp với thu nhập của người dân.

Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đang áp dụng chế tạo vaccin dại theo phương pháp Fuenzalia. Loại vaccin này được sản xuất từ não súc vật non, cụ thể là từ não chuột bạch mới đẻ. Tuy không phải là loại vaccin được chế tạo theo công nghệ hiện đại nhất nhưng loại vaccin này cũng có hiệu quả phòng dại tốt, dùng được cho cả phụ nữ mang thai và đặc biệt giá thành thấp nên được sử dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển. Bạn chắc chắn đã được tiêm loại vaccin này, vì thế bạn cứ yên tâm việc bạn tiêm phòng không ảnh hưởng gì đến thai nhi cả.

Cho đến nay, kể cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%. Biện pháp duy nhất để cứu chữa những người bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi rút dại là phải tiêm vac-xin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Tuyệt đối không chữa bằng thuốc nam để tránh cái chết oan uổng.

Vắc xin cho phụ nữ mang thai

– Nhóm 1: bao gồm những vacxin hoàn toàn vô hại đối với thai, ngược lại còn tác dụng bảo vệ thai sau khi đẻ ra trong vài tháng đầu tiên nhờ chất kháng thể của mẹ có được sau khi tiêm chủng đã chuyển sang con qua hàng rào rau thai. Đó là các vacxin phòng uốn ván, vacxin chống viêm gan virút B, vacxin phòng bại liệt bào chế từ những virut đã bất hoạt, vắc xin phòng cúm .

– Nhóm 2: là những vắc xin có thể tiêm chủng trong một số hoàn cảnh như vacxin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực người mẹ sống), vacxin phòng bệnh dại (khi bà mẹ bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn), vacxin chống bệnh sốt vàng.

Vắc xin không dùng cho phụ nữ mang thai

– Nhóm 3: là các vacxin không được dùng cho các bà mẹ đang có thai, bao gồm vacxin phòng bại liệt uống (chế bằng vi rút giảm độc lực) của Sabin, vacxin chống bệnh ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị và lao (BCG).

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Nên Tiêm Những Gì?

Lý do nên tiêm phòng trước khi mang thai

Trong khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể bà mẹ sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Vì thế, nguy cơ nhiễm bệnh của bệnh cũng tăng lên, trong đó một số bệnh chỉ gây nên các triệu chứng khó chịu thông thường, ít tác động đến sức khỏe.

Nhưng một số bệnh khác lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và thai nhi trong bụng. Các bác sĩ khuyến cáo, tiêm phòng vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Đồng thời, giúp bé tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Bạn nên nhớ rằng, vắc xin có thể được bào chế từ virus sống, virus chét hay từ những độc tố từ vi khuẩn để được giảm động lực. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn không nên tiêm vắc xin được bào chế từ virus sống bởi dù là nguy cơ rất nhỏ nhưng cũng có thể gây hại cho bạn và thai nhi trong bụng. Nếu như bạn đang mong muốn có em bé, hãy tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian quy định.

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Các bác sĩ cho biết, trước khi tiêm phòng bạn sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu để đánh giá lượng kháng thể, khả năng miễn nhiễm với các bệnh phổ biến.

Theo như kết quả nhận được, bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên tiêm bao nhiêu loại vắc xin, loại nào cần thiết tiêm trước khi mang thai và thời điểm tiêm thích hợp nhất.

Trong đó, có những loại được yêu cầu tiêm trước khi mang thai 1 tháng như vắc xin thủy đậu, hay ba tháng như vắc xin rubella. Nhưng trong đó cũng có thể có thể tiêm trong giai đoạn thai kỳ như cúm… Thông tin cụ thể sẽ được bác sĩ hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

– Tiêm phòng viêm gan B

Đây là mũi tiêm rất cần thiết. Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm, nếu như thai nhi mắc bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe và sự phát triển về sau này. Vắc xin này được chia thành ba mũi, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm trước tiêm. Nếu như đã có đủ kháng thể sẽ không càn thiết phải tiêm.

