Phụ Nữ Mang Thai Tháng Đầu Cần Làm Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Tháng Đầu Tiên Cần Kiêng Những Gì?

Mang thai 3 tháng đầu, đặc biệt là tháng đầu tiên là thời gian mẹ bầu cần phải kiêng cữ nhiều thứ, ăn uống khoa học và phù hợp cho cơ thể. Những tháng đầu mang thai có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Bên cạnh việc biết được mình cần phải ăn gì, làm gì để tốt nhất cho con, mẹ bầu cũng nên nắm rõ mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì? Cùng Phunugiadinh tìm hiểu trong bài viết sau!

Phụ nữ mang thai tháng đầu kiêng ăn gì?

Gan động vật

Gan động vật là nguồn thực phẩm có chứa rất nhiều độc tố, đặc biệt là retinol có khả năng khiến mẹ bầu sảy thai. Tuy gan dồi dào hàm lượng sắt nhưng mẹ bầu có thể ăn các loại thực phẩm giàu sắt khác để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Các loại thực phẩm khiến tử cung co thắt mạnh

Dứa, rau ngót, đu đủ xanh, ngải cứu, rau chùm ngây, cam thảo, rau răm, cua,…. là những loại thực phẩm có thể khiến tử cung của mẹ bầu co thắt mạnh hơn, khiến mẹ đau bụng dữ dội, gây động thai, thậm chí là sảy thai.

Hải sản

Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì? Đó chính là hải sản bởi loại thực phẩm này có chứa hàm lượng thủy ngân nhất định, tác động xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần tránh ăn các loại tôm, cá biển, mực, cua, ghẹ,…

Sữa chưa được tiệt trùng

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc mang thai tháng đầu có được uống sữa tươi không? Ở đây, sữa tươi chưa tiệt trùng sẽ không tốt cho mẹ bầu bởi nó chứa nhiều vi khuẩn và các loại vi sinh vật có hại cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Do đó, mẹ bầu chỉ nên uống sữa tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho thai nhi, đồng thời cung cấp năng lượng cho mẹ và bé.

Đồ uống có chứa chất kích thích

Cụ thể là các loại đồ uống chứa cồn, gas, cafein như nước ngọt có gas, rượu, bia,… Các loại thực phẩm này có thể gây dị tật ở thai, chứa các chất gây độc cho thai, khiến thai chậm phát triển, sảy thai, thai chết lưu, sinh non nếu mỗi ngày mẹ uống đến 200ml rượu, bia và 5 ly cafe.

Trứng sống

Trứng sống hay trứng lòng đào đều là những thực phẩm mẹ bầu cần kiêng bởi chúng có thể khiến thai nhi bị nhiễm khuẩn, đau bụng, gây sảy thai.

Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn

Những thực phẩm như thịt hộp, mì tôm, nem chua,… đều có chứa rất nhiều chất phụ gia và thuốc bảo quản, do đó nó cực kỳ không tốt cho thai nhi.

Mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì?

Bên cạnh việc biết được cần kiêng những loại thực phẩm nào thì mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề mang thai tháng đầu cần kiêng gì trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bởi trong giai đoạn này thai nhi chưa ổn định.

Mẹ cần tránh vận động mạnh như: chạy bộ, tập gym, mang vác đồ nặng,…

Kiêng quan hệ: Vợ chồng cần kiêng quan hệ hoặc chỉ quan hệ nhẹ nhàng, tránh động thai.

Không cố làm việc quá sức, khiến mẹ lao lực, gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

Không ngồi xổm: Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ không nên ngồi xổm vì sẽ tác động đến thai nhi.

Không đứng lên hoặc ngồi xuống một cách đột ngột.

Không chơi các trò chơi có cảm giác mạnh.

Kiêng tắm nước quá nóng hay nước lạnh.

Không đi giày cao gót tránh ngã, sảy thai.

