Phụ Nữ Mang Thai Tháng Thứ 7 Bị Sốt / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tháng Thứ 7 @ Phụ Nữ Mang Thai ❤

Do tháng mang thai tháng thứ 7 này bụng của các bà mẹ to hơn nên vấn đề đi đứng của bạn phải chú ý ngực đưa về phía sau đầu đưa về phía trước để cân bằng, vai bạn hạ xuống, sống lưng đưa ra phía trước. Với việc thay đổi này sẽ làm cho cơ lưng của bạn mệt mỏi hơn và có cảm giác đau lưng khá nhiều ở phụ nữ.

1/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7

Chế độ ăn uống cho bà bầu tháng thứ 7 cần cung cấp vừa đủ lượng mỡ, các bà mẹ khi nấu ăn nên dùng dầu thực vật để đảm bảo lượng dầu vừa phải và không gây béo phì. Một số loại dầu bà bầu nên bổ sung khi nấu ăn như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… hoặc bạn có thể ăn trực tiếp lạc hoặc vừng để cung cấp lượng mỡ… Đồng thời bổ sung nhiều loại cá có chứa axit béo omega 3, giúp não thai nhi phát triển tốt cũng như tăng tỉ số IQ của bé sau này.

Bà bầu nên chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ, việc ăn uống từ từ và điều độ sẽ giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể thuận lợi hơn. Ngoài ra, tháng 7 bụng các bà bầu cũng nặng nề, nên việc ăn quá no trong 1 bữa ăn sẽ khiến bụng mang một lượng thức ăn quá nhiều, khiến bà bầu mệt nhọc hơn.

Bổ sung sữa để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và canxi cho bé, các bà mẹ nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, lựa chọn sữa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đảm bảo sức khỏe bà bầu là trên hết. Việc bổ sung sữa sẽ góp phần vào quá trình xương bé phát triển nhanh và cứng cáp hơn.

Ngoài ra, bà bầu mang thai tháng thứ 7 nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, sắt, chất đạm… như trái cây, rau có màu xanh đậm, trái cây tươi, thịt, cá. Giai đoạn này một số bà bầu thường bị táo bón vì thế mà cung cấp lượng nước là điều hết sức quan trọng hoặc có thể ăn nhiều thực phẩm có chất xơ.

2/ Thực phẩm cần kiêng khi mang thai tháng thứ 7

Tránh và hạn chế các đồ ăn quá nóng, cay hoặc các món chiên, rán… vì những đồ ăn này sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nở sau này, đồng thời thường gây ra bệnh táo bón ở bà bầu.

Không nên ăn các đồ ăn quá mặn, hoặc quá khô dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và phù chân. Hạn chế không nên sử dụng các đồ uống có nồng độ gas cao hoặc tránh các đồ uống có chất kích thích, độ cồn như rượu, bia, cà phê, thuốc.

Đặc biệt tránh ăn một số thực phẩm như: cá ngừ, cá kiếm, măng tươi, măng khô, đu đủ xanh, thơm ( dứa), thịt nguội, xúc xích, dưa muối…

Mang thai tháng thứ 7 có nên quan hệ?

Bà bầu mang thai tháng thứ 7 cơ thể trở nên nặng nề, vùng kín khô hạn, đặc biệt là nhu cầu “chuyện ấy” không còn là ưu tiên như trước nữa. Lúc này, mẹ bầu có thai có nên quan hệ không còn tùy thuộc vào sức khỏe của cả hai hay yêu cầu từ phía bác sĩ. Nhu cầu của phụ nữ mang thai chỉ dừng lại ở vuốt ve, xoa bóp, tâm sự hơn là gần gũi.

Vì thế, các quý ông chồng không những cần chia sẻ mà còn cần phải biết cách khơi gợi cảm hứng cho mẹ bầu, cũng như có kiến thức quan hệ an toàn khi mang thai.

