Phụ Nữ Mang Thai Sốt Xuất Huyết / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Sốt Xuất Huyết Ở Phụ Nữ Mang Thai

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây lan thành dịch. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. Đối tượng bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ mang thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con. Chính vì vậy mà riêng phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

1. Diễn biến – Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai sốt xuất huyết Dengue cũng diễn biến qua 3 giai đoạn chính: sốt – nguy hiểm – hồi phục.

Sốt cao đột ngột, liên tục, mệt nhiều.

Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

Da xung huyết

Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

Có thể chảy máu dưới da, chân răng, chảy máu cam, ra máu âm đạo bất thường.

Giai đoạn này ở phụ nữ mang thai rất dễ nhầm với bệnh Cúm và 1 số bệnh khác.

Giai đoạn nguy hiểm thường ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh

Người bệnh có thể còn sốt hoặc giảm sốt

Người bệnh có thể có các biểu hiện sau: Vật vã hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, kẹt, tiểu ít sẫm màu.

Xuất huyết dưới da.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, ra máu âm đạo bất thường.

Cận lâm sàng: Máu cô đặc, tiểu cầu giảm, men gan tăng.

Ngoài các dấu hiệu trên phụ nữ có thai phải lưu ý thêm các dấu hiệu : thai ít máy, ra máu âm đạo, đau bụng cơn và bụng co cứng liên tục, đau dữ đội có thể triệu chứng của suy thai, rau bong non, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân. Trong lúc chuyển dạ trẻ có thể bị suy thai cấp.

Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học có sự truyền vi rút Dengue từ mẹ sang con trong bào thai khi chưa có chuyển dạ.

Sau 1 đến 2 ngày của giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định, tiểu nhiều.

2. Sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai khá nguy hiểm. Virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Dễ dẫn đến sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

Ngoài ra, SXHD vào giai đoạn chuyển dạ có thể gây băng huyết sau sinh do bệnh làm giảm tiểu cầu. Nặng hơn nữa là tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ tử vong cho bà bầu và thai nhi.

3. Điều trị sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Không có vác xin dự phòng sốt xuất huyết Dengue cho phụ nữ mang thai và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Chỉ có thể điều trị triệu chứng.

Những trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể tự khỏi trong vòng vài ngày.

Còn sốt < 38,5 độ có thể uống bù nước ORESOL, nước hoa quả và chườm mát.

Thuốc hạ sốt: Paracetamol có thể dùng cho phụ nữ có thai

Điều trị sốt xuất huyết dengue phải được điều trị ở bệnh viện chuyên khoa lây hoặc khoa hồi sức có kết hợp với sản khoa.

Chế độ ăn: Thức ăn nhẹ dễ tiêu như cháo, súp, sữa, sinh tố…

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo nghĩ căng thẳng, gắng sức.

4. Một số lưu ý trong điều trị sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Không tự dùng thuốc, truyền dịch khi không có chỉ định của bác sỹ.

Không dùng các thuốc hạ sốt khác không phải paracetamol.

Cần theo dõi ở các khoa cấp cứu hoặc khoa lây và có sự kết hợp chuyên môn của bác sỹ sản khoa.

Sốt xuất huyết khi chuyển dạ là cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ băng huyết sau sinh và có thể tử vong.

5. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue

Tránh muỗi đốt

Ngủ màn kể cả ban ngày

Mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi.

Diệt loăng quăng bọ gậy

Đậy kín các dụng cụ chứa nước, lật úp khi không sử dụng.

Thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ, …

Diệt côn trùng bằng hóa chất

Dọn rác ở các bãi đất trống

Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa.

Diệt muỗi: Dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi.

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp.

Tránh đi nghỉ ở vùng có nhiều ao tù nước đọng hay rừng rậm có nhiều muỗi.

(Visited 75 times, 1 visits today)

Nhiều Phụ Nữ Mang Thai Mắc Sốt Xuất Huyết Nhập Viện

Ngày 15/8, BS Nguyễn Đình Đính, Giám đốc BV Đa khoa Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, BV vừa cứu sống sản phụ L.T.H (29 tuổi, ở huyện Ba Vì, Hà Nội) bị sốt xuất huyết (SXH). Trước đó, chị H. được chuyển lên từ BV Đa khoa Ba Vì trong tình trạng mang thai 37 tuần, chuyển dạ, giảm tiểu cầu và bị SXH. Tiếp nhận bệnh nhân, BV đã chỉ định phẫu thuật gấp để cứu mẹ con thai phụ.

Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân có diễn biến không tốt, mất máu, huyết âm đạo ra nhiều, tiên lượng khó bảo tồn tử cung. BV đã quyết định cắt tử cung bán phần, để lại hai phần phụ. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, đảm bảo an toàn cho sản phụ và con. Hiện tại bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, tiếp tục được theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại phòng hậu phẫu của BV.

