Phụ Nữ Mang Thai Sốt Cao / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Sốt Ở Phụ Nữ Mang Thai

Tin tức – T5, 11/07/2023 – 14:50

Thân nhiệt của phụ nữ mang thai có xu hướng tăng hơn binh thường, nhưng khi cao hơn 37,5C ( 98,6F) được gọi là sốt.

Theo định nghĩa, sốt là dấu hiệu thể hiện hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Điều tương tự cũng đúng với sốt khi khi mang thai vì hệ thống miễn dịch của cơ thể cần làm việc chăm chỉ hơn để giữ an toàn cho cả bạn và em bé. Khi mang thai có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn bình thường và  dẫn đến sốt, vì vậy bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tối ưu để bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn.

Nguy cơ sốt trong thai kỳ có thể bao gồm:

Tử vong trước khi sinh,

Sảy thai,

Khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống,

Chứng mắt nhỏ,

Đục thủy tinh thể

Chứng đầu nhỏ,

Các rối loạn về chức năng (gì?) và hành vi,

Các khuyết tật phát triển sọ não, như hở vòm miệng và / hoặc sứt môi,

Các vấn đề về răng và sự phát triển của xương,

Bệnh tim bẩm sinh,

Sinh non,

Mối quan hệ giữa các rối loạn chức năng thần kinh trung ương (như chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, tâm thần phân liệt và bại não),

Triệu chứng sốt khi mang thai

Các triệu chứng giống như bạn bị sốt khi bạn không mang thai:

Nhiệt độ cao,

Ớn lạnh,

Đau đầu,

Đổ mồ hôi,

Mệt mỏi,

Viêm họng,

Đau cơ,

Mất nước.

Nguyên nhân gây sốt khi mang thai:

Nhiễm virus:

Nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt trong thai kỳ là nhiễm virus,

Cúm – cúm theo mùa, cúm H1N1 (cúm lợn),

Nhiễm virus như sởi, rubella, thủy đậu và những Virus khác.

Nhiễm vi khuẩn:

Nhiễm trùng đường tiết niệu,

Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi và viêm phế quản,

Viêm amiđan,

Viêm ruột thừa,

Nhiễm trùng vùng chậu,

Viêm màng ối là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn của nước ối bao quanh em bé. Cùng với sốt, có thể có đau bụng kèm theo đau tử cung và co thắt. Có thể nước ối có mùi hôi hoặc dịch tiết âm đạo. Nếu chẩn đoán là viêm màng ối, em bé phải được sinh ngay lập tức, bất kể tuổi thai, để tránh nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh.

LƯU Ý CHO PHỤ NỮ MANGTHAI KHI ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI

Có một số bệnh truyền nhiễm có thể mắc phải khi đi du lịch và phụ nữ mang thai nên thận trọng hơn đặc biệt là nếu đi du lịch đến các khu vực có dịch lưu hành. Một số bệnh truyền nhiễm phổ biến có thể mắc phải bao gồm:

Sốt rét.

Thương hàn.

Viêm màng não.

Viêm gan.

Phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi bị sốt sau khi tiếp xúc với động vật hoặc côn trùng cho dù có vết cắn, vết chích hay không.

Dấu hiệu cảnh báo của sốt khi mang thai

Bất kỳ cơn sốt nào trong thai kỳ, đặc biệt là nếu kéo dài hơn 24 đến 36 giờ, nên được thăm khám bác sĩ, nhất là khi có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây đi kèm với sốt:

Đau bụng

Đau tử cung

Tử cung co bóp

Buồn nôn và / hoặc nôn

Tiêu chảy

Phát ban

Xét nghiệm: 

Để tìm ra nguyên nhân gây sốt như:

Xét nghiệm máu, bao gồm cả số lượng Bạch cầu.

Cấy máu.

Cấy dịch hầu họng .

Xét nghiệm đờm.

Phân tích nước tiểu.

Nuôi cấy nước tiểu.

Kiểm tra phân.

Chọc dò tủy sống.