Không tiếp xúc với các loại hóa chất do hóa chất vô cùng có hại tới thai nhi, gây dị tật cho thai nhi. Khi mang bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu nên kiêng nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân hay dùng phấn son,…

Không sử dụng thuốc nếu chưa được chỉ định bởi bác sĩ: Tự ý uống thuốc có thể gây độc cho em bé, dị dạng thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu khi bị bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được khám và điều trị phù hợp..

Không hút thuốc lá hay ngửi khói thuốc lá: Khói thuốc lá tác động xấu tới thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai, gây dị tật, thai lưu, sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai.

Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, lạc quan.

Đi dạo mỗi tối và tập bài tập yoga cho bà bầu.

Thường xuyên tâm sự với bạn bè, người thân, tránh trầm cảm.

Xem các chương trình giải trí, vui vẻ, hài hước.

Mát xa, thường xuyên thư giãn.

Khám thai định kỳ.

Mặc quần áo rộng, thoải mái, tốt nhất là váy bầu, tránh đồ ôm sát, ép bụng.

Đi dép lê, giày bệt.

Những điều mà mẹ bầu 3 tháng đầu mang thai nên làm

Qua bài viết, mong rằng các mẹ đã biết được mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, tránh sảy thai, dị tật thai nhi trong bụng mẹ.

Phụ Nữ Chuẩn Bị Mang Thai Cần Làm Gì?

Trong câu hỏi: “Chuẩn bị mang thai cần làm gì?”, thì việc kiểm tra sức khỏe chính là điều đầu tiên mà bạn cần làm để đi khám tiền sản. Tới đó, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về tiền sử bệnh tình của bạn, gia đình bạn, những loại thuốc mà bạn đã sử dụng,…. Thêm vào đó, bạn cũng cần ngưng các loại thuốc làm ảnh hưởng tới việc đậu thai cho mình. Lúc đó, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ăn những đồ ăn gì trước khi mang thai, thường xuyên tập luyện thể dục như thế nào, phòng ngừa ra sao và nên từ bỏ những thói quyên như nào.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn thường xuyên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường, bệnh hen xuyễn, hoặc bệnh huyết áp cao. Với những chứng bệnh như này sẽ phải kiểm soát trước khi mang thai. Nễu trước kia bạn ít khi đi thăm khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm máu và làm pap smear (chính là xét nghiệm tết bào tử cung) nhằm phát hiện ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2. Kiểm tra về di truyền:

Lúc này bạn cần làm một bài kiểm tra về di truyền do bác sĩ chỉ định, để chắc chắn không ai trong vợ chồng bạn mắc các bệnh lý nghiêm trọng trong di truyền để lại như: bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Còn nếu bạn bị mắc bệnh rối loại di truyền, thì sẽ khiến cho bén có khả năng thừa hưởng tình trạng bệnh này. Việc xét nghiệm này sẽ được thực hiện thông qua các mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.

3. Cần bỏ ượu, thuốc lá và các chất kích thích:

Bạn là người nghiện thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích như ma túy thì bạn cần phải bỏ ngay tức khắc. Bởi trong thuốc lá và ma túy có thể dẫn tới tình trạng sinh non, sẩy thai và làm cho bé nhẹ cân. Còn với nam giới, nếu sử dụng thuốc lá sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng tới việc quan hệ của 2 vợ chồng. Việc hút thuốc lá là nguy cơ lớn làm ảnh hưởng tới việc đậu thai.

4. Tránh bị nhiễm trùng:

Khi đặt vấn đề: “Chuẩn bị mang thai cần làm gì?”, song hành với đó không tranh khỏi việc bạn cần giữ sạch sẽ vệ sinh, không để nhiễm trùng bằng cách ngăn ngừa như sau:

+ Thường xuyên rửa sạch tay khi nấu thức ăn, đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh ở mức 2 – 4ºC và nhiệt độ trong đó luôn ở -18ºC.

+ Không được ăn các loại thực phẩm chưa được nấu chín, phô mai được khử trùng và những loại thịt nguội. Bởi những loại thực phẩm này có chứa rất nhiều vi khuẩn làm thăng nguy cơ tử vong và dễ bị sẩy thai.