Nếu mang thai được chia làm 3 giai đoạn, thì quan hệ vợ chồng cũng phải phụ thuộc vào 3 giai đoạn

Giai đoạn đầu ( 3 tháng đầu): Trong 3 tháng đầu này, các cặp vợ chồng nên hạn chế việc quan hệ vợ chồng, nếu có quan hệ thì tránh kích thích quá mạnh sẽ làm tử cung co bóp và có thể gây ra sảy thai.

Giai đoạn thứ 2 ( tháng 4-6): Đây là thời gian tương đối ổn định, cuộc sống quan hệ giữa 2 vợ chồng thường rất thăng hoa. Tuy vào tháng thứ 7 các bà bầu thường mang cái bụng đang to lớn và nặng nề, nhưng các bà mẹ vẫn cần được “yêu”. Nếu các cặp quan hệ thì nên cẩn thận, quan hệ đúng cách và tư thế cho phù hợp và cần vệ sinh sạch sẽ để tránh gây ra viêm nhiễm tử cung.

Giai đoạn cuối: Vào giai đoạn cuối này thì nhu cầu sinh lý của các bà mẹ cũng giảm dần, nếu có quan hệ, các bạn nên chú đế hạn chế để dương vật cũng như tinh dịch vào tử cung, vì trong tinh dịch có nhiều prostaglandin làm tử cung bị co thắt dẫn đến việc sinh non. Tuy nhiên, khả năng này rất ít xảy ra.

Tư thế quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 an toàn

Điều đầu tiên cần biết về cách quan hệ khi mang thai chính là sức khỏe của cả hai. An toàn là khi cả hai không quá sức và không có bất kỳ khó chịu nào. Vào tháng thứ 7 này, các bà bầu bụng đã bắt đầu to hơn, vì thế nên thay đổi tư thế quan hệ sao cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé. Tuy nhiên, nếu quan hệ không được vì một trong hai gặp trục trặc thì các cặp vợ chồng nên chia sẻ cùng nhau để tìm ra cách giải quyết.

Tư thế quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 an toàn là tư thế quan hệ cho thật thoải mải, các cặp vợ chồng nên tùy thuộc vào sự khoái cảm, thuận lợi và ưa thích cả 2 bên mà chọn các kiểu quan hệ khi mang thai cho đúng cách. Trong trường hợp bà bầu tháng 7 đã to, thì nên để người vợ nằm trên là tốt nhất, hoặc có thể đổi tư thế nằm nghiêng về một bên, tư thế vợ nằm trước, chồng phía sau sẽ không khiến người chồng đè vào bụng vợ, như thế sẽ kiểm soát được.

Trong thời kì mang thai thứ 7 này, người chồng có thể yêu vợ bằng miệng, nhưng tuyệt đối không được thổi khí vào bộ phận sinh dục. Với lực không khí tác động vào âm đạo xảy rất nguy hiểm cho cả mẹ và cả con. Cách quan hệ khi mang thai không còn được như lúc đầu vì cần thận trọng và nhẹ nhàng, cùng mẹ bầu đối mặt với chứng khô hạn đòi hỏi người chồng phải tâm lý và kiên nhẫn hơn

Mang thai tháng thứ 7 nên làm gì ?

Để thuận lợi cho việc sinh nở diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, các bà bầu nên thường xuyên tập thể dục đều đặn để giúp đẩy mạnh quá trình tuần hoàn, làm tăng lượng dưỡng khí và dưỡng chất đến thai nhi. Tập thể dục, các bài tập yoga hoặc thường xuyên đi bộ còn giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu.

Nên thường xuyên xem tranh ảnh các bé dễ thương, ngộ nghĩnh trên truyền hình hoặc trên mạng, ngoài ra có thể kể chuyện cười, nói chuyện với bé trong thời gian này sẽ giúp bé nhận thức tốt sau khi chào đời.