– Tiêm phòng thủy đậu

Đối với trường hợp đã từng bị thủy đậu hoặc tiêm phòng trước đó, cơ thể sẽ miễn dịch với loại bệnh này. Bởi, trong cơ thể đã xuất hiện kháng thể chống lại bệnh vì thế không cần phải tiêm phòng nữa.

Trường hợp bạn chưa bị mắc bệnh này nên tiêm vắc xin trước mang thai ít nhất 3 tháng và nên tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Trường hợp thai phụ không may mắc bệnh dễ gây nguy cơ khiến thai nhi mắc bệnh thủy đậu bẩm sinh. Tỷ lên 0.4% nếu nhiễm trong ba tháng đầu thai kỳ; 2% nếu như nhiễm ở ba tháng giữa. Trẻ xuất hiện sẹo ở da, tật đầu nhỏ hoặc bệnh lý võng mạc.

Đặc biệt, nếu như mẹ bị bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh, bé cơ thể bị nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa. Trường hợp này, tỷ lệ tử vong lên đến 20 – 30%.

– Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella

Mũi này có tác dụng chống lại ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dễ mắc phải trong giai đoạn thai kỳ. Trong đó bao gồm sởi. rubella, quai bị.

Chẳng hạn như, mẹ mắc bệnh rubella, gây nên các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như tim bẩm sinh, điếc do thần kinh cảm giác hoặc mù một phần hay hoàn toàn… Nhờ đó mà mũi tiêm phòng sởi, rubella trước sinh rất cần thiết. Nhờ đó trẻ có thể tăng được sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải những loại virux gây bệnh cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe để xác định chắc chắn mình không đang mang thai hay đã có đủ kháng thể Rubella chưa để cân nhắc việc tiêm phòng. Đối với mũi tiêm này nên tiêm ít nhất 1 – 3 tháng trước mang thai.

– Tiêm phòng cúm

Đây là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Căn bệnh này lây truyền nhanh và thường bùng phát thành dịch. Đối với phụ nữ mang thai, nếu như nhiễm cúm nặng có thể gia tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc những biến chứng nguy hiểm.

Theo tính toán của các chuyên gia, việc phòng lây nhiễm cúm bằng vắc xin mang đến hiệu lực bảo vệ lên đến 70 – 80%. Bạn nên nhớ rằng, cảm cúm là căn bệnh mà hầu hết phụ nữ mắc phải trong giai đoạn thai kỳ vì thế việc tiêm phòng hết sức cần thiết. Nên tiêm lại loại vắc xin này hàng năm bởi Tổ chức Y tế Thế giới luôn thay đổi loại chủng ngừa cho thích hợp với điều kiện.

– Tiêm phòng HPV

Bên cạnh những mũi tiêm trước khi mang thai, nếu như phụ nữ dưới 26 tuổi trước khi mang thai càn tiêm thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung. Mũi tiêm này theo chỉ định của các bác sĩ. Nên tham khảo thật kỹ thông tin để tránh mắc các bệnh không muốn.

Trước Khi Mang Thai Cần Tiêm Phòng Những Gì?

Các vấn đề tiêm phòng trước khi cưới hay tiêm phòng phòng trước mang thai là vấn đề khá nhiều đôi bạn trẻ quan tâm.

Chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng luôn mong muốn mình có những đứa con khỏe mạnh và thông minh sau khi chào đời. Vậy câu chuyện xung quanh việc trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì chúng ta cùng giải đáp trong bài viết sau đây.

Công việc tiêm phòng trước khi mang thai dường như đã quen thuộc với nhiều cặp đôi vì tính hữu ích của chúng. Trước khi tiêm phòng, bác sĩ sẽ thăm khám và xét nghiệm cho người phụ nữ. Các bệnh được tiêm phòng trước khi mang thai gồm.