Nếu nghi ngờ viêm màng ối, có thể cần chọc ối xét nghiệm  dưới kính hiển vi và nuôi cấy.

Điều trị sốt khi mang thai

Chỉ nên dùng thuốc sau khi thăm khám ý bác sĩ. Tất cả các loại thuốc không an toàn để sử dụng trong khi mang thai.

Thuốc hạ sốt để hạ sốt.

Acetaminophen thường được khuyên dùng.

Không nên dùng Ibuprofen cho phụ nữ mang thai.

Làm mát bằng khăn hoặc quạt làm mát để điều trị tăng thân nhiệt.

Uống nhiều nước để tránh mất nước.

Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

Ở trong một môi trường mát mẻ.

Nguyên nhân gây sốt phải được xác định.

Điều trị thích hợp nguyên nhân gây sốt, bao gồm cả thuốc kháng vi-rút cho nhiễm virus và kháng sinh trong trường hợp nhiễm vi khuẩn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu rất hay gặp trong thai kỳ. Nếu một phụ nữ đã bị hơn một lần nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận có thể được khuyên dùng thuốc kháng sinh trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hoạt động của tử cung cần được theo dõi bởi monitor và kèm theo đánh giá sức khỏe của thai nhi bởi bác sĩ.

Việc tạo chuyển dạ sớm có thể cần thiết trong một số trường hợp.

Phòng sốt trong quá trình thai kỳ

Mặc dù việc phòng sốt trong thai kỳ có thể không hiệu quả hoàn toàn, tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa nên được áp dụng như:

Tiêm phòng cúm mùa,

Cập nhật lịch tiêm chủng,

Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh,

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát trùng,

Không uống sữa chưa tiệt trùng,

Giường tắm nắng, bồn tắm nước nóng và phòng xông hơi nên tránh khi mang thai,

Thuốc dự phòng nên sử dụng khi cần thiết, khi đi du lịch đến một quốc gia khác.

Phụ Nữ Mang Thai Và Bệnh Sốt Rét

Chẩn đoán thường dễ ở những vùng có sốt rét lưu hành nhưng triệu chứng và biến chứng của sốt rét ác tính cũng thường lẫn lộn với nhau.

Có thể phối hợp với một hoặc nhiều các triệu chứng sau:

– Hôn mê kéo dài, thiếu máu nặng, vàng da, đái ra huyết cầu tố, suy thận cấp (bệnh nhân có thể thiểu niệu).

– Phù phổi cấp kết hợp suy hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa (nôn,…). Rối loạn nước, điện giải kiềm toan, có tình trạng toan acid lactique.

– Hạ đường máu kèm tình trạng choáng nặng. Rối loạn chức năng đông chảy máu: hay gặp đông máu rải rác trong lòng mạch.

– Bội nhiễm nhiều cơ quan (hay gặp bội nhiễm ở phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết).

Hậu quả của bệnh sốt rét với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với bệnh sốt rét vì họ bị giảm miễn dịch. Người có thai bị sốt rét ác tính dễ bị thiếu máu, hạ đường huyết, suy thai và có thể tử vong.

Đối với thai nhi, những người mẹ mắc sốt rét sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng hậu sản sau sảy thai, sinh ra trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, chậm phát triển trong giai đoạn đầu. Trẻ sinh ra thấp cân là một nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.

Hiện nay, các phương pháp tiếp cận mới đưa ra đang đem tới hi vọng giảm gánh nặng do bệnh sốt rét tác động đến phụ nữ mang thai và cải thiện sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Khi bị sốt rét, thai phụ cũng dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác (viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu); khi sinh dễ bị phù phổi cấp, suy tim; có thể gây nhiễm sốt rét cho trẻ từ trong bào thai (sốt rét bẩm sinh)…

Người có thai bị sốt rét dễ bị sảy thai, suy thai, đẻ non, đó là hậu quả tiến triển xấu của bản thân bệnh chứ không phải do dùng thuốc. Thai phụ cần biết rõ điều này, yên tâm điều trị, lường trước, xử lý kịp thời biến cố, tránh những thắc mắc không đúng khi biến cố xảy ra trùng hợp với thời gian dùng thuốc.