Các bác sĩ BV Đa khoa Sơn Tây cứu sống sản phụ bị SXH

Còn tại BV Bạch Mai, ngày 15/8, bác sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm của BV cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị sảy thai do SXH.

Theo đó, bệnh nhân 26 tuổi (quận Đống Đa, Hà Nội) mang thai 4 tuần tuổi. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao ngày thứ 2. Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân đã bị sảy thai. Hiện bệnh nhân tiếp tục được chăm sóc và điều trị tại BV.

Theo thống kê của khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai) trong 3 tháng trở lại đây có khoảng 40 thai phụ nhập viện do SXH. Tuy nhiên, đây là trường hợp đầu tiên bị sảy thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Hiện nay, phụ nữ có thai mắc SXH đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm chiếm 15% đến 20% số bệnh nhân SXH điều trị nội trú.

“Việc điều trị cho phụ nữ có thai bị SXH rất khó tiên lượng, cần phải theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế có đầy đủ các chuyên khoa khác cùng phối hợp như sản, huyết học, hồi sức… để kịp thời xử trí khi có biến chứng xảy ra”, bác sĩ Cường nói.

Theo các chuyên gia, trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của các mẹ sẽ giảm xuống. Vì vậy, các thai phụ dễ mắc một số bệnh, trong đó có SXH.

Cụ thể, trong thai kỳ, nếu bị SXH nhưng không được điều trị kịp thời thì có thế gây sảy thai, sinh non, thai nhẹ cân, tỷ lệ rất nhỏ mẹ có thể truyền virus sang thai; thai phụ có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa do tình trạng giảm tiểu cầu. Trường hợp diễn tiến nặng hơn có thể bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim hoặc sốc giảm thể tích máu, dễ dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu trong tử cung hay thậm chí mẹ tử vong.

Để hạn chế mắc SXH khi mang thai, chị em nên phòng tránh bệnh ngay từ những tháng thai kì đầu. Theo đó, gia đình và thai phụ nên dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như phát quang bụi rậm, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, thoáng. Không để ao tù, nước đọng trong chum, thùng; tránh muỗi đốt bằng cách nằm ngủ hay sinh hoạt trong mùng/màn; uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả có nhiều vitamin C, không tự ý dùng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân. Thai phụ nên đi khám ngay khi có các triệu trứng nghi ngờ như sốt, chảy máu răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hay đau cơ, đau khớp, đau họng, viêm long, xuất tiết. Trường hợp nghi ngờ bị SXH phải nhập viện để được theo dõi và điều trị.

Một Phụ Nữ Bị Sảy Thai Do Mắc Sốt Xuất Huyết

Theo các bác sĩ, đây là trường hợp biến chứng điển hình vì sốt xuất huyết ở bà bầu, đặc biệt ở giai đoạn đầu mang thai.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đang gia tăng nhanh chóng. Hiện số mắc tính đến ngày 12/8 là gần 15.400 ca, trong khi hai ngày trước đó, số mắc là 13.900 ca, có 7 ca tử vong.

Dấu hiệu khi mắc sốt xuất huyết cần nhập viện ngay Ở thể nhẹ, người bị sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà. Trong một số trường hợp, nếu không đến viện kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm.

Bệnh nhân là một phụ nữ 26 tuổi, mang thai lần đầu (ở quận Đống Đa), vào viện ngay vào ngày sốt thứ hai nhưng qua khám và siêu âm đã thấy dấu hiệu thai 4 tuần đang sảy. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp biến chứng điển hình vì sốt xuất huyết ở bà bầu.

PGS.TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương – cảnh báo các thai phụ khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám sớm và có những chỉ định về điều trị. Việc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai rất đặc biệt. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây xuất huyết âm đạo, sảy thai.

Về điều này, thạc sĩ, bác sĩ Đồng Thu Trang, khoa A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai rất nguy hiểm. Virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Bệnh có thể gây suy thai, đẻ non, thai chết lưu do sốt và mất nước dài ngày hoặc tổn thương chức năng gan, thận.

Đặc biệt, sốt xuất huyết khi mang thai thường khó chẩn đoán hơn người bình thường vì thai phụ sẽ có tình trạng pha loãng máu sinh lý, làm che lấp tình trạng cô đặc máu.

Bên cạnh đó, thai phụ bị sốt xuất huyết khi chuyển dạ sẽ khiến tình trạng trở nên nguy hiểm do chảy máu kéo dài dễ gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Do đó, phụ nữ mang thai cần rất thận trọng trong thời điểm này.