Tránh tình trạng stress, bà bầu phải giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, đừng vì nôn nóng bé chào đời mà ảnh hưởng đến tâm lí. Việc bà bầu thường xuyên cười nói sẽ giúp cho bé sau này lớn lên luôn hoạt bát, vui vẻ…

Sốt Ở Phụ Nữ Mang Thai

Tin tức – T5, 11/07/2019 – 14:50

Thân nhiệt của phụ nữ mang thai có xu hướng tăng hơn binh thường, nhưng khi cao hơn 37,5C ( 98,6F) được gọi là sốt.

Theo định nghĩa, sốt là dấu hiệu thể hiện hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Điều tương tự cũng đúng với sốt khi khi mang thai vì hệ thống miễn dịch của cơ thể cần làm việc chăm chỉ hơn để giữ an toàn cho cả bạn và em bé. Khi mang thai có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn bình thường và  dẫn đến sốt, vì vậy bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tối ưu để bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn.

Nguy cơ sốt trong thai kỳ có thể bao gồm:

Tử vong trước khi sinh,

Sảy thai,

Khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống,

Chứng mắt nhỏ,

Đục thủy tinh thể

Chứng đầu nhỏ,

Các rối loạn về chức năng (gì?) và hành vi,

Các khuyết tật phát triển sọ não, như hở vòm miệng và / hoặc sứt môi,

Các vấn đề về răng và sự phát triển của xương,

Bệnh tim bẩm sinh,

Sinh non,

Mối quan hệ giữa các rối loạn chức năng thần kinh trung ương (như chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, tâm thần phân liệt và bại não),

Triệu chứng sốt khi mang thai

Các triệu chứng giống như bạn bị sốt khi bạn không mang thai:

Nhiệt độ cao,

Ớn lạnh,

Đau đầu,

Đổ mồ hôi,

Mệt mỏi,

Viêm họng,

Đau cơ,

Mất nước.

Nguyên nhân gây sốt khi mang thai:

Nhiễm virus:

Nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt trong thai kỳ là nhiễm virus,

Cúm – cúm theo mùa, cúm H1N1 (cúm lợn),

Nhiễm virus như sởi, rubella, thủy đậu và những Virus khác.

Nhiễm vi khuẩn:

Nhiễm trùng đường tiết niệu,

Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi và viêm phế quản,

Viêm amiđan,

Viêm ruột thừa,

Nhiễm trùng vùng chậu,

Viêm màng ối là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn của nước ối bao quanh em bé. Cùng với sốt, có thể có đau bụng kèm theo đau tử cung và co thắt. Có thể nước ối có mùi hôi hoặc dịch tiết âm đạo. Nếu chẩn đoán là viêm màng ối, em bé phải được sinh ngay lập tức, bất kể tuổi thai, để tránh nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh.

LƯU Ý CHO PHỤ NỮ MANGTHAI KHI ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI

Có một số bệnh truyền nhiễm có thể mắc phải khi đi du lịch và phụ nữ mang thai nên thận trọng hơn đặc biệt là nếu đi du lịch đến các khu vực có dịch lưu hành. Một số bệnh truyền nhiễm phổ biến có thể mắc phải bao gồm:

Sốt rét.

Thương hàn.

Viêm màng não.

Viêm gan.

Phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi bị sốt sau khi tiếp xúc với động vật hoặc côn trùng cho dù có vết cắn, vết chích hay không.

Dấu hiệu cảnh báo của sốt khi mang thai

Bất kỳ cơn sốt nào trong thai kỳ, đặc biệt là nếu kéo dài hơn 24 đến 36 giờ, nên được thăm khám bác sĩ, nhất là khi có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây đi kèm với sốt:

Đau bụng

Đau tử cung

Tử cung co bóp

Buồn nôn và / hoặc nôn

Tiêu chảy

Phát ban

Xét nghiệm: 

Để tìm ra nguyên nhân gây sốt như:

Xét nghiệm máu, bao gồm cả số lượng Bạch cầu.

