Phụ Nữ Mang Thai Ăn Gì Tốt Nhất Sức khỏe của phụ nữ mang thai phải hết sức chú trọng. Vì vậy ăn gì để tốt cho sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu. Đậu phụ, súp lơ xanh, sữa chua… rất giàu vitamin C, axit folic và canxi – cần thiết cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. 1. Nước cam Trong các loại đồ uống thì nước cam tươi giữ vị trí quán quân do chứa nhiều dưỡng chất. Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.Cách dùng: Bạn nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc bạn uống cách một ngày, bạn lại nghỉ một ngày cho đỡ chán. Bạn nên hạn chế các loại nước cam đóng hộp dù chúng được giới thiệu là nước cam tươi nguyên chất. Các loại nước hoa quả đóng hộp đều được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng. 2. Sữa chua Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Cách dùng: Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính. 3. Mật ong Mật ong là một sản phẩm quý giá của tự nhiên giúp chăm sóc sắc đẹp cho mọi người, có thể bổ từ trong và dưỡng từ ngoài đều tốt. Đối với phụ nữ mang thai mật ong là một thức uống quý giá và bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ và thai nhi. Cách dùng: Thai phụ không được uống mật ong sống bởi vì trong mật ong sống có thể có vi sinh vật hoặc khi cất giữ có thể mật ong đã bị nhiễm khuẩn. Thai phụ nếu sử dụng mật ong sống dễ sinh bệnh tật, đau bụng. Vì vậy khi uống bạn nên hòa mật ong với nước đun sôi để uống vừa phát huy được tác dụng của mật ong vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thì không nên sử dụng mật ong vì trong thành phần dinh dưỡng của mật ong có chứa hàm lượng đường rất cao. 4. Súp lơ xanh Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ. Cách dùng: Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được. 5. Đậu phụ Đậu phụ được chế biến từ nguyên liệu chính là đậu tương nên rất phong phú protein, chất sắt, folate, canxi và kẽm, rất cần thiết cho sự phát triển của em bé. Cách dùng: Đậu phụ là loại thực phẩm phổ biến và an toàn nên bạn có thể dùng theo nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, các sản phẩm từ đậu tương như sữa đậu nành… cũng rất tốt cho thai phụ. 6. Thịt bò Loại thịt này chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, kẽm và đặc biệt là colin (một chất kích thích não bộ thai nhi phát triển). Tuy nhiên, thịt bò cũng chứa nhiều cholesterol, vì vậy, bạn nên ăn điều độ để tránh tăng lượng cholesterol trong máu. Cách dùng: Thịt bò chế biến theo cách nào cũng rất giàu dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng. Bạn tuyệt đối nên tránh các món làm bằng thịt bò tái hoặc các món thịt bò đi kèm với nhiều loại gia vị cay, nóng. Mỗi tuần bạn nên dùng 2-3 bữa thịt bò. 7. Khoai lang Khoai lang là loại thức ăn bình dân giàu vitamin C, folate, photpho và được xem như liều thuốc nhuận tràng hữu ích cho nhóm thai phụ mắc táo bón. Cách dùng: Bạn có thể ăn vài ba củ khoai lang luộc (hoặc nướng, hấp) mỗi tuần nhưng tuyệt đối tránh khoai lang sống. 8. Trứng gà Trứng gà là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể, cải thiện trí nhớ, giúp đầu óc tỉnh táo, thúc đẩy tế bào gan tái sinh. Cách dùng: các bà mẹ tương lai không nên ăn trứng gà sống bởi dễ gây lây nhiễm vi khuẩn, hơn nữa cũng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.Có nhiều cách chế biến trứng gà, nhưng cách nấu nào đem lại nhiều dinh dưỡng nhiều nhất? Luộc trứng gà cung cấp 100% dinh dưỡng, xào trứng là 97%, chiên rán là 98%, đánh với sữa và nước sôi là 92%, ăn sống là 30 – 50%. Người sắp làm mẹ cần chú ý, không nên ăn trứng luộc trong nước trà, vì trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày đường ruột.