+ Các loại nước ép chưa được khử trùng cũng có thể chứa các loại vi khuẩn như: Salmonella, E.coli. Bởi vậy, bạn cần tránh xa.

+ Mang gang tay khi làm vườn hoặc đổ rác nhằm tránh bị nhiễm khuẩn.

+ Cần tiêm ngừa cúm nhằm đề phòng mắc bệnh.

Khi bạn chuẩn bị cho việc mang thai của mình thì bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa Caffeine, bởi khi sử dụng quá nhiều lượng caffeine sẽ làm giảm khả năng sinh sản. Mỗi ngày bạn không nên sử dụng quá 200ml.

6. Hạn chế đến những khu vực có nhiều hóa chất độc hại:

Đây là một điều cực kỳ quan trọng, nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc các loại hóa chất tại nơi làm việc thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mang thai. Bên cạnh đó, khi bạn sử dụng những phẩm như: nước tẩy rửa, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy,…. thì bạn cũng hết sức chú ý đảm bảo an toàn tuyệt đối.

7. Chú ý đến tinh thần:

Khi bạn có trạng thái tâm lý tốt thì chắc chắn bạn sẽ mong muốn có con cho mình. Nhưng đôi khi bạn cảm thấy lo lắng, buồn chán, căng thẳng, cần nói chuyện với người chồng của mình hoặc người thân trong gia đình. Hay bạn có thể tìm tới các chuyên gia tâm lý để chia sẻ các tâm tư nguyện vọng trong bạn, hay bạn có thể tậm Yoga, thiền để giúp bạn tránh bị căn thẳng.

8. Không được quên khi gặp bác sĩ nha khoa:

Chuẩn bị mang thai thì bạn cần có một cuộc hẹn với bác sĩ nha khoa là điều hết sức quan trọng. Bởi trong quá trình mang thai sẽ khiến cho bạn thay đổi nội tiết tố sẽ mắc các bệnh về nha khoa. Trong đó, nồng độ progesterone và estrogen tăng cao cũng sẽ làm ảnh hưởng tới nướu răng của bạn.

9. Thường xuyên tập thể dục:

“Chuẩn bị mang thai cần làm gì?”, thì việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày là việc làm hết sức tốt cho sức khỏe của người phụ nữ. Với việc tập thể dục sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng bị căng thẳng và giúp việc hấp thụ thai dễ dàng hơn.

Bạn cũng có thể tập các bai tập như: Yoga, aerobic, bơi lội,…. Nếu không có thời gian, thì bạn có thể đi bộ ít nhất mỗi ngày 30 phút. Hay đơn giản việc bạn thay vì việc đi thay máy thì đi thang bộ ngày ngay, đỗ xe ở những nơi làm việc xa vài mét,…. Hoặc bạn có thể tham gia vào các lớp học Yoga tiền sản tại bệnh viện hoặc tại câu lạc bộ.

10. Kiểm sát về cân năng:

11. Cẩn thận trong việc lựa chọn cá khi ăn:

Bạn là người thích ăn cá, thì bạn hết sức cẩn thận. Cá là loại thực phẩm có chứa nhiều chất axit béo Omega-3, rất cần thiết cho sự phát triển của não và mắt, protein và các loại dưỡng chất khác nhưng trong cá lại có chứa nhiều thủy ngân. Với điều này sẽ rất ảnh hưởng tới cơ thể, bởi vậy bạn không nên ăn các loại cá như: cá thu, cá kiếm, cá ngừa và đặc biệt với cá ngừa đóng hộp.

12. Chuẩn bị về tài chính:

Đối với tài chính là việc không kém phần quan trọng cho bạn. Khi bạn có ý định mang thai, thì bạn cần lên kế hoạch chi tiết về tài chính và các bảo hiểm cho riêng mình. Cần kiểm tra xem bệnh viện nơi bạn khám có được chi trả bảo hiểm hay không. Tùy thuộc vào từng điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, bạn cần lựa chọn bệnh viện phụ sản phù hợp nhất.

Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, mà có ý định mang thai thì bạn cần ngừng bỏ ngay loại thuốc này. Bởi khi sử dụng thuốc tránh thai thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ khác với ban đầu, việc dừng thuốc tránh thai sẽ giúp cơ thể của bạn dần trở về trạng thái như ban đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định trở lại.

Để có thể thụ thai tốt, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về cách tính ngày rụng trứng và những ngày dễ thụ thai nhất bằng việc ghi lại các ngày mình ra kinh nguyệt hàng tháng. Từ đó bạn sẽ biết được chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài là bao nhiêu ngày.

Dựa vào những nhiệt độ trong cơ thể và chất nhầy ở cổ tử cung, bạn sẽ biết được ngày rụng trứng của mình, theo dõi về các dấu hiệu này thường xuyên để xác định được thời gian rụng trứng của bạn.

15. Ăn các món ăn dinh dưỡng:

Bạn không cần ăn quá nhiều đồ ăn, nhưng bạn cần ăn các món bổ dưỡng để tới khi mang thai sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh hơn. Trong đó, với chế độ ăn uống lành mạnh của cả hai vợ chồng cũng giúp tăng khả năng đậu thai.

+ Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ: các loại trái cây, rau tươi, ngũ cố nguyên hạt,….. Mỗi ngày, bạn cần uống 2 cốc sữa và ăn một hũ sữa chua. Tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, hạn chế sử dụng rượu, café.

+ Chế độ ăn cho nam giới: sử dụng nhiều thực phẩm giàu kiềm, vitamin E giúp cho tinh trùng khỏe mạnh, bơi nhanh đến gặp trứng, ăn nhiều cà rốt bởi chúng có chứa nhiều vitamin D và A.

Axit Folic chính là loại thành phổ quan trọng cho cơ thể của người phụ nữ, bởi chúng giúp làm giảm nguy cơ di tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Các bác sĩ yêu cầu tất cả phụ nữ đều phải bổ sung axit folic mỗi ngày, đặc biệt trong chu kỳ mang thai. Mỗi ngày bạn cần bổ sung 400mcg axit folic.

Việc tìm hiểu tiền sử bệnh tình của cả hai vợ chồng là rất quan trọng mà bạn cần làm trước khi có ý định mang thai. Với việc làm này chắc chắn giúp hai vợ chồng không mắc phải những bệnh nghiêm trọng khi bị rối loạn di truyền. Biết được những điều này, giúp cho con bạn sinh ra sẽ không có nguy cơ thừa hưởng các căn bệnh từ bố mẹ để lại.

17. Bạn đã thực sự sẵn sàng mang thai chưa?

Trước khi có ý định mang thai thì bạn phải hỏi lại mình xem đã thực sự sẵn sàng làm mẹ chưa. Hãy tự mình đặt ra với những câu hỏi như sau:

+ Cả hai vợ chồng đã mong muốn có con chưa?

+ Bạn đã chuẩn bị những gì cho việc làm mẹ?

+ Bạn đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của người mẹ?

+ Bạn có thể cân bằng giữa công việc và gia đình?

+ Nếu bạn đang có sự phân biệt về tôn giáo, thì bé sinh ra sẽ như thế nào?

Phụ Nữ Cần Làm Gì Trước Khi Mang Thai?

Trước khi mang thai phụ nữ cần chuẩn bị tốt cả về thể chất và tinh thần.

Kiểm tra sức khỏe

Nên đọc

Đây là thời điểm bạn nên kiểm tra sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sỹ về tất cả những thắc mắc và lo lắng của mình về việc chăm sóc trước và trong khi mang thai. Bạn có thể hỏi bác sỹ về lối sống, thói quen ăn uống, mức độ hoạt động thể chất mỗi ngày hay những ảnh hưởng bởi công việc của mình tới sức khỏe.