Tiêm phòng rubella

Đây là loại virus phổ biến và lây quan đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh của virus là 12- 23 ngày. Khi nhiễm rubella thời kỳ mang thai đầu tiên có thể gây ra thai chết hay hộ chứng bệnh rubella bẩm sinh cũng như nhiều khuyết tật khác…

Virus rubella có thể tồn tại trong cơ thể trẻ 1 năm và bài tiết qua dịch hầu họng, nước tiểu… để lây nhiễm cho người khác.

Tiêm phòng thủy đậu (trái rạ)

Phụ nữ nếu như trước thời gian mang thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu trong nửa thai kỳ đầu.

Đây là một bệnh rất nguy hiểm lây qua đường nhau thai. Những dị tật mà chúng mang lại có thể là thận ứ nước, teo vỏ não, viêm võng mạc bồ đào, khuyết tật da và xương…

Tiêm phòng viêm gan B

Trước khi tiêm phòng viêm gan B phải xét nghiệm huyết thanh học. Việc này để đánh giá tình trạng nhiễm HBV. Có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng nếu có nguy cơ nhiễm viêm gan B.

Những loại bệnh khác mà phụ nữ cần tiêm phòng trước khi mang thai có thể là phế cầu, gan siêu vi A, thương hàn, viêm màng não do mão mô A+C…

Trước khi mang thai phụ nữ phải có tinh thần thoải mái, chế độ ăn uống hợp lý với những vitamin và dinh dưỡng cần thiết. Việc này rất quan trọng để có thể nâng cao chất lượng của các tế bào sinh sản. Không chỉ là tiêm phòng mà vấn đề dinh dưỡng cũng cần được quan tâm để có một thai nhi khỏe mạnh hơn.

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không?

Một con số thống kê của bộ Y tế thì cứ có 100 phụ nữ mang thai thì có 4 trường hợp con bị dị tật. Với con số này, rất đáng để các bậc phụ huynh lưu ý vấn đề tiêm phòng trước khi mang thai.

Tại viện vệ sinh dịch tễ TW có tới hàng trăm chị em phụ nữ mỗi ngày đến để tiêm vắc xin phòng các bệnh gây dị tật cho thai nhi.

Việc sinh con dị tật là nỗi lo lắng lớn nhất của các bậc cha mẹ, khoa học và y tế phát triển sẵn sàng giúp các ông bố bà mẹ giảm bớt nỗi lo. Vấn đề chỉ là các cặp vợ chồng có sẵn sàng sử dụng chúng hay không.

Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Câu hỏi tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu cũng là vấn đề mà nhiều người đề cập tới. Tùy thuộc vào loại vacxin mà có thời gian tác dụng khác nhau.

Mỗi loại vắc xin khi tiêm phòng sẽ được bác sĩ dặn dò để bạn có thời gian căn chỉnh thích hợp. Hầu hết các loại vacxin đều rơi vào khoảng thời gian 3 đến 6 tháng sẽ có tác dụng.

Một loại vắc xin quan trọng của chị em phụ nữ là vắc xin ngừa ung thư tử cung (HPV) cần tiêm trước khi mang thai 6 tháng để đủ liều lượng tiêm. Nếu như cặp vợ chồng nào muốn có con ngay sau khi cưới hãy tiêm phòng trước khi cưới để đảm bảo cho sức khỏe mẹ và con.

Các bác sĩ đã khuyến cáo rằng các bà mẹ nên tiêm phòng trước khi mang thai cho phụ nữ. Việc không tiêm cũng đồng nghĩa gia tăng tỷ lệ con bị dị tật, trường hợp xấu nhất là thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh.

Các bé sẽ dễ mắc các virus rubella, thủy đậu, viêm gan B… hoặc tỷ lệ phụ nữ bị sảy thai hoặc sinh non sẽ cao hơn.

Chi phí tiêm phòng trước khi mang thai

Trung tâm Y tế dự phòng

Phòng tiêm chủng quốc tế

Trung tâm tiêm phòng

Phòng tiêm chủng SAFPO Bệnh viện Việt Pháp

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online_ Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ: https://poh.vn/khoa-thuc-hanh-thai-giao-poh/