Phu Nu Mang Thai Thang Thu 6 Bi Dau Bung / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 11/2023 # Top Trend
Bạn đang xem chủ đề Phu Nu Mang Thai Thang Thu 6 Bi Dau Bung được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Phu Nu Mang Thai Thang Thu 6 Bi Dau Bung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đau Bụng Khi Mang Thai, Dau Bung Khi Moi Mang Thai
Thời gian: 8h30 – 12h và 13h – 17h30 thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 từ 8h30 – 12h, ngoài giờ hành chính bạn có thể email tới [email protected]
Chúng tôi không bán hàng trực tiếp. Để liên hệ mua hàng, vui lòng xem thông tin người bán tại trang chi tiết sản phẩm. Xin cảm ơn!
thongtinmevabe
Theo: Mevabe
Đau bụng vì sảy thai
Dau bung khi mang thai
Đau bụng vì có dấu hiệu sinh non
– Tăng tiết dịch vùng kín hoặc thay đổi dịch tiết (có lẫn máu hoặc trở nên dày, nhầy với nhiều mủ).
– Ra máu âm đạo xối xả hoặc lốm đốm.
– Đau bụng, cơn đau như đau kinh nguyệt hoặc có hơn 4 co thắt mỗi tiếng (dù không đau).
– Tăng áp lực lên xương chậu.
– Đau lưng dưới, đặc biệt khi bạn chưa từng bị đau lưng.
Đau bụng tiền sản giật
Tiền sản giật có nguyên nhân là thay đổi ở mạch máu, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan gồm thận, gan, não, nhau thai. Thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20.
Triệu chứng gồm phù ở mặt hoặc quanh mắt, phù nhẹ ở tay, phù đột ngột hoặc liên tục ở chân, mắt cá chân. Tiền sản giật nặng gây đau căng bụng trên, đau đầu nặng, thị giác kém (nhìn mờ hoặc nhìn thấy chấm), nôn.
Đau bụng vì nhiễm khuẩn tiết niệu
Đau bụng vi các nguyên nhân khác
Có nhiều nguyên nhân đau bụng, cho dù bạn có mang bầu hay không. Một số nguyên nhân phổ biến là do ngộ độc thực phẩm, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Do đó, với những cơn đau bụng thì bà bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.
Để tham khảo các thông tin cẩm nang cần thiết cho mẹ và bé, mang thai, dưỡng thai, các thông tin về tuần, thứ của thai nhi, cách chăm sóc, giáo dục bé yêu của bạn… mời các bạn tham khảo tại:
THÔNG TIN MẸ VÀ BÉ. COM
(www.thongtinmevabe.com )
Topic:
(Đau bụng khi mang thai, Dau bung khi moi mang thai)
Có phải bạn đang tìm kiếm ?
Dau Bung Duoi Khi Mang Thai, Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai
“Mình đã sảy thai một lần và hiện đang mang thai ở tuần thứ 3. Trong mấy ngày gần đây, mình thấy bụng dưới đau râm râm. Đây là lần đầu mang thai nên mình rất lo lắng. Có phải đây là triệu chứng dễ sẩy thai không? Hay mình bị mang thai ngoài tử cung? Mong quý báo giải đáp giúp”.
(Hồng Yến – Dương Nội)
Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu hoàn toàn bình thường
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.
Mang thai tháng đầu đau bụng dưới khiến nhiều bà bầu lo lắng
Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.
Mang thai tháng đầu đau bụng dưới như thế nào là nguy hiểm?
– Tiền sản giật: Đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác.
– Mang thai ngoài dạ con: Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng của bạn.
– Sẩy thai: Co thắt vùng bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm hộ.
– Sinh non: Trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36, đau hay co thắt vùng bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng và co thắt dạ con.
Nói chung, các cơn đau khi có thai là bình thường và không có gì đáng ngại. Nhưng chỉ có bạn mới là người hiểu rõ cơ thể của mình hơn ai hết, nên nếu những cơn đau làm bạn lo lắng thì bạn cần tham vấn bác sĩ ngay. Ngay cả khi rốt cuộc bạn chỉ bị chứng khó tiêu, thì bạn vẫn nên “cẩn tắc vô áy náy” để sau này không phải ân hận.