Các bé được sinh ra từ những người mẹ bị sốt rét cần có những phương tiện cấp cứu và chăm sóc đặc biệt vì mẹ bị sốt rét ác tính thì bé sơ sinh thường non tháng, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể tử vong.

Ngày nay thì sốt rét thường ít gặp, nhưng sốt rét ác tính thường đe dọa sức khỏe, tính mạng sản phụ và sơ sinh. Các tai biến sản khoa như chảy máu, nhiễm khuẩn cũng thường xảy ra. Cho nên cần chuyển đến tuyến trên có điều kiện điều trị, hồi sức tốt mới mong giảm thấp tỷ lệ tử vong cho sản phụ và sơ sinh, góp phần cùng ngành y tế chăm sóc, quản lý bà mẹ an toàn.

Sốt Xuất Huyết Ở Phụ Nữ Mang Thai

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây lan thành dịch. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. Đối tượng bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ mang thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con. Chính vì vậy mà riêng phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

1. Diễn biến – Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai sốt xuất huyết Dengue cũng diễn biến qua 3 giai đoạn chính: sốt – nguy hiểm – hồi phục.

Sốt cao đột ngột, liên tục, mệt nhiều.

Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

Da xung huyết

Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

Có thể chảy máu dưới da, chân răng, chảy máu cam, ra máu âm đạo bất thường.

Giai đoạn này ở phụ nữ mang thai rất dễ nhầm với bệnh Cúm và 1 số bệnh khác.

Giai đoạn nguy hiểm thường ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh

Người bệnh có thể còn sốt hoặc giảm sốt

Người bệnh có thể có các biểu hiện sau: Vật vã hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, kẹt, tiểu ít sẫm màu.

Xuất huyết dưới da.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, ra máu âm đạo bất thường.

Cận lâm sàng: Máu cô đặc, tiểu cầu giảm, men gan tăng.

Ngoài các dấu hiệu trên phụ nữ có thai phải lưu ý thêm các dấu hiệu : thai ít máy, ra máu âm đạo, đau bụng cơn và bụng co cứng liên tục, đau dữ đội có thể triệu chứng của suy thai, rau bong non, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân. Trong lúc chuyển dạ trẻ có thể bị suy thai cấp.

Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học có sự truyền vi rút Dengue từ mẹ sang con trong bào thai khi chưa có chuyển dạ.

Sau 1 đến 2 ngày của giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định, tiểu nhiều.

2. Sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai khá nguy hiểm. Virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Dễ dẫn đến sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

Ngoài ra, SXHD vào giai đoạn chuyển dạ có thể gây băng huyết sau sinh do bệnh làm giảm tiểu cầu. Nặng hơn nữa là tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ tử vong cho bà bầu và thai nhi.

3. Điều trị sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Không có vác xin dự phòng sốt xuất huyết Dengue cho phụ nữ mang thai và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Chỉ có thể điều trị triệu chứng.

Những trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể tự khỏi trong vòng vài ngày.

Còn sốt < 38,5 độ có thể uống bù nước ORESOL, nước hoa quả và chườm mát.

Thuốc hạ sốt: Paracetamol có thể dùng cho phụ nữ có thai

Điều trị sốt xuất huyết dengue phải được điều trị ở bệnh viện chuyên khoa lây hoặc khoa hồi sức có kết hợp với sản khoa.

Chế độ ăn: Thức ăn nhẹ dễ tiêu như cháo, súp, sữa, sinh tố…

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo nghĩ căng thẳng, gắng sức.

4. Một số lưu ý trong điều trị sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Không tự dùng thuốc, truyền dịch khi không có chỉ định của bác sỹ.

Không dùng các thuốc hạ sốt khác không phải paracetamol.

Cần theo dõi ở các khoa cấp cứu hoặc khoa lây và có sự kết hợp chuyên môn của bác sỹ sản khoa.