Cấy máu.

Cấy dịch hầu họng .

Xét nghiệm đờm.

Phân tích nước tiểu.

Nuôi cấy nước tiểu.

Kiểm tra phân.

Chọc dò tủy sống.

Nếu nghi ngờ viêm màng ối, có thể cần chọc ối xét nghiệm  dưới kính hiển vi và nuôi cấy.

Điều trị sốt khi mang thai

Chỉ nên dùng thuốc sau khi thăm khám ý bác sĩ. Tất cả các loại thuốc không an toàn để sử dụng trong khi mang thai.

Thuốc hạ sốt để hạ sốt.

Acetaminophen thường được khuyên dùng.

Không nên dùng Ibuprofen cho phụ nữ mang thai.

Làm mát bằng khăn hoặc quạt làm mát để điều trị tăng thân nhiệt.

Uống nhiều nước để tránh mất nước.

Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

Ở trong một môi trường mát mẻ.

Nguyên nhân gây sốt phải được xác định.

Điều trị thích hợp nguyên nhân gây sốt, bao gồm cả thuốc kháng vi-rút cho nhiễm virus và kháng sinh trong trường hợp nhiễm vi khuẩn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu rất hay gặp trong thai kỳ. Nếu một phụ nữ đã bị hơn một lần nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận có thể được khuyên dùng thuốc kháng sinh trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hoạt động của tử cung cần được theo dõi bởi monitor và kèm theo đánh giá sức khỏe của thai nhi bởi bác sĩ.

Việc tạo chuyển dạ sớm có thể cần thiết trong một số trường hợp.

Phòng sốt trong quá trình thai kỳ

Mặc dù việc phòng sốt trong thai kỳ có thể không hiệu quả hoàn toàn, tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa nên được áp dụng như:

Tiêm phòng cúm mùa,

Cập nhật lịch tiêm chủng,

Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh,

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát trùng,

Không uống sữa chưa tiệt trùng,

Giường tắm nắng, bồn tắm nước nóng và phòng xông hơi nên tránh khi mang thai,

Thuốc dự phòng nên sử dụng khi cần thiết, khi đi du lịch đến một quốc gia khác.

Phụ Nữ Mang Thai Bị Sốt Xuất Huyết Có Sao Không?

Chào bác sỹ! Vợ tôi đang mang bầu tháng thứ 8. Gần đây, khu vực gia đình tôi đang ở có nhiều người mắc bệnh sốt xuất huyết. Tôi rất sợ vợ tôi cũng bị. Nếu không may bị sốt xuất huyết, em bé trong bụng có bị ảnh hưởng gì không? Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi! Tôi cảm ơn bác sỹ!

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trả lời:

Chào bạn!

Theo đúng nguyên tắc, sốt xuất huyết lây qua đường muỗi đốt. Nếu vợ bạn không bị muỗi đốt thì cũng không bị sốt xuất huyết. Vì vậy, để phòng ngừa sốt xuất huyết vợ bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt.

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy bà bầu bị sốt xuất huyết thì sinh con dị dạng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Nếu bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nhiều nguy cơ tổn thương gan, thận, thậm chí sảy thai.

Bị sốt xuất huyết trong những tháng cuối thai kỳ có nguy cơ sinh non, thai lưu, sốc sốt xuất huyết nếu không can thiệp kịp thời. Nếu có hiện tượng chuyển dạ trong giai đoạn tiểu cầu hạ thấp có thể bị băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết khi mang thai thường khó chẩn đoán hơn người bình thường vì thai phụ sẽ có tình trạng pha loãng máu sinh lý, làm “che lấp” tình trạng cô đặc máu. Điều trị sốt xuất huyết cho phụ nữ mang thai thường khó khăn hơn so với các đối tượng khác, bởi vậy nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết thì nên đi khám ngay để được bác sỹ hướng dẫn theo dõi và xử lý nhanh chóng.