Dau bung duoi khi mang thai, Đau bụng dưới khi mang thai, đau bụng dưới khi có thai, đau bụng dưới lúc có thai, đau bụng dướiCap Cuu Tim Mach O Phu Nu Co Thai
Published on
Cấp cứu tim mạch ở phụ nữ có thai – chúng tôi Đinh Thị Thu Hương
1. CẤP CỨU TIM MẠCH Ở PHỤ NỮ MANG THAI chúng tôi Đinh Thị Thu Hương
4. 16 Thay đổi sinh lý khi chuyển dạ và sinh con Chuyển dạ và sinh con: Thay đổi huyết động không đột ngột khi nằm nghiêng Thao tác trong tư thế đẻ phụ thuộc vào bệnh học tim mạch
6. 18 Thay đổi huyết động sau khi sinh con Tham số Thay đổi Ghi chú Thể tích tuần hoàn Giảm Do Mất máu CO Tăng 60 – 80% tăng ngay lập tức sau đó giảm nhanh và trở về giới hạn bình thường trong vòng vài tuần SV Giảm HR Giảm BP Không đổi SVR Tăng Giảm sức cản của dòng máu rau thai
7. PHÂN TẦNG NGUY CƠ Thông liên nhĩ không biến chứng Thông liên thất không biến chứng Còn ống động mạch không biến chứng Tứ chứng Fallot được sửa chữa Van tim sinh học Hẹp hai lá (NYHA I, II) Hẹp phổi Hở van ba lá Hẹp eo động mạch chủ Tứ chứng Fallot không được sửa chữa Tiền sử NMCT Van tim cơ học Hẹp van động mạch chủ HHL kèm rung nhĩ HHL có suy tim NYHA III – IV Tăng áp lực động mạch phổi Hẹp eo động mạch chủ có biến chứng HC Marfan có tổn thương van ĐMC Bệnh cơ tim chu sản có giảm EF 5% 5 – 15% 25 – 50% Tỷ lệ tử vongCurr Probl Cardiol 2007;32:419-494
9. Dùng thuốc gì nếu phải dùng (1)?
10. Dùng thuốc gì nếu phải dùng (2)?
11. Dùng thuốc gì nếu phải dùng (3)?
12. Những Bệnh Lý Van Tim Đặc Biệt ở phụ nữ có thai và cách xử trí
14. HHL CÓ TRIỆU CHỨNG LÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CAO ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ VÀ THAI NHI N Engl J Med 2003;349:52-9
16. HỞ HAI LÁ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
17. Thường BN dung nạp tốt ở thời kì thai nghén. Triệu chứng nếu có do giảm CO Lưu ý: Không dùng thuốc ức chế men chuyển và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin Điều trị: BN không có triệu chứng: không cần điều trị BN có triệu chứng: đáp ứng tốt với digitalis, lợi tiểu, giãn mạch Dùng chống đông khi Bn có rung nhĩ kèm theo Curr Probl Cardiol 2007;32:419-494
18. HẸP CHỦ Ở PHỤ NỮ MANG THAI Hẹp chủ gây giảm cung lượng tim, giảm tưới máu ĐMV, mạch não, tăng áp lực nhĩ trái
19. CẢNH BÁO BN HC nặng dù không có triệu chứng BN HC có triệu chứng như suy tim, ngất, ngừng tim KHÔNG NÊN MANG THAI Curr Probl Cardiol 2007;32:419-494
20. Triệu chứng: Đau ngực (giảm tưới máu mạch vành), ngất (giảm tưới máu mạch não), suy tim (tăng áp lực nhĩ trái) Lưu ý: Tránh tụt HA và mất máu nhiều khi sinh Điều trị: HC nhẹ – vừa không có triệu chứng: tránh gắng sức HC nặng: Nong van ĐMC (sau tuần 20) hoặc phẫu thuật thay van ĐMC Curr Probl Cardiol 2007;32:419-494
21. HỞ CHỦ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
22. Thường BN dung nạp tốt ở thời kì thai nghén. Lưu ý: Không dùng thuốc ức chế men chuyển và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin Tránh quá tải thể tích Điều trị: BN không có triệu chứng: không cần điều trị BN có triệu chứng suy tim: đáp ứng tốt với digitalis, lợi tiểu, giãn mạch Dùng chống đông khi Bn có rung nhĩ kèm theo Curr Probl Cardiol 2007;32:419-494