Tuy thuộc vào kết quả khám sức khỏe tổng quát của bạn, bác sỹ có thể đề nghị kiểm tra thêm một số vấn đề sau đây:

– Xét nghiệm máu để xác định lượng hemoglobin nếu bác sỹ thấy rằng bạn có nguy cơ bị thiếu máu.

– Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Ngoài ra bạn có thể được đề nghị kiểm tra về nguy cơ ung thư cổ tử cung bởi xét nghiệm này thường không được thực hiện ở những phụ nữ đang mang thai.

Tiêm vaccine

Tiêm vaccine trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, đừng quên tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc tiêm chủngvà những điều cần lưu ý trước khi sinh.

Có nên dùng thuốc bổ khi mang thai?

Nhìn chung, phụ nữ trước khi mang thai thường được khuyến cáo bổ sung acid folic, vitamin và một số loại thuốc bổ khác để có sức khỏe và điều kiện tốt nhất cho thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc bổ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ để không gây ra các tác dụng không mong muốn.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bổ, phụ nữ trước khi mang thai có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và acid folic cần thiết để có một thể chất và sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ.

H+

Phụ Nữ Mang Thai Tháng Đầu Không Nên Ăn Gì?

Trong tháng đầu tiên, sau khi trứng đã gặp được tinh trùng sẽ tạo thành phôi, sau đó nhân lên và phát triển thành hàng trăm loại tế bào để hình thành toàn bộ các cơ quan quan trọng như não, tim, hệ tuần hoàn, đường tiêu hoá, xương, các cơ và các phần cơ thể cũng hình thành.

Chỉ cần ăn nhầm phải thực phẩm không tốt, mẹ bầu mang thai tháng đầu dễ bị sảy thai. Ảnh internet

Khi mang thai tháng đầu, em bé mới chỉ là phôi và đang tìm chỗ vững chắc để “đậu” và phát triển. Lúc này, chỉ cần một chút tác động nhỏ như ăn nhầm phải thực phẩm không nên ăn bị độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể có thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết, sảy thai hoặc gây ra tình trạng quái thai, dị tật bẩm sinh.Vì vậy, trong tháng đầu tiên, người mẹ cần chú trọng vào thực đơn ăn uống của mình để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tránh làm hại đến thai nhi.

Phụ nữ mang thai tháng đầu không nên ăn gì?

Để tránh bị sảy thai, hay động thai thì khi mới có thai, mẹ bầu không nên ăn những thực phẩm sau:

Không nên ăn củ mọc mầm

Phụ nữ mang thai tháng đầu không nên ăn một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi và tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con.

Do đó, trong những tháng đầu tiên mang thai, bạn nên chọn những thực phẩm an toàn để sử dụng, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn. Không nên ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…

Không nên ăn thực phẩm để lâu

Khi mang thai mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh. Ảnh internet

Khi mang thai, nhất là mang thai tháng đầu, các chị em không nên ăn các loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố, sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc, làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Hơn nữa, chủng khuẩn listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh nên phụ nữ mang thai cũng nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Tốt nhất là nên nấu lại, xử lý qua nhiệt trước khi ăn.

Không được ăn cá có chứa thủy ngân

Các loại cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủy ngân cao có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Vì thế, khi muốn ăn loại cá nào cũng như dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không nên uống sữa chưa tiệt trùng

Mang thai tháng đầu mẹ bầu không nên uống sữa chưa tiệt trùng. Ảnh internet

Khi mang thai, tốt nhất các chị em không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chứa vi khuẩn listeria. Vậy mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? Tốt nhất là các chị em nên uống các loại sữa đã tiệt trùng và được chỉ định dành cho bà bầu.

Không nên uống rượu bia, cà phê

Theo một số nghiên cứu gần đây, phụ nữ mang thai uống 4 cốc cà phê mỗi ngày hoặc hơn thì nguy cơ mắc bệnh của con tăng 72%. Bởi chất caffein trong cà phê có thể làm thay đổi ADN trong các tế bào của thai nhi, trở nên nhạy cảm và dễ phát triển thành khối u.