Vợ bạn đang mang thai những tháng cuối, bởi vậy nên chú ý đến các triệu chứng bất thường của cơ thể, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp đuổi muỗi, phòng tránh muỗi đốt.

Mang Thai Uống Thuốc Hạ Sốt Được Không? Khi Bị Sốt Phụ Nữ Nên Làm Gì?

Với thói quen của rất nhiều người khi bị sốt, nóng ở nhiệt độ cao thường hay sử dụng các loại thuốc hạ sốt. Thế nhưng không phải ai cũng dùng được, nhất là đối với các bà mẹ đang mang thai. Vậy phụ nữ mang thai có được uống thuốc hạ sốt không? Thuốc hạ sốt có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như thế nào? Đây là vấn đề luôn được các chị em phụ nữ mang thai quan tâm.

Thấu hiểu nỗi lo lắng của bà bầu. Hôm nay shop combo đồ sơ sinh Angel Babe sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích nhất cho các phụ nữ mang thai, trong việc uống thuốc hạ sốt có nên hay không. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính mình, và cũng đảm bảo cho em bé trong bụng phát triển khỏe mạnh.

Khi mang thai uống thuốc hạ sốt có ảnh hưởng tới thai nhi?

Trong quá trình mang thai sức khỏe của người mẹ có sức đề kháng yếu, nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh lý. Trong đó vấn đề bị sốt cũng là một trong bệnh mà nhiều bà bầu mắc phải. Thống kê cho thấy, những trường hợp bà bầu bị sốt cao hơn 39 độ thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao hơn bình thường.

Nguyên nhân mẹ bầu bị sốt:

Sốt là tình trạng cơ thể nóng hơn nhiệt độ mức bình thường của cơ thể là 37 độ. Một số nguyên nhân gây sốt là do nhiễm khuẩn vi rút, ký sinh trùng… xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, đường máu…

Đối với phụ nữ mang thai thì cơ thể thường nhạy cảm, hệ miễn dịch bị giảm nên việc phòng ngừa cảm cúm, bị sốt là điều các mẹ nên chú ý. Bởi khi mang thai không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc hạ sốt gây ảnh hưởng trực tiếp đến em bé phát triển.

Những ảnh hưởng của phụ nữ mang thai đến thai nhi phụ thuộc mức độ sốt nặng hay nhẹ. Nếu như mức sốt ở 37,5 độ thì điều này không đáng lo ngại không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ trong thời gian kéo dài, thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé có thể dẫn đến. Sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ, dị tật trẻ sinh…Tùy theo cơ địa của mỗi bà mẹ dẫn đến tình trạng nguy hiểm khác nhau.

Với mức ảnh hưởng nghiêm trọng khi phụ nữ bị sốt khi đang mang thai. Nên các bà mẹ thật sự cẩn trọng đến vấn đề uống thuốc hạ sốt. Ở tình huống như thế nào mới được uống thuốc. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

Phụ nữ mang thai có được uống thuốc hạ sốt không?

Khi mang thai các bà mẹ rất quan tâm đến sức khỏe của mình và bé. Đặc biệt trong giai đoạn mang thai cơ thể mẹ bầu thường có sức đề kháng kém. Vì thế nguy cơ bị bệnh lý nhiều hơn so với lúc không mang thai. Và khi bị bệnh thì thường lâu khỏi hơn so với người bình thường, do hạn chế trong việc uống thuốc. Chính vì thế khi bà bầu bị sốt thường hay lo lắng khi mang thai có nên uống thuốc hạ sốt không. Và uống thuốc vào trong những trường hợp nào?