23. CÁC BỆNH LÝ GÂY TỔN THƯƠNG VAN ĐMP VÀ VAN BA LÁ HC Ebstein Các bệnh TBS có sửa chữa Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng van tim bên tim phải do tiêm chích Thường dung nạp tốt trong thời kỳ thai nghén Nguy cơ: cơn tim nhanh và suy tim phải Curr Probl Cardiol 2007;32:419-494
24. TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI TALĐMP nặng (tiên phát hoặc thứ phát) là bệnh lý có nguy cơ tử vong mẹ cao trong thời kì thai nghén và thời kì hậu sản. Nguy cơ tử vong mẹ khoảng 50% BN TALĐMP nên sử dụng các biện pháp tránh thai hợp lý KHÔNG NÊN MANG THAI Curr Probl Cardiol 2007;32:419-494
27. DÙNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG Ở PHỤ NỮ MANG THAI 0 – 14 tuần: Heparin hoặc LMWH 14 – 36 tuần: Heparin hoặc LMWH hoặc warfarin Sau tuần 36: Heparin Sau khi đẻ thường 6 h hoặc đẻ mổ 12 h: cho chống đông trở lại Curr Probl Cardiol 2007;32:419-494
29. CHỈ ĐỊNH MỔ ĐẺ Mayo Clinic Cardiology 3rd edition
30. PHầN IV: TĂNG HUYẾT ÁP VÀ THAI NGHÉN
32. Đánh giá THA và thai nghén * Ngưỡng gọi là THA còn bàn cãi * Vẫn sử dụng 140/90 mmHg * Huyết áp tâm trương: lấy phase V của Korottkof (phase IV nếu phase V = 0) * Nên theo dõi huyết áp 24 giờ để có đánh giá chính xác hơn
34. Tóm tắt điều trị THA ở phụ nữ có thai (ESC/ESH 2007) (2) * Nếu không có tình trạng nặng, các thuốc nên lựa chọn hàng đầu là: alpha methyldopa; labetalol; chẹn kênh calci hoặc (ít hơn) chẹn beta giao cảm * Với tình trạng tiền sản giật với phù phổi nên dùng thuốc nitrates dạng truyền TM; không nên dùng lợi tiểu
35. Tóm tắt điều trị THA ở phụ nữ có thai (ESC/ESH 2007) (3) * Trong tình trạng cấp cứu: * Labetalol truyền TM; alpha methtldopa dạng uống; nifedipin uống nên được chọn * Không dùng hydralazine vì nhiều tác dụng phụ * Có thể dùng natri nitroprussid, nhưng không kéo dài * Không khuyến cáo: bổ sung calcium; dầu cá; aspirin. Tuy nhiên, Aspirin liều thấp có thể cho bệnh nhân tiền sản giật xuất hiện sớm.
36. SUY TIM Ở PHỤ NỮ MANG THAI Chiếm 25% tỉ lệ tử vong do tim mạch, 10% ở BN có EF <20% Nguyên nhân: + Bệnh cơ tim giãn +Bệnh van tim + Bệnh cơ tim chu sản Xử trí: +Nghỉ ngơi tại giường, oxy + Lợi tiểu + Giãn mạch: Hydralazine( UCMC chống chỉ định cho đến lúc đẻ) + Chống đông LMWH + Co bóp tim hỗ trợ bằng máy trong trường hợp nặng + Chẹn Beta có thể sử dụng trong 1 số trường hợp( theo dõi cân nặng của thai, nhịp tim khi sinh)
37. BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI Ở PHỤ NỮ MANG THAI Nhìn chung tiên lượng của mẹ và con tốt trong khi mang thai và khi đẻ, cần hỏi tiền sử gia đình và phát hiện bệnh trước khi mang thai Xử trí: -Tránh mất nước: cơ tim cứng kém đáp ứng khi mất nước -Chẹn beta làm giảm triệu chứng tắc nghẽn ĐRTT, lưu ý có thể gây chậm tăng cân thai. -Lợi tiểu nếu ứ dịch hoặc suy tim ứ huyết. -Gây tê tủy sống khi sinh con là cần thiết và an toàn cho mẹ nếu không có chênh áp ĐRTT.