Sốt xuất huyết khi chuyển dạ là cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ băng huyết sau sinh và có thể tử vong.

5. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue

Tránh muỗi đốt

Ngủ màn kể cả ban ngày

Mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi.

Diệt loăng quăng bọ gậy

Đậy kín các dụng cụ chứa nước, lật úp khi không sử dụng.

Thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ, …

Diệt côn trùng bằng hóa chất

Dọn rác ở các bãi đất trống

Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa.

Diệt muỗi: Dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi.

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp.

Tránh đi nghỉ ở vùng có nhiều ao tù nước đọng hay rừng rậm có nhiều muỗi.

(Visited 75 times, 1 visits today)

Phụ Nữ Bị Cao Huyết Áp Khi Mang Thai

GonHub ” Mẹ – Bé ” Phụ nữ bị cao huyết áp khi mang thai

Phụ nữ bị cao huyết áp khi mang thai: Thông qua những triệu chứng cao huyết áp khi mang thai và chế độ ăn tốt cho mẹ bầu mắc bệnh được cung cấp và chia sẻ dưới, mong rằng sẽ giúp ích thật nhiều cho chị em trong thời gian thai kỳ vất vả. Đây là tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm nên cần sớm được theo dõi và có biện pháp điều trị thường xuyên và tích cực hơn để tránh gặp phải những trường hợp không mong đợi xảy ra với người mẹ lẫn con trẻ trong bụng.

1 Cách xác định tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

2 Cách phòng ngừa cao huyết áp khi mang thai:

3 Triệu chứng bệnh lý cao huyết áp khi mang thai liệu có nguy hiểm không?

4 Khi mắc phải tình trạng bệnh cao huyết áp khi mang thai thì mẹ bầu có chế độ ăn như thế nào cho tốt?

5 Phụ nữ mang thai bị mắc chứng cao huyết áp thì cần thiết nên lưu ý những vấn đề quan trọng gì?

Cách xác định tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Người ta chuẩn đoán tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Đối với bà mẹ có thai còn có một cách xác định khác, đó là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị tăng huyết áp.

Cách phòng ngừa cao huyết áp khi mang thai:

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ mắc các bệnh như hen suyễn, tim, bệnh viêm gan … thì không nên mang thai. Tuy nhiên, những phụ nữ bị chứng cao huyết áp không nằm trong danh sách này. Họ vẫn có thể mang thai. Nếu biết trước trong gia đình có người bị tăng huyết áp hoặc do các nguyên nhân khách quan, họ có thể chủ động phòng tránh bằng một số biện pháp như sau:

Tư vấn trước sinh: Phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu. Đặc biệt, họ cần được tư ván về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và việc phải thay đổi một số thuốc nếu họ đang muốn mang thai an toàn. Phần lớn, những phụ nữ bị tăng huyết áp đều có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát và theo dõi tốt tình trạng huyết áp của mình.

Điều trị bằng thuốc: tăng huyết áp thực sự cần phải điều trị cho dù cơ chế sinh bệnh là gì. Việc điều trị chủ yếu để phòng tránh biến chứng chảy máu nội sọ. Tuy nhiên không nên hạ huyết áp quá tích cực sẽ làm giảm việc cung cấp máu cho nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đối với tăng huyết áp nhẹ đến vừa: Điều trị những trường hợp tăng huyết áp nhẹ và vừa có lợi cho mẹ hơn là cho thai nhi trong những ngày đầu của thời kỳ thai nghén. Một số phụ nữ đang được điều trị huyết áp từ trước thì đến giai đoạn này có thể giảm hoặc ngừng thuốc do trong nửa đầu của thai kỳ, huyết áp sẽ giảm một cách sinh lý. Tuy nhiên, sự giảm huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời, thai phụ cần được theo dõi sát và phải dùng thuốc lại khi cần thiết.