Theo các chuyên gia thì trong suốt thời kỳ mang thai. Mặc dù có thể uống thuốc theo đơn thuốc của bác sỹ chỉ định. Hay tự ý mua đều không thể đảm bảo sự an toàn 100% cho sự phát triển của thai nhi. Do đó chỉ trong trường hợp cần thiết thì chúng ta mới thật sự uống thuốc. Và uống thuốc theo bác sỹ hướng dẫn.

Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Thì tất cả các loại thuốc uống hạ sốt, đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé. Đây là thời kỳ thai nhi đang bắt đầu hình thành các cơ quan. Và rất mẫn cảm với nhiệt độ thay đổi của cơ thể mẹ.

Vì thế các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng thuốc hạ sốt lúc mang thai. Việc dùng thuốc hạ sốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phôi thai. bởi một số loại thuốc hạ sốt thông thường có thể xảy ra tác dụng phụ gây biến chứng tác hại đến sức khỏe của em bé.

Nếu trường hợp sốt cao trên 38 độ trong thời gian kéo dài mà không sốt thì chúng ta nên đưa mẹ bầu đi khám. Kiểm tra và xét nghiệm kịp thời để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp hạ sốt an toàn cho bà bầu

Theo thống kê, phụ nữ mang thai sốt trên 38 độ kéo dài trên 2 ngày. Hoặc sốt cao trên 40 độ kéo dài 1 ngày. Thì khiến thai nhi bị dị tật, đặc biệt là ở tuần thai khoảng tuần thứ 5- 7. Do đó khi bà bầu có biểu hiện sốt thì chúng ta phải tìm cách hạ sốt một cách nhanh nhất. Nếu sốt cao thì chúng ta nên đến thăm khám ở bác sỹ chuyên khoa. Còn sốt dưới 38 độ thì có thể ứng dụng cách thức hạ sốt an toàn cho phụ nữ khi mang thai như sau:

Phương pháp hạ sốt:

Nên để mẹ bầu ở trong phòng thoáng mát, nhiệt độ phòng phủ hợp ít gió lùa. Do sức đề kháng phụ nữ mang thai yếu dễ bị cảm lạnh.

Dùng khăn mềm nhúng nước ở nhiệt độ âm ấm ( không nhúng khăn ở nước quá nóng và nước quá lạnh) để lau người. Tập trung lau ở phần khuỷu tay, khuỷu chân, vùng cổ, nách.

Chườm khăn trên trán. Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm và vắt khô để trên trán. Nhiệt độ của khăn giúp làm giảm nhiệt cơ thể.

Uống nhiều nước để cơ thể đào thải khí nóng ra ngoài

Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái

Liên tục kiểm tra thân nhiệt để kiểm soát được nhiệt độ cơ thể

Mẹ bầu có thể dùng lòng trắng trứng như một gel lạnh để hấp thu nhiệt cơ thể. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần tách lòng trắng trứng sau đó ngâm một chiếc khăn mỏng và đắp lên lòng bàn chân. Khi khăn khô vì hấp thụ nhiệt, tiếp tục thay khăn mới cho đến khi thân nhiệt giảm xuống.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây bổ sung vitamin C nhằm tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Hạn chế ăn nhiều chất chứa dầu mỡ, khó tiêu hóa.

Kết Luận mang thai uống thuốc hạ sốt được không.

Có thể nói, không phải tất cả những bà bầu bị sốt đều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan khi mẹ bầu bị sốt. Bởi thời kỳ mang thai thường hạn chế tối đa việc uống thuốc hạ sốt. Vậy nên mỗi bà bầu nên chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân. Và khi bị sốt ở nhiệt độ cao( trên 38 độ) thì nên đến phòng khám để bác sỹ tư vấn và hướng dẫn uống thuốc theo chỉ định.

Hãy luôn đồng hành cùng Shop mẹ và bé Angel Babe. Chúng tôi luôn cập nhật thông tin cần thiết hữu ích cho các mẹ bầu. Biết cách chăm lo sức khỏe để nuôi dưỡng em bé khỏe mạnh, an toàn.