38. BỆNH CƠ TIM CHU SẢN Ở PHỤ NỮ MANG THAI YẾU TỐ NGUY CƠ: gặp ở bà mẹ quá trẻ/quá già khi sinh con, sinh đôi, THA, đa ối, PN châu Phi. Bệnh cảnh lâm sàng giống như bệnh cơ tim giãn, nhưng thường xuất hiện ở tháng cuối thời kỳ thai nghén hoặc 6 tháng sau sinh. Không tìm thấy bệnh tim gì khác. Rối loạn chức năng thất trái chiếm 50% trường hợp, nguy cơ cao khi có thai ngay cả khi chức năng thất trái đã về bình thường. Tỉ lệ tử vong khoảng 20% nếu chức năng tim không về bình thường.
40. NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Ở PHỤ NỮ MANG THAI Tiêu chuẩn chẩn đoán:
41. NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Ở PHỤ NỮ MANG THAI Xử trí: Còn ít nghiên cứu Aspirin 75mg/ngày Beta bloc PCI: cân nhắc tùy trường hợp Không dùng tiêu huyết khối: nguy cơ đẻ non, chảy máu nặng. NMCT trước rộng mà không thể PCI có thể cân nhắc dùng tiêu huyết khối nếu việc không điều trị nguy hại đến tính mạng mẹ và con
42. LOẠN NHỊP TIM Ở PHỤ NỮ MANG THAI 1/ Nhịp nhanh thất có vòng vào lại: Điều trị như người không mang thai -Xoa xoang cảnh -Adenosine, verapamil, flecainide -Sốc điện chuyển nhịp nếu có rối loạn huyết động nặng 2/ Rung nhĩ: – Chống đông với LMWH – Kiểm soát tần số tim bằng chẹn beta – Bệnh nhân thường có nhịp xoang trở lại trong vòng 48h, vẫn tiếp tục Heparin và kiểm soát tần số tim. – Flecainide có thể sử dụng để chuyển nhịp bằng thuốc nhưng cần theo dõi có thể gây độc cho thai: Liều 50-150 x 2lần ngày; Truyền TM 2mg/kg (tổng liều 150mg trong 15 phút). – Có thể sốc điện
43. LOẠN NHỊP TIM Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3/ Nhịp nhanh thất: -Sốc điện. -Tiên lượng tùy thuộc nguyên nhân -Xử trí tiếp theo tùy theo bệnh tim mạch đi kèm -Cần có sự kết hợp giữa chuyên gia tim mạch và sản khoa 4/ Sốc điện: Đặt cần sốc ở chậu hông phải tránh đè vào IVC Sử dụng cường độ điện yếu nhất Quay cần sốc ra khỏi bào thai Không thấy có báo cáo về sốc điện gây rung thất ở bào thai, nhưng cần kiểm tra tim thai sau khi sốc.
44. PHẦN V: DỰ PHÒNG HUYẾT KHỐI Ở BỆNH NHÂN SẢN PHỤ KHOA
45. Huyết khối tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai và phẫu thuật sản phụ khoa Hong kong 1988: tỷ lệ HKTMS 2,7/100.000 BN Singapo 1992: tỷ lệ HKTMS 7,9/10.000 BN, năm 1996 – 1997 là 5,8/10.000/ BN Châu Âu tỷ lệ HKTM/ mang thai : 0,7-1,3/1000 BN Trung Quốc: tỷ lệ HKTM là 1,88/1000 phụ nữ mang thai Macklon NS: nguy cơ bị HKTM khi mổ lấy thai tăng gấp 2,4 lần so với đẻ đường dưới. Bonnar J. Can: mổ lấy thai thì tỷ lệ tử vong vì thuyên tắc phổi cao gấp 10 lần so với đẻ thường.
47. Khảo sát tỉ lệ HKTMSCD ở phụ nữ sau mổ lấy thai ở Bệnh viện Bạch mai Đối tượng n/c: 310 sản phụ sau mổ lấy thai nằm việntại khoa Phụ Sản, khoa Cấp cứu, khoa Điều trị tích cực Bệnh viên Bạch mai và Viện Tim mạch Việt nam. Nằm viện ≥ 5 ngày Không có triệu chứng HKTM chi dưới qua thăm khám lâm sàng trước phẫu thuật. Kết quả: Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là 13,5%
52. Điều trị và dự phòng huyết khối ở phụ nữ mang thai Dự phòng và điều trị VTE bằng LMWH thay cho UFH (1B). Phụ nữ đang uống thuốc chống đông mà có thai khuyến cáo thay VKAs bằng LMWH trong 3 tháng đầu (1A), trong cả 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ (1B), cho đến trước khi sinh (1A). Phụ nữ uống VKAs lâu dài mà có dự định mang thai, khi thử thấy có thai thì thay VKAs bằng LMWH hơn là thay ngay trong khi chờ mang thai (2C).