Đối với trường hợp bị tăng huyết áp nặng: Nguy cơ bị biến chứng và tử vong cho mẹ trong những trường hợp tăng huyết áp nặng (HA trên 170/110 mmHg) và tiền sản giật vẫn còn cao. Điều trị hạ huyết áp không có tác dụng ngăn chặn tiền sản giật. Chỉ đình chỉ thai nghén mới có tác dụng trong trường hợp này nhưng điều trị hạ huyết áp lại có thể làm giảm biến chứng chảy máu nội sọ. Điều trị tăng huyết áp nặng bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa mà không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi.

Triệu chứng bệnh lý cao huyết áp khi mang thai liệu có nguy hiểm không?

Có ba yếu tố quan trọng chi phối huyết áp là tim, mạch máu và máu. Khi mang thai, huyết áp có thay đổi, do lượng máu của mẹ tăng về thể tích (tăng khoảng 50%), máu loãng hơn (do tăng lượng chất lỏng nhiều hơn tăng số lượng các tế bào máu), tim đập nhanh hơn, giảm sức cản của hệ thống mạch máu ngoại biên…

Cao huyết áp khi mang thai là hiện tượng phụ nữa mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm chúng tôi huyết áp khi mang thai thường xuất hiện từ tháng thứ năm trở đi. Nếu không theo dõi huyết áp ngay từ khi bắt đầu mang thai và theo dõi thường xuyên liên tục sau đó, sẽ rất dễ bỏ qua giai đoạn huyết áp bắt đầu nhích dần lên so với mức bình thường. Từ đó, dễ phát hiện muộn các dấu hiệu huyết áp, kéo theo phát hiện bệnh muộn.

Mặc dù nhiều phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp mang thai vẫn sinh em bé khỏe mạnh mà không có biến chứng gì nghiêm trọng, nhưng cao huyết áp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Phụ nữa mang thai bị cao huyết áp và tiền sản giật chỉ xảy ra sau tuần thai thứ 20. Nếu không kiểm soát được huyết áp, có thể dẫn đến các tai biến cho mẹ (giống như tai biến mạch máu của người bệnh cao huyết áp), do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao.

Cao huyết áp khi mang thai có thể gây giảm lưu lượng máu đến nhau, sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cũng ít hơn cho thai nhi phát triển đưa đến các nguy cơ: thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, nhau bong non, thai chết lưu…

Do tình trạng máu nuôi kém, có thể làm thai nhi nhẹ cân hay suy dinh dưỡng, sợ nhất là tình trạng sanh non hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ. Các bệnh lý huyết áp của thai kỳ, đa số giảm rõ rệt sau khi thai sinh ra. Cao huyết áp khi mang thai cũng lấy 140/90mmHg là ngưỡng cần dùng thuốc.

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp có thể bị tổn thương thận và các cơ quan khác của người mẹ, nhưng biến chứng nguy hiểm hơn là phát triển tiền sản giật trên người mẹ có cao huyết áp trước đó.

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp cần theo dõi huyết áp sớm và thường xuyên để phòng ngừa tiền sản giật, biết được tình trạng huyết áp trước khi mang thai, tránh mang thai khi còn quá trẻ hay đã quá lớn tuổi, điều trị ổn định các bệnh nội khoa trước khi mang thai.

Khi mắc phải tình trạng bệnh cao huyết áp khi mang thai thì mẹ bầu có chế độ ăn như thế nào cho tốt?

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp, việc duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các chế độ riêng, thì bà bầu cần tuân thủ chế độ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích…

Bà bầu nên ăn cà chua, vì nó công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Cà rốt ngoài tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu nó còn làm ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những thai phụ bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt. Trong rau cần hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Những thai phụ bị huyết áp cao thường xuyên ăn rau cần có thể giúp giảm huyết áp, phòng tiền sản giật.

Bên cạnh đó, thai phụ có thể ăn táo hoặc xay thành sinh tố, vì loại quả này nó chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Sinh tố lê có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những bà bầu bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày, bà bầu có thể uống 1 cốc, nó sẽ có tác dụng đáng kể.