Phụ Nữ Có Thai Bị Sốt Xuất Huyết Cần Lưu Ý Những Gì?

Tại khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai, có tới 15 – 20% bệnh nhân có thai bị sốt xuất huyết trên tổng số bệnh nhân sốt xuất huyết. Điều này khiến chị em rất lo âu, đặc biệt là những người ở giai đoạn cuối của thai kỳ.

“Canh” muỗi suốt ngày vẫn “dính” sốt xuất huyết

TS.BS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện khoa có khoảng 10 bệnh nhân có thai bị sốt xuất huyết đang được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.

“Đang mang thai, lại bị sốt cao vật vã, khó chịu, đau đầu, dùng thuốc khiến nhiều bệnh nhân luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo âu cho em bé trong bụng mẹ”, TS Cường cho biết.

Mặc dù diễn biến của sốt xuất huyết ở phụ nữ có thai rất khó kiểm soát, đặc biệt với những người mang thai ở những tháng cuối nhưng khoa đã kết hợp với khoa Sản để điều trị và giúp nhiều trường hợp mang thai ở những tuần cuối vẫn sinh con an toàn dù đang bị sốt xuất huyết.

Điển hình là trường hợp một sản phụ mang thai ở tuần thứ 37 nhập viện trong tình trạng bị sốt cao liên tục, đau bụng và tiểu cầu xuống thấp. Bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu để theo dõi đặc biệt. Khi đang điều trị thì bệnh nhân chuyển dạ sinh con. Đội ngũ bác sĩ khoa Truyền nhiễm và khoa Sản, khoa Huyết học đã phối hợp với nhau để giúp sản phụ sinh con an toàn. Bé gái nặng 2,8 kg chào đời rất khoẻ mạnh được chăm sóc sơ sinh, còn người mẹ được đưa về khoa Truyền nhiễm để tiếp tục điều trị sốt xuất huyết. Đến ngày 3/8, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, tiểu cầu đã quay lại mức an toàn, bệnh nhân được xuất viện.

Bệnh nhân thứ hai có thai bị sốt xuất huyết khi thai ở tuần thứ 39, sau 3 ngày điều trị tại Khoa, bệnh nhân đã chuyển dạ và sinh con an toàn. Sau đó, bệnh nhân lại được chuyển về khoa để điều trị bệnh.

Các sản phụ chia sẻ, biết đang có dịch sốt xuất huyết nên rất giữ mình, lúc nào cũng nơm nớp lo bị muỗi đốt nên bao giờ cũng có vợt muỗi trong tay, ngủ màn, nhưng không ngờ vẫn bị muỗi đốt.

“Thấp thỏm, lo âu cho cả mình, cả con. Đến khi mẹ tròn con vuông rồi mới thở phào vì đã an toàn”, một bệnh nhân cho biết.

Cần theo dõi sát sao

Theo chúng tôi Đoàn Thu Trà, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm , dù phụ nữ có thai bị sốt xuất huyết là khá nguy hiểm, nhưng các thai phụ không cần quá lo lắng. Thực tế, những bà mẹ mắc sốt xuất huyết đều không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé khi sinh ra. Trong đợt dịch 2015, khoa Truyền nhiễm cũng đã điều trị sốt xuất huyết thành công cho khoảng 100 thai phụ, tất cả đều sinh con khoẻ mạnh, an toàn.

Tuy nhiên, vẫn cần phải hết sức cẩn thận khi theo dõi và điều trị cho các thai phụ bị sốt xuất huyết. Bởi việc tiểu cầu hạ thấp có thể rất nguy hiểm với các bà bầu, có thể dẫn tới sinh non hoặc chảy máu và rối loạn máu đông khi sinh nở.

“Vì thế, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết luôn được khuyến nghị nhập viện điều trị để được theo dõi chặt công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận,.. cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không”, TS Cường nói.

Việc chỉ định thuốc cho bệnh nhân có thai bị sốt xuất huyết một cách cẩn trọng là rất cần thiết, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Việc chỉ định thuốc cần có sự thống nhất của bác sĩ khoa truyền nhiễm và bác sĩ sản khoa.

Tiến sĩ Cường khuyên các thai phụ nên phòng sốt xuất huyết bằng cách ngăn chặn muỗi đốt. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ưa sống ở nơi có người, thường đốt vào ban ngày, đặc biệt là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các vật dụng khác.

Do vậy, thai phụ nên mặc quần áo kín chân tay, nên đi tất chân, cần ngủ trong màn, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi,…Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh.

Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, người đau nhức, đau đầu,… nên đến bệnh viện khám sớm nhất có thể để được khám, điều trị kịp thời nhằm loại bỏ rủi ro cho cả mẹ và bé.

Theo Dân trí