53. Thuốc chống đông ở phụ nữ có thai Phụ nữ mang thai: không sử dụng Fondaparinux và các thuốc ức chế trực tiếp thrombin(danaparoid) với các BN bị dị ứng với Heparin (HIT). PN mang thai tránh không dùng thuốc ức chế trực tiếp thrombin(dabigatran) và Anti Xa (rivaroxaban, apixaban (1C). PN cho con bú có thể dùng warfarin, acenocoumarol, UFH (1A). PN cho con bú có thể dùng LMWH, danaparoid, r-hirudin (1B)
54. Dự phòng VTE sau mổ đẻ Sản phụ sau mổ đẻ có nguy cơ cao bị VTE cần dự phòng bằng LMWH hoặc phương pháp cơ học(tất áp lực hoặc bơm hơi ngắt quãng) nếu có CCĐ với thuốc chống đông (2B). Với sản phụ có nguy cơ cao VTE cần dự phòng huyết khối 6 tháng tiếp sau khi ra viện (2C).
55. Điều trị BN bị VTE trong khi mang thai PN mang thai bị VTE cấp:Thay UFH bằng LMWH (1B) PN mang thai bị VTE cấp:Thay UFH bằng LMWH trước khi sinh(1A). PN mang thai bị VTE cấp: Cần dùng chống đông ít nhất 6 tuần sau đẻ (tổng thời gian điều trị 3 tháng)(2C). PN mang thai đang điều trị LMWH mổ đẻ có chuẩn bị ngừng LMWH 24h trước khi mổ đẻ (1B).
56. PN mang thai có TS VTE cần dự phòng VTE sau sinh 6 tuần bằng LMWH hoặc VKAs (INR từ 2-3) (2B). PN mang thai có nguy cơ VTE thấp cần theo dõi lâm sàng trước khi đẻ hơn là dự phòng (2C). PN có thai có nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao VTE, nên dự phòng trước sinh bằng LMWH (2C). Dự phòng huyết khối ở phụ nữ mang thai
58. DỰ PHÒNG HUYẾT KHỐI Ở PHỤ NỮ MANGTHAI CÓ VAN TIM NHÂN TẠO Cần theo 1 trong các bước dự phòng sau: a/ LMWH 2bơm/ ngày, suốt thời kỳ mang thai, điều chỉnh liều tùy thuộc vào cân nặng, xét nghiệm antiXa 4h sau khi tiêm dưới da mũi đầu, hoặc b/ Hoặc tiêm thêm UFH 12h/1 lần suốt thời kỳ mang thai, điều chỉnh liều sao cho thời gian aPTT gấp 2 lần chứng, hoặc anti Xa 0,35- 0,7U/ml, hoặc
59. Kết luận Phụ nữ mang thai và phẫu thuật sản phụ khoa là đối tượng có nguy cơ cao bị thuyên tắc huyết khối. Cần cân nhắc kỹ về mức độ nguy cơ với từng sản phụ trước khi đưa ra phương pháp điều trị và dự phòng Thuốc LMWH được khuyến cáo sử dụng để điều trị và dự phòng VTE ở phụ nữ mang thai. PN cho con bú có thể dùng warfarin, acenocoumarol, UFH (1A); LMWH, danaparoid, r-hirudin (1B).
60. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
61. LOVE YOUR HEART! Go Red For Women Be Heart Healthy
62. Xin cảm ơn sự chú ý!
Download Khi Mang Thai Phu Nu Phai Kieng Ki Nhung Gi
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì? Kiêng kị những thức kích thích Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Thuốc lá có thể gây dị Cần kiêng ăn uống các dạng, sinh non thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi. Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường. Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non. Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu. Kiêng ăn quá mặn Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi. Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối. Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén. Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Phu Nu Mang Thai Thang Thu 6 Bi Dau Bung xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!