Nho là loại trái cây rất tốt cho bà bầu, đặc biệt là bà bầu bị cao huyết áp. Bà bầu có thể ăn nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

Phụ nữ mang thai bị mắc chứng cao huyết áp thì cần thiết nên lưu ý những vấn đề quan trọng gì?

Nếu bị nhức đầu, chóng mặt, có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân và tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên… hãy đi khám ngay lập tức.

Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.

Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.

Ăn chậm, nhai kỹ.

Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất.

Khi mang thai, đi khám đều đặn theo lịch hẹn để theo dõi sát huyết áp và sự phát triển của thai nhi.

Phụ Nữ Mang Thai Sốt Xuất Huyết, Chớ Chủ Quan!

Moitruong24h- Hiện đang là tháng cao điểm của dịch sốt xuất huyết (SXH), số lượng bệnh nhân đến khám tại Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai không ngừng tăng lên liên tục.

Trong đó, phụ nữ có thai mắc SXH chiếm khoảng 15-20% trong tổng số bệnh nhân SXH tại khoa.

20% bệnh nhân điều trị là phụ nữ có thai

TS.BS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, trung bình, mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 70 bệnh nhân SXH trên tổng số gần 200 bệnh nhân điều trị nội trú. Trong số đó, 15-20% là phụ nữ có thai.

Mới đây, khoa Khoa truyền nhiễm đã kết hợp cùng khoa Sản điều trị thành công, đảm bảo an toàn cho 2 sản phụ mắc SXH, đó là một sản phụ 37 tuần và một sản phụ thai 39 tuần. Sản phụ thai 37 tuần bị sốt cao, đã đi khám ở rất nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra SXH. Khi bệnh nhân đến khoa trong tình trạng sốt cao liên tục, đau bụng, tiểu cầu xuống thấp. Bệnh nhân đã được vào phòng cấp cứu, theo dõi đặc biệt. Trong quá trình bệnh nhân chuyển dạ, các bác sĩ của Khoa Truyền nhiễm đã kết hợp cùng các bác sỹ của khoa Sản và khoa Huyết học liên tục truyền khối tiểu cầu cho bệnh nhân. Kết quả là một bé gái 2,8kg đã ra đời an toàn và sau đó người mẹ được trở về khoa Truyền nhiễm để tiếp tục điều trị.

Điều trị cho thai phụ bị sốt xuất huyết

Đến ngày 3/8, bệnh nhân đã ổn định, tiểu cầu đã trở về mức an toàn và được xuất viện trong buổi chiều cùng ngày. Một bệnh nhân khác cũng mang thai 39 tuần sống trong vùng dịch tễ có SXH, nhập viện trong ngày sốt thứ 3. Sau 3 ngày theo dõi tại khoa, bệnh nhân đã chuyển dạ sinh con an toàn.

Cần theo dõi sát

“Diễn biến SXH trên phụ nữ có thai rất khó lường, chúng tôi khuyên phụ nữ có thai mắc SXH nên nhập viện điều trị. Bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, than… cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, SXH dễ làm chảy máu cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi”, TS Cường nhấn mạnh.

Theo đó, điều trị các bệnh phối hợp nói chung và SXH nói riêng cho phụ nữ mang thai thường rất khó tiên lượng – cần phải theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế có đầy đủ các chuyên khoa khác cùng phối hợp như sản, huyết học, hồi sức… để kịp thời xử trí khi có biến chứng xảy ra.

TS. Cường cũng khuyến cáo các bà bầu không nên quá lo lắng. Trên thực tế, các em bé được sinh ra từ những bà mẹ mắc SXH đều không bị ảnh hưởng gì. Trong vụ dịch năm 2023, khoa Truyền nhiễm đã điều trị SXH thành công cho khoảng 100 bà bầu, họ đề sinh con khỏe mạnh “mẹ tròn con vuông”.

Các chuyên gia chia sẻ phụ nữ đang mang thai cần cố gắng phòng tránh mắc bệnh SXH, để làm được điều đó nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống để góp phần phòng tránh SXH cho bà bầu.

Tuệ Lâm (Theo NN)